Nguyên Nhân Của Những Kết Quả Và Hạn Chế Trong Việc Bảo Đảm Quyền Được Bảo Vệ Khỏi Bạo Lực Học Đường Của Học Sinh Cấp Trung Học Cơ Sở Ở

2.3. Nguyên nhân của những kết quả và hạn chế trong việc bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở ở tỉnh Hưng Yên

2.3.1 Nguyên nhân của những kết quả

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến những kết quả trong việc bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp THCS trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, có thể kể đến những yếu tố như: do xuất phát từ ngay nội tại bản thân các em, do gia đình, do tác động của nhà trường và cuối cùng là ảnh hưởng từ xã hội.

Trước hết, kết quả thu được trong việc bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp THCS trên địa bàn Tỉnh là nhờ sự thấu hiếu và quan tâm của các cấp lãnh đạo, chính quyền sở tại, việc làm này có ý nghĩa vô cùng quan trọng và kịp thời nhất trong việc kìm hãm bạo lực học đường xảy ra. Thông qua việc việc chỉ đạo, triển khai thực hiện quyết liệt việc bảo đảm quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường; đề xuất các ý kiến và kế hoạch tại các hội nghị, hội thảo và ghi nhận các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, nhà trường và lắng nghe các em học sinh, nhằm nâng cao khả năng xử lý các vụ việc liên quan đến quyền được bảo vệ của các em học sinh khỏi bạo lực học đường.

Đồng thời nhờ sự quan tâm của gia đình và nhà trường và sự phối hợp của các ban ngành cùng chú trọng giáo dục cho các em học sinh biết về những quyền cơ bản của mình, cũng góp phần giúp các em có khả năng tự bảo vệ được bản thân, đẩy lùi tình trạng bạo lực trên địa bàn nói chung và đặc biệt là bạo lực học đường cấp THCS nói riêng thông qua các cuộc họp tại trường, thông báo tình hình học tập và rèn luyện của các em học sinh, các cuộc tham vẫn giữa nhà trường và giáo viên, giữa nhà trường và các cơ quan có liên quan. Ngoài ra, nhận thức của xã hội tăng lên, tỷ lệ phụ huynh đứng ra tố cáo cũng cao hơn. Mạng xã hội phát triển giúp video, thông tin nhanh chóng được lan truyền đến cộng đồng và phụ huynh sẽ có

bằng chứng để tố cáo. Nên nếu xảy ra bất kì một sự việc bạo lực nào trong hoặc ngoài môi trường học đường thì trước tiên phải xem xét lỗi và trách nhiệm thuộc về nhà trường và các cơ sở giáo dục tại địa phương. Điều đó là động lực để các cơ quan quản lý nhà nước, nhà trường và chính bản thân mỗi gia đình có trách nhiệm và chú trọng hơn đến việc bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở ở tỉnh Hưng Yên.

2.3.2. Nguyên nhân của hạn chế

Tuy nhiên việc bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp THCS ở tỉnh Hưng Yên vẫn tồn tại những hạn chế là do đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh đang trong giai đoạn phát triển mạnh về thể chất và tâm sinh lý, hiếu động và muốn tự khẳng định mình. Một số học sinh chưa được trang bị các kỹ năng sống cơ bản để thích nghi với sự biến đổi của đời sống xã hội. Những hành vi xấu xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống đã có tác động tiêu cực đến học sinh. Sự thiếu nhận thức, xem thường pháp luật, xuống cấp về lối sống, tha hóa đạo đức một bộ phận người dân. Xã hội phát triển kèm theo đó là sự phát triển không ngừng của mạng xã hội, những phương tiện tiếp cận thông tin cũng đa dạng hơn bao gồm cả những thông tin tích cực và tiêu cực, mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động đến tâm lý, tình cảm của học sinh, các em rất dễ bị cuốn theo lối sống thực dụng, đua đòi, thiếu lành mạnh, hành vi bạo lực từ mạng internet, phim ảnh, game online, những ấn phẩm đồi trụy,…

Đồng thời, mọi biện pháp xử lý vi phạm đối với các em học sinh trên địa bàn Tỉnh chỉ mang tính răn đe, giáo dục, các hình phạt được đưa ra cũng sẽ được cân nhắc nhằm đảm bảo quyền trẻ em. Nghị định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục, nghị định xử phạt trong lĩnh vực trẻ em chưa được ban hành, các cá nhân vi phạm chưa bị xử lý thích đáng, dấn đến các kết quả hạn chế như vậy là điều khó tránh khỏi.

Công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng còn thiếu hướng dẫn ứng xử trong những tình huống cụ thể, thiếu các điều kiện cần thiết để triển khai. Ngoài ra, sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội chưa chặt chẽ và chưa thực sự hiệu quả. Bộ GD-ĐT đã quy định công tác tư vấn học đường, công tác xã hội trong trường học, nhưng các nhà trường THCS trên địa bàn Tỉnh Hưng Yên triển khai còn chậm. Công tác tuyên truyền về phòng chống bạo lực học đường trên địa bàn Tỉnh nhìn chung chưa hiệu quả, nhiều văn bản nhưng việc tổ chức thực hiện đạt hiệu quả thấp, ngay cả chỉ thị mới đây của bộ trưởng Bộ GD-ĐT về nội dung này thì có khi nhiều giáo viên ở các huyện, xã cũng không biết. Việc không tiếp cận đến nơi đến chốn các văn bản, quy định làm cho việc thực hiện ở nhiều nơi còn lỏng lẻo. Bên cạnh học sinh, nhà trường và gia đình cũng thiếu một phần trách nhiệm khi chưa hoàn thành việc giáo dục, giám sát con em. Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan pháp luật và chính quyền địa phương còn chưa làm hết sức mình trong việc bảo vệ, chăm sóc trẻ và đầu tư cho trẻ em, gây nên những hạn chế trong việc bảo đảm quyền.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Một phần nguyên nhân của những hạn chế là do giáo dục trong nhà trường trên địa bàn Tỉnh Hưng Yên còn nặng về kiến thức văn hóa, đôi khi lãng quên nhiệm vụ giáo dục con người. Mặt khác, cuộc sống thực dụng chạy theo đồng tiền của một bộ phận xã hội đã đẩy ngã những giá trị quan trọng trong nhà trường, đạo đức của một bộ phận thầy cô giáo. Cụ thể khi phát hiện các mâu thuẫn của học sinh, giáo viên lại không tiếp cận ngay vấn đề, qua các kênh trực tiếp, gián tiếp để tìm hiểu rõ bản chất sự việc, trao đổi cùng cha mẹ các em và báo cáo hiệu trưởng nhà trường xin ý kiến chỉ đạo giải quyết ngay mà lại có thái độ né tránh và bỏ qua. Giáo viên tư vấn, cán bộ Đoàn - Đội trên địa bàn Tỉnh đôi khi chưa triệt để trong việc quan tâm đến tư tưởng, ý kiến của các đoàn viên, đội viên, học sinh, mà vẫn còn tư tưởng chủ quan, bỏ qua và chậm trễ trong xử lý các tình huống. Hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm chưa ý thức hết trách nhiệm, nhiệm vụ được giao,

buông lỏng quản lý, chỉ quan tâm việc dạy chữ, coi nhẹ dạy người. Đáng lý ra, các thầy cô phải có trách nhiệm sát sao, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của học sinh, là “địa chỉ tin cậy” để học sinh của mình có thể chia sẻ những khúc mắc trên lớp. Và khi thấy có dấu hiệu bất thường phải phối hợp với gia đình để có biện pháp giáo dục kịp thời. Nhưng thực tế, công tác này không được xem trọng, dẫn đến nhiều vụ bạo lực học đường đau lòng.

Quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp Trung học cơ sở, từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên - 9

Nhìn dưới góc độ khác, nguyên nhân sâu xa nữa là tâm lý học đường ít được các nhà giáo dục, các nhà xã hội, các bậc cha mẹ quan tâm đúng mức. Còn những trường hợp các gia đình thiếu quan tâm, chưa sát sao trong giáo dục học sinh của gia đình, thậm chí còn có tâm lý "khoán trắng" cho nhà trường. Mỗi gia đình có một phong cách sống khác nhau, không ai kiểm soát được diễn biến tâm lý xảy ra hằng ngày với con em mình khi đến trường. Do vậy, không ai nghĩ đến việc cần ngăn chặn bạo lực học đường từ ngay các bạo lực trong đời sống nội tâm.

Đáng lo ngại hơn là bệnh thành tích ở trường học. Vẫn còn một bộ phận giáo viên,phụ huynh và học sinh nhận thức và đánh giá chưa đúng đắn về tầm quan trọng của công tác giáo dục cho học sinh. Do đó, còn thờ ơ, chưa quan tâm và nhiệt tình tham gia vào công tác này. Vụ việc xảy ra của các em học sinh ở THCS Phù Ủng -Ân Thi khi nạn nhân đã bị các bạn cùng lớp hành hung 1-2 lần trước đó và nhà trường đều biết. Tuy nhiên, thay vì tham vấn cơ quan chuyên môn ngoài trường học để có biện pháp để xử lý sớm, hiệu quả, nhà trường lại không làm vậy. Do bệnh thành tích, nên khi có vụ việc xâm hại trẻ em, giáo viên và nhà trường không muốn lộ ra bên ngoài, chỉ muốn xử lý nội bộ. Điều đó tất yếu sẽ xảy ra hậu quả đáng tiếc, như các vụ việc vừa qua. Việc nhà trường ém thông tin là vi phạm pháp luật.

Tiểu kết Chương II

Chương II đã phân tích thực trạng việc bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp THCS trên địa bàn tỉnh Hưng Yên thông qua việc khái quát tình hình bạo lực học đường của học sinh cấp THCS ở tỉnh. Từ đó nêu những kết quả bảo đảm và những hạn chế còn tồn tại trong bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở. Cuối cùng, nêu nguyên nhân của những kết quả và hạn chế trong việc bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở ở tỉnh Hưng Yên.

Qua những thông tin phân tích này, tác giả đánh giá được tình hình kiểm soát bạo lực học đường ở cấp học sinh THCS thông qua các điểm mạnh, điểm yếu, nguyên nhân và kết quả để từ đó tìm ra giải pháp phù hợp và hữu hiệu nhất.

CHƯƠNG III

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ KHỎI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH CẤP TRUNG

HỌC CƠ SỞ, TỪ THỰC TIỄN TÌNH HƯNG YÊN

3.1.Quan điểm bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở, từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên

Qua quá trình nghiên cứu lí luận và thực tiễn về việc bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp THCS trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, có thể rút ra một số quan điêm sau:

Thứ nhất, bất cứ sự việc bạo lực học đường nào xảy ra cũng không thể vội vàng nhận định trách nhiệm trước tiên thuộc về nhà trường. Đây là vấn đề chung của cộng đồng, nó không khởi phát và không kết thúc với tiếng trống trường và các trường học không đơn độc giải quyết vấn nạn này.

Từ thực tiễn việc bảo đảm quyền là trách nhiệm của không chỉ các bộ, ngành, địa phương… mà còn là trách nhiệm của từng thầy cô giáo, từng học sinh, là trách nhiệm của phụ huynh và toàn xã hội; phải dựa trên mối quan hệ chặt chẽ giữa 3 môi trường pháp luật (là Nhà nước), nhà trường và gia đình, đặc biệt nhà trường luôn đóng vai trò trung tâm. Vai trò của chính quyền và các cơ quan chức năng là phải sử dụng hữu hiệu công cụ pháp luật mà nhà nước đã giao cùng với các đoàn thể, tổ chức xã hội với chức năng hỗ trợ, giáo dục, tuyên truyền pháp luật.

Bên cạnh đó, gia đình cũng là một yếu tố quan trọng, cha mẹ cần tham gia với nhà trường trong phản ứng với hành vi bạo lực học đường, đặc biệt, khi giáo dục chưa chuẩn mực từ chính gia đình mà nhiều khi bố mẹ không hề nhận ra. Đơn giản như khi con đã cố gắng hết sức nhưng chỉ đạt 5-7 điểm mà bố mẹ không chấp nhận và yêu cầu phải 9-10 điểm. Nhiều phụ huynh sẽ không bao giờ nghĩ rằng việc quát tháo, dạy con bằng roi vọt, đánh đập lại chính là gốc rễ làm nảy sinh bạo lực. Đồng thời, phụ huynh phải nắm bắt được các tâm tư, nguyện vọng, thay đổi của

con em để chia sẻ, hỗ trợ kịp thời và phối hợp cùng nhà trường, đồng thuận với cách giáo dục của giáo viên để xử lý các vấn đề bạo lực.

Nhà trường phải tạo được môi trường giáo dục thân thiện, để học sinh tin tưởng, chia sẻ khó khăn, vướng mắc, khi phát hiện các mâu thuẫn của học sinh, thì giáo viên lại phải tiếp cận ngay vấn đề, qua các kênh trực tiếp, gián tiếp để tìm hiểu rõ bản chất, trao đổi cùng phụ huynh và báo cáo hiệu trưởng nhà trường xin ý kiến chỉ đạo giải quyết ngay. Giáo viên tư vấn, cán bộ đoàn, đội cũng có trách nhiệm phải quan tâm đến tư tưởng, ý kiến của các đoàn viên, đội viên, học sinh, tuyệt đối không được chủ quan, bỏ qua và chậm trễ trong xử lý các tình huống. Nguyên tắc phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội mà chỉ thiếu một bên thì quá trình giáo dục toàn diện khó thành công. Chính vì vậy không thể nếu như có sự việc bạo lực xảy ra ở bất cứ cơ sở giáo dục nào, để tìm hiểu căn nguyên để sửa chữa và khắc phục, thì cần có sự xuy xét đúng đắn, tránh quy chụp vội vàng nguyên do của vấn đề.

Thứ hai, bạo lực là điều không thể chấp nhận được ở bất cứ trường học nào tuy nhiên việc bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn không phải là công việc dễ dàng. Giáo dục là sự nghiệp "trăm năm trồng người", là một quá trình lâu dài, khó khăn. Việc bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp THCS phải luôn lấy trẻ em - người học làm trung tâm, vì quyền, lợi ích hợp pháp của người học.

Việc bảo vệ học sinh khỏi những tệ nạn xã hội, tâm sinh lý phát triển bình thường là một điều không hề dễ dàng, lấy trẻ em làm trung tâm là quan điểm đề cao vai trò của người học, coi các em học sinh là đối tượng chính của quá trình giáo dục. Học sinh là chủ thể của hoạt động học tập, giáo dục; nhân vật trung tâm này phải là một chủ thể có ý thức, có nhu cầu, có hứng thú, ham thích học và tích cực trong hoạt động học tập, đồng thời chú trọng giáo dục cho các em nắm rõ và biết cách tự bảo vệ quyền lợi của chính mình. Mỗi trẻ em đều có một sự khác biệt

về hoàn cảnh, môi trường sống, điều kiện gia đình và học tập, … Chính vì thế, mỗi em học sinh là một cá thể riêng biệt khác nhau về thể chất, mối quan hệ xã hội, trí tuệ, tình cảm, tâm lý, … Điều này đồng nghĩa với việc từng học sinh sẽ có hứng thú, cách học và trình độ học tập khác nhau. Nhưng quyền và nghĩa vụ của các em học sinh là như nhau, không có sự phân biệt, các em đều có cơ hội được hiểu, được đánh giá đúng và cần được tôn trọng. Chính vì như vậy việc bảo vệ quyền và nghĩa vụ của trẻ em cần được thực hiện triệt để, toàn diện và hợp lý hơn.

Thứ ba, từ thực tiễn về việc thực hiện quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp THCS trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, có thể nhìn nhận rằng việc thực hiện quyền đã đảm bảo tuyệt đối được yêu cầu dựa trên quan điểm, đường lối, chính sách, pháp luật của nhà nước Việt Nam, của tỉnh ủy địa phương, các ban ngành có liên quan về bảo vệ và chăm sóc, giáo dục trẻ em để hạn chế tối đa bạo lực học đường. Bất kì trẻ em trong độ tuổi nào cũng đều có quyền được sống, được tự do, mưu cầu hạnh phúc, được học tập trong môi trường lành mạnh. Trẻ em cấp THCS cũng cần được đáp ứng nhu cầu ấy. Do đặc điểm về khả năng nhận thức, tâm sinh lý đặc thù trẻ em trong khối học sinh cấp THCS là đối tượng cần có sự quan tâm đặc biệt của xã hội về các mặt liên quan đến sự phát triển của trẻ em như: giáo dục, y tế, văn hóa, phòng chống bạo lực,…

Tuy nhiên, qua thực tế những vấn đề xảy ra tại địa phương, cần xem xét việc quán triệt các văn bản này đã đến địa phương, đến giáo viên trên địa bàn toàn tỉnh Hưng Yên chưa? Các cấp quản lý ở huyện, ở xã đã vào cuộc chưa? Đã kiểm tra giám sát chưa? Đây là bài học không chỉ cho ngành giáo dục Hưng Yên mà là bài học chung cho cả nước.

3.2.Giải pháp tăng cường bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở, từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên

3.2.1 Rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/10/2023