Nhà trường cần quan tâm đến những trường hợp học sinh đặc biệt là : Cha mẹ ly thân, ly hôn hay vướng vào pháp luật, cha mẹ đi làm ăn xa để con cái ở với ông bà... thì công tác quản lý giáo dục trong gia đình chắc sẽ kém hơn, học sinh dễ bị lôi kéo, sa ngã hơn.
Ngoài ra, hình thức xử lý đối với giáo viên có hành vi vi phạm bạo lực học đường được quy định căn cứ theo Điều 52 Luật Viên chức 2010 quy định việc xử lý kỷ luật viên chức như sau: Viên chức vi phạm các quy định pháp luật trong quá trình thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ thì phải chịu một trong các hình thức kỷ luật như khiển trách, cảnh cáo, cách chức (đối với viên chức quản lý), buộc thôi việc. Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật phù hợp. Đồng thời, khi giáo viên đánh học sinh thì sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt tiền 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Ngoài ra còn có thể áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là đình chỉ giảng dạy từ 1 tháng đến 6 tháng, thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu giáo viên đánh học sinh mà tỷ lệ tổn thương trên cơ thể học sinh từ 11% trở lên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.
Thay vì giải pháp trước đây là kỷ luật giáo viên, xử phạt học sinh khi sự việc đã xảy ra thì cần nhìn nhận và đánh giá hình thức xử phạt đúng người đúng tội, không bao che, dung túng cho những hành vi xấu, trái với chuẩn mực đạo đức xã hội. Bên cạnh đó, sở GD-ĐT tỉnh phải phối hợp với sở Thông tin - truyền thông tỉnh Hưng Yên quản lý nhà mạng, không để các nội dung, clip xấu lan truyền, trong đó các clip về bạo lực học đường phải được xóa ngay, không gây những tác động xấu đến học sinh. Việc thiếu kiểm soát không gian mạng là một lỗ hổng lớn, gia tăng nguy cơ cho học sinh bị xâm hại bởi những vấn đề tiêu cực, trong đó có bạo lực.
3.2.6 Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ đối với các cơ sở giáo dục cấp trung học cơ sở
Trên thực tế, mọi chủ trương, chính sách dù tốt và đầy đủ, chi tiết đến đâu cũng chỉ thật sự phát huy tác dụng nếu được triển khai một cách nghiêm túc, đồng bộ, bám sát thực tiễn. Ngành giáo dục của Tỉnh cần đẩy mạnh tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ trẻ em; tăng cường công tác quản lý nhà nước về trật tự, an toàn xã hội, chủ động nắm tình hình, diễn biến hoạt động của tội phạm xâm hại trẻ em tại các cơ sở quản lý giáo dục trên địa bàn Tỉnh để phát hiện ra các vấn đề, chỉ ra hạn chế, bất cập và có kế hoạch phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường. Công tác này có ý nghĩa lớn, góp phần tăng tính kỉ cương, nghiêm túc trong ngành giáo dục.
Sở GD-ĐT tỉnh Hưng Yên cần tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ thanh tra cho cán bộ thanh tra của Sở và đội ngũ cộng tác viên thanh tra giáo dục, đặc biệt phối hợp với Thanh tra tỉnh để tập huấn nghiệp vụ thanh tra cho cán bộ thanh tra, cộng tác viên thanh tra giáo dục và lãnh đạo các nhà trường cấp THCS trên địa bàn. Phải có công tác thanh tra mới phát hiện những sai phạm, hạn chế, thiếu sót trong quản lý để từ đó có các biện pháp khắc phục kịp thời những tồn tại của các đơn vị sau kiểm tra.
Trong thời gian tới, tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo; tập trung thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về vấn đề dư luận quan tâm là bạo lực học đường; phối hợp giữa thanh tra sở GD-ĐT với thanh tra tỉnh, thanh tra huyện và phòng GD-ĐT trong thanh tra, kiểm tra tránh chồng chéo, chuẩn hóa hoạt động thanh tra. Thường xuyên, rà soát, cập nhật thông tin phản ánh của dư luận, phương tiện thông tin đại chúng về các tiêu cực, sai phạm trong giáo dục và đào tạo; kịp thời tổ chức thanh tra, kiểm tra đột xuất các nội dung theo chỉ đạo của cấp trên và
xử lý sai phạm (nếu có) theo quy định, tránh lơ là chủ quan, điều này giúp giảm thiểu các vụ bạo lực học đường trong môi trường trong và ngoài nhà trường.
Phòng GD-ĐT Tỉnh cần chỉ đạo các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý thực hiện các nhiệm vụ được giao, nắm thông tin về bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý để xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý kịp thời. Đồng thời, chỉ đạo triển khai việc cung cấp số liệu lên hệ thống thông tin điện tử về phòng, chống bạo lực học đường của ngành Giáo dục. Lãnh đạo các cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên khi để xảy ra các vụ bạo lực học đường. Xử lý kịp thời theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các vụ bạo lực học đường đảm bảo công khai, nghiêm túc theo quy định của pháp luật đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm. Chủ động nắm bắt thông tin và giải quyết kịp thời các phản ánh, khiếu nại, tố cáo liên quan đến vi phạm đạo đức nhà giáo theo thẩm quyền.
3.2.7 Thường xuyên nêu gương người tốt, việc tốt trong việc phát hiện, giải quyết bạo lực học đường
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả, Hạn Chế Bảo Đảm Quyền Được Bảo Vệ Khỏi Bạo Lực Học Đường Của Học Sinh Cấp Trung Học Cơ Sở Ở Tỉnh Hưng Yên
- Nguyên Nhân Của Những Kết Quả Và Hạn Chế Trong Việc Bảo Đảm Quyền Được Bảo Vệ Khỏi Bạo Lực Học Đường Của Học Sinh Cấp Trung Học Cơ Sở Ở
- Đưa Nội Dung Quyền Con Người, Quyền Trẻ Em, Phòng Chống Bạo Lực Học Đường, Vào Chương Trình Giáo Dục Cấp Trung Học Cơ Sở
- Quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp Trung học cơ sở, từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên - 12
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Mục tiêu là lấy cái đẹp, dẹp cái xấu. Ngành giáo dục cần lấy phòng, chống là chính chứ không phải xử lý là chính; lấy giáo dục, nêu gương là chính chứ không nặng về răn đe, xử phạt học sinh. Vì vậy, ngành giáo dục cần kết hợp với các ban ngành địa phương tăng cường tuyên truyền những gương người tốt - việc tốt, tấm gương điển hình chăm ngoan, học giỏi, có trách nhiệm với bạn bè và cộng đồng, đồng thời, trao tặng học bổng, dụng cụ học tập và quà cho những trẻ em đó. Tích cực tôn vinh, tuyên dương những tấm gương nhà giáo tiêu biểu có lương tâm, trách nhiệm, dành trọn tâm huyết và trí tuệ cho sự nghiệp giáo dục, hết lòng vì học sinh thân yêu góp phần tác động lớn đến nhận thức của bộ phận cán bộ nhà giáo, sớm trở thành các nhà giáo dục thân thiện, thuyết phục…
Ngành giáo dục trên địa bàn Tỉnh cần thường xuyên nêu gương, truyền thông rộng rãi những tấm gương tốt đẹp, điển hình cá nhân, tập thể trong phát hiện,
tố giác các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến quyền trẻ em và bạo lực học đường trong và ngoài trường học; cần biểu dương công khai các cơ quan, tổ chức đã tích cực xử lý, giải quyết các vụ việc xâm hại hay các tổ chức trong cộng đồng đã luôn tích cực tham gia hoạt động bảo vệ trẻ em, chủ động phòng ngừa bạo lực học đường. Các Trường học theo đó cần quan tâm hơn nữa tới công tác khen thưởng, nêu gương, tôn vinh những em học sinh điển hình, có đóng góp tích cực cho công tác giáo dục phát luật trong từng lớp học, từng cấp học.
Cùng với ý nghĩa mỗi gia đình là một tế bào của xã hội; truyền thống gia đình, đạo đức gia đình và tấm gương của bố, mẹ ảnh hưởng rất lớn tới nhận thức, suy nghĩ của những học sinh. Vì thế bố, mẹ phải gương mẫu cả về đạo đức và lối sống, cách hành xử phải có chuẩn mực, phải là chỗ dựa tinh thần cho con em mình. Theo các nhà giáo thì những giá trị tôn trọng, yêu thương, trách nhiệm... là những nền tảng quan trọng để thầy cô giáo và học sinh hướng đến một môi trường lành mạnh hơn, không có bạo lực. Việc nêu gương giúp lan tỏa những điều tốt đẹp trong đời sống xã hội, góp phần nhân rộng theo tinh thần, tạo động lực thúc đẩy về
việc đảm bảo an ninh, an toàn trường học và phòng chống bạo lực học đường.
Tiểu kết Chương III
Nhìn nhận lại vấn đề, việc phòng chống bạo lực học đường là việc làm chung tay của toàn xã hội, đòi hỏi phải củng cố, nâng cao chất lượng môi trường giáo dục văn minh - tiến bộ.
Cơ chế phối hợp chặt chẽ ba môi trường giáo dục: gia đình - nhà trường - xã hội là ưu tiên trước mắt. Các cơ sở giáo dục cần có các biện pháp quản lý và các chế tài ngăn chặn hiệu quả những hoạt động có tác hại đến môi trường giáo dục, môi trường văn hóa xã hội. Trong từng gia đình, người lớn phải làm gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.
Các cơ quan báo chí phải quan tâm thỏa đáng đối với lĩnh vực văn hóa, đạo đức và chấp hành luật pháp của mọi người dân. Xã hội và ngành giáo dục cần xác định rõ lại vai trò, vị trí của người thầy, quyền hạn và trách nhiệm trong nhiệm vụ giáo dục đạo đức học sinh. Người thầy và nhà trường phải được bảo vệ danh dự và có đủ cơ chế để răn đe học sinh. Nhà trường cần phát huy trách nhiệm đội ngũ giáo viên chủ nhiệm trong việc kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của từng cá nhân học sinh.
Tình thương, trách nhiệm là phương thuốc hiệu nghiệm nhất ngăn chặn bạo lực học đường. Học sinh cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, biết kiềm chế để không nổi nóng, biết nhận lỗi khi mình làm sai và biết vị tha khi bạn nhận ra lỗi lầm.
KẾT LUẬN
Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em là vấn đề được các quốc gia đặc biệt quan tâm, Việt Nam cũng không nằm ngoài dòng chảy đó. Quyền trẻ em được ghi nhận trong hệ thống pháp luật Việt Nam như là sự đảm bảo về mặt pháp lý của Nhà nước đối với quyền trẻ em. Hệ thống các thiết chế bảo vệ quyền trẻ em ở Việt Nam góp phần quan trọng đưa quyền trẻ em vào thực tiễn. Đây cũng chính là sự cam kết mạnh mẽ của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về việc bảo vệ quyền trẻ em. Sau gần 20 năm phê chuẩn Công ước CRC, cùng với sự phát triển nền kinh tế mạnh mẽ thì trẻ em ở Việt Nam đã được hưởng các quyền của mình đầy đủ hơn. Tuy nhiên việc bảo vệ quyền trẻ em không phải là vấn đề đơn giản, mà đòi hỏi sự tham gia của toàn xã hội, phải hoàn thiện hệ thống pháp luật lẫn các thiết chế để đảm bảo tốt nhất các quyền trẻ em.
Bạo lực học đường phải được ngăn chặn, bởi hậu quả của nó có thể là một thế hệ được hình thành không còn tin vào những giá trị nhân văn của dân tộc hay toàn cầu, sử dụng quyền thế và bạo lực để thăng tiến và giải quyết vấn đề...
Vì một môi trường học đường lành mạnh, mỗi học sinh "Hãy nõi không với bạo lực học đường". Mỗi người lớn trong gia đình phải là tấm gương lớn cho con em noi theo. "Hãy đốt lên que diêm thay vì ngồi nguyền rủa bóng tối". Hệ thống pháp luật, từ Luật trẻ em; nghị định 80 về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường; quyết định 1299 của Thủ tướng Chính phủ về đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018-2025"... đủ để ngăn chặn bạo lực học đường. Cái chính là sự thực thi, là tinh thần trách nhiệm của người lớn, của cơ quan chức năng để học sinh có được môi trường học đường an toàn, lành mạnh.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Báo An ninh thủ đô (2015) “Nữ sinh Trà Vinh bị bạn cùng lớp ném ghế, giật tóc đánh tơi tả” https://anninhthudo.vn/nu-sinh-tra-vinh-bi-ban-cung-lop-nem- ghe-giat-toc-danh-toi-ta-post232263.antd;
2. Báo Lao động (2020) “Nữ sinh lớp 9 bị đánh hội đồng, gia đình gửi đơn trình báo” https://laodong.vn/xa-hoi/nu-sinh-lop-9-bi-danh-hoi-dong-gia-dinh-gui- don-trinh-bao-794497.ldo ;
3. Báo Nhân dân (2018) “Tuyên phạt Đinh Bằng My tám năm tù về tội dâm ô học sinh” https://nhandan.com.vn/thoi-su-phap-luat/tuyen-phat-dinh-bang-my-tam- nam-tu-ve-toi-dam-o-hoc-sinh-375370
4. Bùi Thị Hồng (2010), “Tình hình bạo lực học đường ở Việt Nam những năm gần đây”, Niêm giám thông tin khoa học xã hội, Số 6/2010, Tr 345-374.
5. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2017), Nghị định số: 80/2017/NĐ-CP “Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường”, Thủ tướng Chính phủ ký ngày 17/07/2017.
6. Công ước quốc tế về trẻ em năm 1989, của Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc.
7. Cổng thông tin Điện tử tỉnh Hưng Yên (2020) “Môi trường học đường tỉnh Hưng Yên: những kết quả và hạn chế” http://hungyen.gov.vn/portal/Pages/2009-08/Cong-cuoc-cai-cach-giao-duc-- ed7d46dbd4c0ff8a.aspx
8. Cổng thông tin Điện tử Quốc Hội Việt Nam (2019) “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường” http://quochoi.vn/UserControls/Publishing/News/BinhLuan/pFormPrint.aspx? UrlListProcess=/content/tintuc/Lists/News&ItemID=40304 ;
9. Cổng thông tin Điện tử Quốc Hội Việt Nam (2018) “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chính sác h, pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường” http://quochoi.vn/viennghiencuulapphap/lapphap/Pages/nghien-cuu-chuyen- de.aspx?ItemID=200 ;
10. Đào Văn Hoàng Giang (2017), “Ảnh hưởng của bạo lực học đường đến sự phát triển nhân cách học sinh trung học cơ sở”, Tạp chí Quản lý giáo dục, Số tháng 1/2017, Tr26- 31
11. Đặng Thanh Nga, Trương Quang Vinh (2014), “Người chưa thành niên phạm tội - Đặc điểm tâm lý và chính sách xử lý”, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội. Tr.7-8.
12. Đỗ Ngọc Khanh (2016), “Nguyên nhân chủ quan dẫn đến bạo lực học đường”, Tạp chí Tâm lí học, Số 4 (205), Tr 15-27.
13. Đức Thuận (2018) “Xây dựng trường học an toàn – một việc làm cấp bách và có ý nghĩa” http://hungyen.gov.vn/portal/Pages/2009-08/Cong-cuoc-cai-cach- giao-duc--ed7d46dbd4c0ff8a.aspx ;
14. Hệ thống thông tin quản lý giáo dục – Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên http://truong.hungyen.edu.vn/Login.aspx?dv=C2 ;
15. Hoàng Phê (2003) “Từ điển Tiếng Việt – Viện ngôn ngữ học”, nhà xuất bản Đà Nẵng
16. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;
17. Hội Khoa học Tâm lí - Giáo dục Việt Nam (2016), “Phòng - Chống bạo lực học học đường trong bối cảnh hiện nay - Thực trạng và giải pháp”, Tuyển tập công trình khoa học Hội thảo quốc gia tổ chức ngày 21 và 22 tháng 7 năm 2016 tại Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, NXB ĐHQG Hà Nội.
18. Huỳnh Văn Sơn, Nguyễn Thị Diễm My, Nguyễn Huỳnh Ngọc Trâm (2014), “Bạo lực học đường: Cần có cái nhìn khoa học về khái niệm”, Viện Nghiên cứu giáo dục - Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí minh, Kỷ yếu Hội thảo Thực