Chương 3
BÀI HỌC KINH NGHIỆM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO HỘ
QUYỀN TÁC GIẢ TẠI VIỆT NAM
3.1. SO SÁNH PHÁP LUẬT BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ CỦA HOA KỲ VÀ VIỆT NAM
3.1.1. Những điểm tương đồng trong các quy định pháp luật về bảo hộ quyền tác giả của Hoa Kỳ và Việt Nam
Thứ nhất, cũng như Việt Nam, Hoa Kỳ dành một luật riêng quy định về quyền tác giả năm 1976, có hiệu lực từ 1 tháng 1 năm 1978 và được sửa đổi bổ sung năm 1998. Đạo luật này đã xóa bỏ đi tiền lệ trước đây chỉ dành sự bảo hộ bởi Luật bản quyền liên bang dành cho các tác phẩm đã công bố; các tác phẩm chưa công bố, nếu có sẽ được bảo hộ bởi các quy định của thông luật. Từ ngày 01 tháng 3 năm 1989, Hoa Kỳ chính thức gia nhập Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật. Từ đó tới nay, các thủ tục đăng kí, công bố tác phẩm đã được đơn giản hóa hơn rất nhiều so với trước đây. Luật bản quyền đã được sửa đổi nhiều lần, đặc biệt sau khi Hoa Kỳ đã tham gia ký kết Hiệp định GATT năm 1994. Nội dung pháp luật quyền tác giả Hoa Kỳ quy định chi tiết cụ thể không chỉ các quy định về quyền tác giả mà còn bao gồm cả các quyền liên quan với những điều khoản tương đối chi tiết về các vấn đề khác nhau.
Pháp luật về quyền tác giả của Việt Nam còn tương đối mới so với pháp luật Hoa Kỳ. Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam ban hành năm 2005 (Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 6, tháng 6/2009). Ngoài Luật Sở hữu trí tuệ, Bộ luật Dân sự năm 2005 cũng dành 8 điều từ Điều 736 đến Điều 743 quy định về quyền tác giả. Do vậy, các quy định về quyền tác giả của Việt Nam chung chung hơn, cả về ngôn từ và biện pháp thực thi. Điều này có nghĩa là phạm vi của Luật cần
được giải thích, có thể bằng sự tiến triển của thực tế nói chung hoặc qua các tranh chấp trước tòa. Ngoài ra, các quy định pháp luật về quyền tác giả của Việt Nam còn phải bảo đảm tính thống nhất trong các quy định pháp luật quyền tác giả với các luật khác như Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Đầu tư; Luật Thương mại; Luật Doanh nghiệp; Luật Quảng cáo; Luật Xuất bản; Luật Báo chí; Luật Hải quan) với vai trò các nguồn luật bổ sung, hỗ trợ cho luật chuyên ngành về sở hữu trí tuệ.
Để đạt được mục tiêu hoàn thiện hệ thống pháp luật sở hữu trí tuệ, khắc phục mọi nhược điểm hiện có của hệ thống này, cần phải "sắp đặt lại" toàn bộ các quy định pháp luật về sở hữu trí tuệ hiện hành trong Bộ luật Dân sự và các văn bản quy phạm pháp luật khác để xây dựng luật chuyên ngành riêng cho lĩnh vực sở hữu trí tuệ điều chỉnh mọi quan hệ về sở hữu trí tuệ trên cơ sở các nguyên tắc chung của pháp luật dân sự, hành chính và hình sự trong các văn bản luật gốc.
Có thể bạn quan tâm!
- Vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ - 7
- Cục Bản Quyền Tác Giả Và Ban Trọng Tài Nhuận Bút Quyền Tác Giả
- Vấn đề bảo hộ quyền tác giả theo pháp luật Hoa Kỳ - 9
- Một Số Bài Học Kinh Nghiệm Đối Với Công Tác Lập Pháp Và Thực Thi Pháp Luật Quyền Tác Giả Tại Việt Nam
- Giải Quyết Những Thách Thức Về Vấn Đề Bản Quyền Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số - Nội Dung Trọng Tâm Của Việc Bảo Hộ Quyền Tác Giả Trong Giai
- Một Số Giải Pháp Và Kiến Nghị Góp Phần Nâng Cao Hiệu Quả Thực Thi Pháp Luật Về Bảo Hộ Quyền Tác Giả Ở Việt Nam
Xem toàn bộ 132 trang tài liệu này.
So sánh tất cả các mô hình pháp luật quốc gia về sở hữu trí tuệ phổ biến của thế giới với pháp luật Việt Nam (xét cả về tổng thể toàn bộ hệ thống pháp luật và về các hệ thống pháp luật chuyên ngành trong các lĩnh vực khác), có thể thấy rằng mô hình xây dựng luật chuyên ngành về sở hữu trí tuệ (Luật Sở hữu trí tuệ) là mô hình thích hợp nhất cho hệ thống pháp luật về sở hữu trí tuệ của Việt Nam trong giai đoạn tới. Mô hình này tuy chưa phổ biến, nhưng lại là xu hướng phát triển của pháp luật sở hữu trí tuệ, đặc biệt là pháp luật quốc tế với ví dụ điển hình là Hiệp định TRIPS. Vì vậy, mô hình này sẽ bảo đảm sự phát triển lâu dài của hệ thống. Hơn nữa, Luật Sở hữu trí tuệ chung sẽ làm cho pháp luật có tính hệ thống và toàn diện, hạn chế sự chồng chéo, mâu thuẫn đồng thời giảm khối lượng đáng kể các quy định giống nhau vì mọi đối tượng đều có những đặc điểm chung của sở hữu trí tuệ (ví dụ các chế tài và thủ tục thực thi quyền). Luật Sở hữu trí tuệ chung cũng tạo tiền đề và cơ sở pháp luật cho việc đổi mới tổ chức hoạt động bảo hộ sở hữu trí tuệ của Nhà nước theo hướng thống nhất quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ.
Theo mô hình này, trong Bộ luật Dân sự chỉ để lại những quy định pháp luật dân sự mang tính nguyên tắc chung thích hợp để xây dựng các quy định pháp luật cho mọi lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Có như vậy Bộ luật Dân sự mới đóng vai trò một đạo luật gốc của ngành luật dân sự, phù hợp với mục tiêu xây dựng Bộ luật đó và tương đồng với các đạo luật gốc khác (Bộ luật Tố tụng dân sự; Luật Khiếu nại tố cáo; Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính; Luật Tổ chức Chính phủ; Bộ luật Hình sự,...).
Bên cạnh Luật Sở hữu trí tuệ, các luật chuyên ngành khác (Luật Khoa học và Công nghệ, Luật Đầu tư; Luật Thương mại; Luật Doanh nghiệp; Luật Quảng cáo; Luật Xuất bản; Luật Báo chí; Luật Hải quan) đóng vai trò các nguồn luật bổ sung, hỗ trợ cho luật chuyên ngành về sở hữu trí tuệ. Dưới Luật Sở hữu trí tuệ, cần có các nghị định của Chính phủ quy định chi tiết, giải thích về từng đối tượng sở hữu trí tuệ và các phạm trù khác. Thông tư của các Bộ/ Ngành chỉ đóng vai trò là các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Sở hữu trí tuệ và các nghị định.
Thứ hai, về đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo Luật Quyền
tác giả.
Luật Quyền tác giả năm 1976 quy định các đối tượng được bảo hộ bao
gồm các tác phẩm được thể hiện dưới một dạng vật chất hữu hình nhất định, có thể cảm nhận và sao chép được, như tác phẩm văn học, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, hội họa, kiến trúc, phần mềm máy tính. Riêng đối với phần mềm máy tính hiện nay là đối tượng được quan tâm nhất trong số các loại hình tác phẩm. Phần mềm máy tính được tạo ra bởi kỹ thuật số nên dễ dàng bị sao chép và tiêu thụ bằng cách truyền tải qua mạng, tiếp đến là các tác phẩm nghe nhìn, trò chơi điện tử, phim ảnh, nhạc phẩm và sách.
Theo Điều 737 Bộ luật Dân sự năm 2005 của Việt Nam, đối tượng quyền tác giả bao gồm mọi sản phẩm sáng tạo trong các lĩnh vực văn học, nghệ thuật, khoa học được thể hiện dưới bất kỳ hình thức và bằng bất kỳ phương
tiện nào, không phân biệt nội dung, giá trị và không phụ thuộc vào bất kỳ thủ tục nào. Luật Sở hữu trí tuệ Điều 3.1 quy định đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:
a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
c) Tác phẩm báo chí;
d) Tác phẩm âm nhạc; đ) Tác phẩm sân khấu;
e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
g) Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
h) Tác phẩm nhiếp ảnh;
i) Tác phẩm kiến trúc;
k) Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
l) Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
m) Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh. Tác phẩm được bảo hộ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ phải do tác giả trực tiếp sáng tạo bằng lao động trí tuệ của mình mà không sao chép từ tác phẩm của người khác.
Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả gồm: Tin tức thời sự thuần túy đưa tin; Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó; Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
Như vậy, đối tượng được bảo hộ quyền tác giả theo quy định của pháp luật Hoa Kỳ và Việt Nam về cơ bản thống nhất với nhau, mặc dù còn có sự các nhau về câu từ diễn đạt. Cơ sở của sự thống nhất này có thể giải thích trên cơ sở Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã được hai bên thống nhất ký kết năm 2001.
Thứ ba, về thực thi và bảo hộ quyền tác giả.
Luật bản quyền Hoa Kỳ quy định cụ thể, chi tiết hơn các quy định pháp luật Việt Nam về các cơ chế thực thi và bảo hộ quyền tác giả như hành vi xâm phạm quyền tác giả, đăng ký quyền tác giả, các biện pháp thực thi đặc biệt... giúp cho việc thực thi quyền tác giả thuận lợi và dễ dàng. Trong khi đó, cho đến nay, Việt Nam đã tham gia các điều ước quốc tế quan trọng cũng như đã ký kết các điều ước quốc tế song phương về quyền sở hữu trí tuệ như Công ước Paris. Hệ thống pháp luật trong nước về bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ ngày càng hoàn thiện. Một số điều ước quốc tế đa phương khác mà Việt Nam đã và sẽ tham gia là: Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học (Việt Nam tham gia từ năm 2004); Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp (Việt Nam tham gia từ ngày 6-4-1981); Công ước Rome về bảo hộ người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, tổ chức phát sóng; Thỏa ước Madrid về đăng ký quốc tế nhãn hiệu hàng hóa, Việt Nam tham gia từ ngày 6-4-1981 và Nghị định thư liên quan đến Thỏa ước Madrid (tham gia tháng 10/2006); Hiệp ước Hợp tác Patent (PCT) được ký tại Washington năm 1970 (Việt Nam tham gia từ ngày 10-3-1993); Thỏa ước Lahay về Đăng ký quốc tế kiểu dáng công nghiệp; Hiệp ước luật nhãn hiệu hàng hóa được thông qua ngày 27-10-1994 tại Geneva: Hiệp ước Budapest về sự công nhận quốc tế đối với việc nộp lưu chủng vi sinh: Công ước quốc tế về
bảo hộ giống cây trồng mới (Công ước UPOV); Hiệp ước Washington về sở hữu trí tuệ đối với bố trí mạch tích hợp; Hiệp định thương mại về quyền sở hữu trí tuệ (TRIPS) trong hệ thống các hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO); Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) bắt đầu có hiệu lực từ năm 1970 (Việt Nam trở thành thành viên của WIPO từ ngày 02-07-1976)...
Tuy nhiên, xét về tính hiệu quả, hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của Việt Nam đang đứng trước những thách thức và đòi hỏi lớn, cần được tiếp tục hoàn thiện. Việc đổi mới tổ chức, cơ chế và phương thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam phải được giải quyết trên cơ sở phân tích một cách khách quan thực trạng hệ thống bảo hộ sở hữu trí tuệ hiện có, rút ra những nguyên nhân, đánh giá các ưu điểm và nhược điểm của hệ thống này và kinh nghiệm quốc tế; từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao và hoàn thiện cơ chế thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng như toàn bộ hệ thống bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ở nước ta.
Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội đã thông qua Luật Sở hữu trí tuệ, để hướng dẫn chi tiết thi hành, Chính phủ đã ban hành các nghị định hướng dẫn thực hiện Luật Sở hữu trí tuệ. Như vậy, đối với yêu cầu chung, Việt Nam đã có các quy định về thủ tục và chế tài, kể cả biện pháp khẩn cấp tạm thời. Các thủ tục đều đúng đắn, công bằng, cũng không quá phức tạp và không quá tốn kém; mọi quyết định xử lý đều dựa vào bản chất vụ việc và được làm thành văn bản; quyền khiếu kiện hành chính (cần sửa đổi quy định về quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng để bảo đảm quyền khiếu kiện tại tòa án).
- Các thủ tục tố tụng dân sự và hành chính: Các biện pháp hành chính đã đầy đủ.
- Các biện pháp và thủ tục dân sự về cơ bản đáp ứng yêu cầu của TRIPS.
- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời: Các quy định đã đáp ứng về cơ bản yêu cầu của TRIPS.
- Biện pháp kiểm soát biên giới: Các quy định đã đáp ứng về cơ bản yêu cầu của TRIPS... Tuy nhiên, còn thiếu hướng dẫn cụ thể của Chính phủ và cơ quan có thẩm quyền để thực thi.
- Các thủ tục hình sự: Các quy định đã đáp ứng về cơ bản yêu cầu của TRIPS...
Tình trạng xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan vẫn diễn biến phức tạp vẫn diễn biến phức tạp. Hầu hết các khách thể quyền đều bị xâm hại, từ các loại hình tác phẩm đến các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng. Tình trạng này được biểu hiện ở các hình thức sử dụng, khai thác khác nhau, từ hoạt động báo chí, xuất bản, âm nhạc, sân khấu, điện ảnh đến phát thanh, truyền hình. Trong đó tình trạng sử dụng bất hợp pháp trong môi trường kỹ thuật số có nhiều diễn biến phức tạp.
Các hành vi xâm hại, gian lận diễn ra tinh vi, khó kiểm soát đã đưa môi trường số vào loại hình khó khăn nhất trong bảo hộ tại các quốc gia, kể cả các quốc gia phát triển. Các nhà sản xuất bản ghi âm đang bị xâm hại nghiêm trọng các giá trị đầu tư bởi hành vi sao chép, trích ghép, cũng như các bản ghi âm nhập khẩu bất hợp pháp. Nhiều chương trình máy tính vẫn trong tình trạng sử dụng không phép, từ hành vi vụ lợi của các nhà phân phối máy tính. Tuy tỷ lệ phần trăm xâm hại được giảm từ việc triển khai thực hiện Chỉ thị 04 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính, nhưng lĩnh vực này vẫn nằm trong diện vi phạm rất đáng quan ngại. Nhiều nhà xuất bản đang bị thiệt hại lớn bởi nạn in lậu sách chưa được ngăn chặn. Tình trạng trên rất đáng quan tâm và lo ngại khi Việt Nam đã là thành viên Công ước Berne 4 năm, nhưng nhiều tác phẩm được cấp phép bản quyền để dịch xuất bản bằng tiếng Việt đã bị các công ty tư nhân làm sách chiếm đoạt, gây thiệt hại cho các nhà xuất bản đã đầu tư tài chính, chấp hành nghiêm chỉnh điều ước quốc tế đa phương.
Điều này càng trở nên phức tạp hơn khi chính một số nhà xuất bản đã vô tình hay hữu ý cấp phép xuất bản, tiếp tay cho các động cơ vụ lợi bất chấp
pháp luật, đạo đức kinh doanh. Việc thu, phát tín hiệu vệ tinh mang chương trình đã mã hóa cũng trong diện xâm hại quyền của các tổ chức phát sóng Việt Nam và nước ngoài. Hầu hết các công ty truyền hình cáp, truyền hình kỹ thuật số chưa thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thanh toán tiền sử dụng cho các chủ thể quyền.
3.1.2. Những điểm khác biệt trong các quy định pháp luật về bảo hộ quyền tác giả của Hoa Kỳ và Việt Nam
Một là, về truyền thống pháp luật thì pháp luật Hoa Kỳ thuộc hệ thống thông luật (Common Law), còn Việt Nam chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Châu Âu lục địa và hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa nên đã dẫn đến quan niệm khác nhau về cơ chế thực thi luật pháp. Việc thực thi pháp luật Hoa Kỳ dựa trên nguyên tắc "case by case", theo án lệ, quá trình tranh tụng của các luật sư và phán quyết của thẩm pháp nên luật chỉ mang tính chất tham khảo. Về hình thức, pháp luật Hoa Kỳ cũng có những nguồn cơ bản như trong thông luật như luật tục và truyền thống, luật thực định với nghĩa rộng; luật của các tiền lệ (tiền lệ pháp). Còn pháp luật Việt Nam quan niệm việc giải quyết vụ việc dựa trên các quy định pháp luật sẵn có nên các nhà lập pháp, lập quy cố gắng ban hành thật nhiều văn bản hướng dẫn thi hành để điều chỉnh các quan hệ xã hội.
Hai là, khác biệt về tư duy pháp lý và cơ chế áp dụng pháp luật.
Tư duy pháp lý và cơ chế áp dụng pháp luật linh hoạt là nét đặc trưng trong thực thi pháp luật Hoa Kỳ. Một ví dụ để minh chứng cho nội dung này như sau: có một ca sĩ hát một bài hát của một nhạc sĩ ở một khách sạn lớn mà không xin phép, vậy người nhạc sĩ đó nên kiện ai:
- Với tư duy pháp lý của người Việt Nam chắc chắn câu trả lời sẽ là kiện cô ca sĩ vì cô vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền tác giả của nhạc sĩ có bài hát;
- Với tư duy và cách lập luận của người Mỹ họ sẽ kiện chủ của tòa nhà, vì họ đã không ngăn chặn hành vi vi phạm của cô ca sĩ mặc dù họ có đủ các điều kiện, bởi ông chủ tòa nhà là người có nhiều tiền hơn cô ca sĩ.