Tổn Thất Do Sự Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Từ Năm 2004 Đến 2008

giá đã chào thầu theo giá thị trường thì gây mất niềm tin với chủ đầu tư và các nhà thầu khác; nếu giữ mức giá như cũ thì Công ty sẽ phải chịu tổn thất lớn do việc biến động liên tục của tỷ giá qua các năm. Qua việc tổng hợp tỷ giá thực hiện từ khi ký hợp đồng đến thời điểm thanh toán, có thể thấy chênh lệch tỷ giá đã gây tổn thất chi phí từ 0,27% - 0,57% trị giá của các hợp đồng nhập khẩu mỗi năm.

Bảng 6: Tổn thất do sự biến động tỷ giá hối đoái từ năm 2004 đến 2008


Đơn vị tính: triệu VNĐ

Năm

2004

2005

2006

2007

2008

Trung bình

Trị giá

hàng nhập khẩu

592.23

6,522.72

5,367.29

10,620.38

11,484.04

6,917.33

Tổn thất

1.60

21.52

20.93

44.61

65.46

30.82

Tỷ lệ (%)

0.27

0.33

0.39

0.42

0.57

0.40

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Rủi ro trong thanh toán quốc tế tại công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật - TSC - 8

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


Việc kiểm soát sự biến động này nằm ngoài khả năng của Công ty và Công ty chỉ có thể áp dụng những biện pháp làm giảm thiểu tối đa tổn thất có thể xảy ra. Để phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thị trường mà tỷ giá luôn biến động, Công ty cần định kỳ tiến hành việc định giá lại tài sản và nguồn vốn theo tỷ giá thị trường. Trong thanh toán nhập khẩu, Công ty có thể sử dụng các sản phẩm ngoại hối và công cụ phái sinh để hạn chế rủi ro như mua ngoại tệ giao ngay, thực hiện hợp đồng mua/bán kỳ hạn, hợp đồng quyền chọn bán/quyền chọn mua.

Thông thường với những hợp đồng có giá trị lớn và thời gian giao hàng dài (3 - 4 tháng) như trong các hợp đồng với hãng WAVIN, sau khi ký kết hợp đồng với nhà sản xuất, bộ phận Kế toán tiến hàng mua ngoại tệ (EUR, USD) và gửi vào tài khoản tiền gửi không kỳ hạn để hưởng lãi suất. Đến thời điểm phải thanh toán thì sẽ thực hiện việc thanh toán cho người xuất khẩu.

Công ty thực hiện hợp đồng kỳ hạn trong trường hợp nước sản xuất tương đối gần, thời gian giao hàng nhanh như các nước trong khu vực Đông Nam Á. Thông qua thỏa thuận mua bán ngoại tệ với ngân hàng về một tỷ giá và số lượng ngoại tệ xác định được thực hiện vào một thời điểm trong tương lai (tại thời điểm thanh toán cho người xuất khẩu), Công ty có thể loại bỏ nguy cơ tỷ giá biến động theo chiều hướng bất lợi. Ngoài ra, sử dụng hợp đồng kỳ hạn giúp Công ty lên kế hoạch về thu nhập và chi phí không bị phụ thuộc vào biến động tỷ giá. Việc xác định tỷ giá được chủ động tính toán và đặt trong kế hoạch kinh doanh của Công ty.


Công ty thống nhất giá mua ngoại tệ với ngân hàng


Ngân hàng bán ngoại tệ theo giá đã thỏa thuận với Công ty

Ngày kết thúc kỳ hạn

Ngày bắt đầu kỳ hạn


Ngoài ra, một hình thức khá mới ở Việt Nam là hợp đồng quyền chọn ngoại tệ, cho phép công ty có quyền (nhưng không kèm theo nghĩa vụ) mua hoặc bán một loại ngoại tệ bằng một loại ngoại tệ khác với một tỷ giá ấn định trước vào một thời điểm xác định trong tương lai.

Như vậy, có thể nói rằng nếu Công ty có cái nhìn nhạy bén, am hiểu thị trường ngoại hối, Công ty hoàn toàn có thể thu lợi từ tỷ giá hối đoái. Tuy nhiên, mục đích chính của Công ty là lợi nhuận từ việc kinh doanh nhập khẩu hàng hoá, các khoản lợi nhuận tăng thêm do tỷ giá hối đoái dù sao cũng không phải là yếu tố quan trọng nhất. Vì vậy, để đảm bảo an toàn, tránh mạo hiểm và nhất là tránh mọi trường hợp rủi ro có thể xảy ra do sự biến động không lường của tỷ giá hối đoái, Công ty thường ấn định tỷ giá vào thời điểm

ký hợp đồng để cung cấp các vật tư, thiết bị nhập khẩu cho khách hàng trong nước. Tỷ giá đó có thể là tỷ giá thị trường của các ngân hàng thương mại mà Công ty mở tài khoản ngoại tệ hoặc có thể cộng thêm 1 - 2% để dự phòng trong khoảng thời gian có sự biến động về tỷ giá. Trong nhiều trường hợp, Công ty sử dụng tỷ giá đã được xác định trong hợp đồng mua ngoại tệ thanh toán hàng nhập khẩu để làm tỷ giá cho hợp đồng trong nước. Đơn giá của hợp đồng nội có thể dùng ngoại tệ (EUR, USD) và đi kèm với tỷ giá đã được ấn định hoặc đã được quy đổi thành VND ngay từ khi ký hợp đồng để thuận tiện cho việc thanh toán.

2.1.3. Thời gian thanh toán


Khi thanh toán hàng nhập khẩu, thời hạn thanh toán phụ thuộc vào yêu cầu của người xuất khẩu, tuy nhiên, Công ty cũng cố gắng thoả thuận với người bán để đạt được ưu đãi về thời gian thanh toán như thanh toán trả chậm, trả từng phần…

Việc qui định thời hạn thanh toán trong hợp đồng còn phụ thuộc chủ yếu vào mối quan hệ làm ăn giữa Công ty và bạn hàng, nếu phía đối tác là bạn hàng lâu năm, có uy tín như WAVIN, Cotco hay AVK, Công ty có thể được trả sau hoặc trả từng phần; thời gian thanh toán kéo dài 45 - 90 ngày, thậm chí là 120 ngày.

2.1.4. Các ngân hàng phục vụ


Hoạt động thanh toán quốc tế có đặc trưng là chủ yếu được tiến hành qua ngân hàng và không dùng tiền mặt. Thêm vào đó, để luôn đảm bảo nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh, Công ty thường xuyên có nhu cầu vay vốn từ phía ngân hàng. Vì thế, mối quan hệ với ngân hàng luôn được Công ty chú ý coi trọng.

Trong quá trình kinh doanh, Công ty đã tạo được mối quan hệ khách hàng tin cậy với một số ngân hàng như: Techcombank (Ngân hàng Kỹ thương Việt Nam), Vietcombank (Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam), Vietinbank( Ngân hàng Công thương Việt Nam)… Đây là những ngân hàng lớn của Việt Nam với nhiều chi nhánh mở tại khắp các quốc gia trên thế giới, rất có uy tín trong hoạt động thanh toán của cả nước. Hơn nữa, các ngân hàng này đã có kinh nghiệm lâu năm trong quan hệ về kinh tế tài chính với các nước và tổ chức trên thế giới.

Giao dịch được thực hiện qua Ngân hàng Kỹ thương là các hoạt động mua bán hàng ống nhựa PPR và phụ kiện (chiếm 90% tổng giá trị các hợp đồng mua bán) còn ở ngân hàng Ngoại thương là các mặt hàng khác (chiếm tới hơn 8% tổng giá trị các hợp đồng mua bán). Hai ngân hàng này bên cạnh việc cung cấp cho Công ty các dịch vụ có liên quan trong thanh toán quốc tế hàng hoá nhập khẩu còn thực hiện cấp tín dụng cho Công ty với hạn mức lớn và lãi xuất ưu đãi. Điều này tạo ra thuận lợi rất lớn cho Công ty. Trên thực tế, nguồn ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu của Công ty đều do hai ngân hàng trên cho vay, do đó Công ty có thể hoàn toàn yên tâm, không phải lo lắng về việc thiếu ngoại tệ cũng như về tỷ giá hối đoái. Ngoài ra, Công ty còn có hoạt động giao dịch với ngân hàng Công thương tuy nhiên chỉ trong các nghiệp vụ bảo lãnh vì ngân hàng này cho Công ty vay với hạn mức tín dụng thấp, lãi suất không ưu đãi.

Bên cạnh đó, các ngân hàng đã cử các chuyên viên giỏi nghiệp vụ để giúp Công ty phát hiện và sửa đổi kịp thời những sai sót trong thanh toán, đặc biệt khi lập chứng từ hàng hoá; tư vấn cho Công ty trong việc hạn chế rủi ro tỷ giá. Nhờ có sự bảo lãnh và uy tín lớn của các ngân hàng, Công ty đã ký kết được hợp đồng với một số doanh nghiệp nước ngoài khó tính, nhờ đó mở rộng thị trường nhập khẩu.


2.3. Các phương thức thanh toán quốc tế được áp dụng


Trong hoạt động nhập khẩu, Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật thường áp dụng các phương thức thanh toán chủ yếu với phía đối tác là: Thư tín dụng (L/C), Nhờ thu kèm chứng từ bao gồm cả D/A và D/P, Chuyển tiền bằng điện (T/T), tuy nhiên thanh toán bằng L/C vẫn là chủ yếu. Cụ thể:

Hình 6: Tỷ trọng các phương thức thanh toán


Tỷ trọng (%)

120

100

80

60


100

79


L/C

D/P vµ D/A

T/T

74

53 54

40

20 19 25

47 46

0 0 2 1 0 0

2004 2005 2006 2007 2008 Năm


Nguồn: Tổng kết sơ bộ phòng Kế toán - Tài chính


Từ hình trên ta thấy hình thức thanh toán hàng hoá nhập khẩu theo phương thức L/C chiếm tỷ trọng lớn nhất trong các phương thức thanh toán. Qua các năm việc thanh toán bằng L/C đều chiếm trên 50% so với các phương thức khác. Tuy số lượng hợp đồng nhập khẩu được thanh toán bằng L/C không nhiều nhưng trị giá hợp đồng tương đối lớn đã góp phần duy trì tỷ trọng khá cao cho phương thức này. Việc sử dụng L/C vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong khâu thanh toán hàng hoá nhập khẩu của Công ty cũng phản ánh quá trình không ngừng tìm kiếm đối tác mới, nhà cung cấp giàu tiềm năng có thể đáp ứng được nhu cầu mới về nguồn hàng của Công ty. Nhờ vậy, thị trường nhập khẩu của Công ty ngày càng mở rộng, đặc biệt là sang các nước châu Á như Indonesia, Thái lan, Trung quốc. Tại đây, rất nhiều công ty có độ minh bạch về tài chính không đảm bảo, dẫn đến rủi ro cao khi hợp tác. Hơn nữa,

thói quen sử dụng L/C như là phương thức an toàn nhất trong thanh toán quốc tế cũng là lý do cho tỷ trọng lớn của phương thức L/C ở khu vực này.

Trong những năm gần đây, xu hướng sử dụng L/C giảm và việc sử dụng phương thức T/T tăng dần trong thanh toán hàng nhập khẩu. Năm 2007, tỷ trọng của phương thức T/T tăng lên gấp hai lần và tiếp tục duy trì tỷ trọng cao so với L/C trong năm 2008. Điều này đã phản ánh những kết quả đạt được của Công ty trong quá trình tìm kiếm và thiết lập mối quan hệ lâu dài với bạn hàng. Mối quan hệ giữa Công ty đối với các đối tác ngày càng được củng cố: Công ty đã có mối quan hệ hợp tác với AVK, COTCO và WAVIN trên 5 năm; thời hạn thanh toán áp dụng là trả chậm hoặc trả sau tăng từ 30 - 45 ngày (tính từ ngày ghi trên Hóa đơn thương mại) lên 90 ngày. Thực tế này là do Công ty ngày càng có uy tín, có được sự tin tưởng không chỉ đối với các khách hàng quen thuộc của mình mà cả những bạn hàng mới. Bên cạnh đó, tiện lợi của các phương thức T/T là thời gian thanh toán nhanh, phí thanh toán thấp, thủ tục nhanh gọn đã làm cho tỷ trọng của phương thức này tăng lên qua các năm.

Nhìn chung, việc áp dụng các phương thức thanh toán trên xuất phát từ một số nguyên nhân chủ yếu sau:

Một là, do đặc điểm của các phương thức này trong thanh toán hàng xuất nhập khẩu:

- Đối với phương thức L/C: Phương thức thanh toán này góp phần nâng cao trách nhiệm của người xuất khẩu trong việc đảm bảo chất lượng, quy cách và thời gian giao hàng cũng như chuẩn bị bộ chứng từ hàng hoá hoàn hảo. Người nhập khẩu có quyền từ chối thanh toán nếu sự nghiêm ngặt về bộ chứng từ không được đáp ứng. Bên cạnh đó, như ta đã biết, việc thanh toán bằng L/C cũng là một nhân tố để đảm bảo khả năng chắc chắn được thanh toán của người xuất khẩu, khiến cho các người xuất khẩu mới có thể yên tâm

trong quan hệ làm ăn với Công ty, giúp Công ty có thể tìm kiếm được nhiều nguồn hàng mới với phẩm chất, giá cả như mong muốn.

- Đối với phương thức Nhờ thu kèm chứng từ (D/A và D/P) và phương thức Chuyển tiền (T/T): Hai phương thức này cũng giúp giảm sự phức tạp về mặt thủ tục, giảm chi phí thanh toán.

Hai là, do đặc điểm của Công ty tiến hành hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, từ kinh doanh vật tư, nguyên liệu, máy móc thiết bị đến tiếp nhận vận chuyển hàng hoá, cho thuê kho bãi… Vì thế, với số vốn kinh doanh tự có không thể nào đủ cho nhu cầu ngày càng mở rộng các hoạt động kinh doanh của Công ty, Công ty luôn phải đi vay ngân hàng để có đủ vốn lưu động đưa vào kinh doanh. Do đó, cũng như các doanh nghiệp khác, Công ty muốn quay vòng vốn nhanh và vẫn đảm bảo được an toàn cho đồng tiền của mình. Vì vậy, khi nhập khẩu, đối với những bạn hàng mới, chưa có uy tín, Công ty áp dụng phương thức thanh toán bằng L/C đồng thời áp dụng đối với những hợp đồng có giá trị lớn. Còn đối với những bạn hàng lâu năm, đã quen thuộc và hiểu biết nhau, tín nhiệm lẫn nhau và với thương vụ nhỏ, Công ty áp dụng phương thức Nhờ thu kèm chứng từ hoặc T/T để tạo sự linh động nhất định về mặt thủ tục, giảm chi phí thanh toán, đồng thời duy trì được mối quan hệ thân thiện với bạn hàng.

Trong một số trường hợp, việc thực hiện các phương thức thanh toán trên cũng do phía đối tác yêu cầu đối với Công ty.

2.3.1. Phương thức chuyển tiền bằng điện tại Công ty


Phương thức thanh toán chuyển tiền bằng điện (T/T) có qui trình, thủ tục thanh toán gọn nhẹ và nhanh nhất trong các phương thức thanh toán mà Công ty đang áp dụng. Ví dụ sau đây sẽ chứng minh điều đó:

Ngày 19/11/2008, Công ty ký hợp đồng ngoại thương số 1108/TSC- WAVIN với hãng WAVIN OVERSEAS B.V của Hà Lan để nhập khẩu ống và phụ kiện nhựa PPR với tổng số tiền là 43.625,32 EURO.

Trong hợp đồng qui định thanh toán bằng phương thức T/T sau 90 ngày tính từ ngày ghi trên Hóa đơn thương mại (T/T with 90 days from the date of Invoice). Thời hạn giao hàng là 4 tuần xuất xưởng kể từ ngày xác nhận đơn hàng (4 weeks Ex-work from date of order confirmation).

Bộ chứng từ thanh toán gồm: Vận đơn đường biển, Hoá đơn thương mại, Bản kê chi tiết đóng gói hàng hoá, giấy Chứng nhận xuất xứ hàng hoá, giấy Chứng nhận chất lượng và số lượng, giấy Chứng nhận bảo hiểm.

Ngân hàng chuyển tiền là Techcombank, chi nhánh Ba Đình – Hà Nội, nơi Công ty có mở tài khoản. Ngân hàng của người hưởng lợi (hãng WAVIN OVERSEAS B.V) là ABN-AMRO Bank Zwolle của Hà Lan.

Sau khi hãng WAVIN giao hàng và Công ty đã nhận được đầy đủ bộ chứng từ gửi hàng (ngày 20/12/2008), Giám đốc Công ty tiến hành cử nhân viên xuất nhập khẩu (XNK) chịu trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ gửi hàng. Sau khi đã kiểm tra, nhận thấy bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp, nhân viên XNK lập bộ chứng từ nhận hàng, thuê đơn vị giao nhận làm thủ tục Hải quan và vận chuyển hàng từ cảng Hải Phòng về kho của Công ty tại Đông Anh. Đồng thời, nhân viên này sẽ chuyển một bộ chứng từ thanh toán theo quy định trong hợp đồng cho phòng Kế toán.

Nhân viên phòng Kế toán kiểm tra số dư tài khoản Euro tại ngân hàng Techcombank cùng với cân đối nhu cầu thu chi ngoại tệ của công ty để mua

44.000 Euro. Số tiền này được gửi vào tài khoản tiền gửi không kỳ hạn nhằm hạn chế rủi ro do biến động của tỷ giá EUR/VND và chờ đến thời điểm thanh

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 09/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí