Theo Nhóm Nghiên Cứu Của Trường Đại Học Ngoại Thương, Rckt Được Chia Thành Các Loại Sau [45]:


kém phát triển phải thực hiện các quy định rất chặt chẽ liên quan tới môi trường và nhiều khi còn yêu cầu các nước này phải xuất trình trước các sản phẩm mẫu để họ kiểm tra, thử nghiệm,.... Điều này đã làm phức tạp thêm rất nhiều các thủ tục kiểm tra và chứng nhận sản phẩm XK để đảm bảo rằng các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật đặt ra. Có thể nói, RCKT là một công cụ bảo hộ thương mại hết sức tinh vi và hiệu quả và rất được các nước phát triển sử dụng.

Từ những phân tích trên, tác giả cho rằng:

Thứ nhất, về nhận thức, cần phải thấy rằng trong thực tiễn TMQT có các rào cản hợp lý mang tính khách quan, khoa học và rào cản phi lý thiếu tính khách quan và chưa thực sự có căn cứ khoa học. Rào cản hợp lý, khoa học và khách quan là những quy định buộc các nước tham gia phải tuân thủ và đáp ứng. Còn rào cản phi lý, thiếu khách quan nhiều khi lại coi trọng hạn chế, áp đặt và trừng phạt các đối tác thương mại, do đó buộc các nước tham gia trao đổi thương mại với nhau phải đàm phán, mặc cả để giảm thiểu thậm chí phải dỡ bỏ.

Thứ hai, cần phân định giữa biện pháp kỹ thuật và RCKT. Trong khi việc các nước áp dụng các biện pháp kỹ thuật thích hợp là sự cần thiết khách quan để bảo đảm an toàn sức khoẻ con người và động thực vật, bảo vệ môi trường, ngăn ngừa các hành động xấu...được quốc tế thừa nhận thì những biện pháp kỹ thuật tinh vi, phức tạp, vượt quá mức cần thiết gây cản trở bất hợp lý cho TMQT trở thành các RCKT mà các nước dùng để bảo hộ thương mại. Chính vì vậy, trong Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại -TBT, WTO yêu cầu các qui định kỹ thuật, tiêu chuẩn cũng như thủ tục để đánh giá sự phù hợp với các qui định kỹ thuật và tiêu chuẩn này không được tạo ra các trở ngại không cần thiết đối với TMQT, phải đảm bảo nguyên tắc không phân biệt đối xử và đãi ngộ quốc gia, phải minh bạch và tiến tới hài hoà hoá. Nhưng các thành viên có thể đưa ra các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường, sức khoẻ con người và động thực vật, ngăn ngừa các hành động xấu... được cho là thích hợp, với điều kiện là các biện pháp đó không được áp dụng theo cách thức tạo ra sự phân biệt đối xử tuỳ tiện, hay hạn chế vô lý đối với TMQT.

Thứ ba, phải thừa nhận trên thực tế, việc phân định giữa biện pháp kỹ thuật

RCKT thương mại là rất khó khăn, phức tạp và cần đến sự hỗ trợ của các chuyên


gia. Chính sự khó khăn, phức tạp này cùng với sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các quốc gia đã tạo điều kiện cho các nước, nhất là các nước phát triển ngày càng tăng sử dụng RCKT thương mại như một công cụ hữu hiệu để bảo hộ sản xuất trong nước, gây khó khăn cản trở cho việc tiếp cận thị trường nước ngoài của các nước đang và kém phát triển. Tuy nhiên, sự phân định này lại là cần thiết và rất có ý nghĩa đối với các nhà XK trong việc bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình, chống lại những RCKT phi lý, cản trở và bóp méo thương mại.

Thứ tư, hàng rào kỹ thuật và RCKT là hai phạm trù khác nhau. RCKT đối với hàng nhập khẩu nói chung, hàng dệt may nói riêng là do từng quốc gia, khu vực thị trường đưa ra. Mặc dù các RCKT này dựa trên các quy định quốc tế, nhưng vẫn có những quy định, tiêu chuẩn riêng có thể cao hơn, rộng hơn, có thể có điểm phi lý hơn, thậm chí mâu thuẫn, trái với các quy định quốc tế. Những điểm mâu thuẫn, phi lý, hoặc trái với quy định quốc tế thì các quốc gia tham gia hợp tác phải đàm phán, thỏa thuận để điều chỉnh, thậm chí phải dỡ bỏ để đạt mục tiêu thuận lợi hóa thương mại. Còn hàng rào kỹ thuật là do Tổ chức thương mại Thế giới (WTO) đưa ra. Đây là một trong số các hiệp định mà hàng trăm nước thành viên của WTO đã cam kết và thực thi. Tuy nhiên, trên một mức độ nhất định, hàng rào kỹ thuật có diện rộng hơn nhưng dễ “thấp” hơn so với RCKT, vì RCKT do từng nước đưa ra nhiều khi mang tính chất gây khó khăn, thậm chí trừng phạt thương mại lẫn nhau, ngăn cản không cho hàng nhập khẩu vào quốc gia quá mức.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 184 trang tài liệu này.

1.1.2. Phân loại rào cản kỹ thuật

Hiện nay có khá nhiều cách phân loại về RCKT trong thương mại.

Rào cản kỹ thuật đối với hàng dệt may xuất khẩu và giải pháp của Việt Nam - 5

1.1.2.1. Theo nhóm nghiên cứu của Trường Đại học Ngoại thương, RCKT được chia thành các loại sau [45]:

- Phân loại rào cản kỹ thuật dựa vào công cụ chính sách: Theo tiêu chí này, RCKT được chia làm 2 loại: Quy định kỹ thuật và yêu cầu về thông tin của sản phẩm.

Khi chính phủ của một quốc gia nhận thấy hệ thống luật lệ của quốc gia liên quan đến hàng hóa chưa hiệu quả, hoặc khi hàng hóa nhập khẩu bị phát hiện hoặc có nghi ngờ kém về chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ…hoặc khi người tiêu


dùng nhận thấy gặp khó khăn và tốn kém trong việc kiện nếu hàng nhập khẩu kém chất lượng theo luật đảm bảo trách nhiệm đối với sản phẩm, thì chính phủ thường dùng đến RCKT thương mại dựa trên công cụ chính sách để giải quyết những vướng mắc trên. Những rào cản này sẽ tồn tại dưới hình thức các lệnh cấm, các quy định kỹ thuật mang tính chất bắt buộc đối với sản phẩm, hoặc những yêu cầu về thông tin đối với sản phẩm nhập khẩu.

- Phân loại RCKT dựa theo phạm vi áp dụng biện pháp kỹ thuật.

Nhân tố để phân biệt rào cản kỹ thuật thương trong mại căn cứ vào phạm vi áp dụng biện pháp kỹ thuật với rào cản kỹ thuật thương mại dựa trên các công cụ chính sách là các biện pháp kỹ thuật đó có làm tăng chi phí cho các nhà sản xuất trong nước cũng như những nhà XK nước ngoài hay không. Trong cách phân chia này, RCKT được nghiên cứu, xem xét thông qua việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật, theo đó, ta chia các biện pháp kỹ thuật thành ba loại:

+ Các biện pháp kỹ thuật áp dụng đồng bộ

+ Các biện pháp kỹ thuật áp dụng phổ biến

+ Các biện pháp kỹ thuật áp dụng đặc biệt

- Phân loại RCKT dựa trên mục đích quản lý.

Cách phân định RCKT thương mại này xuất phát từ mong muốn giải thích tại sao và bằng cách nào cung và cầu của thị trường nội địa có thể thay đổi do tác động của các biện pháp kỹ thuật được sử dụng. Nghiên cứu sự thay đổi này của cung cầu trên thị trường, chúng ta có thể tìm ra kết luận liệu việc áp dụng một biện pháp kỹ thuật nhất định có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến xã hội. Cách phân định này xuất phát từ việc nêu lên ba mục đích mang tính xã hội của việc áp dụng các RCKT thương mại, đó là bảo vệ lợi ích kinh tế của nhà sản xuất, bảo vệ sức khoẻ và lợi ích kinh tế của người tiêu dùng và cuối cùng là bảo vệ môi trường. Theo tiêu chí này, RCKT bao gồm:

+ Những biện pháp kỹ thuật nhằm mục đích hạn chế rủi ro (rish-reducing

measures)

+ Những biện pháp kỹ thuật không có tác dụng hạn chế rủi ro (non risk-

reducing measures)


1.1.2.2. Theo quan điểm của Bộ Công thương

Bộ Công thương là cơ quan chịu trách nhiệm QLNN đối với hoạt động thương mại. Theo đó, RCKT được phân định như sau:

(i) Quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật đều đặt ra các yêu cầu cụ thể về vật lý (physical) đối với sản phẩm. Các yêu cầu này có thể liên quan tới kích thước, hình dáng, thiết kế, độ dài và các chức năng của sản phẩm. Các yêu cầu này cũng có thể quy định về nhãn mác, đóng gói, ký hiệu sản phẩm và mở rộng tới các quy trình và phương pháp sản phẩm liên quan tới sản phẩm. Tuy nhiên, điểm khác biệt cơ bản giữa tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật là ở chỗ sự tuân thủ các tiêu chuẩn là mang tính tự nguyện trong khi sự tuân thủ với các quy định kỹ thuật là bắt buộc.

(ii) Các thủ tục đánh giá sự phù hợp: chẳng hạn như xét nghiệm, thẩm tra xác thực, kiểm định, chứng nhận - được sử dụng để đảm bảo rằng các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật do các quy định kỹ thuật và tiêu chuẩn đặt ra.

(iii) Những quy định về đóng gói sản phẩm: Vấn đề bao bì sau tiêu dùng liên quan đến việc xử lý chất thải rắn. Các quy định về đóng gói bao gồm những quy định liên quan đến nguyên vật liệu đóng gói, những quy định về tái sinh, những quy định về xử lý và thu gom sau quá trình sử dụng... Những tiêu chuẩn và quy định liên quan đến những đặc tính tự nhiên của sản phẩm và nguyên liệu đóng gói đòi hỏi việc đóng gói phải phù hợp với việc tái sinh hoặc dùng lại.

(iv) Yêu cầu về dán nhãn sinh thái: Dán nhãn sinh thái có nghĩa là các nước nhập khẩu yêu cầu các nước XK phải thực hiện việc dán nhãn mác sản phẩm của mình theo những tiêu chuẩn nhất định nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng về sinh thái cho các nước nhập khẩu. Sản phẩm được dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thông báo cho người tiêu dùng biết là sản phẩm đó được coi là tốt hơn về mặt môi trường. Các tiêu chuẩn về dán nhãn sinh thái được xây dựng dựa trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của sản phẩm, một quá trình còn được gọi là phương pháp phân tích từ đầu đến cuối (từ lúc sinh đến lúc chết). Theo phương pháp này, người ta sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng đối với môi trường của sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong toàn bộ chu kỳ sống của nó, bao gồm giai đoạn tiền sản xuất (chế biến


các nguyên liệu thô), sản xuất, phân phối (bao gồm đóng gói), sử dụng hoặc tiêu thụ, và loại bỏ sau khi sử dụng. Đặc biệt đây thường là yêu cầu của các nước phát triển đối với các nước kém phát triển (LDCs), các yêu cầu này dù thuộc hình thức tự nguyện hay hình thức bắt buộc thì đều gây những khó khăn nhất định trong quá trình XK của các nước LDCs.

(v) Các yêu cầu về phương pháp sản xuất sản phẩm (PPMs): bao gồm các quy định về các phương pháp sản xuất sản phẩm có ảnh hưởng đến đặc thù và chất lượng sản phẩm XK. Hiện nay các luật và các quy định về môi trường đang mở rộng phạm vi điều chỉnh của mình đối với các PMMs, kể cả các PMMs không có tác động trực tiếp đến chất lượng và đặc thù của sản phẩm XK, song nhiều khi lại có tác động tiêu cực đến môi trường tại nơi sản xuất sản phẩm. Các quy định PMMs đang trở thành những RCKT rất khó vượt qua đối với các nước đang và chậm phát triển.

(vi) Các yêu cầu của người tiêu dùng: Nhiều nước phát triển áp đặt các điều kiện về môi trường, lao động đối với các nhà XK tại các nước đang và chậm phát triển. Các yêu cầu này liên quan đến các vấn đề như môi trường, lao động trẻ em và các quyền về con người, những yêu cầu này ảnh hưởng rất nhiều tới cơ hội thương mại của các nước XK, nhất là các nước đang và kém phát triển.

1.1.2.3. Theo góc độ tiếp cận từ phía doanh nghiệp:

Doanh nghiệp là đối tượng bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các RCKT trong thương mại. Trong suốt quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ, XK sản phẩm ra nước ngoài, các DN phải quan tâm đến các vấn đề sau:

- Chất lượng sản phẩm

- An toàn cho người sử dụng

- Bảo vệ môi trường

- Trách nhiệm xã hội.

- Chống gian lận thương mại

Tương ứng với mỗi vấn đề mà DN quan tâm là một loại hình RCKT

(i) Tiêu chuẩn chất lượng: Chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu để hàng hoá có thể thâm nhập vào thị trường các nước. Người tiêu dùng các nước, đặc biệt là người tiêu dùng ở những nước phát triển đều có yêu cầu cao về chất lượng sản


phẩm. Người tiêu dùng thường ưa chuộng và đánh giá cao những hàng hoá được cấp giấy chứng nhận chất lượng. Và các nước cũng đưa ra nhiều quy định về chất lượng sản phẩm đối với hàng nhập khẩu để bảo vệ lợi ích cho người tiêu dùng nước mình. Tuy nhiên, chất lượng là một khái niệm rất rộng và phức tạp do đó có nhiều nước đã lợi dụng việc đưa ra các tiêu chuẩn chất lượng để dựng lên những rào cản về chất lượng đối với hàng nhập khẩu.

Hiện nay, hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 gần như là yêu cầu bắt buộc đối với các DN sản xuất hàng XK, vì nhiều thị trường nhập khẩu bây giờ đều yêu cầu các DNXK phải có giấy chứng nhận chất lượng quốc tế. Người tiêu dùng có thể yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm của những DN này. Nói cách khác, ISO 9000 có thể được coi như một ngôn ngữ xác định chữ tín giữa người sản xuất và người tiêu dùng, giữa các DN với nhau. Và thực tế cho thấy rằng ở mọi thị trường nhập khẩu hàng hoá của những DN có giấy chứng nhận ISO 9000 thì dễ thâm nhập thị trường hơn nhiều so với hàng hoá của các DN khác. Đối với một số chủng loại sản phẩm, thì chỉ những hàng hoá nào có đủ các giấy chứng nhận chất lượng nhất định và đáp ứng các yêu cầu cụ thể của nước nhập khẩu thì mới được nhập vào lãnh thổ nước đó.

(ii) Tiêu chuẩn về an toàn cho người sử dụng: An toàn cho người sử dụng là những vấn đề được người tiêu dùng và Chính phủ các nước đặc biệt quan tâm vì nó liên quan trực tiếp đến sức khoẻ và an toàn của người tiêu dùng.

Các biện pháp này gồm các quy chuẩn kỹ thuật hoặc các tiêu chuẩn được đặt ra để bảo vệ an toàn và sức khỏe của cá nhân như các tiêu chuẩn về không sử dụng các sản phẩm DM có chứa chất độc hại, gồm các chất hóa học có thể gây ung thư và các bệnh ngoài da hoặc các quy định về sử dụng các vật liệu chậm cháy trong sản xuất đồ gỗ gia dụng, đảm bảo không dễ cháy đối với các loại ga giường, quần áo trẻ em. Ngoài ra, tuỳ theo mặt hàng và tuỳ theo yêu cầu của từng thị trường mà còn có nhiều các quy định khác như quy định về nhãn mác sản phẩm, quy định các chỉ tiêu về tiếng ồn, mức phóng xạ đối với các sản phẩm tiêu dùng…

Cũng như các loại RCKT khác, rào cản về an toàn cho người tiêu dùng là loại rào cản hết sức phức tạp, tinh vi, đa dạng và được sử dụng ngày càng nhiều khiến cho các DNXK rất khó nắm bắt và khó vượt qua gây cản trở không ít cho TMQT.


(iii) Tiêu chuẩn về môi trường

Phát triển thương mại gắn với bảo vệ môi trường đang là xu thế TMQT, đó là phát triển thương mại bền vững trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, được gọi chung là “thương mại-môi trường”. Sau một thời gian dài chạy theo lợi nhuận, phát triển ồ ạt, không quan tâm đến môi trường, các quốc gia đã nhận thấy tầm quan trọng của nó đối với sự phát triển bền vững và đã thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường, trong đó có việc đưa ra các tiêu chuẩn về môi trường đối với hàng hoá nhập khẩu. Các quy định của WTO cũng cho phép các nước sử dụng các biện pháp bảo hộ vì mục đích môi trường, nên các quốc gia đã dựng lên những rào cản về môi trường đối với hàng hoá của nước ngoài nhập khẩu. Hiện nay giấy chứng nhận ISO 14000 đã trở thành một yêu cầu bắt buộc, một giấy thông hành của DN khi muốn XK hàng sang các nước khác, đặc biệt là khi XK sang thị trường những nước phát triển.

Hệ thống rào cản môi trường trong TMQT hiện nay rất đa dạng và được áp dụng rất khác nhau ở các nước tuỳ vào điều kiện cụ thể của mỗi nước. Nhưng nhìn chung, các rào cản môi trường thường được áp dụng trong TMQT bao gồm:

- Các phương pháp sản xuất theo quy định môi trường

Đây là các tiêu chuẩn quy định sản phẩm cần phải được sản xuất như thế nào. Các tiêu chuẩn này áp dụng cho giai đoạn sản xuất, nghĩa là giai đoạn trước khi sản phẩm được tung ra trên thị trường. Về mặt môi trường, việc xem xét quy trình sản xuất là để giải quyết một trong những câu hỏi trọng tâm của quá trình quản lý môi trường: sản phẩm được sản xuất như thế nào, sản phẩm được sử dụng như thế nào, sản phẩm được vứt bỏ như thế nào, những quá trình này có làm tổn hại đến môi trường không.

- Các yêu cầu về đóng gói bao bì

Bao gồm những quy định liên quan đến nguyên vật liệu đóng gói, những quy định về tái sinh, những quy định về xử lý và thu gom sau quá trình sử dụng… Những tiêu chuẩn và quy định liên quan đến những đặc tính tự nhiên của sản phẩm và nguyên liệu đóng gói đòi hỏi việc đóng gói phải phù hợp với việc tái sinh hay dùng lại. Những sản phẩm không phù hợp có thể bị thị trường từ chối cả nguyên vật liệu đóng gói và sản phẩm chứa trong bao bì.


- Nhãn môi trường

Sản phẩm được dán nhãn sinh thái nhằm mục đích thông báo cho người tiêu dùng biết là sản phẩm đó được coi là tốt hơn về mặt môi trường. Các tiêu chuẩn về dán nhãn sinh thái được xây dựng trên cơ sở phân tích chu kỳ sống của sản phẩm, một quá trình còn được gọi là phân tích từ đầu đến cuối (từ lúc sinh đến lúc chết). Theo phương pháp này, người ta sẽ đánh giá mức độ ảnh hưởng đối với môi trường của sản phẩm ở các giai đoạn khác nhau trong toàn bộ chu kỳ sống của nó. Các giai đoạn này bao gồm giai đoạn tiền sản xuất, sản xuất, phân phối (bao gồm cả đóng gói), sử dụng hoặc tiêu thụ và loại bỏ sau khi sử dụng.

Các quy định về môi trường được các nước sử dụng ngày càng nhiều và đã thật sự trở thành một rào cản hữu hiệu để bảo hộ thị trường trong nước mà vẫn phù hợp với các quy định của WTO.

(iv) Tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội

Đi đôi với trách nhiệm môi trường, các DN còn phải quan tâm tới trách nhiệm xã hội. Trách nhiệm xã hội gồm ba nội dung chính:

- Các tiêu chuẩn với những quyền của người lao động được thừa nhận rộng rãi.

Đó là các quyền được lao động tự do, lao động không phân biệt đối xử (Không phân biệt giới tính, nguồn gốc, tôn giáo, chính trị …) lao động theo luật định (giờ làm việc, mức lương lao động) và tuyệt đối không có hình phạt nào gây tổn thương thể xác, tinh thần, danh dự.

- Các tiêu chuẩn liên quan đến an toàn sức khỏe và rủi ro nghề nghiệp: Đó là các điều kiện để làm việc, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các chế độ bồi thường khi người lao động gặp tai nạn nghề nghiệp; các chế độ trợ cấp khi người lao động bị buộc thôi việc, ngừng việc; các ưu đãi trợ giúp người thất nghiệp.

- Các yêu cầu cho hệ thống quản lý phải luôn tuân thủ và cải tiến, nâng cao hơn nữa chất lượng đời sống và bảo vệ người lao động.

Các quy định trách nhiệm xã hội là biện pháp bảo vệ tốt nhất cho người lao động tại các nước. Tuy nhiên với nhiều nước còn nghèo, chậm phát triển, mức sống còn thấp thì đây cũng là một loại hình rào cản tương đối khó khăn cho các DN nước đó khi gia nhập thị trường chung thế giới [84].

Xem tất cả 184 trang.

Ngày đăng: 07/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí