Những Rủi Ro Và Hạn Chế Trong Việc Áp Dụng Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế

toán để trả cho hãng WAVIN. Phòng Kế toán chịu trách nhiệm theo dõi việc thanh toán cho người xuất khẩu theo hợp đồng ngoại thương đã ký.

Ngày 14/03/2009 vào thời điểm thanh toán theo hợp đồng, Công ty viết Đơn chuyển tiền kèm phiếu Uỷ nhiệm chi ngoại tệ, Hợp đồng mua bán ngoại thương; Bộ chứng từ gửi hàng của người xuất khẩu gửi đến; Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu (nếu cần) để yêu cầu ngân hàng thực hiện việc chuyển tiền thanh toán cho hãng WAVIN.

Sau khi nhận được đơn chuyển tiền và bộ hồ sơ đã được ký duyệt của Giám đốc Công ty TSC (ngày 16/03/2009), ngân hàng Techcombank tiến hành kiểm tra chứng từ đầy đủ và hợp lệ và hạn mức trong tài khoản của Công ty còn đủ khả năng thanh toán, ngân hàng sẽ trích tài khoản của Công ty để chuyển tiền cho ngân hàng ABN-AMRO Bank Zwolle, đồng thời gửi giấy báo Nợ cho Công ty.

Ngân hàng ABN-AMRO, sau khi nhận được lệnh chuyển tiền bằng điện của Techcombank, sẽ chuyển trả tiền cho hãng WAVIN và đồng thời gửi giấy báo Có cho hãng.

2.3.2. Phương thứcnhờ thu kèm chứng từ tại Công ty

Dưới đây là một ví dụ của việc áp dụng phương thức thanh toán nhờ thu trả tiền ngay trao chứng từ (D/P):

Ngày 31/10/2008, Công ty ký hợp đồng ngoại thương số 001/TSC- Giessdorf với Công ty Giessdorf Inc của Trung Quốc để nhập khẩu vật tư thoát sàn GC-0996-XX-HT, với số lượng 2000 chiếc, số tiền 4.740,00 USD.

Trong hợp đồng qui định thanh toán bằng phương thức D/P (D/P at sight). Giao hàng trong hai đợt: đợt 1 muộn nhất là ngày 20/11/2008, đợt 2 muộn nhất là ngày 31/12/2008.

Bộ chứng từ thanh toán bao gồm: Hoá đơn thương mại, Bản kê chi tiết đóng gói hàng hoá, giấy Chứng nhận xuất xứ hàng hoá, giấy Chứng nhận chất lượng và số lượng, giấy Chứng nhận bảo hiểm.

Ngân hàng thu và xuất trình chứng từ được chọn là Techcombank, chi nhánh Ba Đình. Ngân hàng chuyển chứng từ (Ngân hàng phục vụ người xuất khẩu) là Chang Hwa Commercial Bank Ltd, Trung Quốc.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Sau khi giao toàn bộ hàng cho Công ty, nhà xuất khẩu sẽ lập bộ chứng từ nhờ ngân hàng Chang Hwa thu hộ tiền. Bộ chứng từ nhờ thu gồm có: Hối phiếu đòi tiền nhà nhập khẩu và các chứng từ gửi hàng kèm theo.

Ngân hàng Chang Hwa sau khi nhận được bộ chứng từ sẽ chuyển thư uỷ thác nhờ thu kèm hối phiếu và bộ chứng từ hàng hoá cho Techcombank nhờ thu tiền từ Công ty. Các ngân hàng sẽ không kiểm tra độ chính xác, chân thật hay giả dối hay hiệu lực pháp lý của các chứng từ mà chỉ kiểm tra xem các chứng từ nhận được có được liệt kê đầy đủ trong bản chỉ thị nhờ thu hay không. Nếu thiếu, các ngân hàng sẽ thông báo ngay không chậm trễ cho người xuất khẩu để bổ sung.

Rủi ro trong thanh toán quốc tế tại công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật - TSC - 9

Ngay sau khi nhận được các chỉ thị, Techcombank sẽ xuất trình ngay bộ chứng từ hàng hoá cho Công ty để được thanh toán (vì nhà xuất khẩu yêu cầu thanh toán ngay). Lúc này, nhân viên XNK của Công ty phải thực hiện kiểm tra xem nội dung của bộ chứng từ có phù hợp với hợp đồng đã ký hay không. Sau khi kiểm tra bộ chứng từ hoàn toàn đầy đủ và phù hợp, Công ty sẽ tiến hành yêu cầu Techcombank chuyển trả tiền ngay cho phía người xuất khẩu vì trong hợp đồng ghi rõ việc thanh toán sẽ phải thực hiện trong vòng 5 ngày sau khi nhận được bộ chứng từ hàng hoá.

Còn nếu kiểm tra bộ chứng từ thấy chưa phù hợp với những gì đã thoả thuận trong hợp đồng, Công ty có thể yêu cầu người xuất khẩu sửa chữa lại cho phù hợp rồi mới thanh toán.

Qui trình thanh toán bằng phương thức Nhờ thu chấp nhận trả tiền trao chứng từ (D/A) cũng giống như ở phương thức D/P, chỉ khác ở chỗ, Công ty sau khi đã kiểm tra bộ chứng từ hàng hoá do ngân hàng xuất trình thì thay vì thanh toán, sẽ chấp nhận thanh toán hối phiếu theo một thời hạn nhất định đã được qui định trong hợp đồng.

2.3.3. Phương thức tín dụng chứng từ tại Công ty

Hình thức thanh toán bằng thư tín dụng là hình thức thanh toán với các nghiệp vụ phức tạp. Dưới đây là ví dụ về quy trình thanh toán hàng nhập khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ.

Ngày 15/12/2008, Công ty đã ký hợp đồng số 04/TSC-AVK với công ty AVK INTERNATIONAL A/S của Đan Mạch để nhập khẩu mặt hàng van và mối nối với tổng giá trị hợp đồng là 63.520,55 EUR.

Trong hợp đồng quy định thanh toán bằng phương thức L/C không huỷ ngang trả tiền ngay (Irrevocable L/C at sight), giao hàng sau 16 - 18 tuần xuất xưởng kể từ ngày mở L/C.

Bộ chứng từ thanh toán gồm: Vận đơn đường biển, Hoá đơn thương mại, Bản kê chi tiết hàng hoá, giấy Chứng nhận xuất xứ hàng hoá, giấy Chứng nhận chất lượng. hợp đồng bảo hiểm và một bộ chứng từ thanh toán gửi bằng chuyển phát nhanh quốc tế.

Ngân hàng mở L/C do Công ty lựa chọn là Techcombank, chi nhánh Ba Đình. Ngân hàng của người xuất khẩu là DANSKE BANK của Đan Mạch.

Bước 1: Mở L/C

Nhân viên XNK của Công ty kiểm tra lại toàn bộ hợp đồng ngoại thương, chú ý các điều khoản quan trọng như thanh toán và giao hàng. Sau đó, nhân viên XNK liên hệ với phòng Kế toán xem xét tình hình tài chính và mối quan hệ của Công ty với ngân hàng như thế nào. Trước khi mở L/C, Công ty cần kiểm tra nguồn vốn đảm bảo thanh toán cho L/C mở tại ngân

hàng. L/C có thể phát hành bằng vốn tự có hoặc vốn vay ngân hàng với các mức ký quỹ khác nhau.

Căn cứ vào hợp đồng, ngày 15/01/2009 nhân viên XNK của Công ty điền vào đơn Yêu cầu mở thư tín dụng tại Ngân hàng phát hành - Techcombank. Một số điều khoản cần đặc biệt chú ý khi mở L/C nhằm tránh thiệt hại do không thể thanh toán hay giao hàng như: tên và địa chỉ của người mở, người hưởng lợi; ngày phát hành; ngày và địa điểm hết hạn hiệu lực; số tiền; cho phép chuyển tải, giao hàng từng phần hay không; cảng xếp, dỡ hàng; ngày giao hàng muộn nhất; các chứng từ cần xuất trình… Để giảm những thay đổi, điều chỉnh không cần thiết và rút ngắn thời gian cũng như tăng sự chính xác của L/C, Công ty fax đơn Yêu cầu mở L/C cho nhà cung cấp kiểm tra. Nếu có thay đổi hay bổ sung thì nhà cung cấp sẽ fax lại để Công ty chỉnh sửa trước khi mở L/C tại ngân hàng.

Bước 2: Kiểm tra L/C

Ngày 19/01/2009, Công ty sẽ nhận được bản Fax L/C của ngân hàng có nội dung, tuy vậy không có dấu và chữ ký của người có thẩm quyền. Nhân viên XNK phải kiểm tra nội dung của L/C có phù hợp với các điều khoản và điều kiện của hợp đồng mua bán hay không.

Sau khi kiểm tra các điều kiện và quy định ghi trong L/C nếu thấy điều kiện nào không phù hợp với Hợp đồng hoặc các điều kiện không đầy đủ, Công ty sẽ yêu cầu ngân hàng mở L/C sửa đổi lại nội dung hoặc bổ sung L/C cho phù hợp.

Ngân hàng Techcombank sau khi được Công ty chấp nhận các điều kiện ghi trong L/C, ngày 20/01/2009 đã mở L/C số: TF0908901003/BDN. Thông qua Ngân hàng thông báo ở nước của nhà cung cấp là DANSKE BANK để thông báo về L/C đó và đề nghị Công ty AVK kiểm tra. Do Techcombank sẽ không chịu trách nhiệm về những sai sót trong L/C và chỉ

thanh toán cho AVK khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ với L/C nên AVK sẽ phải kiểm tra L/C rất cẩn thận. Nếu có sai sót thì AVK sẽ yêu cầu sửa đổi hoặc bổ sung L/C.

Ngày 30/01/2009 AVK gửi Telex message cho TSC để gia hạn thời gian giao hàng muộn nhất và tương ứng là ngày hết hạn hiệu lực của L/C.

Ngày 05/02/2009 nhân viên XNK của Công ty xuất trình đơn yêu cầu điều chỉnh thư tín dụng kèm theo văn bản thoả thuận giữa hai bên về những thay đổi này.

Bước 3: Kiểm tra bộ chứng từ hàng hoá


Sau khi đồng ý với L/C và giao hàng (thông thường nhà cung cấp liên lạc và thông báo về ngày giờ giao hàng để Công ty có thể chuẩn bị kho bãi để nhận hàng hoặc tổ chức phương án kinh doanh đầu ra khi hàng về đến cảng), trong vòng 10 ngày làm việc công ty AVK sẽ gửi bộ copy chứng từ hàng hoá cho Công ty bằng DHL. Đây là bộ chứng từ không có khả năng thanh toán, chỉ mang tính chất thông báo của nhà xuất khẩu cho Công ty.

Sau khi nhận được bộ chứng từ, nhân viên XNK phải kiểm tra đối chiếu nội dung của các chứng từ đó với L/C và hợp đồng. Trong trường hợp các chứng từ phù hợp, nhân viên XNK sẽ tiến hành làm các thủ tục xác nhận với Ngân hàng và chấp nhận thanh toán để nhận bộ chứng từ gốc. Trong trường hợp có sự khác biệt, nhân viên XNK sẽ phải thông báo ngay cho nhà cung cấp để kiểm tra lại chứng từ. Nếu các lỗi sai khác là lỗi lớn thì Công ty sẽ từ chối thanh toán, nếu là lỗi nhỏ thì yêu cầu điều chỉnh và chấp nhận thanh toán sau khi có sự hiệu chỉnh từ nhà cung cấp.

Bước 4: Thanh toán tại ngân hàng


Sau khi giao hàng ngày 30/04/2009, công ty AVK nhanh chóng xuất trình bộ chứng từ tới ngân hàng của mình là DANSKE BANK, để thông qua

đó chuyển nhanh cho ngân hàng mở L/C kiểm tra. Techcombank kiểm tra kỹ lưỡng nếu không thấy có gì sai sót và thay đổi lớn sẽ thanh toán cho công ty AVK. Lúc này, Techcombank sẽ thông báo cho TSC sẽ thanh toán bằng tiền của mình hay vay ngân hàng để thanh toán cho người xuất khẩu. Điều này cũng có thể được quy định ngay từ đầu trong Yêu cầu mở thư tín dụng của ngân hàng. Nếu Công ty chấp nhận thanh toán bằng tiền trong tài khoản, ngân hàng sẽ ghi có cho tài khoản 112 và tài khoản ngoại tệ 007. Nếu Công ty hiện chưa có tiền để thanh toán cho người xuất khẩu thì Techcombank sẽ cấp tín dụng để thanh toán cho công ty AVK của Đan Mạch. Mặt khác, trong vận đơn có ghi rõ là người nhận hàng “Giao theo lệnh của Techcombank” (Made out to order of Techcombank) nên Công ty muốn có bộ chứng từ để nhận hàng phải yêu cầu ngân hàng ký hậu vào phía sau tờ vận đơn.

Trên đây là thực tiễn áp dụng các phương thức thanh toán quốc tế của Công ty. Qua phân tích, ta có thể thấy rõ trong mỗi phương thức thanh toán quốc tế, bên cạnh những ưu điểm đều có những hạn chế. Điều quan trọng là phải tìm hiểu rõ những hạn chế đó để có giải pháp khắc phục, nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra trong thanh toán quốc tế.

2.4. Những rủi ro và hạn chế trong việc áp dụng các phương thức thanh toán quốc tế

Hoạt động thanh toán quốc tế qua các hợp đồng nhập khẩu của Công ty đang từng bước được hoàn thiện. Công ty có mối quan hệ tốt với ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) và ngân hàng Công thương Việt Nam (Vietcombank). Thông qua các nghiệp vụ thanh toán hàng nhập khẩu, đội ngũ cán bộ nhân viên của Công ty tại phòng nghiệp vụ đã nắm rõ trình tự các bước thanh toán, phối hợp với ngân hàng thanh toán một cách nhanh chóng, đúng thủ tục.

Trong những năm vừa qua, các hợp đồng nhập khẩu mà Công ty ký kết ngày càng tăng và việc vận dụng các phương thức thanh toán ngày càng hiệu quả. Phương thức thanh toán tín dụng chứng từ được Công ty sử dụng chiếm tỷ trọng lớn trong các phương thức thanh toán. Điều này thể hiện Công ty đã dần có những thị trường lớn, có nhiều đối tác mới như Siemens (Đức) – năm 2004, Maxxus (Singapore) – năm 2005, Phoongnam (Hàn Quốc) – năm 2006, Hydro one (Malaysia) – năm 2007 và Fuji (Nhật Bản) – năm 2008 nên công tác thanh toán cần phải đảm bảo hết sức an toàn và cẩn trọng, tạo được sự tin cậy cho bạn hàng mới và góp phần tạo ra mối quan hệ lâu dài về sau. Bên cạnh đó, những bạn hàng thân tín, tin cậy, có mối quan hệ lâu năm như AVK, Cotco và WAVIN Công ty tiếp tục áp dụng phương thức thanh toán chuyển tiền và nhờ thu bởi sự nhanh chóng và hiệu quả của các phương thức này.

Tuy nhiên, trong buôn bán quốc tế, dù ở hình thức nào luôn tồn tại một mâu thuẫn: người mua muốn có được hàng hoá trước khi trả tiền còn người bán lại muốn nhận được tiền trước khi chuyển giao hàng cho người mua. Mâu thuẫn này càng khó giải quyết hơn khi các chủ thể trong hợp đồng ở cách xa nhau, không thuận tiện cho việc giao tiếp, liên lạc. Mọi phương thức thanh toán dù có hoàn thiện đến mấy thì vẫn có những mặt hạn chế và tiềm ẩn những khả năng xảy ra rủi ro. Do đó, với tư cách là người nhập khẩu áp dụng cả ba phương thức thanh toán đã nêu trên, Công ty có thể gặp phải những rủi ro và hạn chế sau:

2.4.1. Đối với phương thức chuyển tiền


Công ty chỉ sử dụng phương thức chuyển tiền bằng điện (T/T). Đây là phương thức thanh toán đơn giản nhất về mặt thủ tục cũng như quy trình thanh toán. Phương thức này chỉ được áp dụng đối với những bạn hàng thực sự tin tưởng, có mối quan hệ làm ăn lâu dài như Wavin (nhà cung cấp sản phẩm ống nhựa PPR và phụ kiện kèm theo). Hơn nữa, do mối quan hệ nhà

sản xuất - nhà phân phối của Wavin - TSC, Công ty được ưu tiên trong thời gian thanh toán: trong các hợp đồng thường quy định thời gian thanh toán sau 45 ngày kể từ ngày xuất hóa đơn thương mại. Do vậy, Công ty không gặp rủi ro đã thanh toán nhưng không nhận được hàng. Tuy nhiên do không có sự ràng buộc nào giữa hai bên xuất khẩu và nhập khẩu nên Công ty vẫn gặp một số rủi ro sau:

Hàng giao chậm so với thời gian dự kiến: Hợp đồng số 0309/TSC- WAVIN thành lập ngày 06/03/2009 quy định thời gian giao hàng trong vòng 4 tuần kể từ ngày ký hợp đồng và ngày dự kiến xếp hàng vào cuối tháng 3. Tuy nhiên, đến ngày 10/04/2009 hàng mới được xếp lên phương tiện vận tải (tàu biển).

Hàng giao không đúng số lượng và chất lượng: Hợp đồng số 0508/TSC-WAVIN kèm theo đơn hàng số 0508/TSC-WAVIN thành lập ngày 11/08/2008 quy định số lượng của ống PPR PN10 - D90 là 400M (tương đương với 40 ống). Vì một số lý do hãng không sản xuất đủ theo khối lượng này (chỉ có 372M). Do số lượng hàng giao thiếu là ít và mối quan hệ lâu dài của hai bên, Công ty vẫn nhận hàng và thanh toán tiền theo hợp đồng.

Hậu quả của từ những rủi ro trên làm ảnh hưởng đến tiến độ giao hàng cũng như đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng trong nước và làm chậm quá trình kinh doanh của Công ty.

2.4.2. Đối với phương thức nhờ thu


Phương thức nhờ thu cũng là một phương thức thanh toán mà Công ty áp dụng đối với những khách hàng quen biết. Tính bảo đảm của phương thức này cao hơn phương thức chuyển tiền nhưng tính chất rủi ro vẫn còn không ít do vậy tỉ lệ sử dụng phương thức nhờ thu trong hoạt động nhập khẩu của Công ty cũng không cao. Để đảm bảo an toàn, Công ty chủ yếu sử dụng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/09/2022