Các Hình Thức Bạo Lực Học Đường Của Học Sinh Cấp Trung Học Cơ Sở

cũng như những chuẩn mực đạo đức trong gia đình và ngoài xã hội, không nghe lời ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, thậm chí là không sợ cả công an, cảnh sát.

Như vậy dựa trên cơ sở lí luận về khái niệm bạo lực học đường, khái niệm học sinh THCS thì khái niệm hành vi bạo lực học đường của học sinh THCS được hiểu như sau: Hành vi bạo lực học đường của học sinh THCS là những hành vi có ý thức làm hại người khác (về các mặt: thể chất, tinh thần, vật chất) xảy ra trong hoặc ngoài phạm vi trường học, được thực hiện bởi một hoặc một nhóm học sinh THCS hướng đến một học sinh khác.

- Khái niệm Quyền được bảo vệ

Là bảo vệ trẻ em khỏi bị phân biệt đối xử, thoát khỏi sự bóc lột về kinh tế, sự làm dụng, xâm hạm về thể xác và tinh thần, bị xao nhãng và bỏ rơi, bị đối xử tàn tệ, các em phải được bảo vệ trong tình trạng khẩn cấp, khủng hoảng. Nghiêm cấm lạm dụng trẻ em, bất kỳ một hành vi, hoặc yếu tố tình huống có chủ ý của cá nhân, tổ chức hay của cộng đồng như xâm phạm đến thể chất, tình cảm, nhân cách, lạm dụng tình dục, ngược đãi, xao nhãng, bỏ rơi, sử dụng quá mức lao động hoặc khai thác thương mại, tước đoạt quyền và sự tự do của trẻ, gây hại gây nguy hại đến sự phát triển thể chất, tinh thần, xã hội của trẻ. Khi trẻ em bị lâm vào tình trạng khủng hoảng khẩn cấp như tình trạng rối loạn, thiếu hụt, mất thăng bằng nghiêm trọng do những yếu tố bên ngoài tác động có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thể chất, tinh thần, xã hội của trẻ.

- Khái niệm Quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp THCS

Từ các định nghĩa trên, theo đó quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp THCS là bảo vệ học sinh cấp THCS tránh khỏi những hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi, bao gồm các mức độ khác nhau từ không lời đến có lời, từ hành động đơn giản đến thù địch, phá phách, sử dụng công cụ, phương

tiện…xảy ra ở trường học hoặc ở bên ngoài trường học nhưng do mối quan hệ học đường gây nên.

- Đặc điểm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở

Chủ thể của quyền là các học sinh thuộc cấp THCS có độ tuổi từ 12-15 tuổi, kéo dài 4 năm (từ lớp 6 đến lớp 9). Độ tuổi từ 12 - 15 tuổi là độ tuổi hồn nhiên, hiếu động của trẻ, học sinh ở độ tuổi này yêu thích sự tìm kiếm, khám phá, tò mò. Đây cũng là lứa tuổi mà cả mặt tâm sinh lý của học sinh đều thay đổi (học sinh bắt đầu có những thay đổi về thể chất, suy nghĩ), thích thể hiện cái tôi cá nhân một cách tiêu cực. Chính vì những lý do đó, nên lứa tuổi này rất dễ xảy ra xung đột dẫn đến có những hành vi bạo lực trong môi trường học đường. Chính sự non nớt về thể chất và tinh thần ấy đã khiến các em có những hành vi thiếu kiểm soát, để lại nhiều hệ lụy xấu cho xã hội. Cần loại bỏ hành vi xấu này ra khỏi môi trường học đường bằng những biện pháp giáo dục, bằng luật pháp bảo vệ học sinh trong lứa tuổi này một cách phù hợp và thể hiện đúng quyền được bảo vệ của trẻ em.

Quyền của học sinh trung học được quy định tại Điều 39 Thông tư 12/2011/TT-BGDĐT về Điều lệ trường trung học cơ sở, phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

1. Được bình đẳng trong việc hưởng thụ giáo dục toàn diện, được bảo đảm những điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, vệ sinh, an toàn để học tập ở lớp và tự học ở nhà, được cung cấp thông tin về việc học tập của mình, được sử dụng trang thiết bị, phương tiện phục vụ các hoạt động học tập, văn hoá, thể thao của nhà trường theo quy định.

2. Được tôn trọng và bảo vệ, được đối xử bình đẳng, dân chủ, được quyền khiếu nại với nhà trường và các cấp quản lý giáo dục về những quyết định đối với bản thân mình; được quyền học chuyển trường khi có lý do chính đáng theo quy

Quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp Trung học cơ sở, từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên - 3

định hiện hành; được học trước tuổi, học vượt lớp, học ở tuổi cao hơn tuổi quy định theo Điều 37 của Điều lệ này.

3. Được tham gia các hoạt động nhằm phát triển năng khiếu về các môn học, thể thao, nghệ thuật do nhà trường tổ chức nếu có đủ điều kiện; được giáo dục kỹ năng sống.

4. Được nhận học bổng hoặc trợ cấp khác theo quy định đối với những học sinh được hưởng chính sách xã hội, những học sinh có khó khăn về đời sống và những học sinh có năng lực đặc biệt.

5. Được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Chủ thể chịu trách nhiệm là các chủ thể cơ bản có trách nhiệm tôn trọng, bảo vệ và thúc đẩy quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp THCS bao gồm: Nhà nước, nhà trường, thầy, giáo, cô giáo, cán bộ đội… Trong đó:

- Nhà nước mà cụ thể là các cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục cùng các cán bộ quản lý giáo dục. Nhà nước quản lý mọi mặt hoạt động, trong đó có hoạt động giáo dục. Vậy, quản lý Nhà nước về giáo dục là tập hợp những tác động hợp quy luật được thể chế hoá bằng pháp luật của chủ thể quản lý nhằm tác động đến các phân hệ quản lý để thực hiện mục tiêu giáo dục mà kết quả cuối cùng là chất lượng, hiệu quả đào tạo thế hệ trẻ. Cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục được quy định tại Điều 105 Luật Giáo dục 2019 như sau:

1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giáo dục.

Chính phủ trình Quốc hội trước khi quyết định chủ trương lớn có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước, chủ trương về cải cách nội dung chương trình của một cấp học; hằng năm, báo cáo Quốc hội về hoạt động giáo dục và việc thực hiện ngân sách giáo dục; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước khi quyết định việc áp dụng đại trà đối với chính sách mới trong giáo dục đã được thí điểm thành công mà việc áp dụng đại trà sẽ ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong phạm vi cả nước.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục đại học, trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm, giáo dục thường xuyên.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục nghề nghiệp, trừ trung cấp sư phạm, cao đẳng sư phạm.

4. Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục.

5. Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về giáo dục theo phân cấp của Chính phủ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

a) Kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giáo dục của cơ sở giáo dục trên địa

bàn;

b) Bảo đảm các điều kiện về đội ngũ nhà giáo, tài chính, cơ sở vật chất, thư

viện và thiết bị dạy học của trường công lập thuộc phạm vi quản lý;

c) Phát triển các loại hình nhà trường, thực hiện xã hội hóa giáo dục; bảo đảm đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục tại địa phương;

d) Thực hiện chủ trương, chính sách của Nhà nước và chính sách của địa phương để bảo đảm quyền tự chủ, trách nhiệm giải trình về thực hiện nhiệm vụ và chất lượng giáo dục của cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý;

đ) Chịu trách nhiệm về kết quả thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục tại địa phương.

- Cán bộ quản lý giáo dục bao gồm: Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, giáo viên chủ nhiệm là người đại diện cho Nhà nước về mặt pháp lý, có trách nhiệm và thẩm quyền về mặt hành chính và chuyên môn, chịu trách nhiệm trước các cơ quan quản

lý cấp trên về tổ chức và các hoạt động giáo dục của nhà trường, có vai trò ra quyết định quản lý, tác động điều khiển các thành tố trong các hệ thống nhà trường nhằm thực hiện mực tiêu, nhiệm vụ Giáo dục – đào tạo được quy định bằng pháp luật hoặc bằng các văn bản, hướng dẫn do các cấp có thẩm quyền ban hành. Cán bộ quản lý giáo dục giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lý, điều hành các hoạt động giáo dục, có trách nhiệm học tập, rèn luyện, nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, năng lực quản lý và thực hiện các chuẩn, quy chuẩn theo quy định của pháp luật.

Cơ chế bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh nói chung và học sinh cấp THCS nói riêng bao gồm những cơ quan có nghĩa vụ bảo vệ quyền trẻ em như sau: Chính phủ; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Công an; Bộ Y tế; Bộ Tư pháp; Tòa án nhân dân; Viện kiểm sát nhân dân; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ủy ban nhân dân các cấp; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận; Các tổ chức xã hội; Tổ chức phối hợp liên ngành về trẻ em; Quỹ Bảo trợ trẻ em.

- Một số đặc điểm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh THCS khác với bạo lực trong môi trường xã hội, và với nhóm tuổi khác

Quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của cấp học sinh THCS có những khác biệt lớn so với bạo lực ở các lứa tuổi khác trong môi trường xã hội.

Chủ thể của quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường là lứa tuổi trẻ em, phạm vi hẹp hơn so với chủ thể của các nhóm bạo lực khác trong xã hội. Trẻ em ở lứa tuổi này nằm trong sự bao bọc của phụ huynh, sợ hãi thầy cô, yếu thế không dám nói sự thật vì những sự đe dọa của người có hành vi bạo lực mình nên đã giấu cha mẹ và không muốn để mọi người xung quanh biết. Dẫn đến ảnh hưởng không nhỏ đến tâm sinh lý, gây ra sự sa sút trong học tập cũng như thay đổi về tâm lý,

thậm chí bị tự kỉ, thu mình vào thế giới riêng của mình, hạn chế tiếp xúc với người xung quanh.

Chính vì chủ thể trách nhiệm là trẻ em nên những hành động của các em gây ra hầu như các em không nhận thức được hậu quả hệ lụy về sau, trách nhiệm sau những hành động đó các em cũng chưa thể gánh vác mà chủ yếu nhờ đến sự hỗ trợ của gia đình. Trong những trường hợp vụ việc nghiêm trọng thì trách nhiệm hình sự cũng chưa thể áp dụng trên đối tượng này, mà chỉ có thể áp dụng hình thức cải tạo, giúp các em trở về đúng bản chất tích cực cần có của một học sinh THCS không bốc đồng, gây bạo lực ở môi trường trong và ngoài trường học.

Các hình thức bạo lực cũng đa dạng hơn bởi đây là lứa tuổi đang trong giai đoạn chuyển giao giữa trẻ em và người lớn, suy nghĩ chưa chín chắn, muốn thể hiện, hành động còn mang tính bộc phát không nghĩ đến hậu quả về sau. Các hành vi bạo lực ở lứa tuổi này diễn ra giữa các em học sinh với nhau, ngoài ra cũng có thể diễn ra giữa thầy cô, cán bộ quản lý giáo dục với học sinh. Người gây ra bạo lực lại chính là người thầy, người cô của các em học sinh. Bạo lực giữa thầy cô với học sinh không chỉ ở thể chất mà còn ở tinh thần, thậm chí có vụ việc xảy ra tình trạng bạo dâm. Nó ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển về thể chất và tinh thần của các em trong suốt cuộc đời. Vì nhận thức còn chưa đầy đủ, lứa tuổi nhỏ nên khó vượt qua được những rào cản trong quá khứ khiến các em tự ti về bản thân, ám ảnh về những sự việc đã xảy ra với mình trong quá khứ. Từ đó các em thu mình hơn và nhìn thế giới xung quanh một cách tiêu cực, thậm chí là có những hành vi hủy hoại bản thân và những người xung quanh - người mà các em không thích hoặc không hài lòng về họ.

1.1.2. Các hình thức bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở

Có 2 cơ sở để phân loại ra các hình thức bạo lực học đường, đây cũng là cơ sở để phân loại và chỉ ra những biểu hiện cụ thể của hành vi bạo lực học đường:

- Thứ nhất là căn cứ vào cách thức mà học sinh thực hiện hành vi bạo lực học

đường, đó là những hành vi làm hại bằng sức mạnh thể chất hay thông qua mưu đồ, ngôn ngữ, thông qua các thiết bị kỹ thuật thông tin (điện thoại, internet,..);

- Thứ hai là căn cứ vào mục đích mà học sinh thực hiện hành vi bạo lực học đường nhằm gây ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất, sức khỏe tinh thần, đến phương diện tài chính, hay đến sức khỏe tình dục. Theo đó, nếu căn cứ vào mục đích học sinh thực hiện hành vi bạo lực thì có 4 loại hành vi bạo lực học đường là: Bạo lực thể chất; Bạo lực tinh thần; Bạo lực vật chất và Bạo lực tình dục.

Tuy nhiên, việc phân loại như trên chỉ mang tính tương đối. Bởi vì có nhiều hành vi bạo lực học đường không chỉ dùng một cách thức mà dùng nhiều cách thức khác nhau; không chỉ gây ảnh hưởng về một khía cạnh nào đó, mà gây ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau. Thực tiễn hiện nay và cả trước đây cho thấy bạo lực tình dục rất hiếm khi xảy ra giữa học sinh với nhau, ba hình thức còn lại là bạo lực thể chất, bạo lực tinh thần và bạo lực vật chất có mức độ xuất hiện phổ biến hơn. Do đó, nghiên cứu chỉ tìm hiểu thực trạng bị bạo lực học đường của học sinh THCS ở ba hình thức bạo lực học đường phổ biến nhất là: bạo lực tinh thần, bạo lực thể chất và bạo lực vật chất. Ba hình thức bạo lực học đường này được biểu hiện cụ thể như sau:

- Bạo lực về vật chất:

Bạo lực về vật chất là những hành động gây thiệt hại về đồ dùng, trang phục, phương tiện đi lại, tiền của cho học sinh, ví dụ như hiện tượng “bảo kê” “trấn lột”, kẻ mạnh trấn lột tiền hay tài sản có giá trị của kẻ yếu, chiếm đoạt các vật dụng của bạn bè, yêu cầu hăm dọa học sinh khác phải nộp tiền hay tài sản có giá trị cho kẻ mạnh, cố ý hủy hoại hay làm hư hỏng các vật dụng của người khác. Ngoài ra, để khỏi bị bắt nạt từ những nhóm khác một số em phải chung tiền để được các “đại ca” bảo kê che chở. Cũng có hiện tượng học sinh trong trường bị các thanh niên bên ngoài xã hội trấn lột xe đạp, lấy tiền, lấy đồ mà phải phục tùng không dám kêu,

không dám báo lại với thầy cô hay cha mẹ, mặc dù các em biết kẻ phạm tội là ai vì sợ bị trả thù.

Bạo lực về vật chất này thực ra có liên quan đến bạo lực về thể chất hay bạo lực về tinh thần. Thế nhưng, xét ở một góc độ nhất định, những biểu hiện của hành vi bạo lực này thường hướng đến sự bắt ép có liên quan đến vật chất hay những phương tiện vật chất có liên quan. Trong môi trường học đường, bạo lực vật chất này được xem là một đặc thù có liên quan chặt chẽ đến hành vi bắt nạt học đường hay bạo lực học đường vì đôi lúc nó diễn ra một cách rất “tự nhiên”. Nhưng ngày nay, hành vi này cũng có những biểu hiện diễn ra một cách có chủ đích, cụ thể, có tính toán hay thậm chí là có “tổ chức” nhóm. Đó là một thực tế cần được xem xét mang tính khách quan và hệ thống.

- Bạo lực về thể chất:

Bạo lực về thể chất là một hiện tượng rất nghiêm trọng, nó không chỉ ảnh hưởng đến người bị bạo lực mà còn ảnh hưởng đến người bị chứng kiến cảnh bạo lực. Bạo lực về thể chất xảy ra khi một người bị người khác sử dụng công khai những hành động cơ thể để áp đặt sức mạnh của họ lên người kia. Bạo lực thể chất bao gồm các hành vi như đá, đấm đánh, nhéo hoặc các hành động tấn công về mặt thể chất khác. Trong thực tế, có những em học sinh thường bị bạo lực bởi những hành vi tiêu cực về mặt thể chất như: trộm cắp, đánh nhau, quấy rối, chọc ghẹo… hành động này thường diễn ra liên tục trong một thời gian tương đối dài, gây tổn thương về thể chất cũng như tâm lý bên cạnh những mất mát hay những thương tổn về thực thể hay định lượng được trên bình diện cụ thể.

Các hình thức bạo lực thể chất như: Giật cặp, lục cặp, giật và giấu đồ dùng học tập, giật mũ, giật áo, giày dép, khăn quàng, xì lốp xe, phá hoại đồ dùng học tập… Ngoài ra, còn có các hình thức tác động vào thân thể chưa gây thương tích như: gõ lên đầu lên vai, đập vào người, xô đẩy, dùng các đồ dùng học tập, đất cát, sâu bọ ném vào người, kéo tóc, dính kẹo cao su lên tóc, cắt tóc, đổ nước lên đầu,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/10/2023