So sánh pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới - 4

- Quan hệ giữa cơ quan quản lý thuế với người nộp thuế phát sinh trong quá trình quản lý thu, nộp các loại thuế, đây là nhóm quan hệ chủ đạo, chiếm tỷ lệ lớn trong các quan hệ mà pháp luật quản lý thuế điều chỉnh.

- Quan hệ giữa cơ quan quản lý thuế với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý thuế. Nhóm quan hệ này chủ yếu liên quan đến việc cung cấp thông tin về người nộp thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong việc tuyên truyền, hỗ trợ và trong cưỡng chế thi hành các quyết định hành chính thuế.

- Quan hệ phát sinh trong nội bộ cơ quan quản lý thuế, nhóm quan hệ này liên quan đến việc tổ chức bộ máy quản lý thuế và phân định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền giữa các cơ quan, bộ phận trong hệ thống cơ quan quản lý thuế.

- Quan hệ giữa người nộp thuế với chủ thể khác có liên quan đến việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế như: quan hệ giữa người nộp thuế với tổ chức tín dụng trong việc bảo lãnh số tiền thuế hoặc thực hiện dịch vụ thanh toán tiền thuế cho người nộp thuế ...

Căn cứ vào nội dung hoạt động quản lý thuế, pháp luật quản lý thuế điều chỉnh các quan hệ về đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, xóa nợ tiền thuế, tiền phạt; quản lý thông tin về người nộp thuế; kiểm tra thuế, thanh tra thuế ...

Dưới góc độ luật thực định, để xác định quy định nào thuộc pháp luật quản lý thuế, quy định nào thuộc pháp luật về nội dung các sắc thuế trong pháp luật thuế thì không chỉ căn cứ hình thức thể hiện ở tên của văn bản pháp luật mà cần căn cứ vào nội dung điều chỉnh để xác định.

Thực tiễn lập pháp các nước cho thấy, xây dựng pháp luật quản lý thuế có hai xu hướng:

Một là, các vấn đề về quản lý thuế được ghi nhận trong các Luật thuế. Ở nước ta trước khi có Luật Quản lý thuế, pháp luật quản lý thuế được xây dựng theo xu hướng này. Bởi vậy, các quy định về quản lý thuế nằm rải rác trong rất nhiều các văn bản pháp luật khác nhau, trong các văn bản pháp luật quy định từng sắc thuế đều có quy định về quản lý thuế để áp dụng cho sắc thuế đó. Ngoài ra, các văn bản

pháp luật khác cũng có những quy định liên quan đến công tác quản lý thuế như: các văn bản pháp luật về kế toán, về hóa đơn chứng từ, về xử phạt vi phạm hành chính, về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo; các văn bản pháp luật về thanh tra, kiểm tra, các văn bản pháp luật về tổ chức bộ máy các cơ quan tài chính.

Hai là, các vấn đề về quản lý thuế được quy định riêng trong đạo luật gọi là Luật Quản lý thuế để quản lý thống nhất đối với tất cả các loại thuế. Cách làm này có ưu điểm bao quát hết các nội dung quản lý thuế, nâng cao tính pháp lý cho các quy định về quản lý thuế, bảo đảm tính đồng bộ, tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý thuế và người dân dễ dàng tìm hiểu, nắm bắt và thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật quản lý thuế. Đồng thời, nó làm cho hệ thống pháp luật thuế trở nên đơn giản, rõ ràng, minh bạch hơn, tạo cơ sở và điều kiện thuận lợi để cơ quan quản lý thuế thực hiện việc hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa các hoạt động quản lý thuế của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

Theo TS. Nguyễn Thị Thương Huyền:

Ranh giới giữa pháp luật quản lý thuế và pháp luật về nội dung các sắc thuế không hoàn toàn rạch ròi trong cách thể hiện. Điều này phụ thuộc vào kỹ thuật, trình độ lập pháp và sự lựa chọn của các nhà làm luật. Chẳng hạn: các quy định quản lý có tính chất đặc thù của từng sắc thuế có thể sẽ được đưa vào các văn bản pháp luật nội dung của sắc thuế đó, còn các quy định quản lý mang tính chất chung sẽ được đưa vào Luật quản lý thuế. Điều này không phá vỡ nguyên tắc chung đồng thời đạt được hiệu quả cao [15].

So sánh pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới - 4

Pháp luật quản lý thuế (một bộ phận của pháp luật thuế có tính độc lập tương đối) dù được xây dựng, thiết kế theo xu hướng nào thì giữa pháp luật quản lý thuế và pháp luật quy định từng sắc thuế bao giờ cũng cần có mối quan hệ biện chứng, thống nhất với nhau.

Pháp luật về nội dung từng sắc thuế là cơ sở, là tiền đề xây dựng và hoàn thiện pháp luật quản lý thuế. Bởi vì, pháp luật quản lý thuế là pháp luật tổ chức thực hiện các luật thuế, đưa luật thuế vào cuộc sống, hiện thực hóa các quy định của luật thuế. Cho nên, sự thay đổi pháp luật về nội dung các sắc thuế tất yếu kéo theo sự

thay đổi ít nhiều của pháp luật quản lý thuế, đặc biệt là các quy định có tính chất đặc thù của từng sắc thuế. Ngược lại, pháp luật quản lý thuế có vai trò hết sức quan trọng và tác động rất lớn đến pháp luật về nội dung các sắc thuế. Hiệu quả của các Luật thuế phụ thuộc khá lớn vào pháp luật quản lý thuế. Cho dù các luật thuế phản ánh chuẩn xác, khoa học về chính sách thuế nhưng nếu pháp luật quản lý thuế không phù hợp và thiếu tính khoa học thì tính hiệu quả và mục tiêu của các luật thuế là không đạt được.

Pháp luật quản lý thuế mặc dù phụ thuộc vào pháp luật quy định nội dung các sắc thuế, nhưng nói như vậy không có nghĩa là mọi sự thay đổi của pháp luật quản lý thuế hoàn toàn phụ thuộc vào sự thay đổi của pháp luật về nội dung từng sắc thuế, mà pháp luật quản lý thuế còn có tính độc lập tương đối. Sự thay đổi của pháp luật quản lý thuế phần lớn phụ thuộc vào cơ chế quản lý thuế của một quốc gia, phụ thuộc vào ý thức tuân thủ luật pháp của các thành viên trong xã hội. Ngoài ra, pháp luật quản lý thuế không chỉ có mối quan hệ chặt chẽ với các luật thuế mà còn có mối quan hệ chặt chẽ với các bộ phận pháp luật khác trong hệ thống pháp luật. Vì vậy, khi xây dựng và hoàn thiện pháp luật quản lý thuế cần có sự cân nhắc cẩn trọng để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Căn cứ vào nội dung điều chỉnh thì pháp luật quản lý thuế được TS. Vũ Văn Cương định nghĩa như sau: “Pháp luật quản lý thuế là một bộ phận của pháp luật thuế quy định về quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế và các chủ thể liên quan đến quản lý thuế; quy định trình tự, thủ tục, cách thức, phương pháp tổ chức thực hiện các luật thuế”.

Pháp luật quản lý thuế là một bộ phận quan trọng trong pháp luật thuế ở các quốc gia, là công cụ chủ yếu được Nhà nước sử dụng để thực hiện công tác quản lý thuế. Pháp luật quản lý thuế là tổng hợp các quy phạm pháp luật do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý thuế của Nhà nước (quan hệ quản lý trong việc thu nộp thuế cho ngân sách Nhà nước của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các đối tượng nộp thuế và các đối tượng khác có liên quan). Luật quản lý thuế Việt Nam

được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp thứ 10 ngày 22/11/2006, có hiệu lực thi hành từ 1/7/2007. Về phạm vi điều chỉnh, Luật quản lý thuế quy định việc quản lý đối với các loại thuế: Thuế Giá trị gia tăng, Thuế Tiêu thụ đặc biệt, Thuế Thu nhập doanh nghiệp, Thuế Thu nhập cá nhân,… do cơ quan quan lý thuế của cơ quan hải quan thực hiện. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu đề tài, xin chỉ tập trung khái quát về pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân.

Về nội dung, Luật quản lý thuế không có quy định riêng một phần về quản lý thuế thu nhập cá nhân mà là quy định đan xen với các sắc thuế khác trong từng phần. Tuy nhiên, nhìn một cách khái quát, chúng ta có thể tổng kết được các nội dung về quản lý thuế thu nhập cá nhân, được chia thành 3 nhóm như sau:

Nhóm 1: Các thủ tục hành chính thuế, bảo đảm các điều kiện cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ kê khai, nộp thuế đầy đủ, đúng hạn, bao gồm các nội dung: Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; Xóa nợ thuế, tiền phạt.

Nhóm 2: Giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế của cơ quan quản lý thuế đối với người nộp thuế, bao gồm các nội dung: Quản lý thông tin về người nộp thuế; Kiểm tra thuế, thanh tra thuế.

Nhóm 3: Các chế tài bảo đảm các chính sách thuế được thực thi có hiệu lực, hiệu quả, bao gồm các nội dung: Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Xử lý vi phạm pháp luật về thuế; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.

Để đảm bảo các quy định của Luật Quản lý thuế nói chung và quản lý thuế thu nhập cá nhân nói riêng đi vào đời cuộc sống ngay từ ngày đầu có hiệu lực, Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. Hệ thống các văn bản này hướng dẫn toàn diện các nội dung quản lý thuế thu nhập cá nhân từ các thủ tục hành chính thuế, xử lý vi phạm hành chính thuế, cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, ủy nhiệm thu thuế, hoạt động hành nghề dịch vụ làm thủ tục hành chính thuế đến việc tổ chức lại bộ máy ngành thuế theo mô hình quản lý hỗn hợp coi trọng quản lý theo chức năng. Hiện nay, tồn tại rất nhiều các văn bản hướng dẫn thi hành, tuy nhiên, trong phạm vi đề tài chỉ đề cập đến các văn bản liên quan đến Luật

Quản lý thuế thu nhập cá nhân và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các văn bản hướng dẫn thi hành mới nhất được tính đến năm 2014 đó là:

Quy định chung:

Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của Luật thuế thu nhập cá nhân.

Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Luật sửa đổi Luật thuế thu nhập cá nhân.

Thông tư 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân và Nghị định 65/2013/NĐ-CP.

Nghị định 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế và Luật quản lý thuế sửa đổi.

Thông tư 156/2013/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 83/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật quản lý thuế và Luật quản lý thuế sửa đổi.

Quy định về đăng ký, quyết toán, thu nộp Thuế Thu nhập cá nhân

Công văn số 336/TCT-Thu nhập cá nhân về việc hướng dẫn quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2013.

Quy định về ưu đãi, miễn giảm thuế Thu nhập cá nhân:

Nghị quyết 29/2012/QH13 chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân.

Nghị định 60/2012/NĐ-CP hướng dẫn Nghị quyết 29/2012/QH13 về chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân.

Thông tư 140/2012/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 60/2012/NĐ-CP hướng dẫn Nghị quyết 29/2012/QH13 về chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân.

Xử lý vi phạm về thuế Thu nhập cá nhân:

Nghị định 129/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế và cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế.

● Nghị định 109/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn.

1.2.2. Cấu trúc pháp luật quản lý thuế

Nghiên cứu cấu trúc pháp luật quản lý thuế thực chất là nghiên cứu việc sắp xếp các nhóm quy phạm pháp luật về quản lý thuế theo những tiêu chí nhất định để phục vụ cho mục đích xây dựng pháp luật hướng tới việc tạo ra một cấu trúc hợp lý để điều chỉnh các quan hệ xã hội hoặc mục đích tạo thuận lợi cho việc phục vụ công tác quản lý thuế…

Thứ nhất, căn cứ vào nguồn quy phạm pháp luật thì pháp luật quản lý thuế có cấu trúc sau:

- Các quy phạm pháp luật quản lý thuế được quy định ở Luật Quản lý thuế và các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành. Các quy phạm pháp luật này là các quy phạm pháp luật chuyên ngành được ưu tiên áp dụng trong quản lý thuế. Thông thường các quy phạm pháp luật này được áp dụng để thực hiện quản lý chung các sắc thuế và các khoản thu NSNN khác mà pháp luật có quy định.

- Các quy phạm pháp luật quản lý thuế được quy định trong các văn bản hướng dẫn thi hành luật thuế. Nhóm quy phạm pháp luật này là nhóm quy phạm pháp luật quản lý thuế có tính đặc thù được ưu tiên áp dụng để quản lý trong một loại thuế cụ thể mà không áp dụng để quản lý các loại thuế khác.

- Các quy phạm pháp luật quản lý thuế được quy định trong các luật khác có liên quan. Các quy phạm pháp luật này sẽ được sử dụng khi các văn bản pháp luật chuyên ngành quản lý thuế không quy định cụ thể.

Thứ hai, căn cứ vào nội dung quy phạm pháp luật quản lý thuế thì pháp luật quản lý thuế có thể sắp xếp theo cấu trúc sau:

- Nhóm quy phạm pháp luật quy định những vấn đề chung có tính nguyên tắc trong quản lý thuế như: xác định phạm vi, đối tượng áp dụng pháp luật quản lý thuế; các nguyên tắc trong quản lý thuế; quyền và nghĩa vụ cơ bản của người nộp thuế; quyền hạn, trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý thuế và những vấn đề có tính chất chung khác trong quản lý thuế;

- Bộ phận pháp luật quy định cụ thể về từng nội dung trong quản lý thuế như: Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; Thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế; Xóa nợ tiền thuế, tiền phạt; Quản lý thông tin về người nộp thuế; Kiểm tra thuế, thanh tra thuế; Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Xử lý vi phạm pháp luật về thuế; Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và tổ chức hoạt động của hệ thống cơ quan quản lý thuế. Trong đó mỗi nội dung quản lý pháp luật quản lý thuế quy định về quyền và nghĩa vụ cụ thể các chủ thể tham gia quan hệ đó và trình tự, thủ tục mà các chủ thể phải tuân theo trong khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình trong quan hệ cụ thể ấy như: thủ tục về kê khai thuế; nộp thuế; quyết toán thuế; thủ tục hoàn thuế …

Thứ ba, căn cứ vào tư cách chủ thể quản lý và biện pháp áp dụng trong quản lý thuế thì pháp luật quản lý thuế có thể chia thành hai bộ phận sau:

- Bộ phận pháp luật quy định việc thực thi chức năng quản lý thuế của nhà nước với tư cách là chủ thể quyền lực, trong đó cơ quan quản lý thuế là đại diện thực thi công quyền và biện pháp được sử dụng là biện pháp hành chính bắt buộc như các quy định về ấn định thuế, cưỡng chế thuế, xử lý vi phạm pháp luật thuế …

- Bộ phận pháp luật quy định việc thực thi chức năng quản lý mang tính phục vụ người nộp thuế, cơ quan quản lý thuế thực hiện vai trò của cơ quan cung cấp dịch vụ thuế cho người nộp thuế như các quy định về việc hướng dẫn, tuyên truyền, hỗ trợ, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế, quản lý thuế và giải quyết các thủ tục hành chính thuế cho người nộp thuế, biện pháp quản lý được cơ quan thuế sử dụng mang tính hành chính phục vụ và cung cấp các dịch vụ cho người nộp thuế.

Thứ tư, căn cứ vào đối tượng thi hành pháp luật quản lý thuế thì pháp luật quản lý thuế được chia thành 3 bộ phận

- Bộ phận pháp luật quy định về địa vị pháp lý của người nộp thuế;

Người nộp thuế là đối tượng được từng luật thuế cụ thể xác định. Ngoài ra, còn có các tổ chức có trách nhiệm nộp thuế thay người nộp thuế; tổ chức được giao nhiệm vụ thu phí, lệ phí thuộc NSNN … cũng chịu sự điều chỉnh của pháp luật quản lý thuế và có các quyền, trách nhiệm như tổ chức, cá nhân nộp thuế.

- Bộ phận pháp luật quy định về địa vị pháp lý của các cơ quan quản lý thuế bao gồm hệ thống cơ quan thuế và cơ quan hải quan.

Cơ quan thuế được tổ chức theo ngành dọc thống nhất theo hệ thống hành chính các cấp từ Trung ương đến địa phương để quản lý thu các khoản thuế, các khoản thu NSNN phát sinh trong nội địa. Cơ quan hải quan được tổ chức tập trung tại cấp trung ương và khu vực địa bàn hải quan để quản lý thu các khoản thuế, các khoản thu NSNN phát sinh tại cửa khẩu hải quan. Pháp luật giao cho cơ quan quản lý thuế các chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn nhất định để tổ chức thực thi chính sách thuế có hiệu lực, hiệu quả.

- Bộ phận pháp luật quy định về các tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý thuế bao gồm: các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức chính trị-xã hội-nghề nghiệp, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, liên quan đến việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế hoặc liên quan đến công tác quản lý của cơ quan quản lý thuế.

Việc quy định các tổ chức, cá nhân có liên quan trong đối tượng áp dụng Luật Quản lý thuế nhằm đảm bảo nâng cao vai trò trách nhiệm pháp lý của cộng đồng xã hội trong việc thực thi và giám sát chấp hành nghĩa vụ thuế với Nhà nước. Cơ quan nhà nước, các tổ chức đoàn thể có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ cơ quan thuế trong quản lý thuế; đồng thời giám sát cả cơ quan thuế và người nộp thuế trong việc chấp hành pháp luật về thuế.

Thứ năm, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ quản lý thuế, pháp luật quản lý thuế được phân thành các bộ phận như sau:

- Bộ phận pháp luật quy định về các thủ tục hành chính thuế, bảo đảm các điều kiện cho người nộp thuế thực hiện các quyền và nghĩa vụ nộp thuế, bao gồm các nội dung: Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế…

- Bộ phận pháp luật quy định về giám sát và bảo đảm việc tuân thủ pháp luật thuế của cơ quan quản lý thuế đối với người nộp thuế, bao gồm các nội dung: Quản lý thông tin về người nộp thuế; Kiểm tra thuế, thanh tra thuế; Cưỡng chế thi hành

Xem tất cả 136 trang.

Ngày đăng: 01/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí