Một Số Quan Điểm Về Hợp Pháp Hóa Quyền An Tử

lưu văn hóa, tư tưởng mang đến sự thay đổi mạnh mẽ trong nhận thức của xã hội, nhiều vấn đề trước đây bị cho là trái với thuần phong đã được nhìn nhận thoáng hơn. Vấn đề an tử cũng vậy, với sự đồng tình, ủng hộ ngày càng lớn, những người mong muốn hưởng thụ quyền an tử chắc chắn sẽ đấu tranh đòi quyền lợi cho mình. Như vậy, các quốc gia cần phải giải quyết vấn đề này kịp thời để đảm bảo cho sự ổn định, và giải pháp để giải quyết vấn đề này là công nhận quyền an tử.

Việc công nhận quyền an tử có thể giảm những tác động tiêu cực có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đối với xã hội. Công nhận quyền an tử có ý nghĩa xã hội rất lớn với những mục đích xã hội tốt đẹp. Khi sự sống của bệnh nhân không còn được được đảm bảo (mắc bệnh nan y, đang phải chịu đựng đau đớn kéo dài…) thì an tử là giải pháp hợp lý nhất. Điều này không chỉ tốt cho bệnh nhân mà còn tốt cho gia đình, xã hội. Người bệnh ra đi thanh thản, chấm dứt những ngày tháng đau đớn, mệt mỏi chiến đấu với bệnh tật. Gia đình bệnh nhân cũng không phải tốn kém về chi phí cũng như công sức không đáng có. Xã hội cũng tránh được những tranh luận gay gắt về vấn đề này.

1.4. Một số quan điểm về hợp pháp hóa quyền an tử

Những quan điểm về Quyền an tử luôn gây ra sự tranh cãi gay gắt vì vấn đề này không chỉ liên quan đến y học mà còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác như: Luật pháp, tôn giáo, phong tục, tập quán, đạo đức xã hội…

1.4.1. Những lập luận phản đối quyền an tử

Người được cho là chống đối trợ tử đầu tiên trong lịch sử y học là Hippocrates, ông tổ ngành y phương Tây.Trong lời thề Hippocrates, ông kêu gọi thầy thuốc “không bao giờ cho ai một liều thuốc độc dù người đó yêu cầu và không bao giờ gợi ý về điều đó”.Trong Luật Y đức (Code de Déontologie) của Pháp, điều 38 quy định thầy thuốc không có quyền cố tình gây nên cái chết. Tuy nhiên, lý do lớn nhất là ảnh hưởng của tôn giáo thần khải tin rằng sự sống có tính chất thiêng liêng do thượng đế ban cho con người, chỉ có thượng đế mới có quyền lấy đi sự sống. Chính niềm tin này làm rất nhiều người lên án trợ tử, xem trợ tử là giết người [4].

An tử thường bị phản đối trong mọi nền luân lý tôn giáo lớn, như Phật giáo và điển hình là Công giáo Rôma phản đối mọi hình thức an tử. Trong giới luật của Phật giáo, đức hiếu sinh luôn được đề cao, do vậy tự mình sát hại, bảo người khác sát hại, khen ngợi hay tán đồng sự sát hại đều phạm trọng tội. Đối với giáo pháp Phật giáo, chết không phải là chấm dứt, và đau khổ sẽ không chấm dứt sau khi chết, mà vẫn tiếp tục cho đến khi nào giải được tất cả Ác nghiệp, người bệnh dù tự sát vẫn phải tiếp tục chịu đau đớn trong kiếp sau chứ không thể nào trốn tránh được. Tự sát cũng là một loại Ác nghiệp, việc tự giết mình - hay giúp người khác tự sát - không thể giúp trả cho hết Ác nghiệp, mà chỉ sinh ra Ác nghiệp mới cho bản thân và xã hội mà thôi. Tự sát tạo Ác nghiệp cho mình, giúp tự sát tạo Ác nghiệp cho xã hội, Ác nghiệp cứ chất chồng thì sẽ đến ngày chính xã hội phải gặt lấy Ác quả: cha mẹ muốn ông bà bệnh tật phải tự sát để đỡ "gánh nặng", rồi đến đời con cháu cũng sẽ học theo mà làm vậy với cha mẹ, tất cả chỉ muốn đưa người thân bệnh tật vào cửa tử để đỡ tốn công chăm sóc. Vì lẽ Nhân - Quả đó, Đức Phật dạy: Nếu một người bệnh đang chờ chết, nếu có một cơ hội nào để cho họ hoặc người thân có những ý nghĩ an lành và đạo đức, thì vẫn phải cố cho họ sống thêm dù chỉ thêm 5 phút, bởi 5 phút đó đủ để vãng sinh một vong linh và gieo thêm mầm Thiện nghiệp cho xã hội.

- Có thể xảy hệ quả “trượt dốc” (slippery slope) – tức an tử ban đầu chỉ được coi là hợp pháp cho người bị bệnh nan y, sau đó luật được thay đổi cho phép an tử cả trong những trường hợp khác, kể cả khi không có sự tự nguyện.

- Việc công nhận quyền an tử sẽ làm xói mòn quyền cơ bản được sống Hồng Y Javier Lozano Barragan, người đứng đầu ủy Ban y tế Vaticang

tuyên bố hành động gỡ bỏ ống truyền đạm tương đương với hành động giết người trong vụ T.Schiavo (Mỹ): “Cuộc sống con người không phụ thuộc vào cá nhân mà phụ thuộc đấng sáng tạo”. Vì thế, chúng ta có điều răn thứ năm không cho phép giết người. Việc khiến người bệnh chết nhẹ nhàng chính là hành động giết người. Bản chất của nền văn minh là người mạnh có nghĩa vụ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

bảo vệ kẻ yếu. Trong những trường hợp có các nghi ngờ và câu hỏi nghiêm trọng, cơ sở nhận định của chúng ta cần hướng đến sự ủng hộ cuộc sống” Theo bbc.co.uk, Trích bài “Bệnh nhân Terri Schiavo qua đời”, 2005

Việc cho phép trợ tử có thể làm "bình thường hóa" suy nghĩ của xã hội về nạn tự sát (rằng ai cũng có thể chọn tự sát như một biện pháp giải quyết bế tắc cá nhân mà không cần có nghị lực vươn lên, không cần quan tâm đến nỗi đau của người thân), từ đó vô tình cổ súy nạn tự sát trong xã hội. Nhiều người dù không bị bệnh nan y nhưng chỉ cần cảm thấy bế tắc trong cuộc sống, tình cảm... đã vội đi tìm cách tự sát, khiến tỷ lệ tự sát trong xã hội tăng lên (điều này càng dễ xảy ra ở những nước nghèo có hệ thống an sinh xã hội kém).

Quyền an tử và hợp pháp hóa quyền an tử tại Việt Nam - 4

- Nếu có Luật An tử, nhiều người bệnh sẽ giảm ý chí, mất niềm tin vào cuộc sống.

Việc thi hành trợ tử sẽ dẫn tới nhiều bệnh nhân không còn tinh thần đấu tranh với bệnh tật, nhiều người sẽ chỉ muốn chết sau một vài nỗi đau đớn (dù cơ hội cứu chữa cho họ vẫn còn). Việc chữa trị do đó sẽ sụt giảm hiệu quả do tinh thần người bệnh bị buông xuôi. Nhiều trường hợp người bệnh có thể hồi phục một cách kỳ diệu ngoài dự đoán của y học (ví dụ như đột ngột tỉnh dậy sau nhiều năm hôn mê) hoặc bệnh đó sẽ được tìm ra cách chữa trong tương lai gần, nếu áp dụng quyền được chết thì bệnh nhân không còn cơ hội chữa trị sau này, đó sẽ là vô tình giết hại một mạng người.

- Cho rằng cái chết êm ả là giết người bởi chức năng của bác sỹ là phải cứu người. Tức là xung đột với quy tắc chỉ cứu người chứ không tước bỏ tính mạng con người của bác sĩ và nhân viên y tế, có thể phá hỏng những truyền thống của ngành y.

Một số bác sĩ thiếu y đức sẽ dùng quyền được chết để "loại bỏ" những bệnh nhân không có tiền chi trả viện phí hoặc những bệnh nhân từng có thù oán với họ.Ngược lại, nhiều bác sĩ sẽ không bao giờ dám trợ tử bệnh nhân vì lương tâm nghề nghiệp hoặc sợ bị người thân bệnh nhân trả thù.

PGS Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh Viện Bạch Mai nói: “Không có cái gì được gọi là cái chết nhân đạo; chết là tình huống xấu nhất. Tại sao mình lại nói để họ chết đi một cách thanh thản, nhẹ nhàng.Thay vì để người ta chết tại sao không nghĩ đến việc giảm nỗi đau cho họ. Mỗi con người đều có số phận nếu đến lúc số phận của họ chưa hết thì tại sao lại can thiệp để họ chết… Một số trường hợp gia đình thấy con khó cứu chữa, muốn xin cho con về chết; bệnh viện không thuyết phục được thì yêu cầu gia đình tự rút ống thở của con.Nhưng 10 gia đình thì hầu hết đều không dám.Họ đã không dám, bác sỹ lại càng không dám.Nhiều bệnh nhân tưởng chết rồi nhưng cuối cùng vẫn cứu được” [8].

- Nếu thông qua quyền an tử thì sẽ bị lạm dụng để thực hiện tội ác vô nhân đạo. Tình trạng sẽ lớn hơn ở các nước có hệ thống pháp luật lỏng lẻo, không kiểm soát được tình hình phạm tội

Giả sử điều này được thông qua thì rất có thể người ta sẽ lợi dụng, giết người thì không truy cứu được. Ví dụ như người ta có thể ép người bệnh bằng một hình thức nào đấy viết, hoặc đồng ý theo nội dung như, "do tôi lâu ngày, không có khả năng hồi phục, đồng thời làm ảnh hưởng đến những người thân nên muốn tự nguyện được nhận cái chết êm ái" [2], dùng vũ lực hoặc tình trạng không tỉnh táo của bệnh nhân để ép họ ký vào giấy đề nghị an tử. Hay một số người bệnh sẽ tự chọn cái chết (dù bệnh có thể chữa khỏi) để trốn tránh những khoản nợ hoặc để gian lận bảo hiểm. Nghiêm trọng hơn, có thể xảy ra trường hợp Con cháu bệnh nhân sẽ thông đồng với bác sĩ để sửa bệnh án, hoặc cưỡng ép ông bà, cha mẹ bị bệnh ký vào giấy an tử nhằm thi hành "án tử" với ông bà, cha mẹ mình để trốn tránh nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng hoặc để tranh giành tài sản. Trong trường hợp này, Luật An tử lại là công cụ tiếp tay cho hành vi giết người có chủ đích, cổ súy hành vi và tư tưởng bất hiếu trong xã hội.

- Gây ra hậu quả về y tế: Có những trường hợp bác sĩ chẩn đoán sai tình trạng bệnh, nếu áp dụng quyền được chết thì cũng sẽ là vô tình giết người.

- Để lại hậu quả về tâm lý, đạo đức và xã hội

Người trực tiếp tiến hành an tử cho bệnh nhân sẽ phải gánh chịu nhiều di chứng tâm lý, vì hành động của họ luôn là sự tước đoạt sinh mạng một con người (dù rằng người đó có thể không sống được bao lâu nữa). Nếu có người thân bệnh nhân không đồng ý việc trợ tử, người tiến hành an tử rất có thể sẽ bị trở thành mục tiêu trả thù.

1.4.2. Những lập luận ủng hộ quyền an tử

Theo Vnexpress.net ngày 01/09/2001, trích bài phát biểu của Paul Tully, Tổng thư ký Hiệp hội Bảo vệ Thai nhi Anh Quốc:

Theo chủ quan của người viết, quyền được chết không làm xói mòn quyền cơ bản là được sống.Quyền được chết không chỉ liên quan đến bệnh nhân đó mà còn cả gia đình và xã hội.Người ở giai đoạn cuối của bệnh chịu nhiều đau đớn nếu có sống cũng chỉ thêm khổ, thậm chí nhiều người không biết mình sướng hay khổ nữa.Cho nên nếu họ không muốn gây thêm tốn kém không cần thiết cho gia đình, xã hội thì hãy nên tôn trọng họ.Hơn nữa, mục đích của quyền được chết là làm cho họ không phải sống đau đớn kéo dài, đó là mục đích nhân đạo.Họ không chối bỏ quyền được sống mà vì họ không còn đủ điều kiện đảm bảo sự sống.Điều này khác hẳn với người có điều kiện để sống, bị bệnh có thể cứu chữa được nhưng lại muốn chết, đó mới là trường hợp nên lên án.

- Công nhận quyền an tử hướng đến mục đích tốt đẹp, nhân đạo bởi nó giải phóng nỗi đau khổ cùng cực của con người, giúp những bệnh nhân ở trong tình trạng đau đớn kéo dài, bệnh nan y vô phương cứu chữa ở giai đoạn cuối được “ra đi” thanh thản. An tử là hành vi từ bi, nhân ái, đáp ứng được nguyện vọng trốn thoát đau khổ của nhiều người bệnh nặng vô phương cứu chữa. Hành vi này còn được hiểu là "giết vì xót thương". Công nhận quyền an tử sẽ chấm dứt nỗi đau đớn cho bệnh nhân cũng đồng nghĩa với việc giảm bớt gánh nặng vật chất cũng như tinh thần cho gia đình họ, từ đó, tạo sự ổn định cho xã hội. Việc kết thúc mạng sống như một đặc ân, là sự giải thoát và là lựa

chọn của họ, thì người thân, bác sĩ, chúng ta và pháp luật cần tôn trọng điều này. Chính vì thế, quy định quyền an tử của một người là cần thiết, vì sống hay chết phải được thực hiện bằng ý chí của chính người đó, không một ai có quyền định đoạt thay họ.

- Việc pháp luật công nhận quyền an tử sẽ giải tỏa nỗi bức xúc của các bác sỹ trong hoàn cảnh bệnh nhân đang phải chịu đau đớn kéo dài. Không có nỗi đau đớn nào bằng nỗi đau của người thân khi chứng kiến người thân của mình phải sống quằn quại mà không thể giúp đỡ. Không có nỗi đau nào bằng nỗi đau của người bác sỹ khi nhìn thấy bệnh nhân của mình đau đớn mà không có cách nào cứu giúp.

GS.TS Đỗ Kim Sơn, nguyên giám đốc Bệnh Viện Việt Đức chia sẻ: trong nhiều năm qua đã từng phải chứng kiến rất nhiều bệnh nhân mắc các chứng bệnh nan y ở giai đoạn mà sự sống chỉ còn là vô vọng, hay những bệnh nhân chết não do tai nạn giao thông không thể nào vớt vát nổi, chính bệnh nhân hoặc gia đình bệnh nhân đã đề đạt với bác sỹ nguyện vọng được chết nhưng không thầy thuốc nào dám làm. Theo GS Sơn, nếu đưa quyền được chết vào Luật phải có tiêu chí xác định rõ ràng đâu là trường hợp không còn hy vọng sống về mặt khoa học thì mới cho phép, còn không, dù với bất cứ lý do nào cũng không được phép mà phải ngăn cản, giúp đỡ họ. Do đó, Luật phải quy định thật cẩn thận, chặt chẽ nếu không sẽ vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

- Tự do lựa chọn cuộc sống trong hoàn cảnh khắc nghiệt, thể hiện quyền tự quyết cá nhân: mỗi người có quyền định đoạt thân xác và mạng sống của mình, kể cả việc kết liễu nó. Do đó, mỗi người phải được trao cho sự tự do để thực hiện quyền tự quyết này. Theo sự tôn trọng quyền tự quyết, con người phải có quyền định đoạt sự sống và cái chết của mình, họ phải được đủ khả năng để kết liễu sự sống khi nào họ muốn, chặn đứng sự đau khổ không cần thiết.

- Một điểm nữa có thể quan tâm đó là, nếu không công nhận quyền an tử, vấn đề này sẽ vẫn mãi bế tắc bởi liên quan đến yếu tố chính trị, tôn giáo…

Những đề nghị, yêu cầu xin được chết dai dẳng kéo theo cả Tòa án và chính quyền vào cuộc, không ít trường hợp vấn đề này được sử dụng vào mục đích chính trị. Chẳng hạn như vụ Terri Schiavo ở Mỹ đã kéo cả Tòa án tối cao bang Florida, Tòa án Liên Bang Mỹ vào cuộc và cả Quốc hội Mỹ vào cuộc.

Diễn biến: Tháng 2/1990: Terri Schiavo bị tổn thương não sau khi ngất tại nhà; tháng 5/1998: Michael Schiavo gửi đơn xin rút ống truyền dinh dưỡng cho vợ, gây nên một cuộc chiến pháp lý; tháng 2/2000: Toà án cho phép rút ống; tháng 10/2003: Hạ viện Florida thông qua “Luật Terri”, cho phép thống đốc ra lệnh ngừng truyền thức ăn cho Schiavo; tháng 9/2004: Toà án tối cao Florida bác bỏ luật này; tháng 12/2004: Vụ việc đưa lên Toà án Tối cao Mỹ; tháng 1/2005: Toà án bác đơn; tháng 3/2005: Toà án Florida một lần nữa cho phép rút ống; Ngày 20/3/2005: Quốc hội thông qua luật khẩn cấp cho phép cha mẹ Schiavo khiếu nại để nối ống truyền; ngày 22/3/2005: Thẩm phán liên bang bác đơn của cha mẹ Schiavo; ngày 23/3/2005: Toà phúc thẩm ủng hộ phán quyết của toà án liên bang; ngày 24/3/2005: Toà án Tối cao từ chối xem xét đơn khiếu nại [10].

Như vậy, những lý do phổ biến để muốn hợp pháp hóa an tử có thể được phân loại là: tìm kiếm sự từ bi của đau đớn và đau khổ, bảo vệ các bác sĩ cư xử một cách từ bi, tôn trọng nhân quyền và giúp đỡ trong việc ngăn ngừa các chi phí y tế.

Nhìn chung, mỗi luồng quan điểm nêu trên đều có những yếu tố hợp lý, để đạt được sự đồng thuận với vấn đề an tử gần như là điều không thể ở mọi xã hội. Quyết định cấm hay hợp pháp hóa an tử là một quá trình cần nhiều thời gian và chịu tác động của nhiều yếu tố như trình độ nhận thức, kinh tế, khoa học kĩ thuật, truyền thống văn hóa,...Tuy nhiên, xu hướng đang diễn ra trên thế giới là an tử ngày càng được nhiều quốc gia thừa nhận hơn.

CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN AN TỬ TRÊN THẾ GIỚI


2.1. Pháp luật nhân quyền quốc tế về quyền an tử

Trong luật nhân quyền quốc tế (NQQT), quyền an tử là một chủ đề còn mới, chưa được thảo luận nhiềuvà chưa từng được quy định trong các văn bản pháp luật nhân quyền quốc tế. Đề cập đến mối quan hệ giữa quyền an tử và luật nhân quyền quốc tế tức là ta xem xét đến việc liệu quyền an tử có đi ngược lại các quyền đã được pháp luật nhân quyền quốc tế thừa nhận hay không.Thực tế cho thấy, quyền an tử vẫn tìm được một chỗ đứng thích hợp trong hệ thống nhân quyền, không những không mâu thuẫn với các quyền tự nhiên cơ bản, mà còn phù hợp và phát triển trên nền tảng các quyềnnày, bởi lẽ:

Khi nhắc đến quyền an tử không thể không nhắc đến quyền sống, trong hệ thống quyền con người, quyền sống có mối quan hệ gần gũi nhất với quyền an tử. Quyền sống (the right to life) nói riêng và nhân quyền nói chung vốn là những quyền tự nhiên cơ bản của bất kỳ một công dân, là mục tiêu quan trọng mà các nhà lập pháp hướng đến. Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con người (UDHR) được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1948 đã khẳng định “mọi người đều có quyền sống, quyền tự do và an toàn cá nhân” (Điều 3).Khoản 1 Điều 6 Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (ICCPR) cụ thể hóa Điều 3 UDHR, trong đóquy định: “Mọi người đều có quyền cố hữu (inherent) là được sống. Quyền này phải được pháp luật bảo vệ. Không ai có thể bị tước mạng sống một cách tùy tiện.”

Trong mối quan hệ giữa quyền an tử và quyền sống, trước hết cần trả lời được câu hỏi quyền cố hữu là gì, nó mang tính tùy nghi (optional) hay tính bắt buộc (mandatory)?Nếu được coi là mang tính tùy nghi, chủ thể của quyền sống được tự do quyết định tức là có quyền lựa chọn hưởng thụ hoặc từ bỏ quyền. Trong trường hợp này, quyền an tử sẽ có thể được chấp nhận và không đi ngược lại với luật nhân quyền quốc tế. Ngược lại, nếu quyền sống được coi là mang tính bắt buộc, chủ thể của quyền sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2023