phương thức thanh toán nhờ thu chấp nhận trả tiền đổi chứng từ (D/A) hơn là phương thức nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (D/P). Sử dụng phương thức này, Công ty vẫn gặp phải rủi ro như sau:
Bộ chứng từ hàng hóa có sai sót do ngân hàng không có trách nhiệm kiểm tra dẫn đến những khó khăn, mất thêm chi phí và thời gian cho Công ty khi xuất trình bộ chứng từ nhập khẩu để nhận hàng: Hợp đồng số 001/TSC- Giessdorf thành lập ngày 31/10/2008 theo phương thức nhờ thu D/P. Trong quá trình lập chứng từ, người xuất khẩu đã viết nhầm địa chỉ cũ của Công ty trên Hóa đơn thương mại và Phiếu đóng gói hàng hóa là: No.37, lot 1A, Trung Yen 11B road, Trung Yen urban area, Hanoi (Địa chỉ mới: No.2, lot 1C, Trung Yen 11B road, Trung Hoa Ward, Cau Giay District, Hanoi).
Hàng hóa đến sau bộ chứng từ thanh toán trong phương thức nhờ thu trả tiền ngay trao chứng từ. Như vậy, Công ty có trách nhiệm trả tiền ngay khi nhận bộ chứng từ mà không có sự kiểm tra hàng hoá trước, vì vậy, Công ty gặp rủi ro trong trường hợp hàng hoá mô tả trong chứng từ không được giao đúng về mặt số lượng, loại hàng cũng như chất lượng đã được thoả thuận trong hợp đồng. Chẳng hạn như: Hợp đồng số 1306/TSC-WAVIN thành lập ngày 18/12/2006 có 17 máy hàn RSP - 2a PT 600W nhập về bị hỏng rơle. Trong khi đó, máy hàn cần dùng cho các công trình đang thi công không đủ. Nhu cầu về máy hàn không được đáp ứng đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Công ty với tư cách nhà thầu phụ của dự án.
2.4.3. Đối với phương thức tín dụng chứng từ
Một phương thức được coi là an toàn và hoàn thiện hơn cả đối với Công ty khi tham gia nhập khẩu hàng hoá là phương thức tín dụng chứng từ, vẫn không thể tránh khỏi những rủi ro và hạn chế mà trên thực tế Công ty đã gặp phải:
2.4.3.1. Mất cơ hội kinh doanh do nguồn vốn bị ứ đọng
Nguồn vốn bị ứ đọng khi ngân hàng yêu cầu Công ty ký quỹ nếu muốn mở L/C tại ngân hàng. Thông thường Công ty phải chấp nhận tỷ lệ ký quỹ cao mà ngân hàng đưa ra, đôi khi lên đến 100% giá trị lô hàng nhập khẩu. “Chữ “tín dụng” dùng ở đây phải được hiểu theo nghĩa rộng hơn, thêm cả nghĩa tín nhiệm, chứ không chỉ là khoản tiền cho vay trong nghĩa thông thường của từ này” (1). Cái mà ngân hàng cho vay chủ yếu là sự tín nhiệm của mình do ngân hàng luôn đảm bảo được khả năng thanh toán và khó có thể bị phá sản hơn doanh nghiệp. Cam kết trả tiền của ngân hàng sẽ được tin tưởng hơn là cam kết trả tiền của người nhập khẩu. Đối với các ngân hàng mà Công ty có quan hệ tốt thì tỷ lệ ký quỹ có thể giảm xuống (mức thấp nhất mà Công ty được hưởng là 25%), như vậy, vẫn chiếm một phần trong tổng số vốn của Công ty. Công ty có thể ký quỹ đảm bảo thanh toán L/C bằng ngoại tệ hoặc bằng đồng VND theo tỷ giá hối đoái do ngân hàng Nhà nước công bố. Trong thời gian từ khi L/C được mở cho đến khi L/C được thanh toán hoặc hết hiệu lực, số tiền
vốn này có thể coi là bị ngân hàng phong tỏa để đảm bảo khả năng thanh toán của Công ty đối với L/C. Nếu khoảng cách với người xuất khẩu tương đối xa hoặc doanh nghiệp xuất khẩu chậm trễ trong việc giao hàng, hoàn tất bộ chứng từ hay chậm trễ trong việc trình bộ chứng từ hàng hoá cho ngân hàng phục vụ mình thì thời gian thanh toán sẽ kéo dài, vốn của Công ty bị ứ đọng, không quay vòng được. Điển hình là hợp đồng nhập khẩu ống nhựa và phụ kiện số 0705/TSC-WAVIN ngày 17/10/2005. Trị giá hợp đồng lên đến 152.413,74 EURO (theo điều kiện Exworks, Incoterms 2000). Tại thời điểm này, do mối quan hệ với hãng Wavin mới được thiết lập nên Công ty phải sử dụng phương thức thanh toán bằng L/C thay vì thanh toán bằng T/T. Hơn nữa, Công ty mới hoạt động được hơn một năm và chưa thể xây dựng được sự
1 PGS.TS. Nguyễn Thị Quy (2006), Cẩm nang giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng L/C, trang 15.
tin tưởng với ngân hàng. Tỷ lệ ký quỹ mà Công ty phải thực hiện là 100% trị giá hợp đồng. Trong khi đó, thời gian để hãng WAVIN có thể sản xuất đủ số lượng hàng yêu cầu là 14-16 tuần và thời gian để vận chuyển hàng từ châu Âu về đến Việt Nam thông thường phải mất hơn 1 tháng. Như vậy, khoảng thời gian mà số vốn trên bị ứ đọng là khá lâu. Với một doanh nghiệp loại nhỏ và mới được thành lập không lâu thì việc huy động số vốn như trên gặp nhiều khó khăn. Công ty phải chờ đến khi lô hàng trên được tiêu thụ trên thị trường mới có thể tiếp tục thực hiện được các hợp đồng nhập khẩu có giá trị lớn. Cơ hội kinh doanh của Công ty bị giảm đi đáng kể do việc bị đọng vốn nêu trên.
2.4.3.2. Rủi ro liên quan đến chứng từ xuất trình
“Trong phương thức tín dụng chứng từ, các bên giao dịch chỉ dựa trên các chứng từ xuất trình. Chứng từ có vai trò đặc biệt quan trọng, nó là minh chứng cho việc hoàn thành nghĩa vụ giao hàng và là căn cứ đòi ngân hàng thanh toán tiền hàng của người xuất khẩu” (1). Chứng từ xuất trình cũng là căn cứ duy nhất để ngân hàng quyết định trả tiền hay từ chối thanh toán cho người
hưởng lợi thư tín dụng, đồng thời cũng là căn cứ duy nhất để người nhập khẩu hoàn trả hay từ chối trả tiền cho ngân hàng. Việc thanh toán hoàn toàn dựa trên sự phù hợp của bộ chứng từ hàng hóa, không phải là thanh toán dựa trên thực tế hàng hóa. Mặt khác, ngân hàng cũng chỉ có trách nhiệm kiểm tra tính chân thật bề ngoài và được miễn trách trong trường hợp bộ chứng từ bị làm giả, không đúng sự thật. Do vậy, Công ty có thể phải gặp nhiều rủi ro liên quan đến chứng từ xuất trình.
a) Chứng từ xuất trình chậm hoặc bị khống chế lâu tại ngân hàng
Trong cơ cấu thị trường nhập khẩu của Công ty, thị trường châu Á chiếm tỷ trọng tương đối khiêm tốn. Các bạn hàng mà Công ty thiết lập mối
1 PGS.TS. Nguyễn Thị Quy (2006), Cẩm nang giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng L/C, trang 18 - 19.
quan hệ lại chủ yếu nằm trong khu vực Đông Nam Á. Do vậy khoảng cách địa lý giữa các nhà sản xuất với Công ty tương đối gần và thời gian để vận chuyển hàng về Việt Nam chỉ nằm trong khoảng 1 - 2 tuần. Rủi ro mà Công ty thường gặp phải là bộ chứng từ xuất trình nhiều khi đến chậm hơn hàng hóa hoặc do thời gian lưu chuyển và kiểm tra chứng từ tại các ngân hàng có thể lâu hơn 1 tuần nên hàng hóa đến cảng trước khi Công ty nhận được vận đơn để lấy hàng: hợp đồng số 001/2009/CSV-TSC thành lập ngày 14/01/2009 theo phương thức L/C để nhập mặt hàng ống thép đen từ Thái Lan. Khi lập xong bộ chứng từ, phía nhà sản xuất đã gửi qua thư điện tử để Công ty kiểm tra. Công ty phát hiện có sai sót trong bộ chứng từ và phía nhà sản xuất đã kịp thời sửa đổi trước khi xuất trình cho ngân hàng. Tuy nhiên do khoảng cách hai quốc gia Thái Lan - Việt Nam tương đối gần nên bộ chừng từ sau khi đã được sửa đổi vẫn đến chậm hơn hàng. Để kịp thời nhận hàng, Công ty cần phải có thư bảo lãnh ngân hàng mới có thể lấy lệnh giao hàng từ hãng tàu để nhập hàng về, tránh chi phí lưu kho bãi container. Nếu Công ty không thể lấy được thư bảo lãnh của ngân hàng thì ngoài chí phí lưu kho bãi tương đối lớn, Công ty còn có thể bị nộp phạt do việc chậm giao hàng, không đảm bảo tiến độ thi công cho nhà thầu xây dựng. Từ đó có thể thấy kinh nghiệm tính toán được thời gian giao nhận hàng và thời gian nhận bộ chứng từ đủ để kiểm tra tính chân chật của bộ chứng từ trước khi hàng về là rất cần thiết.
b) Rủi ro từ các chứng từ xuất trình không phù hợp với L/C
Bộ chứng từ thanh toán phù hợp với L/C phải đáp ứng được những yêu cầu sau:
- Các chứng từ phải thể hiện trên bề mặt của chúng là phù hợp với các điều kiện của tín dụng.
- Các chứng từ thể hiện trên bề mặt của chúng không được mâu thuẫn lẫn nhau.
“Hóa đơn thương mại được coi là trung tâm của bộ chứng từ xuất trình đòi tiền theo L/C vì trong trường hợp không dùng hối phiếu thì hóa đơn là căn cứ để thanh toán tiền hàng. Hóa đơn thương mại liệt kê rõ danh mục hàng hóa xuất giao cho người nhập khẩu, quy cách, phẩm chất, số kiện, số lượng, trọng lượng, đơn vị hàng hóa cùng đơn giá và số tiền” (1). Các tranh chấp liên quan chủ yếu đến hai vấn đề là: trị giá hóa đơn và mô tả hàng hóa trên hóa đơn. Trong hợp đồng số 0409/TSC-WAVIN kèm theo đơn hàng số 0409/TSC- WAVIN ký ngày 06/03/2009, Công ty đã đặt một số lượng hàng ống như sau:
DESCRIPTION | REFERENCE NO. | UNIT | Q'TY | UNIT PRICE (EUR) | AMOUNT (EUR) | |
PN10 PIPES L = 4 m (GREEN) | ||||||
1 | OD 50 x 4.6 mm | TTR050P10X | m | 400 | 3.07 | 1,228.00 |
2 | OD 75 x 6.9 mm | TTR075P10X | m | 200 | 4.34 | 868.00 |
3 | OD 90 x 8.2 mm | TTR090P10X | m | 300 | 5.46 | 1,638.00 |
…… |
Có thể bạn quan tâm!
- Tổng Trị Giá Hàng Nhập Khẩu Qua Các Năm 2004 Đến 2008
- Tổn Thất Do Sự Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Từ Năm 2004 Đến 2008
- Những Rủi Ro Và Hạn Chế Trong Việc Áp Dụng Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế
- Rủi Ro Từ Việc Không Thực Hiện Đúng Trách Nhiệm Của Các Bên Tham Gia Trong Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
- Định Hướng Hoạt Động Kinh Doanh Và Yêu Cầu Đối Với Việc Thực Hiện Thanh Toán Quốc Tế Tại Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật - Tsc
- Dùng Hợp Đồng Để Buộc Người Xuất Khẩu Giao Hàng
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Khi lập hóa đơn thương mại, nhà sản xuất đã vào nhầm đơn giá (Unit price) của khối lượng ống nói trên:
DESCRIPTION | REFERENCE NO. | UNIT | Q'TY | UNIT PRICE (EUR) | AMOUNT (EUR) | |
PN10 PIPES L = 4 m (GREEN) | ||||||
1 | OD 50 x 4.6 mm | TTR050P10X | m | 400 | 12.28 | 4,912.00 |
2 | OD 75 x 6.9 mm | TTR075P10X | m | 200 | 17.36 | 3,472.00 |
3 | OD 90 x 8.2 mm | TTR090P10X | m | 300 | 21.84 | 6,552.00 |
…… |
Trong đơn đặt hàng của Công ty, đơn giá theo mét ống còn trong hóa đơn thương mại của nhà sản xuất là đơn giá theo cây ống. Với khối lượng không thay đổi đã dẫn đến số tiền ghi trên hóa đơn vượt quá giá trị L/C là 11.202,00 EURO. Khi hóa đơn được xuất trình, ngân hàng có quyền từ chối thanh toán. Nếu ngân hàng chấp nhận hóa đơn nói trên thì chỉ có số tiền cao
1 PGS.TS. Nguyễn Thị Quy (2006), Cẩm nang giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng L/C, trang 41.
nhất đã ấn định trong L/C sẽ được thanh toán. Việc giao chứng từ hay không còn phụ thuộc vào khoản tiền chưa được trả. Trong trường hợp này, Công ty đã giải thích với ngân hàng do lỗi sơ suất của nhà sản xuất và chuyển khoản tiền vượt quá sang nhờ thu cho đơn hàng tiếp theo. Những sai sót dù nhỏ nhất cũng gây ra khó khăn cho việc thanh toán cũng như mất thêm công sức, thời gian và chi phí để sửa chữa cho cả bên người xuất khẩu và nhập khẩu.
Tương tự như trị giá hóa đơn, “việc mô tả hàng hóa trên hóa đơn cũng được ngân hàng kiểm tra kỹ lưỡng. Chỉ cần một sai sót nhỏ trong mô tả hàng hóa trên hóa đơn và trong L/C cũng có thể khiến cho ngân hàng từ chối thanh toán. Việc mô tả hàng hóa chính xác như được nêu trong L/C chứng minh cho việc hàng hóa đã được giao theo đúng hợp đồng” (1). Đối với hợp đồng số 002/2009/CSV-TSC ký ngày 05/03/2009 và L/C mở theo hợp đồng này, hàng hóa được mô tả là: Cotco black steel pipes (ống thép đen của hãng Cotco). Còn trong hóa đơn thương mại mà nhà sản xuất lại mô tả hàng hóa như sau: Hot rolled steel round tube, Submerged Arc Welding - SAW pipe (ống thép cuộn nóng theo phương pháp hàn hồ quang). Sự khác biệt trong mô tả hàng hóa là do tên thương mại và tên kỹ thuật của loại ống thép này. Tuy nhiên thì chỉ nhà sản xuất và Công ty có thể nắm rõ được còn phía ngân hàng cho rằng có sự khác biệt trong mô tả hàng hóa giữa hóa đơn và L/C, khiến cho ngân hàng từ chối thanh toán. Lập luận của ngân hàng là hàng hóa trên hóa đơn
không đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng và L/C (là một loại máy hàn ống chứ không phải ống thép như yêu cầu). Sau đó, Công ty yêu cầu nhà sản xuất cung cấp Catalogue kỹ thuật mới nhất và đồng thời dịch sang tiếng Việt để thuyết phục ngân hàng. Tuy nhiên nếu ngân hàng không chấp nhận thanh toán và Công ty thiếu thái độ hợp tác thì hoàn toàn có thể xảy ra tranh chấp giữa các
1 PGS.TS. Nguyễn Thị Quy (2006), Cẩm nang giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng L/C, trang 43.
bên. Việc giải quyết tranh chấp không hề đơn giản, gây tốn kém cho các bên. Đặc biệt là cơ hội kinh doanh các hàng hóa đó cũng sẽ không còn nữa.
Cũng như nhiều doanh nghiệp Việt Nam, điều kiện giao hàng chủ yếu được áp dụng trong các hợp đồng ngoại thương của Công ty là CIF (Cost, Insurance & Freight – Tiền hàng, bảo hiểm và cước) và CIP (Carriage & Insurance Paid to – Cước phí và bảo hiểm trả tới). Trong thư tín dụng sẽ yêu cầu xuất trình chứng từ bảo hiểm do người xuất khẩu chịu trách nhiệm mua bảo hiểm cho hàng hóa. “Trị giá bảo hiểm phải bao gồm ít nhất giá CIF hoặc CIP của hàng hóa và cộng thêm 10%. Đây là số tiền bảo hiểm tối thiểu được yêu cầu. Trong L/C còn quy định loại bảo hiểm phải mua và cả những loại rủi ro phụ phải mua bảo hiểm (nếu cần)” (1). Để được thanh toán thì nhà sản xuất cần chuẩn bị đầy đủ các chứng từ, trong đó có chứng từ bảo hiểm. Do gặp khó khăn trong việc tìm hãng tàu vận chuyển nên hãng AVK (Đan Mạch) chưa xác định được ngay cước phí vận tải của lô hàng. Để kịp giao hàng theo đúng quy định của L/C mở theo hợp đồng số 0107/TSC-AVK ký ngày 11/10/2007, hãng cần chuẩn bị đủ các chứng từ ngoài vận đơn và chỉ chờ đến khi có tàu thì xếp hàng ngay. Cho nên hãng đã mua bảo hiểm cho hàng hóa trước khi
xác định được cước phí vận tải và như vậy, số tiền bảo hiểm nhỏ hơn 110% giá CIF của hàng hóa. Do khoảng cách xa và thời gian vận chuyển lâu, rủi ro nhiều với hàng hóa của Công ty. Trong trường hợp xảy ra rủi ro thì Công ty sẽ không được bồi thường đầy đủ cho những thiệt hải xảy ra (không được bồi thường cho phần trị giá cước vận tải đường biển). Tuy vậy để giữ mối quan hệ với nhà sản xuất thì Công ty vẫn chấp nhận thanh toán cũng như chấp nhận rủi ro có thể xảy ra.
1 PGS.TS. Nguyễn Thị Quy (2006), Cẩm nang giải quyết tranh chấp trong thanh toán quốc tế bằng L/C, trang 44.
Công ty còn gặp một số trường hợp Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin – C/O) khi xuất trình không theo yêu cầu của L/C. Chẳng hạn, trong L/C viết: C/O must not be hand - written except for signature (trong C/O không được có chữ viết tay, ngoại trừ chữ ký). Tuy nhiên trong các Giấy chứng nhận xuất xứ của hãng AVK vẫn có nhiều chữ viết tay như tên hàng hóa, số C/O, ngày/tháng/năm thành lập... Khả năng Giấy chứng nhận xuất xứ bị làm giả là rất cao. Công ty có thể nhận hàng không đúng xuất xứ như cam kết với khách hàng trong nước.
Một lỗi thường gặp ở người xuất khẩu khi lập chứng từ là không đảm bảo được các chứng từ đó không mâu thuẫn với nhau. Hợp đồng số 001/2009/CSV-TSC thành lập ngày 14/01/2009 theo phương thức L/C để nhập mặt hàng ống thép đen từ Thái Lan. Người xuất khẩu đã viết không đúng tên tiếng Anh của Công ty là: Technical Service Joint Stock Company (Tên chính xác là: Technology Service Joint Stock Company) trên Bản kê chi tiết hàng hóa và giấy chứng nhận chất lượng. Cho dù ngân hàng và Công ty bỏ qua sai sót để chấp nhận thanh toán thì vẫn gặp khó khăn khi làm thủ tục hải quan. Ngoài việc phải chờ đợi bộ chứng từ sửa đổi, Công ty còn mất thêm chi phí và công sức để hoàn tất thủ tục hải quan.
Từ thực tiễn thanh toán tín dụng tại Công ty, cách giải quyết thường gặp là chấp nhận thanh toán và tránh dẫn đến tranh chấp của hai bên nếu Công ty xét thấy những sai sót của bộ chứng từ trong phạm vi có thể chấp nhận, đồng thời giữ được mối quan hệ lâu dài với nhà cung cấp. Tuy nhiên xét về lâu dài, nếu Công ty tiếp tục chấp nhận thanh toán, bỏ qua sai sót của bộ chứng từ và không có chế tài hay biện pháp hạn chế những sai sót kể trên từ người xuất khẩu thì Công ty có thể sẽ phải chịu những thiệt hại nghiêm trọng khi giải quyết tương tự đối với sai sót của bộ chứng từ của người xuất khẩu mới khác, bởi vì không phải họ đều có thiện chí với Công ty. Khi đó