Khái Niệm Phương Án Trả Lương Theo Kết Quả Lao Động Trong

tiền mà người lao động được trả công hoặc có thể thu nhập được, bất luận nó có tên gọi hay được tính toán nào thì đều được biểu hiện cụ thể bằng tiền và được ấn định thông qua thoả thuận, hợp đồng giữa người chủ sử dụng lao động và người lao động”. Theo cách định nghĩa và cách hiểu này, mặc dù đã chỉ ra được biểu hiện cụ thể, đầy đủ của tiền lương tuy nhiên vẫn chưa chỉ rõ được bản chất thực sự của tiền lương.

Theo Luật Lao động 2012 thì “Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho lao động để thực hiện công việc nhất định theo thỏa thuận” [18, 53].

Theo định nghĩa của đồng tác giả Nguyễn Tiệp và Lê Thanh Hà thì “Tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành dựa trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động phù hợp với mối quan hệ cung - cầu sức lao động trên thị trường lao động và phù hợp với các quy định về tiền lương của pháp luật lao động”. Tiền lương, tiền công, thù lao được sử dụng trả cho người lao động một cách thường xuyên, ổn dịnh trong khoảng thời gian thực hiện hợp đồng lao động (tuần , tháng, năm,…)” [20, 9].

Như vậy, tiền lương là số tiền mà người chủ sử dụng lao động trả cho người lao động dựa trên giá trị sức lao động đã hao phí trong quá trình sản xuất trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận, đóng góp thực tế của người lao động cho tổ chức, đơn vị nhằm đảm việc bảo việc tái sản xuất sức lao động đã mất cũng như nuôi sống bản thân, gia đình của người lao động, làm động lực thúc đẩy việc tăng năng suất lao động cũng như sự phát triển của doanh nghiệp, xã hội.

1.1.3. Khái niệm tiền lương theo kết quả lao động

Từ các khái niệm về tiền lương và kết quả lao động, ta định nghĩa “Tiền lương theo kết quả lao động là số tiền mà chủ sử dụng lao động trả cho người lao động căn cứ trực tiếp vào kết quả lao động (hữu hình hoặc vô hình) mà người lao động đã hoàn thành sau khi nghiệm thu hoặc hoàn tất quá trình sản xuất hoặc ý nghĩa, đóng góp của kết quả lao động của người lao động vào doanh thu, lợi nhuận của toàn tổ chức”.

1.1.4. Khái niệm phương án trả lương theo kết quả lao động trong

“Phương án là những dự kiến về cách thức, trình tự để tiến hành một công việc trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định” [2, 9].

Trên cơ sở đó, ta suy ra “Phương án trả lương là tập hợp bao gồm những quy

định, dự án của chủ sử dụng lao động về tiền lương, được thể chế hóa cụ thể thông qua bản Quy chế tiền lương cùng các văn bản liên quan; và việc tổ chức thực hiện các nội dung, quy định đó trong doanh nghiệp”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Trong đó, “Phương án trả lương theo kết quả lao động là một tập hợp bao gồm những quy định, dự án thực hiện của đơn vị vể hình thức chi trả tiền theo kết quả lao động, là một bộ phận của bản Quy chế tiền lương; và việc tổ chức thực hiện các quy định, dự án đó đó trong thực tế hoạt động doanh nghiệp”. [2, 10]

Như vậy, theo các định nghĩa trên, việc thực hiện phương án trả lương theo kết quả lao động bao gồm hai bộ phận, công việc chính là công tác xây dựng phương án trả lương theo kết quả lao động và công tác tính lương, tổ chức thực hiện phương án trả lương theo kết quả lao động trong doanh nghiệp.

Hoàn thiện phương án trả lương theo kết quả lao động tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội SHB - 3

1.2. Mục đích, vai trò, nguyên tắc thực hiện phương án trả lương theo kết quả lao động

1.2.1. Mục đích của thực hiện phương án trả lương theo kết quả lao động

Trong thực tế sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp hiện nay, việc trả lương theo kết quả lao động ngày càng trở nên phổ biến và được áp dụng rộng rãi nhằm hướng đến mục đích cơ bản như sau:

Đảm bảo thực hiện nguyên tắc trả lương theo số và chất lượng lao động, trả lương ngang nhau cho những người lao động làm việc ngang nhau (làm cùng công việc, có điều kiện, môi trường công tác,…), đảm bảo công bằng trong chế độ lương thưởng, tránh tình trạng cào bằng trong đơn vị.

Nâng cao năng suất, lợi nhuận của doanh nghiệp từ đó gia tăng thu nhập, lợi ích cho người lao động và nâng cao chất lượng, hiệu quả làm việc; ý thức tự giác, tự chủ, kỷ luật, cầu thị trong việc thực hiện công việc của nhân viên trong tổ chức.

Làm cơ sở để hoàn thiện căn cứ xác định tiền thưởng, trình độ, khả năng của người lao động để xây dựng chế độ tiền lương, khen thưởng, phát triển - thăng tiến, đãi ngộ hợp lý. Bởi hình thức trả lương này căn cứ vào chính công việc cụ thể của người lao động và có thể đo lường hiệu quả làm việc thực sự của người lao động chính xác hơn so với một số hình thức trả lương khác trong thực tế.

Hoàn thiện công tác tổ chức tiền lương trong doanh nghiệp, xây dựng văn hóa,

môi trường làm việc theo hướng thực hiện tác phong công nghiệp, hiện đại hóa, chú trọng thực chất, hiệu quả thực hiện công việc.

1.2.2. Vai trò của thực hiện phương án trả lương theo kết quả lao động

Ngoài các vai trò của tiền lương nói chung, việc trả lương theo kết quả lao động cũng mang những ý nghĩa riêng cụ thể như sau:

Góp phần thực hiện hiệu quả nguyên tắc trả lương theo lao động, tạo ra cơ chế, tổ chức tiền lương công bằng, công khai, minh bạch, trong doanh nghiệp.

Thúc đẩy việc tăng năng suất lao động cá nhân cũng như hiệu quả công việc tập thể để gia tăng lợi nhuận, doanh thu cũng như thu nhập cho người lao động. Đồng thời hình thức này cũng góp phần khuyến khích người lao động học tập, nâng cao trình độ, chuyên môn và tinh thần kỷ luật, chủ động, sáng tạo để nâng cao khả năng làm việc và hiệu quả lao động.

Góp phần hoàn thiện công tác quản lý tiền lương doanh nghiệp và xây dựng văn hóa, môi trường tổ chức hiện đại, hiệu quả, hợp lý hơn.

1.2.3. Nguyên tắc thực hiện phương án trả lương theo kết quả lao động

Việc trả lương theo theo kết quả lao động là một phần của việc tổ chức trả lương trong tổ chức, vì vậy khi thực hiện cần xét đến những nguyên tắc chung cơ bản của trả lương trong doanh nghiệp, cụ thể:

Trả lương tương xứng theo số và chất lượng lao động.

Đảm bảo tốc độ tăng năng suất lao động bình quân tăng nhanh hơn tốc độ tăng lương bình quân.

Trả lương theo các yếu tố thị trường.

Đảm bảo mối quan hệ hợp lý về tiền lương giữa những người lao động làm nghề khác nhau trong nền kinh tế quốc dân.

Tiền lương phải phụ thuộc vào khả năng tài chính.

Kết hợp hài hòa tất cả các dạng lợi ích trong trả lương. Tiền lương phải đảm bảo tái sản xuất sức lao động.

Tiền lương phải đảm bảo không ngừng nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người lao động.

Tiền lương phải được xây dựng dựa trên các quy định của pháp luật lao động.

Tiền lương phải đơn giản, dễ hiểu và dễ tính toán.

Bên cạnh những nguyên tắc chung của trả lương trong doanh nghiệp, phương án trả lương theo kết quả lao động cũng đòi hỏi những nguyên tắc riêng như sau:

Phải xây dựng đầy đủ, chi tiết, có căn cứ thực tiễn và khoa học bản mô tả công việc, bản tiêu chuẩn cấp bậc, chức danh.

Hoàn thiện, đồng bộ hóa công tác định mức trong toàn bộ hệ thống tổ chức, đưa ra các mức lao động hợp lý trong khả năng thực hiện của CBCNV, có tính lượng hóa, từ đó dựa vào kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xác định chính xác đơn giá, hoạch định quỹ lương cho việc trả lương theo kết quả lao động.

Phải thực hiện chính xác, khách quan, nhanh chóng công tác kiểm tra, đánh giá nghiệm thu sản phẩm, đảm bảo chính xác số lượng cũng như chất lượng thành phẩm, dịch vụ mà người lao động làm ra nhằm xác định tiền lương của cá nhân cũng như đơn vị một cách hợp lý nhất.

Phải đảm bảo tổ chức và phục vụ tốt nơi làm việc, hiện đại hóa nơi sản xuất để người lao động có thể hoàn thành và hoàn thành vượt mức năng suất lao động nhờ vào việc giả bớt sự hao phí về thời gian và sức lao động.

Đồng thời phải thực hiện tốt công tác giáo dục tốt ý thức, trách nhiệm, kỷ luật lao động cho người lao động để họ nỗ lực nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đồng thời sử dụng hiệu quả nhất máy móc thiết bị, trang bị làm việc, tiết kiệm nguyên vật liệu sản xuất.

1.3. Nội dung phương án trả lương theo kết quả lao động tại doanh nghiệp

1.3.1. Xây dựng phương án trả lương theo kết quả lao động tại doanh nghiệp

Căn cứ vào mỗi hình thức tính lương theo kết quả lao động, các nhà quản lý cần tiếp tục thực hiện các công việc như sau để thực hiện công tác xây dựng phương án trả lương theo kết quả lao động tại doanh nghiệp:

1.3.1.1. Xác định cơ sở pháp lý thực hiện phương án trả lương theo kết quả cho người lao động

Xác định cơ sở pháp lý để thực hiện phương án trả lương theo kết quả cho người lao động là một trong những công việc quan trọng hàng đầu để đảm bảo phương án tuân thủ đúng quy định của pháp luật. Các căn cứ pháp lý để tiến hành xây dựng, tổ chức thực hiện phương án trả lương theo kết quả lao động như sau:

Các văn bản luật như Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Việc làm,

Luật Doanh nghiệp, Luật Vệ sinh & An toàn lao động.

Các văn bản dưới luật như Nghị định 05/2015, 44, 45, 49/2013, các quy định về lương cơ sở, lương tối thiểu vùng của Chính phủ, thông tư 03/2014 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội.

Quy chế trả lương, Bản thỏa ước lao động tập thể lao động, nội duy lao động của doanh nghiệp.

Hợp đồng lao động được ký kết giữa chủ sử dụng lao động và người lao động tại các doanh nghiệp.

1.3.1.2. Xác định đối tượng áp dụng và các định mức, công cụ hỗ trợ của phương án trả lương theo kết quả lao động tại doanh nghiệp

Bên cạnh việc xác định cơ sở pháp lý, doanh nghiệp cũng cần xác định chính xác đối tượng mà phương án trả lương này sẽ áp dụng và tính chất công việc của họ để có phương án trả lương hợp lý nhất với đặc điểm tổ chức, doanh nghiệp.

Với phương án trả lương theo kết quả lao động, đối tượng áp dụng chủ yếu là: Đối tượng lao động trực tiếp, cụ thể làm ra những sản phẩm vật chất hữu hình hoặc thực hiện các dịch vụ có thể đo lường, nghiệm thu; đối tượng lao động thực hiện các công việc có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.

Sau khi xác định được các đối tượng của phương án trả lương theo kết quả lao động, các nhà quản lý cần xác định được các bộ chỉ tiêu thực hiện công việc, bản yêu cầu công việc, tiêu chuẩn chức danh để định mức, định biên lao động cho các đối tượng đó nhằm làm cơ sở thực hiện đánh giá, trả lương theo kết quả lao động về sau.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng cần xác định và áp dụng các công cụ hỗ trợ hiện đại nhằm thực hiện hiệu quả việc định mức, định biên, xác định, đánh giá hiệu quả lao động cho các đối tượng của phương án. Các công cụ này phải đảm bảo tính hiện đại, tiết kiệm về cả thời gian, chi phí và phù hợp với phương án.

1.3.1.3. Xây dựng tổng quỹ lương và các nội quy, quy chế thực hiện phương án trả lương theo kết quả lao động tại doanh nghiệp

Sau khi thực hiện các công việc kể trên, các nhà quản lý cần phải xác lập đầy đủ các quy định về việc xây dựng, tạo lập, duy trì quỹ tiền lương của phương án trả lương theo kết quả lao động bởi phải có quỹ tiền lương thì mới có thể tiến hành chi

trả thù lao trong doanh nghiệp được.

Sau khi xác định các nội dung về tổng quỹ tiền lương của phương án, các nhà quản lý cần phải thể chế hóa cụ thể các quy định của mình trong Quy chế tiền lương của doanh nghiệp để làm cơ sở tổ chức thực hiện phương án trả lương theo kết quả lao động tại doanh nghiệp trong thực tế.

1.3.2. Tính lương và tổ chức thực hiện phương án trả lương theo kết quả lao động tại doanh nghiệp

Trong các doanh nghiệp hiện nay, tiền lương theo kết quả lao động bao gồm ba thức trả lương chính là: Trả lương sản phẩm; trả lương sản phẩm thuê khoán và trả lương kinh doanh quy đổi.

1.3.2.1. Hình thức trả lương sản phẩm

“Hình thức trả lương sản phẩm là hình thức trả lương theo kết quả lao động cho người lao động căn cứ trực tiếp vào số lượng sản phẩm, dịch vụ đạt chất lượng, doanh thu bán hàng mà người lao động đã thực hiện, hoàn thành” [20, 371].

Hình thức tiền lương theo kết quả lao động này thường được áp dụng cho các đối tượng làm các công việc có kết quả lao động có thể đo lường, đánh giá trực tiếp tại chỗ trong quá trình sản xuất.

Đối với hình thức trả lương sản phẩm, tiền lương của người lao động sẽ được xác định dựa trên công thức tổng quát sau:

Trong đó:

-là Tiền lương theo kết quả lao động theo hình thức trả lương sản phẩm.

-là Đơn giá lương sản phẩm, được xác định theo công thức sau đây:

(

)

hoặc

( )

Vớilà Lương cấp bậc công việc, được tính theo công thức:

Theo đó:là Lương theo kết quả lao động tối thiểu;

là Hệ số cấp bậc công việc.

Với PC là Phụ cấp lương,là Mức thời gian,là Mức sản lượng.

-là Sản lượng, số lượng các sản phẩm, dịch vụ chất lượng của người lao động sau nghiệm thu trong kỳ tính lương của người lao động. QSL,CL được xác định sau khi nghiệm thu dựa trên số lượng, chất lượng, đặc điểm công việc, tỷ lệ hoàn thành công việc và tính toán các nhân tố ảnh hưởng khác như mức khoán, mức lũy tiến, đóng góp của người lao động tại doanh nghiệp.

Ví dụ 1: Mức tiền lương theo kết quả lao động của một công nhân đóng giày theo hình thức trả lương sản phẩm dựa trên kết quả lao động hữu hình (Giả định):

Đơn giá lương sản phẩm (Giả định):= 20.000 đồng/ Chiếc giày. Số lượng phẩm chất lượng sau nghiệm thu (Giả định):

= 2500 chiếc giày/ tháng.

Tiền lương sản phẩm của công nhân đóng giày (Giả định):

00 = 5.000.000 đồng/ tháng. (Nguồn: Tác giả tự tính).

Ví dụ 2: Mức tiền lương theo kết quả lao động theo hình thức trả lương sản phẩm dựa trên kết quả lao động vô hình của tư vấn viên dịch vụ khách hàng cá nhân tại Ngân hàng (Giả định):

Đơn giá lương sản phẩm (Giả định):= 500.000/ khách hàng.

Tổng số dịch vụ đạt chất lượng (Giả định):= Số lượng khách hàng đã tư vấn được (Giả định) - Số khách hàng có phản hồi không tốt về chất lượng dịch vụ (Giả định) = 15 - 03 = 12 khách hàng/ tháng.

Tiền lương sản phẩm của tư vấn viên dịch vụ khách hàng cá nhân (Giả định):

== 500.000 x 12 = 6.000.000 đồng/ tháng. (Nguồn: Tác giả tự tính).

Hình thức trả lương sản phẩm này bao gồm các phương pháp trả lương cụ thể như sau:

Trả lương sản phẩm trực tiếp cá nhân. Trả lương sản phẩm tập thể.

Trả lương sản phẩm gián tiếp. Trả lương sản phẩm.

Trả lương sản phẩm lũy tiến.

1.3.2.2. Hình thức trả lương thuê khoán sản phẩm

Khác với hình thức tiền lương sản phẩm, người lao động sẽ được tính và hưởng lương trên số lượng và chất lượng công việc (kết quả lao động hữu hình hoặc vô hình) khi làm việc tại doanh nghiệp thì một số loại hình lao động trong doanh nghiệp không nhất thiết phải làm việc tại doanh nghiệp, họ có thể tới doanh nghiệp nhận sản phẩm về nhà hoặc nơi khác để thực hiện. Cuối thời kỳ khoán sản phẩm, người lao động sẽ mang sản phẩm hoàn thành đến doanh nghiệp nhận nghiệm thu và được hưởng lương trên số sản phẩm thuê khoán hoàn thành nghiệm thu đó. Tiền lương sản phẩm thuê khoán hoàn thành nghiệm thu được tính như sau:

Tổng tiền lương thuê khoán sản phẩm =

Trong đó:

-là Số lượng sản phẩm thuê khoán hoàn thành nghiệm thu.

-là Đơn giá tiền lương thuê khoán sản phẩm.

Theo phương pháp này, nếu người lao động làm việc bán chuyên trách tại các doanh nghiệp, để tăng năng suất lao động, tự chủ trong việc thực hiện công việc, họ sẽ lựa chọn hình thức tính lương theo phương pháp này để đảm bảo thu nhập khi làm việc cho các doanh nghiệp.

1.3.2.3. Hình thức trả lương kinh doanh quy đổi

“Hình thức trả lương kinh doanh quy đổi là hình thức trả lương theo kết quả lao động căn cứ vào sự đóng góp của người lao động cho doanh thu, lợi nhuận cuối kỳ kinh doanh của doanh nghiệp” [2, 11].

Đây là một hình thức trả lương theo kết quả lao động mới đã được nhiều doanh nghiệp nước ta và trên thế giới áp dụng trong những năm gần đây nhằm thay thế hình thức trả lương theo kết quả lao động theo thời gian đã nhiều yếu kém và bất cập.

Hình thức trả lương theo kết quả lao động này thường được áp dụng cho các đối tượng lao động thực hiện các công việc có ảnh hưởng, tác động trực tiếp đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp nhưng khó có thể đo lường, tính toán, kiểm tra số lượng, chất lượng, hiệu quả lao động trực tiếp ngay trong quá trình sản xuất.

Đối với hình thức trả lương kinh doanh quy đổi, tiền lương của người lao động sẽ được xác định dựa trên công thức tổng quát sau:

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 07/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí