Cơ Sở Lý Luận Về Rào Cản Kỹ Thuật Và Vượt Rào Cản Kỹ Thuật Trong Xuất Khẩu Hàng Dệt May.


được đối chiếu và so sánh để có được sự nhất quán đảm bảo nội dung phân tích có được độ tin cậy cao.

+ Tập hợp và phân tích dữ liệu theo mục tiêu đã xác định: Sau khi đã tập hợp và sàng lọc, dữ liệu thứ cấp chủ yếu được sử dụng để hình thành cơ sở lý luận cũng như tìm hiểu kinh nghiệm của các nước trên thế giới về RCKT đối với hàng DMXK (Chương 1 của luận án). Dữ liệu thứ cấp cũng là nguồn tài liệu quan trọng để phân tích các nội dung về thực trạng của ngành DM Việt Nam, thực trạng về RCKT và các biện pháp đối phó với rào cản của các DNDM Việt Nam thời gian qua (Chương 2 của luận án). Bên cạnh đó, dữ liệu thứ cấp cũng cung cấp một số thông tin cơ bản cho phần dự báo xu hướng, quan điểm và định hướng vượt RCKT đối với hàng DMXK của Việt Nam (Chương 3 của luận án).

- Phương pháp điều tra khảo sát được sử dụng để nhận diện đúng về mức độ quan tâm và nhận thức về RCKT của các DNDMVN, thực trạng đáp ứng; mức độ hỗ trợ của chính phủ đối với DN (các biện pháp, chính sách).

+ Đối tượng điều tra khảo sát: các DNDM Việt Nam. Luận án sẽ tiến hành khảo sát điển hình, lựa chọn khảo sát một số DN trên địa bàn các tỉnh là những vùng có ngành DM phát triển.

+ Nội dung điều tra khảo sát: về nhận thức, thực trạng đáp ứng RCKT của DN, chính sách hỗ trợ của Nhà nước, kiến nghị của DN với Nhà nước…

+ Tổng hợp, phân tích và đánh giá: phân tích dữ liệu, đưa ra kết quả và các nhận định theo từng nội dung khảo sát.

- Phương pháp so sánh, tổng hợp và dự báo dùng để làm rõ xu thế phát triển của RCKT, năng lực đáp ứng của DN Việt Nam để vượt qua RCKT, xây dựng báo cáo tổng hợp đề tài luận án…

- Phương pháp chuyên gia để tận dụng những kinh nghiệm, lựa chọn những ý kiến tối ưu của họ nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu.

5. Những đóng góp mới của Luận án

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

Thứ nhất, Luận án có cách tiếp cận mới, các công trình nghiên cứu khoa học trước đây thường nhìn nhận RCKT theo cách tiêu cực, còn luận án nghiên cứu theo một hướng tích cực, coi RCKT là những quy định, tiêu chuẩn hợp lý, khoa học buộc


Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của Việt Nam - 3

các quốc gia, các nhà nhập khẩu, xuất khẩu phải tuôn thủ. Theo đó, RCKT được tiếp cận các quy định, tiêu chuẩn từ hai phía trong mối quan hệ giữa các quốc gia nhập khẩu và xuất khẩu hàng hóa (nước đặt ra RCKT và nước chịu tác động của RCKT), trên bình diện vĩ mô và vi mô (Nhà nước và doanh nghiệp).

Thứ hai, Luận án đã hệ thống hóa và làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về rào cản kỹ thuật và vượt RCKT trong thương mại đối với hàng dệt may xuất khẩu, đã luận giải khái niệm về RCKT và thể hiện rõ quan điểm của mình trong sử dụng cách phân loại RCKT chính đối với hàng dệt may xuất khẩu; đưa ra phương thức vượt rào cản kỹ thuật theo hướng tích cực, tôn trọng lợi ích của đối tác; đề xuất mô hình vượt RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu; phân tích xác thực các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vượt rào của các quốc gia xuất khẩu hàng dệt may.

Thứ ba, Luận án đã nghiên cứu kinh nghiệm vượt RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu của một số nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Thái Lan từ 2 phía Nhà nước và doanh nghiệp để rút ra những bài học cho Nhà nước và các DNDM của Việt Nam.

Thứ tư, Luận án đã đánh giá thực trạng sử dụng RCKT của các quốc gia nhập khẩu chính và tác động của chúng tới XK hàng DM của Việt Nam. Phân tích, đánh giá về năng lực đáp ứng và những biện pháp vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu của Chính phủ và các doanh nghiệp Việt Nam thông qua các tư liệu, số liệu thứ cấp, điều tra, khảo sát… thời gian qua, chỉ ra những mặt được, những hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong việc áp dụng các biện pháp vượt rào cản. Đây là cơ sở thực tiễn để các cơ quan nghiên cứu và quản lý nhà nước, các doanh nghiệp dệt may làm căn cứ để đưa ra các quyết định hợp lý nhằm vượt RCKT trong thời gian tới.

Thứ năm, dựa trên những đánh giá về thực trạng vượt RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua, xu hướng phát triển và khả năng áp dụng rào cản kỹ thuật ở các thị trường xuất khẩu chính đối với hàng dệt may Việt Nam, luận án đã đề xuất 4 quan điểm; 2 nhóm định hướng lớn vượt RCKT từ phía Nhà nước và doanh nghiệp; đồng thời đề xuất các nhóm giải pháp chung vượt qua


các loại RCKT và các giải pháp vượt từng RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020.

6. Kết cấu của Luận án

Ngoài phần Mở đầu, Tổng quan các công trình nghiên cứu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và phần Phụ lục, nội dung chính của Luận án được trình bày theo 3 Chương như sau:

Chương 1. Cơ sở lý luận về rào cản kỹ thuật và vượt rào cản kỹ thuật trong xuất khẩu hàng dệt may.

Chương 2. Thực trạng rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam và các biện pháp áp dụng để vượt rào cản.

Chương 3. Quan điểm, phương hướng và giải pháp vượt rào cản kỹ thuật để đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam đến năm 2020.


TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

Trong bối cảnh kinh tế thế giới toàn cầu hóa sâu sắc và KHCN phát triển vượt bậc như hiện nay, các RCTM nói chung và RCKT thương mại nói riêng cũng ngày càng phát triển đa dạng và phong phú. RCKT thương mại là một trong những vấn đề lớn của TMQT ngày nay, được quan tâm nghiên cứu cả ở trong và ngoài nước. Tổ chức Thương mại thế giới có Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật thương mại

- TBT, Hiệp định về các biện pháp vệ sinh, kiểm dịch động thực vật - SPS nhằm hạn chế việc các nước lợi dụng các quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật và các quy định SPS để bảo hộ thương mại, cản trở tự do thương mại; các hiệp định thương mại tự do song phương (FTAs) và khu vực (RTAs) đều có những quy định về TBT và SPS, v.v nhằm tạo thuận lợi cho thương mại. Các nước thành viên WTO và các hiệp định tự do thương mại song phương và khu vực khác đều có các Văn phòng TBT và SPS để theo dõi, giám sát, điều phối và hợp tác thực hiện TBT và SPS,... Rất nhiều công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về RCKT thương mại đã được thực hiện. Sau đây là một số công trình tiêu biểu có liên quan nhiều tới vấn đề nghiên cứu của đề tài luận án:

1.1. Các nghiên cứu của nước ngoài

Ở nước ngoài, từ trước tới nay các công trình nghiên cứu có thể được khái quát qua các nội dung sau:

- Khái niệm RCKT và các tác động của nó được đề cập qua những nghiên cứu về rào cản thương mại, rào cản phi thuế quan như của Baldwin (1970) trong cuốn “Sự biến dạng phi thuế quan trong Thương mại quốc tế”, hay của Philippa Dee (2005) trong “Các phương pháp xác định ảnh hưởng của các biện pháp phi thuế quan...”. N go à i r a , c ác khái niệm và nội dung tổng quan về RCKT cũng được trình bày một cách khái quát trong các tài tiệu của các Tổ chức và Diễn đàn Kinh tế Quốc tế như WTO, OECD, PECC. Sâu hơn về RCKT có nghiên cứu của tác giả Keith E. Maskus với “Quantifying the Impact of Technical Barriers to Trade,


a Framework for Analysis”. Bài viết đã cung cấp cái nhìn tổng quan về phương pháp luận của các RCKT đối với thương mại, các hàng rào phi thuế quan là mối quan tâm đặc biệt đối với nước đang phát triển; Xiaohua Bao và Larry D. Qiu với bài viết “Do Technical Barriers to Trade Promote or Restrict Trade? evidence from China”, Asia Pacific of Accounting and Econimic, số 17/2010. Nghiên cứu này khẳng định TBT đã được coi là một trong những rào cản phi thuế quan khó khăn nhất (NTBs) để định lượng. Tác giả xây dựng một cơ sở dữ liệu TBT từ 1998-2006 để kiểm tra ảnh hưởng của TBT Trung Quốc đối với hàng hóa nhập khẩu.

Một số công trình cũng nghiên cứu cụ thể hơn về hệ thống RCKT riêng có đối với hàng dệt may xuất khẩu của quốc gia mình và có những giải pháp đề xuất nhằm đẩy mạnh xuất khẩu như: Ningchuan Jiang“Effect of Technical Barriers to Trade on Chinese Textile Product Trade” đăng trên tạp chí International Business Reseach tháng 7/2008. Bài viết này xem xét lại các khái niệm và nội dung của các RCKT đối với thương mại, đánh giá tác động của hàng rào kỹ thuật đối với thương mại trong lĩnh vực sản phẩm DM của Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản, đối với DM Trung Quốc và đề xuất các biện pháp đối phó với các RCKT. Tác giả Sangeeta Khorana đã nghiên cứu “Barriers to exporting to the EU: evidence from textiles and leather goods firms in india”, School of Management and Business, United Kingdom. Dựa trên các nghiên cứu cơ bản, tác giả phân tích rào cản đối với hàng DM của Ấn Độ và các công ty may mặc và da giày XK sang Liên minh châu Âu (EU)….

Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu của nước ngoài còn chưa được phân tích một cách có hệ thống về RCKT và cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào đề cập đến RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam

1.2. Các nghiên cứu ở trong nước

Ở Việt Nam, nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học của các Bộ, Ngành, các Trường Đại học, Viện nghiên cứu đã đề cập đến RCKT trên các nội dung chính sau:


Về khái niêm và phân loại RCKT: Đã có khá nhiều nghiên cứu, bài viết, tài liệu giảng dạy đề cập tới RCKT trong TMQT, trong đó đã đưa ra những khái niệm và các cách phân loại về RCKT.

Trong báo cáo kết quả nghiên cứu Đề tài cấp Bộ do TS Nguyễn Thị Mão chủ trì thực hiện năm 2001 “Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những giải pháp để vượt rào cản kỹ thuật của các doanh nghiệp Việt nam”, TS Bùi Thị Lý “Một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật thương mại khi doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang thị trường một số nước phát triển” Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2005; kết quả nghiên cứu đề tài cấp Bộ 2009 của tác giả Hoàng Thị Vân Anh “Nghiên cứu tác động ảnh hưởng của hàng rào kỹ thuật thương mại (TBT) Nhật Bản đối với xuất khẩu hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam và giải pháp khắc phục” những vấn đề cơ bản của RCKT đã được trình bày cụ thể, rõ ràng. Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu khác về rào cản thương mại, rào cản phi thuế quan cũng đề cập đến khái niệm, nội dung của RCKT - một trong những rào cản phức tạp nhất trong thương mại quốc tế như kết quả nghiên cứu của tác giả Đào Thị Thu Giang “Các biện pháp vượt rào cản phi thuế quan trong trong thương mại quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt nam”, Luận án Tiến sĩ kinh tế năm 2009; các công trình của PGS.TS Đinh Văn Thành “Nghiên cứu các rào cản trong thương mại quốc tế và đề xuất các giải pháp đối với Việt Nam”, NXB Lao động xã hội, Hà Nội 2005; “Các biện pháp phi thuế quan đối với hàng nông sản trong thương mại quốc tế”, đề tài NCKH cấp Bộ năm 2004; nghiên cứu “Đáp ứng rào cản phi thuế quan để đẩy mạnh xuất khẩu bền vững hàng thủy sản của Việt Nam” của GS.TS Đỗ Đức Bình và Bùi Huy Nhượng, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia năm 2009. Một số giáo trình giảng dạy ở các trường đại học trong khối kinh tế cũng đã được biên soạn và trình bày những nội dung cơ bản liên quan tới RCKT như: Giáo trình thương mại quốc tế của Trường Đại học Mở thành phố Hồ Chí Minh của Ths.Đinh Thị Liên và TS. Đoàn Thị Mỹ Hạnh biên soạn và phát hành năm 2009, Giáo trình thương mại quốc tế của Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội tái bản năm 2010 của PGS.TS Nguyễn Văn Tuấn…


Về thực trạng và khả năng vượt rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế của Việt Nam.

Hầu hết các công trình đã nghiên cứu về RCKT đều tập trung làm rõ thực trạng vượt RCKT đối với hàng hóa xuất khẩu trong phạm vi nghiên cứu của từng tác giả. Cụ thể là: trong nghiên cứu “Hệ thống rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế và những giải pháp để vượt rào cản kỹ thuật của các doanh nghiệp Việt nam” của TS. Nguyễn Thị Mão, tác giả đã phân tích thực trạng vượt RCKT trong TMQT ở Việt Nam, nghiên cứu cũng cho thấy các DN lựa chọn các hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, TQM, HACCP.... hoặc hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn “Giải thưởng chất lượng Việt Nam”. Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: vẫn còn nhiều DN chưa mạnh dạn áp dụng do chưa thấy hiệu quả kinh tế thực sự hoặc chưa phải thực sự đối đầu với thị trường thế giới, hoặc do chi phí quá lớn, chưa đủ nguồn nhân lực có kiến thức, chưa có kinh nghiệm trong tổ chức quản lý hệ thống chất lượng, vai trò còn nhiều chậm trễ...đồng thời, tác giả cũng phân tích nguyên nhân của những hạn chế trong việc vượt RCKT của các DN Việt Nam. TS. Bùi Thị Lý trong nghiên cứu “Một số giải pháp vượt rào cản kỹ thuật thương mại khi doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang thị trường một số nước phát triển” đã chỉ rõ những quy định về RCKT thương mại của một số nước phát triển như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản. Phân tích những tác động của RCKT thương mại đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua. Từ những phân tích này, đề tài cũng chỉ ra nguyên nhân của những tác động đó. Trong một số công trình của PGS.TS Đinh Văn Thành về rào cản thương mại và rào cản phi thuế quan, tác giả đã nghiên cứu, đánh giá tác động và rút ra các vấn đề giải quyết trước thực trạng các RCTM của một số nước là thị trường nhập khẩu chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia; hệ thống hóa và phân tích các loại rào cản có liên quan trực tiếp đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, phân tích chi tiết và thực trạng các loại rào cản thuế quan và phi thuế quan hiện nay ở nước ta, chỉ rõ mặt được, tồn tại và nguyên nhân của thực trạng. Với luận án “Các biện pháp vượt rào cản phi thuế quan trong trong thương mại quốc tế nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của Việt nam” của TS. Đào Thị Thu Giang, tác giả đã thu thập các số liệu


từ nguồn thông tin thứ cấp và sơ cấp để tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng năng lực vượt qua rào cản phi thuế quan của các DN xuất khẩu Việt Nam. Phần lớn các rào cản phi thuế quan đã đánh vào các điểm yếu của hàng hoá Việt Nam. Các nước nhập khẩu đã tìm hiểu và phân tích rất sâu sắc hàng hoá nhập khẩu nói chung và Việt Nam nói riêng trước khi đưa ra các rào cản phi thuế quan. Các DN Việt Nam đã có nhiều nỗ lực và cố gắng trong việc đáp ứng các yêu cầu của thị trường nhập khẩu. Tuy vậy, những hạn chế về năng lực cạnh tranh về nguồn nguyên liệu, nhân lực, công nghệ của các DN đã làm cho xuất khẩu hàng hoá bị ảnh hưởng bởi các rào cản này. Những yếu kém trong tổ chức phối hợp công tư, phối hợp giữa các DN, vai trò hạn chế của các hiệp hội và các cơ quan Chính phủ đã làm giảm khả năng vượt rào của hàng hoá và các DN Việt Nam. Ngoài ra, một số tác giả khác cũng đề cập đến khả năng vượt rào cản kỹ thuật đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam như nghiên cứu của GS.TS Đỗ Đức Bình phân tích thực trạng vượt rào cản phi thuế quan cho hàng thủy sản của Việt Nam, vượt rào cản môi trường của hàng hóa sang EU, nghiên cứu của TS. Nguyễn Hoàng khi hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Mỹ, tạp chí nghiên cứu TCKT số 2 - 2010, vvv,.....Một số chuyên đề nghiên cứu, bài báo đăng trên các tạp chí và một số tham luận tại Hội thảo khoa học về RCTM, RCKT đối với hàng hóa xuất khẩu, các biện pháp thuế quan và phi thuế quan, về bảo hộ sản xuất trong nước.

- Các nghiên cứu về giải pháp vượt rào cản : Rất nhiều công trình nghiên cứu đã đưa ra các giải pháp nhằm tăng năng lực vượt rào cản, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, trong đó có một số công trình tiêu biểu của các tác giả như PGS.TS Đinh Văn Thành, TS.Đào Thị Thu Giang, TS. Nguyễn Thị Mão, GS.TS Đỗ Đức Bình với các nghiên cứu đã nêu ở trên đều có những đề xuất về các giải pháp vượt rào, đó là: tăng cường tuyên truyền thông tin về các RCKT, đẩy mạnh hợp tác quốc tế, nâng cao năng lực nội tại, hoàn thiện các tiêu chuẩn quốc gia phù hợp với quốc tế....Bên cạnh đó, cũng có nhiều bài báo trên các tạp chí chuyên ngành đã nghiên cứu những giải pháp vượt rào cho một số ngành hàng của Việt Nam vào một vài thị trường xuất khẩu lớn như Nguyễn Kim Định (2006), “Doanh nghiệp làm thế nào để có thể vượt được các rào cản phi thuế quan trong thương mại quốc tế?”, tạp chí kinh tế

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/10/2022