bạn hàng với nhiều nước ở châu Âu: Đan Mạch, Đức, Hà Lan, Séc, Thụy Điển… và châu Á: Hàn Quốc, Malaysia, Nhật Bản, Singapore,Thái Lan…
Hình 1: Cơ cấu các thị trường nhập khẩu chủ yếu
8%
2%
1%
13%
76%
Hà Lan
Đan Mạch Thái Lan Singapore Nước khác
Nguồn: Báo cáo nhập khẩu từ năm 2004 đến năm 2008
Với mong muốn đem lại sản phẩm có chất lượng cao, đảm bảo tuổi thọ cho các công trình xây dựng và bằng những nỗ lực của mình, Công ty đã trở thành nhà phân phối cho tập đoàn WAVIN của Hà Lan tại thị trường Việt Nam. Đây là nhà sản xuất vật liệu nhựa hàng đầu Châu Âu, có tốc độ tăng trưởng đáng kể và doanh số trong những năm gần đây luôn đạt trên 1,5 tỷ Euro (Hình 2). Sản phẩm của WAVIN đa dạng, đồng bộ có thể cung cấp chọn gói vật tư thiết bị cho hệ thống cấp thoát nước. Trước khi hợp tác với TSC, WAVIN đã cung cấp ống và các phụ kiện cho rất nhiều các dự án lớn ở Việt Nam thông qua các nguồn vốn của ADB, WB... đã được các chủ đầu tư đánh giá rất cao về chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Ngoài việc cung cấp sản phẩm WAVIN còn tập trung phát triển phần mềm thiết kế cho từng sản phẩm để hỗ trợ khách hàng trong việc triển khai các dự án từ khâu thiết kế. WAVIN đã đáp ứng được các mong muốn của TSC, thỏa mãn được các yêu cầu của khách hàng từ khâu cung cấp sản phẩm, thiết kế, thi công dự án. Chính vì vậy, tỷ trọng nhập khẩu từ quốc gia này rất lớn, chiếm 76% trong cơ cấu các thị trường nhập khẩu của Công ty.
Hình 2 : Doanh thu của tập đoàn WAVIN
Đơn vị tính: triệu EURO
Triệu
1801
1501
1618
1330
901
922
937
1020
2000
1500
1000
500
0
2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Năm
Nguồn: Tài liệu hội thảo năm 2008 của hãng WAVIN
Như đã nêu trên, các thị trường quen thuộc mà Công ty đã thiết lập được mối quan hệ buôn bán lâu dài là châu Á, châu Âu. Trong tương lai, đây cũng vẫn sẽ là các bạn hàng tốt và có thể cung cấp cho Công ty lượng hàng ổn định, đáp ứng đủ cho nhu cầu về chủng loại và chất lượng, giúp Công ty luôn dễ dàng tìm kiếm được nguồn hàng để kịp thời đáp ứng nhu cầu trong nước.
2.1.2. Các mặt hàng nhập khẩu
Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu của Công ty là: ống nhựa PPR và phụ kiện kèm theo, ống thép đen, van và mối nối. Hàng năm Công ty đều thực hiện nhiều hợp đồng nhập khẩu với khối lượng lớn, phong phú về chủng loại vật tư, thiết bị.
Bảng 4 : Trị giá hàng nhập khẩu theo mặt hàng
Đơn vị tính: triệu VNĐ
2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | |
Ống nhựa PPR và phụ kiện | 592 | 6.374 | 4.708 | 7.226 | 7.388 |
Có thể bạn quan tâm!
- Trường Hợp Áp Dụng Và Rủi Ro Trong Phương Thức Nhờ Thu
- Rủi Ro Của Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ Trong Thanh Toán Quốc Tế
- Khái Quát Về Công Ty Cổ Phần Dịch Vụ Kỹ Thuật - Tsc
- Tổn Thất Do Sự Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Từ Năm 2004 Đến 2008
- Những Rủi Ro Và Hạn Chế Trong Việc Áp Dụng Các Phương Thức Thanh Toán Quốc Tế
- Đối Với Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
- | - | 18 | - | 2.917 | |
Van và mối nối | - | - | - | 3.394 | 1.087 |
Hàng khác | - | 148 | 640 | - | 92 |
Tổng cộng | 592 | 6.522 | 5.366 | 10.620 | 11.484 |
Nguồn: Báo cáo nhập khẩu từ năm 2004 đến năm 2008
Qua bảng số liệu trên, ống nhựa PPR và phụ kiện của hãng WAVIN chiếm tỷ trọng lớn trong các mặt hàng mà Công ty nhập khẩu. Mỗi năm khối lượng và trị giá của mặt hàng này luôn chiếm trên 60% tổng trị giá các mặt hàng. Điều này phù hợp với đặc điểm kinh doanh của Công ty do TSC là nhà phân phối độc quyền của hãng WAVIN tại thị trường Việt Nam.
Bên cạnh đó, theo yêu cầu của khách hàng là chủ đầu tư hay các nhà thầu xây dựng như Delta, Vinaconex và Viwaseen, Công ty cũng tiến hành nhập khẩu thêm một số mặt hàng. Trong đó, ống thộp đen của hãng Cotco, van và mối nối của hãng AVK là các mặt hàng chủ yếu được quan tâm bởi chất lượng và uy tín trên thị trường của các nhà sản xuất này.
Ngoài ra, khi tham gia thị trường cơ điện nước với tư cách là nhà thầu phụ cho các dự án, Công ty không chỉ cung cấp vật tư, thiết bị mà còn cả gói lắp đặt toàn bộ. Nhằm đáp ứng được yêu cầu này, Công ty còn cần nhập thêm hàng khác để thi công tại công trường như: máy điều hòa Fuji, đồng hồ đo nước Hawaco, hệ thống lọc nước Hydro one, thoát sàn Giessdorf… Đây là những mặt hàng bổ sung có tác dụng hoàn thiện việc lắp đặt hệ thống cấp thoát nước cho công trình.
2.1.3. Kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu
Công ty thực hiện kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng hoạt động quan trọng quyết định sự sống còn của Công ty là nhập khẩu. Trên cơ sở bám sát thị trường, phát huy lợi thế về tiềm năng kho bãi, về đội ngũ
nhân viên và các mối quan hệ bạn hàng trong kinh doanh, tạo được niềm tin với đối tác nên mặc dù gặp nhiều trở ngại về vốn, về tỷ giá ngoại tệ tăng song bằng sự lỗ lực của tập thể nhân viên của Công ty, hoạt động kinh doanh nhập khẩu vật tư, thiết bị của Công ty qua các năm vẫn có sự tăng trưởng đáng kể (tỷ lệ tăng trưởng trung bình qua các năm 2004 - 2008 là 2,72).
Đồng thời, trong quá trình kinh doanh, các cán bộ của công ty cũng đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc thực hiện nhập khẩu, từ lập kế hoạch theo nhu cầu đến xúc tiến đấu thầu chọn đối tác, tổ chức đàm phán đến khâu cuối cùng là thanh toán hợp đồng nhập khẩu khi đến hạn.
Hình 3: Tổng trị giá hàng nhập khẩu qua các năm 2004 đến 2008
Đơn vị tính: triệu VNĐ
11.484
10.620
5.367
6.523
592
Năm 2008
Năm 2007
Năm 2006
Năm 2005
Năm 2004
Nguồn: Báo cáo nhập khẩu từ năm 2004 đến năm 2008
2.2. Tình hình thanh toán hàng nhập khẩu của Công ty
2.1.1. Về đồng tiền thanh toán
Các đồng tiền được sử dụng trong thanh toán hàng nhập khẩu tại Công ty qua các năm 2004 - 2008 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 5: Các đồng tiền thanh toán
Đơn vị tính: EURO, USD
2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | |
EURO | 23.343,64 | 253.552,51 | 180.386,73 | 370.062,10 | 271.623,15 |
USD | 0 | 4.579,84 | 42.945,79 | 0 | 175.201,30 |
Nguồn: Tổng kết sơ bộ phòng Kế toán - Tài chính
Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật sử dụng hai đồng tiền mạnh trên thế giới là USD và EURO, trong đó chủ yếu là EURO (chiếm tỉ trọng 88%), còn lại là USD (chiếm tỉ trọng 12%) (Hình 4). Sở dĩ có sự chênh lệch lớn như vậy là vì Công ty chủ yếu có các giao dịch với các nước châu Âu còn lại là giao dịch các nước châu Á, mà các nước này phần lớn lại dùng đồng USD, do đó, nhu cầu dùng USD để thanh toán cũng ít.
Hình 4: Tỷ trọng trung bình các đồng tiền thanh toán từ năm 2004 đến 2008
100%
80%
60%
40%
USD
EURO
20%
0%
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Việc sử dụng các đồng tiền này trong thanh toán xuất phát từ hai lý do sau:
Một là, đây là những đồng tiền mạnh nhất trên thế giới, ổn định, tự do chuyển đổi, được hầu hết các quốc gia trên thế giới chấp nhận và được sử dụng rộng rãi trong các quan hệ tài chính, thương mại hay trong dự trữ. Cả hai
đồng tiền trên đều được đảm bảo bởi nền tảng kinh tế hùng hậu. Có thể thấy điều này qua các số liệu sau: Năm 2008, châu Âu có hơn 330 triệu dân, chiếm 30,7% GDP toàn cầu và Mĩ có 296 triệu dân, đạt 31,5% GDP (theo ước tính của IFM). Bên cạnh đó, chúng còn được điều hành bởi những ngân hàng uy tín và mạnh hàng đầu thế giới, có phạm vi ảnh hưởng lớn, chi phối nền tài chính của toàn thế giới (Ngân hàng Trung ương châu Âu, Cục dự trữ liên bang Mĩ). Điều này đảm bảo cho hai đồng tiền trên đã, đang và vẫn sẽ duy trì được vị trí hàng đầu của mình trong tương lai.
Hai là, do vị trí trên thương trường của hai bên mua bán: Trong quá trình kinh doanh, Công ty chủ yếu có quan hệ với các nước ở châu Á, châu Âu và là những nước có nền kinh tế mạnh hơn của Việt Nam nên việc qui định đồng tiền thanh toán chịu ảnh hưởng lớn bởi bên bán. Người xuất khẩu luôn muốn thanh toán bằng đồng nội tệ của họ để một mặt không phải dùng đến ngoại tệ, tránh được rủi ro tỷ giá; mặt khác, có thể nâng cao vị trí đồng tiền nước mình trên trường quốc tế hoặc họ yêu cầu thanh toán bằng đồng tiền của nước thứ ba là EUR (nếu là các nước châu Âu). Còn đối với các nước châu Á, việc sử dụng USD đã trở thành tập quán trong thanh toán quốc tế.
2.1.2. Tỷ giá hối đoái
Tỷ giá hối đoái luôn là một vấn đề rất nhạy cảm, thường xuyên biến động, lên xuống bất ngờ, nhiều khi khiến cho các doanh nghiệp không kịp trở tay. Không lường trước sự biến động của tỷ giá hối đoái luôn là nguy cơ rủi ro thường trực của Công ty. Ngược lại, nắm vững, phân tích một cách cẩn thận và dự đoán chính xác về sự lên xuống của tỷ giá hối đoái trong tương lai có thể cho phép Công ty thu được nhiều lợi nhuận hơn trong hoạt động nhập khẩu.
Chúng ta có thể phân tích như sau: khi tỷ giá hối đoái tăng, giá một đơn vị ngoại tệ tính bằng đồng nội tệ sẽ rẻ hơn trước. Điều này có nghĩa là cùng
một khối lượng hàng nhập khẩu và số ngoại tệ cần phải chi tại thời điểm thanh toán nhưng cần dùng ít nội tệ hơn để thanh toán. Tuy nhiên việc tăng tỷ giá quá cao lại có tác động ngược trở lại vì chi phí trong nước tăng cao như chi phí hải quan, vận tải nội địa, chi phí quản lý… để nhập hàng tăng mà giá thị trường quốc tế không đổi (vì nước ta là nước có nền kinh tế nhỏ nên phải tuân theo giá quốc tế khi tham gia thương mại quốc tế) nên thu nhập của người nhập khẩu sẽ giảm.
Ngược lại, khi tỷ giá hối đoái giảm, giá một đơn vị ngoại tệ tính bằng đồng nội tệ sẽ cao hơn trước. Điều này có nghĩa là cùng một khối lượng hàng nhập khẩu và số ngoại tệ phải chi như trước, nhưng số nội tệ hơn cần phải thanh toán lớn hơn và do đó, thu nhập bằng đồng VND sẽ giảm đi.
Hiện nay, tỷ giá EUR/VND và USD/VND đều biến động mạnh. Ví dụ như đầu năm 2009, tỷ giá EUR/VND bị sụt giảm mạnh vào khoảng 1EUR = 22.000VND thì hiện nay tỷ giá này đã lên tới 24.000VND; tỷ giá USD/VND liên tục tăng từ khoảng 16.000VND đến nay đạt 18.000VND. Nếu ngân hàng Nhà nước tiếp tục không thực hiện việc khống chế biên độ giao động của đồng EUR và lại mở rộng biên độ tỷ giá USD/VND từ 5% lên 7% trong thời gian tới thì Công ty lại càng khó có thể đưa ra dự đoán xu hướng biến động này.
5%
3%
2%
Hình 5: Biên độ tỷ giá USD/VND từ năm 2002 đến 2009
5%
3%
2%
1%
1%
0.75
0.75
0.5
0.5
0.25
01/07/2002 31/12/2006 24/12/2007 10/03/2008 26/06/2008 07/11/2008 24/03/2009
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp
Tỷ giá dự phòng đầu năm của Công ty là 1EUR = 24.000VND, 1USD=17.500 cũng sẽ mất hiệu quả vì mức chênh lệch tỷ giá so với thực tế còn rất cao, Công ty không thể bù lỗ cho khoản chênh lệch này và phải nâng giá bán sản phẩm lên. Bảng giá của Công ty được niêm yết theo đồng nội tệ. Khi buộc phải thu hồi bảng báo giá cũ, tiến hành lập biểu giá mới (có thể cao hơn tới 30% so với giá cũ) làm mất thêm chi phí về công sức, thời gian và tiền bạc. Đặc biệt là giá thành của sản phẩm nhập khẩu vốn đã cao hơn các sản phẩm trong nước lại càng khó cạnh tranh hơn trước. Bên cạnh đó, với các hợp đồng cung cấp thiết bị, vật tư và lắp đặt cho các công trình xây dựng thì thời gian thực hiện kéo dài trong nhiều năm. Nếu Công ty liên tục điều chỉnh