Ý Nghĩa Của Quyền Được Bảo Vệ Khỏi Bạo Lực Học Đường Của Học Sinh Cấp Trung Học Cơ Sở.

gạt chân… Bên cạnh đó, còn có hành động gây thương tích: cào, cấu, giật tóc, đánh, tát vào mặt, ném gạch hoặc đất đá vào người, cố ý dùng vũ khí để gây thương tích cho người khác… Những hành động bắt nạt này xảy ra thường xuyên nhất là ở trường hoặc có thể trên đường đến trường, sau giờ tan học. Ngoài ra, hình thức của hành vi bạo lực này cũng diễn ra ở những dạng khác nhau, ở các mức độ và cấp độ khác nhau phù thuộc vào độ tuổi, văn hóa cũng như tình hình thực tế ở từng địa phương hay môi trường học đường.

- Bạo lực về tinh thần:

Bạo lực về tinh thần đối với học sinh trong môi trường học đường được xác định gồm: lời nói, cử chỉ mang tính chất xúc phạm, dọa nạt, mắng mỏ, gây áp lực, buộc làm những việc mà các em không muốn và các quan niệm gây ra hậu quả xấu về mặt tâm lý tình cảm. Đây là những hành vi gây sức ép đè nặng về mặt tâm lý và tinh thần của khách thể khác.

Bạo lực về tinh thần trong môi trường học đường thường được thể hiện dưới một số hình thức như: hình thức kỷ luật mang tính dọa dẫm, đe dọa, sỉ nhục gây ức chế lo sợ cho học sinh. Sự trêu ghẹo của học sinh cùng học gây khó chịu, xấu hổ, tủi thân, mặc cảm, tự ti. Ngoài ra, đó còn là những hành động mang tính bắt nạt, dọa dẫm trong quan hệ bạn bè. Sức ép giáo dục và các quan niệm hành vi mang tính chất bất bình đẳng giới. Có những thầy cô giáo vì chạy theo thành tích mà bắt ép học sinh theo ý mình để đạt được chỉ tiêu của nhà trường… Hoặc có những bạn bè luôn ganh ghét và cạnh tranh nhau từng chút một dẫn đến những gánh nặng cho “người khác”. Chính điều đó đã gây ra áp lực học tập thái quá, gây ra những căng thẳng tâm lý và những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe tâm thần của học sinh. Sự trêu ghẹo của bạn bè cùng lứa tuổi xuất phát từ bản tính vui đùa nghịch ngợm của học sinh cũng được xem xét như hành vi bạo lực học đường. Nếu sự trêu ghẹo mang tính chất vô tư đúng mực thì nó sẽ tạo ra niềm vui nhưng đôi khi sự trêu ghẹo thái quá không đúng mực lặp đi lặp lại nhiều lần sẽ dẫn đến sự khó chịu, mặc

cảm, xấu hổ, thậm chí căng thẳng quá có thể dẫn đến loạn tâm lý. Sự trêu ghẹo thường xuyên có thể gây nên những tổn thương tâm lý cho người khác như: Có những lời nói, những bình luận thiếu thiện cảm về các tật trên cơ thể, hình dáng, cách đi đứng, cách nói năng, hoàn cảnh gia đình… Ngoài ra, có thể kể đến một số hình thức bạo lực tâm lý tinh thần như: dựng chuyện, tạo tin đồn quái ác, bêu riếu, tung hình ảnh trước công chúng, gán ghép những biệt hiệu xấu, gán ghép trong quan hệ với bạn khác giới, chửi rủa bằng những ngôn từ xúc phạm, đe dọa, ép buộc với những điều không mong muốn, khai trừ, cô lập hay tẩy chay một cách có chủ ý ra khỏi nhóm… Trong thời gian gần đây, bạo lực học đường kiểu này còn thể hiện rõ trên các phương tiện truyền thông mà mạng xã hội là một kênh để dễ bề thực hiện hành vi bạo lực tinh thần này. Sự bêu riếu trên mạng xã hội bằng cách lập các trang facebook hay fanpage giả, đưa những hình ảnh và những thông tin sai lệch, dựng chuyện để bêu xấu là biểu hiện khá rõ… Đặc biệt, những bình luận ác ý, những lời nhận xét mang tính công kích, mang dấu hiệu lăng mạ dẫn đến những sự căng thẳng tâm lý thậm chí là những sức ép tâm lý quá mức tạo nên sự khủng hoảng tinh thần, tâm lý hay thậm chí là hành động tự tử.

Một cái nhìn hệ thống và chuyên sâu về bạo lực học đường từ góc độ Tâm lý học ở học sinh THCS theo góc độ lứa tuổi là rất cần thiết. Thực hiện hành vi bạo lực dưới hình thức nào thì cũng đều gây ra những tổn thương cho người bị bạo lực như về sức khỏe thể chất, tinh thần và sức khỏe sinh sản - tình dục.

1.1.3. Ý nghĩa của quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp trung học cơ sở.

Học sinh cần được cảm thấy an toàn tại gia đình, trong nhà trường và trong cộng đồng của mình. Tất cả học sinh cấp THCS nói riêng và toàn thể học sinh các cấp nói chung đều có quyền được bảo vệ khỏi bị bạo lực học đường, dù bản chất hay mức độ nghiêm trọng của hành vi đó như thế nào.Với ý nghĩa quan trọng trong hoạt động cải cách pháp luật và xây dựng hệ thống bảo vệ trẻ em, việc bảo đảm

quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp THCS góp phần quan trọng để giải quyết tất cả các hình thức bạo lực đối với trẻ em trong môi trường hoạt động hàng ngày - như trong trường học, tại gia đình và cộng đồng - và xuyên suốt các lĩnh vực giáo dục, y tế và phúc lợi. Bảo đảm quyền trên bao gồm việc đảm bảo mọi học sinh có được môi trường học tập thân thiện, an toàn, lành mạnh, bảo đảm cho các em được tiếp cận hỗ trợ tư pháp và bảo vệ khỏi bị bạo hành, lạm dụng và bóc lột. Bảo đảm hiệu quả được quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh chính là cách thể hiện sự tôn trọng, quan tâm của cộng đồng đối với trẻ em – tương lai của đất nước.

Về nguyên tắc thì sự phát triển cả về thể chất và năng lực của học sinh là sự phối hợp hài hòa giữa nhà trường, gia đình và xã hội, trong đó nhà trường luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là yếu tố cơ bản để tạo dựng nên nền tảng mỗi học sinh sẽ là công dân tốt của xã hội. Hằng ngày trên bục giảng và tiếp xúc với học sinh, nếu quan tâm, thầy cô giáo sẽ dễ phát hiện những bất ổn trong tâm lý các em để chủ động vào cuộc, kịp thời có biện pháp điều chỉnh, ngăn chặn hoặc tác động phù hợp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Nếu để xảy ra các hành vi bạo lực giữa học sinh, đồng nghĩa với việc để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, với các biểu hiện khác nhau như hành hạ, ngược đãi thể chất, tinh thần; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; quấy rối, xâm hại tình dục,... bạo lực học đường sẽ là nguy cơ phá hỏng môi trường giáo dục. Hậu quả gây ra là làm môi trường học đường ở một số nơi mất an toàn, suy giảm niềm tin của xã hội với thầy giáo, cô giáo, gây lo ngại về sự phát triển lành mạnh của trẻ, đem đến các nguy cơ khó lường với nạn nhân của bạo lực học đường. Với những người bị hại, những hành vi bạo lực sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe và tinh thần của họ. Gây ra tâm lý hoang mang, lo sợ thường trực. Gây ra những mất mát, thương đau cho các gia đình có con bị hại. Thậm chí có những vụ bạo lực gây mất mạng. Nó cũng làm cho tình trạng xã hội ngày một bất ổn.

Vì vậy, đã đến lúc cần coi bạo lực học đường là một vấn nạn cần phải ngăn chặn ngay từ mầm mống, phải triệt tiêu ngay từ trong nhà trường, trong quan hệ giữa học sinh, với sự phối hợp đồng bộ của các gia đình và cả xã hội. Bởi nếu không ngăn chặn bạo lực học đường từ hôm nay, không bảo đảm quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp THCS thì rất dễ nguy cơ chúng ta sẽ phải trả giá trong tương lai.

Quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường của học sinh cấp Trung học cơ sở, từ thực tiễn tỉnh Hưng Yên - 4

1.2. Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về quyền được bảo vệ khỏi bạo lực học đường

1.2.1. Pháp luật quốc tế

Công ước về quyền trẻ em năm 1989 (CRC) đã bao quát được tất cả các khía cạnh của quyền trẻ em, bao gồm các nhóm quyền sau: Quyền được sống còn; quyền được phát triển; quyền được bảo vệ; quyền được tham gia.

- Nhóm quyền được sống còn: bao gồm quyền của trẻ em được sống cuộc sống bình thường và được đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất để tồn tại và phát triển thể chất. Các nhu cầu đó gồm: mức sống đủ, có nơi ở, ăn uống đủ chất và được chăm sóc sức khỏe. Trẻ em phải được khai sinh ngay sau khi ra đời. Nhóm quyền được sống còn không chỉ bao gồm quyền sống mà còn bao gồm các quyền có liên quan đến việc duy trì cuộc sống của trẻ em. Không chỉ bao gồm việc bảo vệ tính mạng của trẻ khỏi bị tước đoạt, mà còn bao gồm việc cung cấp các điều kiện nuôi dưỡng và chăm sóc.

- Nhóm quyền được phát triển: nghĩa là trẻ em cần có những điều kiện để có thể phát triển đầy đủ nhất về cả tinh thần và đạo đức, bao gồm quyền được hưởng giáo dục, vui chơi, tham gia các hoạt động văn hóa, tiếp nhận thông tin, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng và tôn giáo. Trẻ em cần có sự yêu thương và cảm thông của cha mẹ để có thể phát triển hài hòa. Khái niệm phát triển được hiểu trên tất cả các phương diện: thể chất, trí tuệ, tinh thần, đạo đức và xã hội. Vì vậy, nhóm quyền được phát triển bao gồm tất cả những quyền tạo điều kiện cho sự phát triển

những yếu tố trên.

- Nhóm quyền được tham gia: nghĩa là cho phép trẻ em đóng một vai trò tích cực trong cộng đồng và đất nước của các em. Các quyền này bao gồm sự tự do diễn đạt, bày tỏ quan điểm và ý kiến, được phát biểu về những vấn đề có liên quan đến cuộc sống của các em. Trẻ em còn có quyền kết bạn, giao lưu và hội họp hòa bình, được tạo điều kiện tiếp cận các nguồn thông tin và chọn lựa thông tin phù hợp. Quyền tham gia trên tư cách cá nhân hoặc tập thể và không có nghĩa là bắt buộc các chủ thể khác phải nghe theo mọi ý kiến của trẻ, nhưn bắt buộc các chủ thể khác phải lắng nghe và nghiêm túc xem xét các ý kiến của trẻ.

- Nhóm quyền được bảo vệ: nghĩa là trẻ em phải được bảo vệ chống tất cả các hình thức lạm dụng, sao nhãng và bóc lột, cụ thể là bóc lột lao động, bóc lột và xâm hại tình dục, lạm dụng ma túy, sao nhãng và bị bỏ rơi, bị bắt cóc và buôn bán. Trẻ em còn được bảo vệ khỏi sự can thiệp vô cớ vào thư tín và sự riêng tư. Các quyền này còn bao gồm những vấn đề như: bảo vệ đặc biệt cho trẻ khỏi nạn tra tấn, lạm dụng khi vi phạm hình sự, không bị tham gia vào các cuộc xung đột vũ trang, lao động trẻ em…

Trong 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em thì nhóm quyền được bảo vệ là một trong những nhóm quyền được đề cập đến trong rất nhiều văn kiện về quyền trẻ em. Trong CRC, ngay tại lời mở đầu đã ghi nhận rất rõ ràng “do còn non nớt về mặt thể chất và trí tuệ, trẻ em cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt” đồng thời tất cả trẻ em đều được bảo vệ mà không phân biệt chủng tộc, màu da, giới tính, ngôn ngữ, tôn giáo… Những quy định liên quan đến quyền được bảo vệ của trẻ em bao gốm một nhóm các quyền được đề cập rõ tại các điều 7, điều 9, điều 10, điều 20, điều 33, điều 34, điều 37 của công ước. Theo đó hệ thống các quyền được bảo vệ của trẻ em được phân loại thành các quyền như sau:

Bảo vệ quyền khai sinh, có họ tên và có quốc tịch của trẻ em

Bảo đảm trẻ em không bị cách ly khỏi gia đình.

Bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực hình sự

Bảo vệ trẻ em chống lại sự bóc lột và lạm dụng

Bảo vệ trẻ em khỏi tệ nạn ma túy

Bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực lao động

Bảo vệ trẻ em khuyết tật

Bảo vệ trẻ em trong các cuộc xung đột vũ trang

Bảo vệ trẻ em bản địa, thuộc một nhóm thiểu số

Pháp luật quốc tế dành sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề bạo lực học đường của trẻ em trên toàn thế giới, điều đó được thể hiện ở cuộc họp chuyên gia cấp cao về bạo lực ở trường học được tổ chức tại Oslo (Na Uy) từ ngày 27 đến 28 tháng 6 năm 2011 được tổ chức bởi Chính phủ Na Uy, Hội đồng Châu Âu và Văn phòng Đại diện Đặc biệt về Bạo lực đối với Trẻ em. Các kết quả của cuộc họp này là một thành phần quan trọng của báo cáo hiện tại, qua đó tìm cách tập hợp và ghi lại các khía cạnh thiết yếu của các giải pháp hiệu quả để chấm dứt bạo lực trong trường học. Cụ thể, rút ra từ các bài học trên khắp thế giới, báo cáo này xem xét sáu lĩnh vực chính mà có thể điều chỉnh được và bắt buộc phải được thực hiện để đảm bảo rằng mọi trẻ em đều được hưởng quyền phát triển tối đa nhân cách, tài năng, các khả năng về trí tuệ và thể chất; Phát triển sự tôn trọng quyền con người và các tự do cơ bản, tôn trọng những nguyên tắc được ghi trong Hiến chương Liên Hợp Quốc (theo điều 29 - Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em). Các lĩnh vực chính được giải quyết trong báo cáo này là: phát triển các chiến lược toàn diện, toàn trường học; xây dựng quan hệ đối tác với trẻ em; hỗ trợ cho giáo viên và những người có thẩm quyền quản lý giao dục; thay đổi thái độ và giải quyết các quan điểm về chuẩn mực xã hội. Báo cáo đặc biệt chú ý đến vấn đề bạo lực ở trường học dưới góc nhìn của trẻ em thuộc các nhóm đặc biệt dễ bị tổn thương, bao gồm trẻ em gái, trẻ em khuyết tật, thuộc dân tộc thiểu số hoặc trẻ em bản địa, trẻ

em tị nạn và trẻ em là nạn nhân của bạo lực tình dục. Nghiên cứu của Liên Hợp Quốc về Bạo lực đối với trẻ em là nghiên cứu toàn diện đầu tiên về bạo lực đối với trẻ em, bao gồm ở trường học và xác định bốn hình thức bạo lực chính ở trường học: bắt nạt, bạo lực tình dục và dựa trên giới tính, bạo lực thể xác và tinh thần, và bạo lực bao gồm cả hành vi bên ngoài trường học, bao gồm bạo lực liên quan đến văn hóa băng đảng, vũ khí và chiến đấu.

Như vậy có thể thấy pháp luật quốc tế về quyền của trẻ em đã lấy trẻ em làm trung tâm, thừa nhận trẻ em là chủ thể của các quyền cơ bản chứ không phải chỉ là những người nhận đặc ân của người lớn. Các quyền nêu trên của trẻ em đều là những quyền cơ bản, chính đáng, là một phần trong số các nhu cầu thiết yếu với tất cả mọi người, mọi trẻ em đều có quyền như nhau. Các quyền này đồng thời là trách nhiệm, nghĩa vụ của các quốc gia, vấn đề này phải được công nhận và quy định cụ thể bằng pháp luật của mỗi quốc gia.

1.2.2. Pháp luật Việt Nam

Quyền trẻ em nói chung, quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức bạo lực, xâm hại của trẻ em được Nhà nước ta quy định trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật, trước hết là Hiến pháp năm 2013, Luật Trẻ em năm 2016, Luật giáo dục năm 2019, Bộ luật hình sự…và nhiều văn bản dưới luật.

Tại Điều 37, Hiến pháp 2013 có quy định “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Trẻ em là những người còn rất non nớt về thể xác và tinh thần. Các em cần sự giúp đỡ của người lớn để được an toàn. Các em dễ bị rủ rê vào những việc làm trái pháp luật, dễ bị lợi dụng sức lao động và lạm dụng tình dục, dễ bị bỏ rơi… Có những trẻ em đôi khi bất ngờ bị rơi vào những tình trạng cực kỳ khó khăn mà các em không thể nào chịu đựng nổi. Đây là những nguy cơ đe dọa trực tiếp tới sự sống còn của trẻ em. Do vậy các em

cần đến sự giúp đỡ của người thân và cộng đồng để giảm bớt các hậu quả gây tổn thương và giúp trẻ em phục hồi tâm, sinh lý, tái hoà nhập vào cộng động và phát triển bình thường.

Việt Nam là một trong những quốc gia sớm quan tâm đến việc bảo vệ quyền trẻ em, là nước đầu tiên của Châu Á và là nước thứ hai thế giới phê chuẩn Công ước về quyền trẻ em. Theo quy định tại Mục 1, Chương 2, Luật Trẻ em, trẻ em có 25 quyền, trong đó có một số quyền cơ bản như:

- Quyền sống: Trẻ em có quyền được bảo vệ tính mạng, được bảo đảm tốt nhất các điều kiện sống và phát triển;

- Quyền được chăm sóc sức khỏe: Trẻ em có quyền được chăm sóc tốt nhất về sức khỏe, được ưu tiên tiếp cận, sử dụng dịch vụ phòng bệnh và khám bệnh, chữa bệnh.

- Quyền được giáo dục, học tập và phát triển năng khiếu: Trẻ em có quyền và bình đẳng về cơ hội được giáo dục, học tập để phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng của bản thân.

- Quyền bí mật đời sống riêng tư: Trẻ em có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.

- Quyền được sống chung với cha, mẹ: Trẻ em có quyền được sống chung với cha, mẹ; được cả cha và mẹ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, trừ trường hợp cách ly cha, mẹ theo quy định của pháp luật hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em… Bên cạnh đó, Luật Trẻ em 2016 còn bổ sung thêm một số quyền của trẻ em như: Quyền được bảo vệ để không bị bóc lột sức lao động, quyền được bảo vệ để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc, quyền được bảo vệ để không bị mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt, quyền được bảo vệ khỏi chất ma túy…

Tại Điều 27 của Luật quy định rõ : “Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em”. Đồng thời, Luật quy định rõ mọi trẻ em đều được bảo vệ khỏi sự

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 23/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí