Khái Quát Đặc Điểm Tình Hình Học Sinh Cấp Trung Học Cơ Sở Và Bạo Lực Học Đường Của Học Sinh Cấp Trung Học Cơ Sở Ở Việt Nam Và Tỉnh Hưng Yên

Tại Nhật Bản, những hành vi bạo lực có mức độ tinh vi và tàn nhẫn hơn nhiều so với những trò đánh nhau giáp lá cà tại các quốc gia khác. Chúng có thể là áp bức tinh thần hay thể chất, dưới những hình thức: chế giễu, trấn lột, cô lập, đặt điều vu khống, ép bạn tự tử, vùi đầu bạn vào dòng kênh bẩn hay lấy đầu bạn lau sàn nhà vệ sinh của trường, cưỡng bức và quay phim chụp ảnh, ép bạn nữ bán dâm lấy tiền, sát thương hoặc giết chết nhau bằng hung khí....

Tại Hàn Quốc, theo báo cáo hàng năm của Bộ giáo dục Hàn Quốc năm 2019 cho biết số nạn nhân bị bạo lực học đường ở Hàn Quốc đã tăng 3 năm liên tiếp. Trong quá khứ, bạo lực học đường tại đất nước này chỉ gồm bạo lực thể chất nhưng bây giờ, nó gồm cả bạo lực tinh thần. Các nạn nhân bị bạo lực học đường cho biết bạo lực bằng lời nói là hình thức bắt nạt phổ biến nhất. Tiếp theo đó là bắt nạt nhóm, bắt nạt trên mạng và bạo lực thể xác. Cảnh sát Hàn Quốc cho biết, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2020, có khoảng 550.000 học sinh tiểu học, THCS và Trung học phổ thông nước này là nạn nhân của bạo lực trường học.

Rất nhiều quốc gia phát triển cũng đang phải đau đầu với vấn đề bạo lực học đường. Nước Mỹ là quốc gia mà bạo lực xảy ra hàng ngày, trong đó có bạo lực học đường. Theo kết quả một cuộc khảo sát khác về hành vi nguy cơ ở giới trẻ của Trung tâm kiểm soát chấn thương Hoa Kỳ CDC năm 2009, bạo lực học đường là một phần thuộc bạo lực giới trẻ, xảy ra ở những người trong độ tuổi từ 6-24 tuổi, đánh nhau xuất hiện phổ biến ở học sinh THCS với 40,5% nam sinh và 25,1% nữ sinh trong vòng 1 năm trước thời điểm tiến hành điều tra. Một số hành vi bạo lực bao gồm bắt nạt, tát, đánh và thường gây tổn hại về tâm lý nhiều hơn so với thể chất. Một nghiên cứu của tổ chức phi lợi nhuận YouthTruth thực hiện năm 2018 với 160.000 học sinh trung học ở 27 bang, tỷ lệ 1/3 nói trên cho thấy bạo lực học đường tăng so với 2 năm trước đó. Nghiên cứu cho thấy học sinh THCS có nguy cơ bị bạo lực cao hơn học sinh trung học phổ thông. Gần 40% học sinh THCS cho biết bị bắt nạt. Tỷ lệ này ở học sinh trung học phổ thông là 27%. Đáng lưu ý, tỷ lệ

bạo lực ở mức cao ở các trường có đa số học sinh là người da trắng. Học sinh da màu trong các trường này bị bạo lực ngày càng nhiều.

Thực trạng bạo lực học đường nghiêm trọng ở Đức, đặc biệt là các vụ liên quan tới bắt nạn bạn học do tư tưởng bài Do Thái. Trường học ở Đức, đặc biệt là ở Berlin, là những nơi xảy ra nhiều sự số bài Do Thái. Một trong những vụ đáng lưu ý xảy ra ở trường John F. Kennedy ở ngoại ô Berlin, trong đó một học sinh bị chửi bới và bị dán hình dấu thập ngoặc (biểu tượng của phát-xít Đức) vào người. Nghiên cứu của Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA) năm 2017 cho thấy cứ 6 học sinh Đức thì có một em bị bạo lực thường xuyên tại trường.

Một vụ bạo lực học đường xảy ra ở Tây Ban Nha năm 2018. Một video cho thấy một cậu bé đứng lên người bạn, thậm chí còn nhún nhảy trên đầu nạn nhân 11 tuổi cùng lớp. Vụ bạo lực học đường này diễn ra tại trường Colegio Suizo, một trường tư đắt đỏ gần khu nhà giàu La Moraleja ở Madrid. Vụ việc chứng minh một thực tế là bạo lực học đường là vấn đề ngày càng nghiêm trọng ở Tây Ban Nha nói riêng và châu Âu nói chung. Nó có thể xảy ra tại cả những trường danh giá nhất. Nghiên cứu gần đây cho thấy số trẻ em Tây Ban Nha bị bạo lực học đường ở lớp học là 23% và những gì xảy ra ở Tây ban Nha chỉ là phần nổi của tảng băng và vấn đề bạo lực học đường đang phổ biến khắp châu Âu. Trong số đó, trẻ em người nước ngoài là đối tượng bị bạo lực thường xuyên nhất vì các em có phần khác biệt so với bạn cùng lứa.

Theo thống kê, Áo chính là quốc gia có nạn bạo lực học đường trầm trọng nhất châu Âu. Theo báo Krone, nghiên cứu cho thấy số vụ bạo lực tăng 24% năm 2014 lên 312 vụ năm 2017, tức tăng 1.200%. Trong 312 vụ kể trên, các nạn nhân đều cần chăm sóc y tế do đấm nhau hoặc đánh nhau bằng dao. Chín vụ có nạn nhân bị thương nghiêm trọng.

Tại Nam Phi, năm 2007, một nghiên cứu tiến hành trên 5074 học sinh (lớp 8 và lớp 7) tại hai thành phố Cape Town và Durban đã cho kết quả hơn một phần ba

số học sinh tham gia nghiên cứu (36,3%) từng liên quan đến các hành vi bạo lực. Trong đó, 8,2% là đối tượng bạo lực, 19,3% là nạn nhân, 8,7% số còn lại là những học sinh vừa bị bạo lực, đồng thời cũng đi bạo lực người khác, tập trung chủ yếu ở các nam sinh, đặc biệt là các nam sinh lớn tuổi hơn.

Như vậy có thể thấy thực trạng bạo lực học đường trên thế giới lây lan nhanh chóng và diễn biến ngày càng phức tạp, dần trở thành vấn nạn nhức nhối của toàn cầu. Nhận thấy ở mỗi châu lục, mỗi quốc gia trên thế giới có sự khác biệt về hình thức, về mức độ và nguyên nhân của hành vi bạo lực học đường. Điều đó dẫn đến sự khác nhau giữa cơ chế pháp luật của từng quốc gia trong việc đảm bảo quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

1.3.2 Bài học đối với Việt Nam

Trước thực trạng bạo lực học đường diễn biến phức tạp, các nước trên thế giới đã triển khai nhiều giải pháp, chương trình, chiến lược quốc gia về vấn đề này.

Quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp Trung học cơ sở, từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên - 6

Tại Trung Quốc, một đạo luật chống bạo lực học đường ở cấp quốc gia và cấp địa phương được thông qua. Theo các nghiên cứu cho thấy chính sách chống bạo lực học đường của Trung Quốc nằm trong số những chính sách khắt khe nhất thế giới. Tại một quận ở Bắc Kinh, các trường công buộc phải báo cáo các vụ bắt nạt, bạo lực học sinh cho giới chức trách ngành giáo dục ở địa phương trong vòng 10 phút khi phát hiện.

Tại Nhật Bản, Luật chống bắt nạt được thông qua vào năm 2013 yêu cầu các trường học phải báo cáo trường hợp bắt nạt. Theo đó, mỗi trường học phải thành lập một chính sách, tổ chức ngăn ngừa bạo lực và phải báo cáo về các vụ bạo lực học đường. Tuy nhiên, Luật pháp đã thúc giục các giáo viên báo cáo việc bắt nạt nhưng lại không có các chỉ dẫn thay đổi để giải quyết tận gốc các vấn đề. Những học sinh bắt nạt bạn hiếm khi bị trừng phạt: vào năm 2014 đã có 188.057 trường hợp được báo cáo và chỉ hai lần kẻ bắt nạn bị thôi học.

Hàn Quốc đã ban hành luật chống bạo lực và bắt nạt học đường vào năm 2004 và trước vấn nạn ngày càng gia tăng, nguyên thủ tướng Hàn Quốc đã công bố một số giải pháp nhằm chấm dứt bạo lực học đường vào năm 2017. Mỗi lớp học bậc trung học cơ sở và phổ thông sẽ có thêm một giáo viên để giám sát học sinh, hiệu trưởng có thể đình chỉ ngay lập tức việc học của những học sinh gây bạo lực, giáo viên nào che giấu các vụ bắt nạt sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc. Nhà trường sẽ lưu hồ sơ xử lý hành vi bạo lực 5 năm đối với học sinh tiểu học, trung học cơ sở và 10 năm đối với học sinh trung học phổ thông kể từ khi tốt nghiệp. Nhiều cảnh sát sẽ được điều tới tuần tra các trường học nhằm ngăn chặn kịp thời, hỗ trợ nạn nhân và thu thập thông tin về các băng nhóm học sinh có tổ chức. Bộ Giáo dục nước này cũng đưa ra các chương trình huấn luyện hiệu quả cho giáo viên cũng như phụ huynh để họ có thể xử lý các vụ bắt nạt một cách hợp lý và bảo vệ nạn nhân.

Hay Philippines cũng ban hành Đạo luật chống bắt nạt (2016) đề cập đến cả bắt nạt truyền thống và bắt nạt trực tuyến, Australia có Khung chuẩn quốc gia về trường học an toàn (2004); Thụy Điển có Luật chống phân biệt (2009) và Luật Giáo dục sửa đổi (2010) cấm tất cả các hình thức phân biệt và bắt nạt ở trường học...

Nước Đức đã phái 170 chuyên gia chống bạo lực tới các trường học đối phó với sự gia tăng tư tưởng này. Bà Franziska Giffey, Bộ trưởng Gia đình Đức cho biết trong những năm tới, 170 chuyên gia chống bạo lực sẽ được cử tới những trường học được chọn lựa và hoạt động dựa trên nguồn tiền của chính phủ liên bang.

Các nhà giáo dục Phần Lan đã đưa ra chương trình Kiva để phòng chống việc bạo lực và được áp dụng hiệu quả tại hơn 90% số trường phổ thông của nước này. Điểm mấu chốt của phương pháp này là giúp học sinh nhận thức được sự nguy hiểm của việc bắt nạt, từ đó trở thành người bảo vệ nạn nhân và nói không với bạo lực học đường. Được triển khai từ năm 2007, phương pháp này đã giảm tới

40% số vụ bạo lực học đường tại Phần Lan ngay trong năm đầu tiên và sau đó được triển khai ở nhiều quốc gia.

Đến năm 2015, mỗi bang ở Mỹ đã có luật chống bạo lực. Các bang có các quy định khắt khe nhất như yêu cầu nhân viên trường học phải báo cáo tất cả các vụ bắt nạt cho hiệu trưởng và hiệu trưởng phải ngay tức khắc thực hiện một cuộc điều tra. Cách đây vài năm, một nhóm trường Đại học Virginia (Mỹ) đã phát triển một giải pháp ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường quy mô toàn trường nhằm nâng cao môi trường học đường và hành vi của học sinh. Biện pháp này nhằm vào toàn trường và mọi cán bộ giáo viên trong trường đều tham gia vào quá trình thực hiện, đặt ra những chuẩn mực rõ ràng cho hành vi học sinh trong giao tiếp hàng ngày ở trường. Giáo viên sẽ giúp học sinh gặp rắc rối trong tuân thủ các chuẩn mực. Điều này có nghĩa là trường học nỗ lực ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường trước khi nó xảy ra, phát hiện sớm để ngăn chặn thay vì thả lỏng và để nó tự do phát triển. Cách tiếp cận nói trên có tác dụng. Các vụ bạo lực học đường cũng thấp hơn nhiều. Dù một biện pháp không thể giải quyết mọi hình thức bạo lực học đường tại trường học, nhưng qua biện pháp này, có thể khẳng định rằng pháp luật thế giới họ chú trọng ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường bằng cách dạy trẻ em kỹ năng cảm xúc-xã hội. Nói cách khác, khi người lớn hiểu và quan tâm tới vấn đề bạo lực học đường, họ sẽ biết cách ngăn chặn nó.

Từ thực tiễn tình trạng bạo lực trên thế giới, là bài học cho Việt Nam đòi hỏi có thái độ và hành động quyết liệt hơn trước tình trạng bạo lực của lứa tuổi học đường đang có diễn biến ngày càng phức tạp, nó không chỉ xảy ra giữa học sinh nam với nhau mà con xảy ra ở học sinh nữ với nhau. Bên cạnh việc khống chế, kiểm soát các nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường đã tồn tại, ngoài ra cần dự báo các nguyên nhân sâu xa có thể xảy ra như xung đột về tôn giáo cũng có thể gây nên bạo lực và cần có biện pháp phòng ngừa thích hợp. Yêu cầu Nhà nước phải tìm

ra những giải pháp thật căn cốt, bền vững để giảm thiểu tối đa bạo lực, hướng đến một cuộc sống an toàn thân thiện cho học sinh.

Để giải quyết tận gốc vấn đề này, chúng ta phải đi vào giải quyết vấn đề hành vi và tâm lý của học sinh, xác nhận lại vai trò của người lớn chúng ta nằm ở đâu. Cha mẹ cần là những người bạn đồng hành của con cái. Tránh tạo vỏ bọc cứng nhắc vì sẽ tạo tâm lý ý lại, dựa dẫm và hưởng thụ.Phía nhà trường cần chủ động trong việc trao đổi thông tin với gia đình học sinh cũng như chính quyền địa phương để có thể nắm bắt tình hình cũng như biểu hiện của học sinh. Nhà trường cũng cần chú trọng trong việc giảng dạy một số môn học như kỹ năng sống, giáo dục công dân, trang bị nhận thức đúng đắn cho học sinh về hành động đẹp, tăng cường tinh thần trách nhiệm cũng như ý thức đấu tranh đẩy lùi bạo lực học đường. Đội ngũ giáo viên chủ nhiệm cần chủ động nắm chắc tình hình để có biện pháp giải quyết ngay khi học sinh có biểu hiện của những hành vi tiêu cực và bạo lực. Ngoài ra, bộ phận chính quyền địa phương, tổ chức đoàn thể hay lực lượng công an cũng cần đảm bảo sự lãnh đạo thống nhất, nêu cao ý thức cũng như tinh thần trách nhiệm, phát huy tối ưu vai trò của mình trong hoạt động phòng ngừa bạo lực học đường.

Nhiều quốc gia đã có các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường và xây dựng môi trường học đường an toàn. Trong đó, các giải pháp phòng ngừa đa dạng như nâng cao tư duy phản biện cho học sinh, nâng cao giá trị tự trọng cho học sinh để hạn chế hành vi bạo lực; tổ chức cho cha mẹ học sinh cùng tham gia các chương trình giáo dục kỹ năng giúp trẻ phòng vệ; tổ chức các chương trình can thiệp tập trung cho các nhóm học sinh có nguy cơ cao sử dụng bạo lực... được cho là những kinh nghiệm quốc tế mà Việt Nam nên tham khảo, học hỏi để xây dựng những giải pháp thiết thực hơn.

Tiểu kết Chương I

Như vậy với tình hình thực tiễn pháp luật thế giới và pháp luật Việt Nam đã có những cơ sở lý luận về luật và Hiến pháp để bảo vệ trẻ em khỏi bạo lực nói chung, và trẻ em cấp THCS nói riêng như đã được trích dẫn và trình bày ở trên.

Theo đó, trẻ em được quyền sống và phát triển một cách đầy đủ cả về thể chất và tinh thần. Không một ai có quyền xâm phạm đến các quyền được sống, nhu cầu hạnh phúc của các em. Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi các nguy cơ tiềm tàng ảnh hưởng đến sự phát triển lành mạnh của các em như bạo lực, ma túy và các tệ nạn xã hội.

Tuy nhiên, trên thực tế việc kiểm soát các yếu tố gây hại đến trẻ em và bạo lực trẻ em vẫn còn diễn ra với các sự việc và mức độ khác nhau, đặc biệt là học sinh THCS. Các em là những đối tượng có nhiều thay đổi về mặt thể chất và tinh thần, có những hành vi thiếu kiểm soát gây ra bạo lực trong môi trường học đường. Chính vì thế, bài học rút ra đối với Việt Nam đó là cần kết hợp giữa luật bảo vệ quyền trẻ em cùng sự giáo dục của nhà trường và gia đình để bảo vệ trẻ em nói chung và trẻ em cấp THCS một cách hiệu quả, giúp trẻ phát triển lành mạnh trong môi trường không còn bạo lực học đường.

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN ĐƯỢC BẢO VỆ KHỎI BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG CỦA HỌC SINH CẤP THCS Ở TỈNH HƯNG YÊN

2.1. Khái quát đặc điểm tình hình học sinh cấp trung học cơ sở và bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở ở Việt Nam và tỉnh Hưng Yên

2.1.1 Đặc điểm tình hình học sinh cấp trung học cơ sở

Sau khi tái lập tỉnh Hưng Yên (năm 1997), sự nghiệp giáo dục của Hưng Yên đã có những bước phát triển, tiến bộ rõ rệt. Hệ thống giáo dục và đào tạo tiếp tục được hoàn thiện, quy hoạch mạng lưới theo hướng đa dạng hóa các loại hình trường lớp, tăng cường xã hội hóa giáo dục. Chất lượng giáo dục từng bước được nâng lên, tỷ lệ học sinh đỗ đại học, cao đẳng tăng hằng năm, nhiều học sinh giỏi, giáo viên giỏi; môi trường giáo dục lành mạnh; chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS được nâng cao; đẩy mạnh việc xây dựng cơ sở vật chất trường học và trường đạt chuẩn quốc gia; chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục được chú trọng…

Từ năm 2015- 2020, Ngành Giáo dục của tỉnh Hưng Yên đã đẩy mạnh phát triển về mạng lưới, quy mô trường lớp, đa dạng về các loại hình đào tạo; cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên được tăng cường; chất lượng giáo dục đã có những chuyển biến vượt bậc so với giai đoạn trước. Thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 4-10-2016 của Ban Chấp hành Ðảng bộ tỉnh Hưng Yên (khóa 18) về Chương trình phát triển giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025, giáo dục ở tỉnh Hưng Yên đã phát triển khá toàn diện, nhiều mục tiêu về giáo dục đã đạt, vượt nghị quyết đề ra.

Toàn tỉnh có thành phố Hưng Yên và 09 huyện: Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ, Văn Giang, Khoái Châu, Ân Thi, Kim Động, Tiên Lữ, Phù Cừ. Theo số liệu thống kê của Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Hưng Yên (tính đến cuối năm 2019), cho thấy trên địa bàn toàn tỉnh đã có mạng lưới cơ sở giáo dục khá hoàn thiện, có 185

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/10/2023