Rủi Ro Từ Việc Không Thực Hiện Đúng Trách Nhiệm Của Các Bên Tham Gia Trong Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ

Công ty có rủi ro cao là gặp phải những công ty “ma”, lừa đảo tiền - hàng cũng như các nhà cung cấp giao hàng không đúng số lượng, chủng loại, chất lượng và xuất xứ của hàng hóa. Do vậy, tốt nhất là Công ty không nên vội vã chấp nhận các sai biệt của chứng từ và đồng ý cho ngân hàng trả tiền cho người bán.

2.4.3.3. Rủi ro từ việc không thực hiện đúng trách nhiệm của các bên tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ

a) Từ phía Công ty


Vi phạm nghĩa vụ thanh toán thường gặp của Công ty là vi phạm thời hạn mở L/C. Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty gặp khó khăn trong huy động nguồn vốn lớn và thu hồi công nợ nên không đủ tiền để ký quỹ mở L/C, dẫn đến chậm mở L/C. Tùy theo tình huống cụ thể mà người xuất khẩu có thể có cách giải quyết thích hợp: gia hạn thời gian mở L/C, ngừng giao hàng, hủy hợp đồng và đòi bồi thường, bán hàng cho người mua khác và đòi bồi thường từ phía người mua cũ (Công ty). Thông thường khi sắp đến hạn mà chưa nhận được L/C, người xuất khẩu sẽ giục Công ty mở L/C theo quy định của hợp đồng. Nếu hết hạn mà Công ty chưa mở được L/C thì người xuất khẩu có thể gia hạn thêm. Trong thời hạn này, người xuất khẩu không có quyền hủy hợp đồng nhưng có quyền đòi bồi thường cho những thiệt hại được chứng minh là phát sinh do việc chậm mở L/C. Sau thời gian gia hạn này mà Công ty chưa mở hoặc đã mở được L/C thì người xuất khẩu hoàn toàn có thể hủy hợp đồng và áp dụng các chế tài phạt hay bồi thường theo quy định trong hợp đồng. Tùy thuộc vào quan hệ giữa người xuất khẩu và Công ty, khi Công ty chưa mở L/C thì người xuất khẩu có thể ngừng giao hàng, hỏi ý kiến của Công ty. Nếu nhận được câu trả lời là không mở L/C nữa thì người xuất khẩu mới hủy hợp đồng. Đây là điều mà bất kỳ công ty nào cũng đều không mong muốn xảy

ra. Nó dẫn đến hậu quả trầm trọng là giảm kết quả kinh doanh và uy tín của công ty đối với các nhà cung cấp nước ngoài.

Khi mở L/C, Công ty cần tuân thủ chặt chẽ các điều khoản của hợp đồng và ghi rõ vào đơn xin mở L/C. Trong thực tế, có khi Công ty mở L/C với những điều khoản không phù hợp với quy định trong hợp đồng hoặc các điều kiện không được thỏa thuận trong hợp đồng. Chẳng hạn như: Hợp đồng số 0509/TSC-WAVIN ký ngày 26/03/2009 thỏa thuận thời gian giao hàng là từ 6 - 8 tuần kể từ ngày ký hợp đồng. Tuy nhiên do sức ép tiến độ giao hàng cho công trình nên khi mở L/C Công ty ghi ngày giao hàng chậm nhất là 31/05/2009 (sớm hơn 1 - 3 tuần). Trong trường hợp Công ty đưa vào những điều khoản không được quy định trong hợp đồng thì không bị coi là vi phạm hợp đồng. Cho nên người xuất khẩu chỉ có thể cân nhắc xem có đồng ý với các điều khoản đó mà không có quyền khiếu nại. Tuy nhiên trong trường hợp của ví dụ vừa nêu, L/C có điều khoản quy định khác với hợp đồng. Do mối quan hệ của hai bên (nhà sản xuất - nhà phân phối sản phẩm) nên hãng WAVIN trước tiên yêu cầu Công ty thực hiện tu chỉnh L/C. Nếu việc tu chỉnh L/C không được thực hiện thực sự qua ngân hàng thì hãng có quyền không giao hàng, đồng thời khiếu nại Công ty vi phạm hợp đồng, đòi Công ty phải nộp phạt hoặc/và bồi thường thiệt hại.

b) Từ phía người xuất khẩu


Việc thanh toán hoàn toàn dựa trên sự phù hợp của bộ chứng từ hàng hóa, không phải là thanh toán dựa trên thực tế hàng hóa. Do vậy, Công ty nhiều khả năng phải nhận hàng không đúng chất lượng mong muốn. Cũng theo hợp đồng số 002/2009/CSV-TSC ký ngày 05/03/2009 với người xuất khẩu Thái Lan nêu trên, trong tổng cộng 48 ống thép đã có 1 ống thép bị han rỉ, không đảm bảo hàng mới 100%, chưa qua sử dụng như trong cam kết của người xuất khẩu. Tuy nhiên, phải đến khi nhận hàng tại cảng thì Công ty mới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

phát hiện ra chất lượng của hàng không yêu cầu. Do sử dụng L/C at sight nên việc thanh toán đã được thực hiện. Lúc này rất khó để có thể khiếu nại người xuất khẩu và đòi bồi thường thiệt hại.

Trong nhiều trường hợp, người xuất khẩu lập được bộ chứng từ phù hợp với L/C nhưng là chứng từ giả mạo. Mặt khác, ngân hàng cũng chỉ có trách nhiệm kiểm tra tính chân thật bề ngoài và được miễn trách trong trường hợp bộ chứng từ bị làm giả, không đúng sự thật. Người nhập khẩu chỉ có thể kiếu nại hoặc kiện người xuất khẩu ra tòa án hay trọng tài. Tuy nhiên không phải khi nào cũng có thể xử được do phía đối tác đã có ý đồ lừa đảo. Đó thường là những công ty ma hoặc tuyên bố phá sản sau khi lấy được tiền. Như vậy, để tránh phải chịu những thiệt hại nặng nề, Công ty cần xem xét kỹ đối tác trước khi ký hợp đồng, kịp thời phát hiện các dấu hiệu lừa đảo.

Rủi ro trong thanh toán quốc tế tại công ty cổ phần dịch vụ kỹ thuật - TSC - 11

c) Từ phía ngân hàng


Như đã phân tích, trong phương thức tín dụng chứng từ ngân hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Ngân hàng phải kiểm tra tất cả các chứng từ được quy định trong L/C với một sự cẩn thận hợp lý để xác định sự phù hợp của bộ chứng từ với L/C. Tuy nhiên nếu ngân hàng không phát hiện hết các sai biệt hoặc không thông báo hết các sai biệt này làm cho người nhập khẩu bỏ qua sai sót và chấp nhận thanh toán. Hậu quả có thể xảy ra với người nhập khẩu như không thể nhận hàng, hàng thiếu, không đúng chủng loại và chất lượng yêu cầu... Trong hợp đồng số 002/2009/CSV-TSC ký ngày 05/03/2009 hàng hóa được mô tả trong hóa đơn thương mại, bảng kê chi tiết như sau: Hot rolled steel round tube, Submerged Arc Welding – SAW pipe. Nhưng trong Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa chỉ được ghi như sau: Submerged Arc Welding – SAW pipe. Trong thông báo chứng từ có sai sót ngân hàng phát hành không đề cập đến cập đến lỗi trên. Khi Công ty làm thủ tục hải quan, để nhận được ưu đãi thuế quan CEPT thì Công ty phải xuất trình được

C/O form D do bộ Thương mại Thái Lan cấp. Tuy nhiên, C/O có sai sót trong mô tả hàng hóa và phía hải quan không chấp nhận bản C/O này.

Một trường hợp khác mà Công ty phải chịu thiệt hại từ việc không thực hiện đúng trách nhiệm của ngân hàng: theo Hợp đồng số 0509/TSC-WAVIN ký ngày 26/03/2009, Công ty sẽ mở L/C trong vòng 10 ngày kể từ khi hợp đồng có hiệu lực. Sau khi gửi bản dự thảo mở L/C, thống nhất các điều khoản với hãng Wavin và được gia hạn mở L/C thêm 10 ngày, Công ty đã ký quỹ để mở L/C. Trong thời gian đó, phía hãng liên tục yêu cầu Công ty mở L/C để kịp tiến độ sản xuất hàng hóa. Công ty cũng có công văn trả lời về việc L/C đã được mở. Tuy nhiên nhiều ngày sau khi L/C được phát hành ngày 17/04/2009 thì hãng Wavin và ngân hàng thông báo vẫn chưa nhận được điện L/C chính thức. Nguyên nhân là do ngân hàng phát hành đã gửi nhầm địa chỉ của ngân hàng thông báo và L/C đến quá thời hạn mở L/C. Sai sót trên của ngân hàng được kịp thời phát hiện và không gây hậu quả đáng tiếc cho Công ty vì nếu L/C không được mở đúng hạn thì Công ty có thể phải chịu mức phạt là 1% trị giá hợp đồng. Tuy nhiên do L/C đến chậm nên việc sản xuất và giao hàng phải chậm hơn so với dự kiến. Đồng thời ảnh hưởng đến khả năng giao hàng đúng hạn cho nhà thầu công trình. Như vậy, nếu không đảm bảo được tiến độ giao hàng nghiêm ngặt thì uy tín của Công ty đối với các nhà thầu cũng như ưu thế với các nhà thầu phụ khác sẽ bị suy giảm nghiêm trọng.

III. ĐÁNH GIÁ NHỮNG KHÓ KHĂN TỒN TẠI TRONG GIẢI QUYẾT RỦI RO PHÁT SINH TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ KỸ THUẬT - TSC

Qua việc phân tích những rủi ro xảy ra đối với Công ty trong ba phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu được áp dụng, có thể nhận thấy việc phòng tránh, hạn chế các rủi ro này không đơn giản bởi những khó khăn đang tồn tại sau đây:


3.1. Sự mâu thuẫn về quyền lợi giữa các bên‌


Lợi ích của mỗi bên thường khác biệt nhau, có khi lợi ích của bên này lại là lợi ích của bên kia và ngược lại. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm phát sinh các rủi ro trong thanh toán quốc tế.

Mâu thuẫn trong hoạt động thanh toán quốc tế là người mua muốn có được hàng hoá trước khi trả tiền còn người bán lại muốn nhận được tiền trước khi chuyển giao hàng cho người mua. Nếu không đảm bảo đạt được sự thống nhất về quyền lợi của hai bên trong quá trình thực hiện thì phía người xuất khẩu có thể vì quyền lợi của mình mà gây ra khó khăn cho Công ty, chẳng hạn như không giao hàng hoặc giao hàng có lỗi, không đúng quy cách, chất lượng theo yêu cầu nếu Công ty chậm thực hiện việc thanh toán như trong hợp đồng quy định do Công ty gặp khó khăn về tài chính tại thời điểm thanh toán.

3.2. Mối quan hệ với đối tác


Từ khi thành lập đến nay, chủ trương của Công ty là luôn chú trọng xây dựng mối quan hệ thân thiết với khách hàng cũng như các nhà các cung cấp. Nhiều khi, trong các mối quan hệ với các bạn hàng lâu năm, tin cậy lẫn nhau, ở một số hợp đồng nhập khẩu, Công ty xuất khẩu có thể giao hàng chậm, sai quy cách so với đã thoả thuận trong hợp đồng như về số lượng, chủng loại, bao bì đóng gói… hoặc bộ chứng từ hàng hóa có những sai sót. Nhưng nếu xét thấy các sai sót có thể chấp nhận được và để giữ mối quan hệ thân thiện với bạn hàng, Công ty vẫn đồng ý nhận hàng về, sau khi đã có một số thoả thuận lại với người xuất khẩu như là giảm giá, bồi thường… hoặc chấp nhận thanh toán. Nhưng dù đã có thoả thuận như vậy đi nữa thì Công ty cũng sẽ

gặp phải khó khăn trong việc tiêu thụ số hàng đã nhập về vì dù sao đi nữa, nó cũng không có những quy cách, phẩm chất… mà Công ty yêu cầu.

Đối tác của Công ty chủ yếu ở Châu Âu và Châu Á, có thể cung cấp nguồn hàng ổn định có chất lượng, giá cả và mẫu mã đa dạng đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong nước, đủ sức cạnh tranh với các đơn vị có hoạt động tương tự. Chính vì vậy, đây cũng là những công ty lâu năm, có tiềm lực về tài chính mạnh cũng như vị trí trên thương trường quốc tế. Khi tiến hành giao dịch, ngoài việc đồng tiền thanh toán chịu ảnh hưởng lớn từ phía đối tác, một số điều khoản trong hợp đồng cũng phải tuân theo sự quy định của các công ty này. Do vậy, Công ty có thể gặp nhiều bất lợi và rủi ro trong thanh toán hơn như sử dụng các đồng tiền thanh toán quốc tế (USD, EURO) luôn gặp phải sự biến động bất lợi của tỷ giá hối đoái hay thanh toán bằng L/C at sight Công ty khó có thể kiểm tra chất lượng hàng hóa mà đã phải thanh toán ngay khi người xuất khẩu trình bộ chừng từ.

3.3. Quan hệ với ngân hàng

Ngân hàng luôn đóng vai trò quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Hoạt động thanh toán quốc tế của ngân hàng giúp khách hàng: Giảm thiểu rủi ro trong thanh toán ngoại thương; Giao dịch được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi; Đảm bảo an toàn, hiệu quả và chi phí thấp cho khách hàng. Nhờ đó mà doanh nghiệp có thể tăng hiệu quả hoạt động, mở rộng mặt hàng và thị trường tiêu thụ hàng hóa.

Trong hoạt động thương mại quốc tế, dù thanh toán dưới bất kỳ phương thức nào: thư tín dụng, nhờ thu, chuyển tiền thì Công ty đều có nhu cầu vay vốn ngân hàng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán quốc tế. Đặc biệt, trong phương thức thanh toán bằng L/C, ký quỹ mở L/C là vấn đề mà cả ngân hàng và Công ty đều quan tâm. Ngân hàng yêu cầu Công ty phải ký quỹ một tỷ lệ nhất định khi mở L/C để đảm bảo an toàn cho đồng vốn của mình. Trong thực

tế, theo quy chế của ngân hàng thì tỷ lệ ký quỹ đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh còn khá cao và phải có tài sản thế chấp đảm bảo cho phần chênh lệch giữa ký quỹ và giá trị thư tín dụng. Các chi nhánh ngân hàng thường khó giải quyết vay vốn cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh do các doanh nghiệp này khó đáp ứng được đầy đủ điều kiện và thủ tục vay vốn như không đủ tài sản thế chấp, phương án sản xuất kinh doanh chưa khả thi hoặc không có kinh nghiệm lập các dự án kinh doanh để được chấp nhận hay khả năng thanh toán không bảo đảm. Hơn nữa việc duyệt hợp đồng tín dụng cho vay được xem xét trong thời gian khá dài trong khi đó Công ty lại yêu cầu ngân hàng phát hành L/C trong thời gian ngắn để kịp thời hạn mở L/C như đã quy định trong hợp đồng ngoại thương.‌

3.4. Khó khăn trong việc thu thập thông tin

Do điều kiện khoảng cách không gian giữa các bên đàm phán, ký kết hợp đồng xuất nhập khẩu ở rất xa nhau nên Công ty thường gặp khó khăn trong việc thu thập thông tin chính xác. Công ty có nguy cơ gặp phải những công ty “ma”, những công ty đang gặp khó khăn về tài chính... do thiếu hoặc sai lệch thông tin. Các cơ quan có khả năng cung cấp thông tin và tư vấn cho doanh nghiệp như cơ quan Nhà nước, các hiệp hội, các ngành hàng và phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam... lại chưa mấy phát huy tác dụng. Tuy nhiên, hiện nay vấn đề thu thập thông tin đã trở nên bớt nan giải do có sự trợ giúp của hệ thống thông tin liên lạc ngày càng hiện đại nên nguồn thông tin cung cấp khá đa dạng, phong phú; thông tin luôn được cập nhật hàng ngày, thậm chí hàng giờ.

3.5. Sự biến động đột xuất của tình hình thị trường

Sự biến động đột xuất của thị trường đôi khi cũng gây ra những tình huống bất ngờ, ngoài ý muốn chủ quan của các bên. Chẳng hạn do thời tiết thay đổi bất thường đưa người xuất khẩu nước ngoài không gom đủ số hàng

cần giao hoặc do đình công tại cảng nên các phương tiện vận tải không vào cảng được, do đó người xuất khẩu không thể giao hàng đúng thời hạn và gây cho Công ty những thiệt hại phát sinh do hợp đồng không được thực hiện.

3.6. Sự phức tạp về văn hoá, ngôn ngữ và luật điều chỉnh

Yếu tố văn hoá truyền thống và hiện đại ảnh hưởng rất lớn đến việc nhận thức, hành vi và cách cư xử của mỗi người. Sự khác biệt về văn hoá ứng xử cũng là sự ngăn trở đối với các bên. Lối sống, suy nghĩ cũng như điều kiện sống khác nhau tạo nên những mâu thuẫn về lợi ích của các bên trong đàm phán và ký kết hợp đồng. Đây cũng là nguyên nhân sâu xa dẫn đến tranh chấp do có các cách hiểu và vận dụng phương thức thanh toán khác nhau.

Trong thương mại quốc tế, ngôn ngữ chung được sử dụng nhiều nhất là tiếng Anh và tiếng Pháp. Tuy nhiên tất cả các nhân viên của Công ty không phải đều sử dụng thành thạo ngoại ngữ, nhất là ngôn ngữ thương mại và luật pháp nên đây cũng là một nguyên nhân chính gây ra việc hiểu không chính xác nội dung giao dịch, thủ tục thanh toán.

Như đã trình bày trong chương I, các phương thức thanh toán đều có luật điều chỉnh riêng. Thanh toán quốc tế còn gắn bó mật thiết với các hoạt động kinh tế đối ngoại khác như: vận tải quốc tế, bảo hiểm... Do đó, ngoài việc vận dụng các thông lệ quốc tế thì còn cần vận dụng các đến nhiều luật lệ, tập quán đặc thù ở hai hay nhiều nước khác nhau. Hơn nữa, văn bản pháp lý quốc tế và luật quốc gia còn nhiều điểm chưa thống nhất. Rủi ro có thể phát sinh là do bản thân Công ty không có sự chuẩn bị kỹ càng, đồng bộ và nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố pháp lý liên quan đến việc thực hiện hợp đồng và các phương thức thanh toán.

3.7. Sự yếu kém về trình độ nghiệp vụ


Khi mở áp dụng các phương thức thanh toán, Công ty cũng có thể gặp những khó khăn nhất định do yếu kém về trình độ nghiệp vụ của nhân viên

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 09/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí