Quan Điểm Củng Cố Pháp Luật Về Quyền Bất Khả Xâm Phạm Về Đời Sống Riêng Tư Ở Việt Nam

Thứ hai: Quy định của Hiến pháp và của các văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm quyền bất khả xâm phạm đời sống riêng tư còn chưa thực sự bắt kịp và tương thích với pháp luật quốc tế.

Hạn chế, bất cập này thể hiện trước hết ở Hiến pháp năm 2013 khi chưa chính thức thừa nhận, hiến định quyền riêng tư. Mặc dù, chế định quyền con người, quyền công dân trong Hiến pháp 2013 đã cho thấy nhiều ưu điểm, tiến bộ so với các bản Hiến pháp trước đó, khi đã mở rộng, cụ thể hóa nhiều quyền con người, quyền công dân (trong đó có những khía cạnh về quyền riêng tư) nhưng chưa có một điều khoản nào giải thích về “quyền riêng tư” nên vô hình chung đã giới hạn phạm vi quyền riêng tư ở một mức độ nhất định. Trên thực tế, khi nói đến quyền riêng tư trong Hiến pháp năm 2013, các đạo luật cũng như các nhà khoa học thường chỉ ra một số quyền như quyền về đời sống riêng tư, quyền bí mật các nhân, bí mật gia đình, bí mật thư tín, điện tín… Vì vậy, do chưa được thừa nhận chính thức quyền riêng tư nên Hiến pháp và một số đạo luật cơ bản chưa xác lập tư tưởng làm cơ sở mang tính nguyên tắc nền tảng để tiếp cận bảo vệ quyền riêng tư từ góc độ bảo vệ thông tin bí mật cá nhân (mặc dù đây là quan điểm tiếp cận mới và phổ biến ở trên thế giới). Theo báo cáo quốc tế về “quyền riêng tư và nhân quyền năm 2004” [46], khi nghiên cứu sự phát triển của pháp luật về bảo vệ quyền riêng tư ở 50 quốc gia từ năm 1997 thì quyền riêng tư bao gồm 4 nội dung cơ bản như:

+ Sự riêng tư về thông tin cá nhân/dữ liệu cá nhân;

+ Sự riêng tư về cơ thể (thân thể vật chất của cá nhân);

+ Sự riêng tư về thông tin liên lạc (trong truyền thông);

+ Sự riêng tư về nơi cư trú.

Như vậy, nếu Hiến pháp năm 2013 thừa nhận quyền riêng tư và tiếp cận theo quan điểm thế giới thì bảo vệ quyền riêng tư ở góc độ thông tin sẽ rộng hơn. Có thể nói, đây là một hạn chế, bất cập lớn nhất của pháp luật về

quyền riêng tư ở Việt Nam hiện nay; dẫn đến, pháp luật thiếu tính toàn diện, vì vẫn nặng sự riêng tư ở phương diện vật lý. Nghĩa là, chủ yếu tập trung ngăn ngừa các hành vi xâm hại trực tiếp tới sự riêng tư của cá nhân như đụng chạm đến cơ thể, tự ý xâm phạm gia cư hay bóc mở thư tín…

Thứ ba: Pháp luật Việt Nam mới chỉ điều chỉnh những quan hệ hết sức cơ bản, mang tính nền tảng về quyền này, chưa toàn diện, chưa đầy đủ

Do chưa hiến định quyền riêng tư và tiếp cận bảo vệ quyền riêng tư nên pháp luật bảo vệ ở lĩnh vực này còn hẹp, thiếu toàn diện. Các quy định của pháp luật bị giới hạn bởi sự bó hẹp vào một số quyền mang tính riêng tư được đề cập tại Điều 21 Hiến pháp năm 2013 như về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật thư tín và tập trung vào cơ chế bảo vệ mang tính vật chất. Các quy định hiện hành về bảo vệ thông tin cá nhân gắn với một số quyền đã được hiến định gồm bảo vệ đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bí mật thư tín thì cũng mới chỉ dừng lại ở mức độ chung, mang tính nguyên tắc, chưa đầy đủ. Điều dễ thấy nhất là, do chưa có luật riêng, chuyên biệt về bảo vệ đời tư cá nhân nên chưa có nguyên tắc chung về quyền, nghĩa vụ của cá nhân là chủ thể của thông tin cá nhân. Trên thực tế, dù có nhiều hành vi vi phạm đến đời sống riêng tư nhưng do thiếu quy định pháp luật nên số lượng vụ việc được xử lý là không đáng kể.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Thứ tư: Nội dung một số quy định về bảo vệ đời sống riêng tư còn trùng lặp, chồng chéo, giảm tính đồng bộ, thống nhất của hệ thống pháp luật

Bên cạnh sự ghi nhận lại các quy định của Hiến pháp năm 2013 thì một số quy định có nội dung chưa thống nhất, thậm chí mâu thuẫn với nhau. Ví dụ: Khoản 15 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP đã định nghĩa: “thông tin riêng là thông tin trên mạng của một tổ chức, cá nhân mà tổ chức, cá nhân đó không công khai hoặc chỉ công khai cho một hoặc một nhóm đối tượng đã được xác định danh tính cụ thể”. Trên thực tế, định nghĩa này được nhắc lại

Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư trong pháp luật Việt Nam - 12

tại Điều 6, Nghị định 85/2016/NĐ-CP về đảm bảo an toàn hệ thống thông tin theo cấp độ.

Sự chưa thống nhất còn thể hiện rò nét trong việc tồn tại nhiều thuật ngữ khác nhau về đời sống riêng tư, thông tin cá nhân trong các văn bản, đặc biệt là các văn bản được ban hành trước Hiến pháp 2013 như Điều 6, Điều 15, Điều 16 Luật Quản lý thuế năm 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2012); Điều 21, 22 Luật Công nghệ thông tin năm 2006; khoản 4, Điều 4, khoản 9 Điều 11, khoản 2 Điều 36, khoản 1 Điều 38 Luật Hiến, lấy, ghép mô bộ phận cơ thể người và Hiến xác năm 2006… Ví dụ: Sự mâu thuẫn, thiếu thống nhất thể hiện rò nét tại Điều 38 của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và Hiến, lấy xác 2006 (Điều 4) quy định:

1. Mọi thông tin về người hiến, người được ghép bộ phận cơ thể người phải được mã hóa thông tin và bảo mật; 2. Trong trường hợp công bố thông tin quy định tại khoản 1 Điều này thì phải đảm bảo tính vô danh để không xác định được người hiến và người được ghép, trừ trường hợp người hiến và người được ghép là người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc có họ trong phạm vi 3 đời; 3. Trong trường hợp đặc biệt, vì mục đích chữa bênh theo yêu cầu của người đứng đầu cơ sở y tế hoặc theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng thì cơ sở lưu giữ thông tin mới được phép cung cấp thông tin; 4. Hồ sơ về người hiến và người được ghép phải lưu giữ, bảo quản trong 30 năm

Nhưng tại Điều 25 cũng của Luật này lại quy định: “Người đã hiến bộ phận cơ thể ở người sau khi chết, hiến xác được truy tặng kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân theo quy định của Bộ Y tế” và không có bất cứ quy định nào giới hạn khác. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật về thi đua khen thưởng, cụ thể hơn là Thông tư số 20/2011/TT-BYT ngày 06/6/2011 về

hướng dẫn công tác thi đua khen thưởng trong ngành y tế lại có quy định nguyên tắc công khai (Điều 4); hồ sơ khen thưởng (Điều 21): “danh sách trích ngang đề nghị xét tặng và Bản khai thành tích cá nhân” [1, Điều 21] và cũng không có quy định giới hạn đối với quy định tại Điều 25 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và Hiến, lấy xác (2006). Điều này cũng có nghĩa là khi thực hiện Điều 25 Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và Hiến, lấy xác (2006) thì sẽ cũng mâu thuẫn với chính Điều 38 của Luật này.

Thứ năm: Còn nhiều nội dung, vấn đề quy định chung, mang tính khái quát, dẫn đến tính khả thi, minh bạch còn hạn chế

Hạn chế, bất cập này còn bao trùm, xuyên suốt các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, nhất là các văn bản quy phạm pháp luật mang tính chuyên ngành thì hầu như chỉ ghi nhận ở mức nguyên tắc là bảo vệ thông tin cá nhân, bảo vệ đời tư theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Bộ luật Dân sự năm 2015, Bộ luật được coi là cơ bản, cụ thể hóa thêm một bước của Hiến pháp năm 2013 về bảo vệ bí mật đời sống riêng tư thì cũng chưa có quy định cụ thể nào giải thích thế nào là quyền “đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình”; hệ quả là trên thực tế đã có những tranh chấp phát sinh từ việc thiếu thống nhất trong cách hiểu về khái niệm “bí mật đời tư” [47].

Tiểu kết Chương 2

Chương 2 đã phân tích thực trạng pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư tại Việt Nam. Phạm vi phân tích tương đối rộng, từ các quy định về quyền này trên các lĩnh vực cụ thể, đến sự tương thích với pháp luật quốc tế. Trên cơ sở đó, tác giả đã chỉ ra những hạn chế và bước đầu phân tích những nguyên nhân của những hạn chế trong việc bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư ở Việt Nam.

Tại chương này, luận văn đã khái quát hoá các quy định có liên quan trong toàn bộ hệ thống pháp luật, từ Hiến pháp đến pháp luật dân sự, tố tụng dân sự, các văn bản pháp quy trong từng lĩnh vực chuyên ngành. Trên cơ sở đó, có thể thấy các văn bản hiện tại mới chỉ dừng lại ở việc quy định có tính nguyên tắc mà chưa có sự thống nhất về khái niệm, nội hàm quyền, các biện pháp bảo đảm. Điều này thể hiện sự thiếu vắng các chế tài mạnh xử lý các hành vi xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình.

Việc làm rò các nội dung được tác giả đề cập ở Chương 2 là cơ sở để đưa ra những quan điểm, giải pháp củng cố pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư ở nước ta trong Chương 3.

Chương 3

QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP CỦNG CỐ PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ ĐỜI SỐNG RIÊNG TƯ Ở VIỆT NAM‌


3.1. Quan điểm củng cố pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư ở Việt Nam

Việc củng cố pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư ở Việt Nam cần dựa trên những nguyên tắc chỉ đạo sau:

Thứ nhất: Củng cố pháp luật về quyền bất khả xâm phạm đời sống riêng tư phải dựa trên cơ sở tiếp tục quán triệt, thể chế hóa những quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam về quyền con người, quyền công dân

Những chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về quyền con người, quyền công dân được thể hiện xuyên suốt trong các văn kiện của Đảng trong một thời kỳ dài từ trước thời kỳ Đổi mới, bắt đầu từ cương lĩnh của Đảng năm (1930). Theo đó, nhiệm vụ của Đảng là tập hợp lực lượng toàn dân, tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Vấn đề quyền con người được thể hiện trước hết ở việc tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân Pháp đối với nhân dân Việt Nam và đề ra các khẩu hiệu đấu tranh cụ thể như “Việt Nam tự do”, đấu tranh và xây dựng một xã hội tự do tổ chức; nam nữ bình quyền, phổ cập giáo dục,…[48]. Tiếp theo là sự khẳng định vấn đề nhân quyền rò nét trong thời kỳ Đổi mới và giai đoạn hiện nay. Nhưng dù ở bất kỳ thời điểm nào, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng luôn xác định yếu tố con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp xây dựng đất nước; quyền con người là giá trị chung của nhân loại, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người là nhân tố quan trọng trong phát triển bền vững, đảm bảo sự thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quyền con người mang tính giai cấp, gắn với chủ quyền quốc gia, với lịch sử, truyền thống, không

tách rời quyền và nghĩa vụ của công dân. Quyền con người phải được ghi nhận, bảo vệ bằng pháp luật. Do đó, cần phải củng cố hệ thống pháp luật về quyền con người, đưa các quy định về quyền con người vào cuộc sống một cách thiết thực, hiệu quả, phù hợp với trình độ phát triển của Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Đặc biệt, cần đẩy mạnh cải cách tư pháp, cải cách hành chính, mở rộng tăng cường đầu tư dân chủ ở cơ sở, đảm bảo thúc đẩy quyền con người trên tất cả các lĩnh vực, nhất là giảm nghèo bền vững, đảm bảo quyền của nhóm người dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người già, người tàn tật, đẩy mạnh hợp tác quốc tế quyền con người nhằm nâng cao hiệu quả tiến trình hội nhập quốc tế.

Thứ hai: Củng cố pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư phải đảm bảo phù hợp với tinh thần, nội dung Hiến pháp 2013

Hiến pháp năm 2013 chứa đựng nhiều tư tưởng, tinh thần, nội dung mới tiến bộ về quyền con người, quyền công dân; trong đó quyền về bất khả xâm phạm về đời sông riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình… Vì vậy, việc củng cố pháp luật và bảo vệ quyền về đời sống riêng tư cần phải bám sát, tập trung, cụ thể hóa các quy định có liên quan của Hiến pháp năm 2013 để sớm đưa các quy định này vào dời sống.

Thứ ba: Củng cố pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư phải gắn liền với việc thực thi, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân khác

Quyền về đời sống riêng tư là một quyền con người cơ bản, có sự gắn kết, đan xen với các quyền con người, quyền công dân khác. Vì vậy, để bảo vệ quyền về đời sống riêng tư thì phải dựa trên nền tảng pháp luật chung về quyền con người, quyền công dân. Trong mối quan hệ này, việc củng cố pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư phải đặc biệt chú trọng sự hài hòa với việc thực thi, bảo vệ các quyền con người, quyền công dân khác, đặc

biệt là những quyền mà có xu hướng “xung đột” với quyền về đời tư, như quyền tiếp cận thông tin, quyền tự do biểu đạt, quyền tự do kinh doanh…

Thứ tư: Củng cố pháp luật về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư cần gắn với việc thúc đẩy nền kinh tế số

Cách mạng kỹ thuật số và Internet đem lại nhiều ứng dụng to lớn cho xã hội loài người, trong đó có việc góp phần phát triển hoạt động thương mại. Nhờ những tiến bộ về mặt công nghệ đó, những giao dịch kinh doanh thương mại có thể được thiết lập, thực hiện một cách nhanh chóng, thuận tiện mà không phụ thuộc vào yếu tố địa lý. Đó chính là các giao dịch thương mại được thiết lập, thực hiện dưới sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và được gọi là những giao dịch thương mại điện tử. Thương mại điện tử mang đến rất nhiều lợi ích cho xã hội, ví dụ như tạo ra môi trường để làm việc, mua sắm, giao dịch từ xa nên giảm việc đi lại, ô nhiễm, giảm tai nạn giao thông; giúp nâng cao mức sống của mọi người do nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp tạo áp lực giảm giá, tăng khả năng mua sắm của khách hàng; những nước nghèo có thể tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ từ các nước phát triển hơn thông qua Internet và thương mại điện tử. Đối với người tiêu dùng cá nhân, thương mại điện tử cho phép họ mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới; giúp họ có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận được nhiều nhà cung cấp hơn với giá thấp hơn và có thể được giao hàng nhanh hơn v.v….

Trong bối cảnh hiện nay, ngày càng có nhiều người tiêu dùng sử dụng các phương thức giao dịch mua bán trên các thiết bị viễn thông có kết nối Internet. Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế đó. Việc tham gia hoạt động thương mại điện tử trên mạng xã hội của đại bộ phận doanh nghiệp bán lẻ và người tiêu dùng cùng với việc ứng dụng các giải pháp thương mại điện tử trên nền tảng công nghệ di động cho thấy doanh nghiệp Việt Nam đã nhanh nhạy bắt kịp các xu hướng mới về thương mại điện tử của thế giới để

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/07/2022