Những Vấn Đề Còn Tồn Tại Trong Các Nghiên Cứu Có Liên Quan Và Hướng Nghiên Cứu Của Luận Án.


phát triển; Nguyễn Hoàng (2010), “Giải pháp vượt rào cản kỹ thuật thương mại khi doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Mỹ”, tạp chí nghiên cứu tài chính kế toán, số 02(79); Nguyễn Xuân Minh (2011), “Vượt qua rào cản - đẩy mạnh xuất khẩu năm 2011 - 2012”, tạp chí thương mại số 26; Trần Quốc Trung (2011),“Giải pháp ứng phó với rào cản kỹ thuật mới trong xuất khẩu thủy sản”, tạp chí thương mại số 27....

2. NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN TỒN TẠI TRONG CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN.

Theo NCS được biết và tiếp cận, cho đến thời điểm hiện nay, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách hệ thống và đầy đủ về các RCKT đối với mặt hàng DMXK của Việt Nam. Các công trình nghiên cứu trước đây tập trung nhiều vào nghiên cứu những RCTM cho các mặt hàng XK của Việt Nam nói chung hoặc rào cản phi thuế quan cho một mặt hàng nhất định mà chưa đi sâu phân tích RCKT hàng dệt may Việt Nam. Hệ thống các giải pháp cũng còn mang tính định hướng, chung cho các mặt hàng. Một số nghiên cứu đã tìm hiểu về RCKT nhưng chưa đầy đủ, toàn diện và nhất là những nghiên cứu này chưa phản ánh và cập nhật được những diễn biến mới nhất về RCKT - một lĩnh vực thường xuyên, liên tục xuất hiện vấn đề mới. Những vấn đề còn tồn tại của các nghiên cứu có liên quan là:

- Về khái niệm và cách phân loại RCKT: Mặc dù có rất nhiều cách định nghĩa và phân loại RCKT nhưng các nghiên cứu trước đây vẫn chưa làm rõ tính chất, mức độ của RCKT và RCKT đối với hàng DMXK, đồng nhất RCKT với các biện pháp kỹ thuật, nhìn nhận RCKT mang tính tiêu cực, phi lý mà chưa thấy được trong thực tiễn có RCKT mang tính khách quan, khoa học, hợp lý. Thực tế cho thấy, trong khi thừa nhận sự cần thiết khách quan của việc tồn tại các rào cản kỹ thuật trong thương mại để ngăn chặn nhập khẩu hàng hóa độc hại, hàng hóa không đảm bảo chất lượng ảnh hưởng tới an toàn sức khỏe con người và động thực vật, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, phương hại đến lợi ích quốc gia, dân tộc thì các RCKT do từng quốc gia đưa ra nhiều khi ngặt nghèo quá mức cần thiết nhằm bảo hộ thương mại, gây cản trở cho hàng hóa XK của nước ngoài. Hơn nữa, cùng với thời gian và sự phát triển không ngừng của kinh tế thế giới, của khoa học, kỹ thuật


và công nghệ, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, các RCKT cũng có xu hướng ngày càng cao hơn, tinh vi, phức tạp hơn.

Việc phân loại RCKT cũng có nhiều thay đổi. Trước đây, việc phân loại RCKT tập trung vào các tiêu chí đối với sản phẩm cụ thể, ngày nay người ta còn quan tâm đến quá trình sản xuất ra sản phẩm đó. Chất lượng sản phẩm, vấn đề an toàn sức khỏe người tiêu dùng, an toàn môi trường, trách nhiệm xã hội trong quá trình sản xuất sản phẩm, bên cạnh đó là những quy định về ghi nhãn hàng hóa là vấn đề rất được quan tâm. Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập quốc tế và khu vực, tiến tới ký kết Hiệp định (TPP) thì các quy định về nguồn gốc xuất xứ để bảo vệ người tiêu dùng được các nước nhập khẩu đặc biệt chú trọng.

- Nội dung của vượt RCKT đối với hàng hóa nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng cũng chưa được các nghiên cứu trước đề cập đầy đủ: Đã có một số công trình nghiên cứu về giải pháp vượt rào cản thương mại, vượt rào cản phi thuế quan đối với hàng hóa nói chung và hàng nông thủy sản nói riêng nhưng cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về các phương thức vượt RCKT đối với hàng hóa xuất khẩu nói chung và hàng dệt may xuất khẩu nói riêng. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vượt RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam cũng chưa có nghiên cứu nào đề cập.

- Việc phân tích, đánh giá năng lực vượt rào và thực trạng đáp ứng RCKT của hàng DMXKVN cũng chưa được làm rõ. Các nghiên cứu liên quan chỉ mới đề cập đến vấn đề RCKT đối với hàng hóa XK trong đó lấy một số mặt hàng XK chủ lực của Việt Nam để phân tích. Chưa có một nghiên cứu sâu nào ở trong nước về RCKT đối với hàng DMXK của Việt Nam. Một số nghiên cứu của nước ngoài phân tích về RCKT đối với hàng DM nhưng lại dựa trên những thực tiễn của Trung Quốc hoặc Ấn Độ, hơn nữa thời gian nghiên cứu cách đây cũng khá lâu, NCS chỉ có thể tham khảo để xử lý các vấn đề nghiên cứu của đề tài. Các nghiên cứu liên quan cũng đã phân tích, đánh giá tác động của RCTM, rào cản phi thuế quan đến hàng hóa XK ở cả hai mặt tích cực và tiêu cực. Nhưng cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào phân tích thực tiễn, đánh giá tác động của RCKT cũng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.


như chưa đề cập sâu sắc, đầy đủ và hệ thống các biện pháp vượt rào đối với hàng DMXK của Việt Nam thời gian qua. Vì vậy, có thể nói, vấn đề nghiên cứu của đề tài có tính mới, tính hệ thống, chuyên sâu và cập nhật được những diễn biến và xu hướng mới nhất về RCKT đối với hàng DMXK của Việt Nam.

Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của Việt Nam - 4

- Về giải pháp vượt RCKT đối với hàng dệt may XK của Việt Nam: Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào trực tiếp đề cập một cách hệ thống và đầy đủ các giải pháp vượt RCKT của các nước cho hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, đây cũng chính là một nội dung mới và khác biệt của đề tài luận án, góp phần tạo giá trị gia tăng cho luận án tiến sĩ này.

Do chưa có công trình trong và ngoài nước nào nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu và cập nhật về RCKT đối với hàng DMXK của Việt Nam, luận án sẽ đi sâu nghiên cứu vấn đề này, tập trung vào những nội dung chính sau:

+ Hệ thống hóa và làm rõ thêm lý luận về RCKT và vượt RCKT đối với hàng DMXK. Cụ thể: Luận án đưa ra quan điểm riêng về khái niệm và cách phân loại mới về RCKT và RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu trong bối cảnh hiện nay; khái niệm và các phương thức vượt RCKT đối với hàng dệt may xuất khẩu; các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng vượt rào của một quốc gia; nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới về vượt RCKT cho hàng DMXK trên cả hai góc độ Nhà nước và DN, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các cơ quan QLNN và DNDM Việt Nam

+ Phân tích, đánh giá thực trạng RCKT và các biện pháp vượt RCKT đối với hàng DMXK của các cơ quan QLNN và các DNDM Việt Nam thời gian qua, kết quả đạt được, tìm ra những hạn chế và nguyên nhân.

+ Đề xuất có căn cứ khoa học các giải pháp đối với Nhà nước và các DNDM Việt Nam nhằm đáp ứng và vượt qua RCKT của các thị trường nhập khẩu trên thế giới, đẩy mạnh XK hàng DM của Việt Nam.


PHẦN NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RÀO CẢN KỸ THUẬT VÀ VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG XUẤT KHẨU HÀNG DỆT MAY


1.1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ TÁC ĐỘNG CỦA RÀO CẢN KỸ THUẬT TRONG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ.

1.1.1. Khái niệm rào cản kỹ thuật

Trong đời sống xã hội, thuật ngữ “rào cản” được hiểu là tất cả những gì gây cản trở, khó khăn cho hoạt động tiếp cận một đối tượng nào đó. Còn trong lĩnh vực thương mại quốc tế, thuật ngữ “rào cản” được hiểu là những quy định, biện pháp, chính sách của một quốc gia nhằm bảo vệ sản xuất trong nước, bảo đảm an toàn sức khỏe con người, động thực vật, bảo vệ môi trường và các lợi ích quốc gia, gây khó khăn, cản trở tiếp cận thị trường quốc gia đó của hàng hóa và dịch vụ nước ngoài.

Trên thực tế, thương mại quốc tế ngày càng phát triển, việc trao đổi hàng hoá, dịch vụ đem lại lợi ích cho tất cả các quốc gia trên thế giới và phúc lợi cho toàn nhân loại. Phấn đấu cho nền thương mại tự do toàn cầu là mục tiêu của nhiều quốc gia và của hệ thống thương mại đa phương của WTO. Trong hoạt động này, nước xuất khẩu và nước nhập khẩu có thể thực hiện hoàn toàn theo năng lực của mình để đạt được mong muốn từ mức thấp nhất đến cao nhất phù hợp với mục tiêu đặt ra. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, khách quan và chủ quan, đặc biệt là do trình độ phát triển kinh tế - xã hội không đồng đều giữa các nước mà các biện pháp bảo hộ ra đời. Các biện pháp này được thể hiện qua các quy định, tiêu chuẩn do nước nhập khẩu đặt ra nhằm bảo hộ nền sản xuất trong nước, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và người lao động....Các quy định và tiêu chuẩn này sẽ có những mức độ cao, thấp khác nhau, khách quan hay chủ quan, hợp lý hay không hợp lý là tùy thuộc vào quan điểm của nước nhập khẩu (nước đặt ra quy định) và đối tượng chịu ảnh hưởng của các quy định đó (nước xuất khẩu) dựa trên cơ sở những nguyên tắc và quy định của WTO và các chuẩn mực quốc tế khác mà các bên cam kết.


Như vậy, bất kỳ một quy định, tiêu chuẩn nào cũng có thể được xem là rào cản, chỉ khác biệt ở mức độ cao hay thấp, hợp lý hay không hợp lý, khách quan hay không khách quan. Tác giả đã tiếp cận với các quy định, tiêu chuẩn từ hai phía trong mối quan hệ giữa các quốc gia trong quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ và thấy rằng:

Xét về tính chất của rào cản:

- Với các quy định, tiêu chuẩn chỉ phù hợp với lợi ích của nước nhập khẩu nhưng không phù hợp với nước xuất khẩu: có sự mâu thuẫn lợi ích, có lợi cho nước đặt ra quy định nhưng thiệt hại cho nước xuất khẩu (nước chịu tác động). Các quy định này được cho là không khách quan, không hợp lý.

- Với các quy định, tiêu chuẩn phù hợp với lợi ích của cả nước nhập khẩu và nước xuất khẩu: biện pháp này được cho là hợp lý mang tính khách quan, khoa học, hai bên cùng có lợi.

Trong mối quan hệ hai bên, thì luôn xuất hiện mâu thuẫn giữa nước đặt ra quy định, tiêu chuẩn với nước phải thực hiện. Nếu trình độ phát triển của hai nền kinh tế tương đương nhau thì mức độ mâu thuẫn sẽ dễ có tiếng nói chung; nếu trình độ phát triển kinh tế không ngang nhau thì các quy định, tiêu chuẩn mà nước nhập khẩu đặt ra sẽ được đánh giá ở mức độ cao. Căn cứ để các quốc gia đánh giá mức độ rào cản là cao hay thấp là:

- Đối với nước nhập khẩu: Căn cứ vào yêu cầu và mục tiêu bảo vệ lợi ích của quốc gia mình trong mối liên hệ với hiệu quả kinh tế xã hội toàn diện, những mong muốn đạt được khi đặt ra các quy định, tiêu chuẩn.

- Đối với nước xuất khẩu (nước chịu tác động từ các quy định, tiêu chuẩn): Căn cứ vào mong muốn, mục tiêu xuất khẩu hàng hóa, năng lực sản xuất và tiêu thụ, trình độ phát triển của nền kinh tế và lợi ích của quốc gia mình trong quá trình trao đổi hàng hóa, dịch vụ.

Trong hoạt động thương mại quốc tế, rào cản thương mại bao gồm rào cản thuế quan và rào cản phi thuế quan .

Rào cản thuế quan là rào cản truyền thống, sử dụng các biện pháp thuế mà chủ yếu là mức thuế cao đánh vào hàng hóa nhập khẩu. WTO thừa nhận và cho


phép các nước thành viên được sử dụng rào cản thuế quan để bảo hộ, nhưng phải ràng buộc và giảm dần để đảm bảo minh bạch và tự do hóa thương mại.

Tất cả các biện pháp không phải là thuế quan, được qui định cụ thể trong hệ thống chính sách luật pháp hay phát sinh từ thực tiễn quản lý hoạt động thương mại, có ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu thì được gọi là các biện pháp phi thuế quan. Các biện pháp phi thuế như hạn chế định lượng, các biện pháp mang tính thủ tục hành chính, các biện pháp kỹ thuật... Khi một biện pháp phi thuế quan được áp dụng gây cản trở cho thương mại mà không giải thích được theo bất kỳ một định chế hay nguyên tắc nào của WTO thì biện pháp đó được coi là một rào cản phi thuế quan gây cản trở hay bóp méo thương mại.

Trong các loại rào cản phi thuế quan thì RCKT được các nước sử dụng nhiều nhất. RCKT thương mại ngày nay không chỉ là vấn đề của mỗi quốc gia nói riêng mà mang tính toàn cầu. Có rất nhiều cách nhìn nhận và định nghĩa khác nhau về thuật ngữ RCKT thương mại.

Theo cách tiếp cận của WTO trong Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại - TBT, các “hàng rào kỹ thuật đối với thương mại” (technical barriers to trade) là các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật mà một nước áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu và/hoặc quy trình nhằm đánh giá sự phù hợp của hàng hoá nhập khẩu đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật đó (còn gọi là các biện pháp kỹ thuật - biện pháp TBT). Các biện pháp kỹ thuật này về nguyên tắc là cần thiết và hợp lý nhằm bảo vệ những lợi ích quan trọng như sức khoẻ con người, môi trường, an ninh,... Vì vậy, mỗi nước thành viên WTO đều thiết lập và duy trì một hệ thống các biện pháp kỹ thuật riêng đối với hàng hoá của mình và hàng hoá nhập khẩu.

Tuy nhiên, trên thực tế, các biện pháp kỹ thuật có thể là những rào cản tiềm ẩn đối với thương mại quốc tế bởi chúng có thể được nước nhập khẩu sử dụng để bảo hộ cho sản xuất trong nước, gây khó khăn cho việc thâm nhập của hàng hoá nước ngoài vào thị trường nước nhập khẩu. Do đó chúng còn được gọi là “RCKT đối với thương mại”. Phụ lục I của Hiệp định TBT của WTO cũng định nghĩa rõ:

(1) Quy định kỹ thuật (technical regulations): Là tài liệu chứa đựng đặc tính của sản phẩm hoặc quy trình và các phương pháp sản xuất có liên quan, gồm có các


quy định về hành chính được áp dụng một cách bắt buộc. Chúng có thể bao gồm tất cả hoặc chỉ liên quan riêng đến thuật ngữ chuyên môn, các biểu tượng, yêu cầu về bao bì, mã hiệu hoặc nhãn hiệu được áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất.

(2) Tiêu chuẩn (technical standards): Là tài liệu được chấp nhận bởi một tổ chức được công nhận, đề ra, để sử dụng chung và nhiều lần, các quy tắc, hướng dẫn, hoặc đặc tính của sản phẩm hoặc các quy trình và phương pháp sản xuất sản phẩm đó mà việc thực hiện là không bắt buộc. Nó cũng có thể bao gồm tất cả hoặc chỉ liên quan đến một trong các yếu tố như: thuật ngữ chuyên môn, biểu tượng, yêu cầu về bao bì, mã hiệu, hoặc nhãn hiệu được áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc phương pháp sản xuất.

(3) Các thủ tục đánh giá sự phù hợp (conformity assessment procedure): là bất cứ thủ tục nào, áp dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để xác định xem các yêu cầu có liên quan trong các quy định hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật có được thực hiện hay không. Các thủ tục đánh giá tính phù hợp bao gồm có các thủ tục về chọn mẫu, thử nghiệm, và kiểm tra; đánh giá, thẩm định và đảm bảo tính phù hợp; đăng ký, công nhận và chấp nhận cũng như là sự kết hợp của chúng.

Hiệp định TBT thừa nhận việc các nước áp dụng các biện pháp kỹ thuật trong TMQT là cần thiết và hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu được cho là hợp pháp như các yêu cầu vì an ninh quốc phòng, ngăn chặn hành vi lừa đảo, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng con người, bảo vệ sức khỏe và an toàn động thực vật, bảo vệ môi trường, v.v, đồng thời kiểm soát các biện pháp này sao cho chúng được các nước thành viên WTO sử dụng đúng mục đích và không trở thành công cụ bảo hộ bằng cách đưa ra các nguyên tắc và điều kiện mà các nước thành viên WTO phải tuân thủ khi ban hành và áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật hay các quy trình đánh giá hợp chuẩn, hợp quy của sản phẩm hàng hóa.

Bên cạnh đó, còn rất nhiều cách nhìn nhận và định nghĩa khác về RCKT. Trong nghiên cứu của mình, các nhà kinh tế học Thornsbusy, Robert và DeRemer đã đưa ra định nghĩa sau về RCKT trong TMQT: “Rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế là tất cả các quy định kỹ thuật (technical regulations), các tiêu chuẩn


(standards) khác nhau trên thế giới quy định cho sản phẩm liên quan đến tất cả các quá trình từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng một sản phẩm nhằm mục đích ngăn chặn hàng hóa từ nước khác xâm nhập thị trường trong nước”[53].

Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế OECD năm 1997 cũng đưa ra định nghĩa riêng về RCKT trong TMQT, đó là “các quy định mang tính chất xã hội, là các quy định do một nhà nước đưa ra nhằm đạt được các mục tiêu về sức khỏe, an toàn, chất lượng và đảm bảo môi trường; căn cứ vào RCKT thương mại, người ta có thể nhận thấy các mục tiêu này thông qua việc một nước ngăn cản hàng hóa không đảm bảo chất lượng nhập khẩu vào nước mình.” Hiện tại, RCKT thương mại là một trong ba biện pháp hạn chế thương mại được áp dụng rất hiệu quả tại các nước trên thế giới [42].

Rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế là một hình thức bảo hộ mậu dịch thông qua việc nước nhập khẩu đưa ra các yêu cầu về tiêu chuẩn hết sức khắt khe đối với hàng hóa nhập khẩu. Các tiêu chuẩn này có thể liên quan đến tất cả các quá trình của sản phẩm, từ sản xuất, phân phối đến tiêu dùng. Hàng hóa nếu không đạt được các tiêu chuẩn trên sẽ không được phép nhập khẩu vào lãnh thổ của nước nhập khẩu” [28].

Mặc dù đã có nhiều cách định nghĩa khác nhau về RCKT, song theo tác giả có thể hiểu như sau: Rào cản kỹ thuật trong thương mại quốc tế là những quy định, tiêu chuẩn, biện pháp kỹ thuật do nước nhập khẩu đặt ra nhằm ngăn cản những hàng hóa và dịch vụ của nước ngoài không đáp ứng được yêu cầu vào thị trường nước nhập khẩu.

Mục đích của các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn là bảo vệ an toàn, sức khoẻ của con người, bảo vệ sức khoẻ, đời sống động thực vật, bảo vệ môi trường, ngăn chặn các hành vi lừa dối. Tuy nhiên, trên thực tế, do sự chênh lệch về trình độ phát triển nên những tiêu chuẩn và quy định liên quan đến kỹ thuật thường rất cao và nghiêm ngặt của các nước phát triển đã tạo ra những cản trở rất lớn nhất đối với việc tiếp cận các thị trường nước ngoài của các nước đang và kém phát triển vì những nước này chưa có đủ trình độ và kỹ năng về KHCN để đáp ứng những yêu cầu kỹ thuật cao đó. Các nước phát triển cũng thường yêu cầu các nước đang và

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 07/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí