Tình Hình Công Tác Xây Dựng Cơ Chế, Chính Sách Phát Triển Du Lịch Cộng Đồng


nhân văn và tài nguyên văn hóa đa dạng phong phú của địa bàn Hội An, phải phù hợp với các đặc điểm tự nhiên, kinh tế, dân cư Hội An ở từng khu vực làng nghề, làng quê. Điều này càng lưu ý trong việc ban hành các chương trình, đề án, kế hoạch của chính quyền thành phố Hội An về các mô hình kinh doanh nhỏ, phát triển cơ sở lưu trú, quản lý và khai thác các tiềm năng du lịch trên địa bàn.

Theo đó, mục tiêu của chính sách là ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng du lịch cho khu vực biển - đảo - làng quê, chú trọng việc bảo tồn, phát huy các giá trị sinh thái - nhân văn của từng khu vực địa bàn, gắn với đẩy mạnh phát triển các loại hình du lịch sinh thái, DLCĐ tại các khu vực này, tạo điều kiện cho nhân dân tham gia và được hưởng lợi từ DLCĐ.

Để ban hành chương trình kế hoạch, cơ chế phát triển phù hợp, trong quá trình thực hiện chính sách phát triển DLCĐ ở thành phố Hội An đặt ra yêu cầu phải tạo lập được các cơ chế hỗ trợ, khuyến khích phát triển DLCĐ phù hợp với đặc điểm nhu cầu phát triển của từng địa bàn. Đồng thời, chú trọng tập trung vào việc thiết lập cơ chế liên kết, hợp tác cùng các doanh nghiệp trong việc giới thiệu thị trường, quảng bá sản phẩm, đào tạo nghề, hướng dẫn tập huấn kỹ năng nghề... ; xây dựng nguồn nhân lực bền vững dài hạn tại các vùng nông thôn ven đô của Hội An.

2.2.2. Tình hình công tác xây dựng cơ chế, chính sách phát triển du lịch cộng đồng

Phát triển du lịch cộng đồng là một trong những nhiệm vụ được xác định trong Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 và lần đầu tiên được quy định trong Luật Du lịch năm 2017 nhằm phát huy vai trò và tạo cơ hội cho cộng đồng dân cư làm du lịch.Du lịch cộng đồng tại Quảng Nam bắt đầu hình thành từ năm 2009 và phát triển mạnh từ năm 2013, tập trung chủ yếu ở các huyện, thị xã, thành phố: Hội An (Làng gốm Thanh Hà, Làng Rau Trà Quế, Rừng dừa Bảy Mầu, Mộc Kim Bồng, Cù Lao Chàm), Tam Kỳ (Làng Bích Họa Tam Thanh), Điện Bàn (Làng du lịch cộng đồng sinh thái Triêm Tây), Duy Xuyên (Làng du lịch cộng đòng Trà Nhiêu, Mỹ Sơn), Đông Giang (Làng du lịch Bhờ Hôồng, Đhrôồng), Nam Giang (Làng du lịch dựa vào cộng đồng Cơtu, làng nghề Zara)... .Nếu năm 2013, chỉ có 6 địểm du lịch cộng đồng hoạt động thì đến nay trốn địa bàn tỉnh đă có 19


điểm du lịch cộng đồng được đưa vào đón khách.Trong đó 07 điểm có Ban quản lý điểm du lịch, 07 điểm đã thành lập Tổ họp tác, Họp tác xã.

Trong thời gian qua, ƯBND tỉnh đã quan tâm chỉ đạo ban hành nhiều văn bản về chủ trương, cơ chế, chính sách phát triển du lịch, trong đó có phát triển du lịch cộng đồng: Nghị quyết số 08-NQ/TƯ ngày 27/12/2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; Quyết định số 364/QĐ-ƯBND ngày 31/01/2019 về quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển du lịch miền núi tỉnh Quảng Nam đến năm 2025; Quyết định số 1222/QĐ-UBND ngày 7/7/2015 của ƯBND tỉnh phê duyệt đề án phát triển làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2015-2020…ƯBND các huyện, thị xã, thành phố tập trung chỉ đạo, đầu tư nguồn lực cho phát triển du lịch cộng đồng, tiêu biểu như thành phố Hội An.

-Trên cơ sở các nghị quyết, quyết định của Đảng bộ, UBND tỉnh Quảng Nam; Thành phố Hội An đã ban hành các Nghị quyết, Đề án, Kế hoạch về phát triển du lịch cộng đồng: Nghị quyết số 26/NQ-HĐND của HĐND Thành phố Hội An ngày 29 tháng 12 năm 2016 về việc Thông qua Đề án phát triển bền vững xã đảo Tân Hiệp trên cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An giai đoạn 2017 – 2025. Đề án số 5175A/ĐA- UBND của UBND Thành phố Hội An, ngày 29 tháng 12 năm 2016 về Phát triển bền vững xã đảo Tân Hiệp trên cơ sở bảo tồn và phát huy giá trị Khu Dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm- Hội An giai đoạn 2017 – 2025 (điều chỉnh, bổ sung). Quyết định số 1641/2015/QĐ-UBND ngày 07/09/2015 của UBND thành phố Hội An về việc phê duyệt Đề án xây dựng nông thôn mới xã Cẩm Hà giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020. Kế hoạch số 738-KH/UBND, ngày 14/3/2017 của UBND thành phố Hội An về phát triển du lịch - dịch vụ tại làng rau Trà Quế, xã Cẩm Hà. Đề án xây dựng làng quê – làng nghề sinh thái xã Cẩm Kim giai đoạn 2017-2025. Kế hoạch triển khai quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hội An đến năm 2020. Phương án xây dựng, mở rộng tuyến tham quan khu vực Rừng Dừa Bảy Mẫu và tham quan nội vùng tại xã Cẩm Thanh. Kế hoạch phát triển du lịch tại An Mỹ - Cẩm Châu, Kế hoạch mở rộng bãi tắm An Bàng, phường Cẩm An tại khu A và khu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

C. Kế hoạch phát triển du lịch tại Thanh Nam Đông – Thanh Nam Tây thuộc phường Cẩm Nam


Thực hiện chính sách phát triển du lịch cộng đồng tại Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam - 6

2.2.3. Kết quả thực hiện chính sách phát triển du lịch cộng đồng thành phố Hội An từ năm 2015 - 2020

2.2.3.1. Phân công nhiệm vụ và tổ chức hoàn thiện bộ máy hoạt động quản lý và phổ biến, tuyên truyền chính sách

Trên cơ sở các Nghị quyết, Đề án, Kế hoạch về phát triển du lịch cộng đồng , UBND Thành phố đã phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, ban ngành thành phố như sau: Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch là cơ quan thường trực tham mưu thực hiện các Đề án phát triển DLCĐ chịu trách nhiệm: Là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan trong việc triển khai thực hiện các đề án DLCĐ. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức đánh giá, lựa chọn các điểm DLCĐ đáp ứng tiêu chí hỗ trợ. Phối hợp với các địa phương xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện quy định hỗ trợ hằng năm trình UBND Thành phố hỗ trợ kinh phí thực hiện. Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của các đề án, Tham mưu kịp thời cho UBND Thành phố xử lý những tồn đọng, vướng mắc phát sinh trong thực tế. Định kỳ cuối năm tổng hợp, báo cáo UBND và tham mưu UBND thành phố tổ chức sơ kết, tổng kết thực hiện Đề án về DLCĐ. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nội dung hỗ trợ chung cho các phường, xã theo Đề án.Phòng Tài chính: Chủ trì phối hợp với Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn thủ tục, hồ sơ hỗ trợ đối với nguồn vốn sự nghiệp. Phối hợp với Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu UBND thành phố cân đối, bố trí ngân sách trong kế hoạch hằng năm để thực hiện các đề án DLCĐ. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý, sử dụng kinh phí đúng mục đích, đúng đối tượng, hiệu quả và hướng dẫn việc thực hiện thanh quyết toán nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách tỉnh, thành phố theo quy định. Phòng Kinh tế - Hạ tầng: Chủ trì, phối hợp với các ngành, địa phương liên quan trong công tác hướng dẫn, thẩm định và theo dõi, kiểm tra thực hiện các hạng mục về quy hoạch mặt bằng và đầu tư hạ tầng các điểm du lịch; trong việc tổ chức các hội chợ, hội thảo, các lễ hội nhằm giới thiệu, quảng bá các thương hiệu, sản phẩm của làng nghề, các doanh nghiệp của địa phương đến du khách trong, ngoài nước. Chủ trì, phối hợp với UBND các phường, xã và các cơ quan liên quan lập, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch hệ thống đường giao thông đến các khu, điểm du lịch. Tổ chức các tuyến vận tải


khách công cộng đến các khu, điểm du lịch. Tăng cường công tác quản lý phương tiện vận tải hành khách đến các khu, điểm du lịch bảo đảm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải. Phối hợp với Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND phường, xã hướng dẫn bố trí địa điểm và lắp đặt bảng chỉ dẫn du lịch. Phòng Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông tin, địa phương liên quan trong việc tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về du lịch cho đội ngũ lao động tại các điểm du lịch. Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì phối hợp với UBND các phường, xã và các cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan hướng dẫn hỗ trợ thiết kế và sản xuất các mẫu và bao bì sản phẩm làng nghề. Phối hợp với Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch trong công tác quy hoạch, xây dựng các dự án phát triển DLCĐ gắn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và Đề án OCOP tại các địa phương. Khuyến khích, hỗ trợ các nghệ nhân trực tiếp mở các lớp truyền nghề cho lao động nông thôn. Phối hợp với các ngành, địa phương liên quan trong công tác tuyên truyền vận động người dân, dụ khách bảo vệ rừng, bảo vệ cảnh quan môi trường du lịch. Phòng Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với UBND các phường; Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan hướng dẫn, hỗ trợ và theo dõi, kiểm tra công tác bảo vệ tài nguyên môi trường. Phối hợp các ngành, địa phương liên quan trong công tác tuyên truyền vận động người dân, du khách bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch. Phòng Lao động Thương binh và Xã hội: Phối hợp với Phòng Văn hóa - Thông tin, địa phương liên quan trong việc tổ chức các khóa đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về du lịch cho đội ngũ lao động tại các điểm du lịch. Liên minh Hợp tác xã Thành phố: Chủ trì, phối hợp với Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch, UBND các Phường tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các điểm phát triển DLCĐ thành lập các Tổ hợp tác, Hợp tác xã du lịch; tổ chức các khóa tập huấn nâng cao năng lực quản lý, điều hành Tổ hợp tác, Hợp tác xã. Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Đài Phát thanh -Truyền hình Thành phố: Tăng cường tuyên truyền, quảng bá phát triển du lịch; phối hợp với các cơ quan báo chí Trung ương để tuyên truyền rộng rãi hình ảnh về miền đất, con người Hội An nói chung và DLCĐ nói riêng, cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển DLCĐ của thành phố. Phối hợp với các cơ quan chuyên môn xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, tăng cường các tin, bài tuyên truyền về chủ trương phát triển du lịch của thành phố. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các


đoàn thể nhân dân Thành phố: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành liên quan tăng cường vận động các tầng lớp nhân dân am gia giữ gìn bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ môi trường du lịch xanh, sạch, đẹp, an toàn nhằm nâng cao hình ảnh về miền đất, con người Hội An để phát triển du lịch; xây dựng phong cách ứng xử văn minh, thái độ cởi mở, chân thành đối với khách du lịch. Hiệp hội Du lịch Thành phố: Hỗ trợ xây dựng dự án phát triển DLCĐ và triển khai hoạt động trong 02 năm đầu kể từ khi điểm du lịch đi vào hoạt động; kết nối các doanh nghiệp du lịch với cộng đồng, tổ chức khảo sát, xây dựng chương trình du lịch, quảng bá các tuyến, điểm du lịch.Công an Thành phố: Chủ trì, phối hợp với Phòng Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, ban, ngành, địa phương liên quan thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn cho khách du lịch; đảm bảo môi trường du lịch; quản lý chặt các hoạt động tham quan, lưu trú, quản lý tạm trú; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư đến khảo sát địa điểm đầu tư và khách du lịch đến tham quan các điểm du lịch.

Các địa phương trên địa bàn thành phố thực hiện quản lý toàn diện, thống nhất các điểm DLCĐ trên địa bàn thành phố, các điểm du lịch đã được công nhận thì đều được giao cho UBND cấp xã, phường quản lý, ban hành nội quy, quy chế hoạt động tại điểm du lịch, thực hiện công tác đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, môi trường kinh doanh; trên cơ sở thành lập các ban quản lý hoặc hợp tác xã. Riêng làng gốm Thanh Hà (Hội An) được giao cho Trung tâm Văn hóa - Thể thao và Truyền thanh - Truyền hình thành phố Hội An quản lý bán vé phục vụ khách du lịch.

2.2.3.2. Tình hình cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật và hỗ trợ thông tin phục vụ phát triển du lịch cộng đồng

Hạ tầng giao thông kết nối đến các điểm du lịch được chú trọng đầu tư, tạo điều kiện để các công ty lữ hành đưa khách đến, một số tuyến đường đến các khu, điểm du lịch được đầu tư từ nguồn vốn hạ tầng du lịch của chính phủ, ngân sách tỉnh và ngân sách địa phương. Hạ tầng thiết yếu phục vụ khách du lịch hiện tại có 07 điểm du lịch có nhà đón tiếp khách và được đầu tư nhà vệ sinh công cộng, 05 điểm đã đầu tư bãi đỗ xe. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã phối hợp Sở Giao thông Vận tải và các địa phương tổ chức lắp đặt 78 biển chỉ dẫn đến các khu, điểm du lịch của 18 huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh, trong đó có các điểm


DLCĐ. Một số hạng mục khác cũng được các địa phương quan tâm đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm DLCĐ, cụ thể: thành phố Tam Kỳ đầu tư tại làng nghệ thuật cộng đồng Tam Thanh: điểm thông tin du khách, khuôn viên sinh hoạt cộng đồng, tiểu hoa viên, chòi quan sát – đôi mắt Tam Thanh với vốn đầu tư trên 860 triệu đồng; UBND xã Cẩm Thanh, thành phố Hội An đầu tư tại điểm du lịch Rừng dừa Bảy Mẫu: hệ thống kiot bán vé và kiểm soát du lịch, an ninh, cứu hộ cứu nạn, điểm dừng chân, khu tiểu công viên công cộng, điểm tập kết rác với tổng vốn đầu tư trên 1 tỷ đồng; huyện Núi Thành đầu tư tại xã đảo Tam Hải công trình bia danh thắng Ghềnh đá Bàn Than – Hòn Mang – Hòn Dứa với 392 triệu đồng....

2.2.3.3. Tình hình nghiên cứu thị trường, tiếp thị và quảng bá hình ảnh các mô hình du lịch cộng đồng

Hoạt động quảng bá, thông tin du lịch đã được quan tâm hàng đầu, hàng ngàn bài viết, phóng sự truyền hình về Hội An, về Cù Lao Chàm, về các sự kiện kinh tế, văn hóa lễ hội được tổ chức tại Hội An của các báo, đài truyền hình Việt Nam, (VTV1, HTV7, DRT, QRT), nhiều trang Web đã phát huy tác dụng tuyên truyền giới thiệu kịp thời các hoạt động, sự kiện của thành phố. Ngoài ra hoạt động xúc tiến du lịch được thực hiện trên các trang web của thành phố, tập gấp Hội An, tập gấp du lịch tại các làng nghề, CD quảng bá, xúc tiến tại các lễ hội, sự kiện, Hội chợ quốc tế.... Sự kiện, lễ hội của thành phố vẫn được quan tâm hàng đầu, đây là cơ hội để quảng bá và xúc tiến du lịch như lễ hội ẩm thực quốc tế, giao lưu văn hóa Việt Nam - Nhật Bản, Đêm phố cổ, Phố không có tiếng động cơ, mở rộng không gian đêm phố cổ, dạ hội chào năm mới.... Thương hiệu Hội An tiếp tục được nhiều du khách ưa chuộng. Hội An đã tạo nên và khẳng định thương hiệu cho riêng mình trên thị trường du lịch và được đánh giá là điểm đến khách du lịch phải đến ít nhất một lần trong đời.

Quan hệ đối ngoại, hợp tác của thành phố ngày càng được tăng cường và không ngừng mở rộng, đi vào chiều sâu; tập trung vào các lĩnh vực giao lưu văn hóa, nghiên cứu bảo tồn di sản, bảo vệ môi trường, phát triển đô thị và du lịch bền vững. Thông qua các cuộc hội thảo, sự kiện chính trị, ngoại giao, văn hóa, du lịch tầm quốc gia, quốc tế được phối hợp tổ chức tại địa phương, hình ảnh Hội An được quảng bá rộng rãi và thường xuyên trong nước và thế giới, góp phần quan trọng tăng thêm uy tín, vị thế của thành phố trong thời kỳ hội nhập.


Hội An đã đón nhận sự giúp đỡ đầy thiện chí về nhiều mặt của các tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc như: UNESCO, UNHABITAT, UNIDO, ILO…; đồng thời xây dựng nhiều quan hệ hợp tác hữu nghị mới với các địa phương, tổ chức nước ngoài, ký kết thỏa thuận hợp tác trên nhiều lĩnh vực với thành phố Wernigerode (CHLB Đức), Matsusaka (Nhật Bản), Szentendre (Hungary), San Francisco (Hoa Kỳ), Trường ĐH Kristianstad, Công viên phần mềm Krinova (Thụy Điển), Trung tâm Dịch vụ công – ĐH Portland (Hoa Kỳ)...; tiếp đón nhiều đoàn khách quốc tế đến thăm, làm việc, tư vấn chuyên gia, trao đổi kinh nghiệm,…và cũng đã cử nhiều đoàn cán bộ đi dự hội nghị, hội thảo, xúc tiến, quảng bá thương mại - du lịch, hội chợ, triển lãm… tại nước ngoài, góp phần củng cố, tăng cường và thắt chặt các mối quan hệ đối ngoại trong khuôn khổ luật pháp quốc gia và quốc tế.

Hiếm có vùng đất di sản nào mà có được vinh dự chào đón rất nhiều đoàn thượng khách như Hội An. Trong mấy chục năm qua, hầu hết những lãnh đạo cao nhất của Đảng, Quốc hội, Nhà nước, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc và các bộ ngành Trung ương đã ít nhất một lần “vi hành” về Hội An. Nhiều đoàn quan chức cấp cao quốc tế, nhiều nguyên thủ, khách VIP của các quốc gia từ Châu Âu qua Châu Á, từ Châu Mỹ đến Châu Phi và cả nước Úc xa xôi... cũng đều đã đặt chân đến Hội An. Thành phố đã đón tiếp và làm việc với hàng trăm lượt đoàn quốc tế đến để hợp tác nghiên cứu khoa học, trao đổi kinh nghiệm quản lý, bảo tồn di sản văn hóa, tổ chức lễ hội - sự kiện, đầu tư dịch vụ - kinh doanh, quản lý môi trường.

Hội An đã tổ chức hoặc tham gia nhiều sự kiện chính trị - văn hóa - du lịch tầm quốc gia, quốc tế rất thành công, tạo được ấn tượng tốt. Nhiều đoàn nghệ thuật trong nước và các nước đến Hội An giao lưu, trao đổi kinh nghiệm. Sự kiện “Những ngày văn hóa Hội An” cùng với các chương trình nghệ thuật cổ truyền của Hội An đã được tổ chức tại nhiều tỉnh thành trong cả nước và nhiều quốc gia trên thế giới. Hàng năm có rất nhiều nhà nghiên cứu, phóng viên, văn nghệ sĩ trong nước và nước ngoài đến hoạt động tại Hội An. Hình ảnh Hội An vốn đã qúa quen thuộc trên các kênh truyền hình, thông tấn, phim ảnh và các loại ấn phẩm văn hóa, báo chí khác trong nước và quốc tế. Trên thế giới mạng, hình ảnh Hội An cũng hiện hữu đa sắc màu và hấp dẫn vô cùng; với những cảm nhận, yêu mến, nhớ thương của những người lãng du đây đó nói về Hội An, bộc bạch hay tự tình, mộc mạc hay văn hoa, giản dị hay bóng bẩy cũng đều rất chân thành một tình cảm dành cho Hội An.


Trên lĩnh vực du lịch cộng đồng; công tác quảng bá xúc tiến được quan tâm đầu tư bằng nhiều hình thức nhằm thu hút khách du lịch như: tổ chức đón nhiều đoàn famtrip và presstrip, giới thiệu du lịch trên các phương tiện thông tin đại chúng, xây dựng và phát hành nhiều ấn phẩm du lịch, xây dựng bản đồ các điểm du lịch, thường xuyên cập nhật thông tin các điểm du lịch lên trang thông tin du lịch của tỉnh. Một số địa phương cũng đã chủ động trong công tác quảng bá xúc tiến du lịch như mời các đoàn famtrip lữ hành đến khảo sát, tổ chức xúc tiến du lịch tại thị trường nước ngoài, xây dựng cổng thông tin thực tế ảo và phần mềm trên thiết bị di động nhằm quảng bá hình ảnh địa phương và phục vụ du khách tra cứu thông tin. Khách du lịch đến với các điểm du lịch cộng đồng đa số là khách du lịch quốc tế, mục đích của du khách là trải nghiệm những khía cạnh chân thực của cuộc sống, đặc sản địa phương, thiết kế mộc mạc tự nhiên, các yếu tố mang đậm tính truyền thống bản địa.

2.2.3.4. Tình hình chất lượng sản phẩm và nguồn nhân lực phục vụ du lịch cộng đồng

Các sản phẩm du lịch mới được nhà nước, doanh nghiệp đưa vào khai thác như: Múa rối nước, Chương trình biểu diễn nghệ thuật hằng đêm (ngoại trừ tối thứ hai và thứ năm) của công ty Lune tại nhà biểu diễn Công viên Đồng Hiệp, Chương trình biểu diễn hằng đêm Ký ức Hội An của công ty GAMI; Chợ đêm Hội An; Lễ hội ẩm thực quốc tế; Festival Tơ lụa, Festival Gốm; điểm đến Công viên Đất Nung Thanh Hà, sản phẩm du lịch “Đi bộ dưới đáy biển” tại Cù Lao Chàm, sản phẩm ẩm thực chợ phiên thế kỷ 19, “Những ngày văn hóa Hàn Quốc tại Hội An”, “Những ngày Văn hóa dân tộc miền núi Quảng Nam tại Hội An”, Không gian Văn hóa Nhật Bản... Các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực lưu trú ngày càng quan tâm tổ chức các sự kiện văn hóa – du lịch, khai thác các dịch vụ hỗ trợ để thu hút du khách. Đến nay mạng lưới dịch vụ chăm sóc sắc đẹp, chăm sóc sức khỏe, vật lý trị liệu, spa đã phát triển rộng rãi phục vụ du khách trong và ngoài khách sạn. Hiệu quả kinh tế mang lại từ dịch vụ này rất cao so với các dịch vụ khác và đang dần trở thành nhu cầu cần thiết, không thể thiếu đối với khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế.

Nhằm nâng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch của thành phố nói chung và nhân lực du lịch cộng đồng nói riêng, các phòng, ban, ngành, ất quan tâm đến công tác hỗ trợ đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 12/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí