Đánh Giá Tổng Quát Về Khung Pháp Luật Hiện Hành Của Việt Nam Về Quyền Bất Khả Xâm Phạm Về Đời Sống Riêng Tư

quyết định hình sự của Tòa án có hiệu lực pháp luật, tình trạng thi hành án và việc cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong các trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản. Quản lý lý lịch tư pháp phải đảm bảo nguyên tắc tôn trọng bí mật đời tư cá nhân. Cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp là tài sản quốc gia được đảm bảo an toàn. Việc khai thác, sử dụng phải do người có thẩm quyền mới được tiếp cận và theo quy trình riêng.

Luật Nuôi con nuôi: Các loại dữ liệu cá nhân liên quan đến quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi bao gồm: Thông tin cá nhân của trẻ em có nhu cầu tìm gia đình thay thế (bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, dân tộc, nơi sinh, diện đối tượng, tình trạng sức khỏe, họ tên cha mẹ hoặc người giám hộ, cơ sở nuôi dưỡng, địa chỉ, số điện thoại liên hệ của cơ sở nuôi dưỡng trẻ em); thông tin cá nhân của người có nhu cầu nhận nuôi con nuôi (bao gồm họ, tên, địa chỉ, số điện thoại, lý do nhận nuôi con nuôi); thông tin cá nhân của người nhận nuôi con nuôi và người được nhận làm con nuôi và cha, mẹ đẻ của người được nhận làm con nuôi trong hồ sơ giải quyết việc nuôi con nuôi; thông tin cá nhân của trẻ em sau khi được giải quyết cho làm con nuôi (bao gồm tình trạng sức khỏe, thể chất, tinh thần, mức độ hòa nhập của trẻ em sau khi được nhận làm con nuôi người nước ngoài).

Dù vậy, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan quản lý dữ liệu cá nhân về nuôi con nuôi. Các dữ liệu cá nhân của các đối tượng được thu thập từ hồ sơ giải quyết việc nuôi con nuôi và trách nhiệm quản lý dữ liệu cá nhân thu thập được sẽ thuộc về các cơ quan liên quan khác nhau dựa trên sự tham gia của các cơ quan này trong quá trình giải quyết việc nuôi con nuôi. Ví dụ: Việc quản lý thông tin dữ liệu cá nhân của các trẻ em có nhu cầu cần tìm gia đình thay thế khi tiến hành đăng thông báo tìm người nhận nuôi con nuôi sẽ do cơ sở nuôi dưỡng, Sở Tư pháp

và Bộ Tư pháp có trách nhiệm thực hiện. Các dữ liệu cá nhân của hồ sơ đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước do Sở Tư pháp và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký việc nuôi con nuôi quản lý; các dữ liệu cá nhân của hồ sơ giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài do Bộ Tư pháp (Cục Con nuôi) và Sở Tư pháp nơi trẻ em thường trú quản lý. Việc cung cấp thông tin về trẻ em phải đảm bảo nguyên tắc tại khoản 1, khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch số 03/2016/TTLT- BTP-BNG-BCA-BLĐTB&XH, trong đó, có nguyên tắc về giữ bí mật thông tin riêng tư của trẻ em.

Luật Thi hành án dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành có quy định về thông báo thi hành án (Điều 39, Luật Thi hành án dân sự) công khai thông tin của người phải thi hành án (Điều 11 Nghị định 62/2015/NĐ-CP), bảo mật các thông tin về tài khoản, tài sản của người phải thi hành án bị áp dụng biện pháp bảo đảm khi được Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng, cơ quan, tổ chức, cá nhân nơi có tài khoản cung cấp (Điều 20 Nghị định 62/2015/NĐ-CP), công khai thông tin về việc không chấp hành án (Điều 30 Nghị định số 71/2016/NĐ- CP), công khai thông tin của người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành (Thông tư số 01/2016/TT-BTP ngày 01/02/2016 của Bộ Tư pháp)…

Việc đăng tải, cập nhật thường xuyên danh sách người phải thi hành án chưa có điều kiện thi hành đã giúp người dân nói chung và người được thi hành án nói riêng biết được quá trình thi hành án, giám sát việc phân loại án và đặc biệt là tiến độ thi hành án, lý do vì sao chưa thi hành và xác minh điều kiện thi hành án gần nhất. Việc công khai này cũng giúp người dân tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại, đồng thời có tác dụng góp phần thúc đẩy việc thi hành án tự nguyện của người phải thi hành.

Luật Các tổ chức tín dụng: Thông qua việc quy định trách nhiệm của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, theo đó, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải đảm bảo bí mật thông tin liên

quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi và các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được cung cấp thông tin liên quan đến tài khoản, tiền gửi, tài sản gửi, các giao dịch của khách hàng tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cho tổ chức, cá nhân khác, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng.

Bên cạnh các văn bản luật nêu trên, quyền bất khả xâm phạm về đời tư còn được quy định trong nhiều văn bản dưới luật của Việt Nam, cụ thể như:

- Nghị định 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong có quan nhà nước: “Thông tin cá nhân là thông tin đủ để xác định chính xác danh tính một cá nhân, bao gồm ít nhất một trong những thông tin sau đây: Họ, tên, ngày sinh, nghề nghiệp, chức danh, địa chỉ, thư điện tử, số điện thoại, chứng minh thư nhân dân, số hộ chiếu. Những thông tin thuộc bí mật cá nhân gồm có hồ sơ y tế, hồ sơ nộp thuế, số thẻ bảo hiểm xã hội, số thẻ tín dụng và những bí mật cá nhân khác” [2, Điều 3].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

- Nghị định số 52/2013/NĐ-Cp ngày 01/5/2013 của Chính phủ về thương mại điện tử có quy định về bảo vệ thông tin cá nhân trong thương mại điện tử. Theo đó, thương nhân, tổ chức, cá nhân khi thu thập và sử dụng thông tin cá nhân của người sử dụng phải xây dựng và công bố chính sách bảo vệ thông tin cá nhân của người tiêu dùng [3, Điều 69]; phải được sự đồng ý trước của người tiêu dùng [3, Điều 70]; và đảm bảo an toàn, an ninh thông tin cá nhân [3, Điều 72].

- Thông tư số 11/2012/TT-BNV ngày 17/12/2012 của Bộ Nội vụ quy định về chế độ báo cáo thống kê và quản lý hồ sơ công chức đã quy định về hồ sơ cá nhân công chức:

Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư trong pháp luật Việt Nam - 8

Hồ sơ công chức là tài liệu pháp lý phản án các thông tin cơ bản nhất về công chức bao gồm: nguồn gốc, xuất thân, quá trình học tập, quá trình công tác, hoàn cảnh kinh tế, phẩm chất, trình độ, năng lực, các mối quan hệ gia đình và xã hội của công chức, thể hiện ở sơ yếu lý lịch, văn bằng, chứng chỉ và các văn bản tài liệu có liên quan khác được cập nhật trong quá trình công tác của công chức kể từ khi được tuyển dụng.

- Chỉ thị số 101/CT-BQP ngày 03/9/2018 của Bộ Quốc phòng về việc tăng cường bảo vệ bí mật, chống thất thoát dữ liệu trên không gian mạng và phòng, chống phần mềm độc hại trong quân đội.

- Nghị định số 88/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng (quy định xử phạt liên quan đến hoạt động cung cấp thông tin khách hàng không đúng quy định).

- Quyết định số 45/2007/QĐ-NHNN ngày 17/12/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về độ mật của từng loại tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng, được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư số 10/2009/TT-NHNN ngày 08/5/2009 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: “tài liệu liên quan đến tiền gửi và tài sản của từng khách hàng tại các tổ chức tín dụng, mẫu chữ ký của chủ tài khoản, mẫu chữ ký dùng trong công tác thanh toán; mã số quy định cho khách hàng để được xác định thẻ cá nhân của từng người dùng thẻ thanh toán, thẻ tín dụng và các loại thẻ khác dùng trong hoạt động ngân hàng” là tài liệu, vật mang bí mật nhà nước trong ngành Ngân hàng thuộc mức độ “mật”.

- Thông tư số 25/2010/TT-BTTTT ngày 15/01/2010 của Bộ trưởng Bộ Thông tin truyền thông quy định việc thu thập, sử dụng, chia sẻ, đảm bảo an toàn và bảo vệ thông tin cá nhân trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử dành cho cơ quan nhà nước.

- Quyết định số 2593/QĐ-BVHTTDL ngày 21/7/2016 ban hành quy chế đảm bảo an toàn thông tin mạng của Bộ trưởng Bộ Văn hóa thể thao và du lịch.

- Quyết định số 4198/QĐ-BCT về việc ban hành Quy chế đảm bảo an toàn thông tin mạng của Bộ trưởng Bộ Công thương.

Pháp luật bảo vệ các dữ liệu cá nhân thuộc về đời sống riêng tư còn quy định các chế tài xử phạt với những hành vi vi phạm. Tùy vào mức độ nghiêm trọng thì cá nhân, tổ chức phải chịu các chế tài hành chính hoặc hình sự theo quy định của pháp luật.

Vi phạm các quy định về dữ liệu cá nhân có thể bị xử phạt hình sự với án tù cao nhất là 07 năm. Cụ thể, Điều 159 Bộ luật Hình sự quy định việc “xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác” có thể bị phạt tù tới 03 năm. Điều 288 quy định về tội “đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin trên mạng máy tính, mạng viễn thông” với mức hình phạt cao nhất là 07 năm tù giam. Tuy nhiên, 02 tội danh này chưa quy định cụ thể, trực tiếp về các hành vi vi phạm pháp luật liên quan tới dữ liệu cá nhân đang diễn ra hiện nay.

Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư là quyền dân sự, việc bảo vệ quyền này được coi là nguyên tắc trong pháp luật dân sự. Khoản 1 Điều 9 Bộ luật Dân sự năm 2015 khẳng định: “Tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ”. Tại Khoản 2 Điều này đã ghi nhận 05 hình thức chế tài dân sự: Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền: Công nhận quyền dân sự của mình; Buộc chấm dứt hành vi vi phạm; Buộc xin lỗi, cải chính công khai; Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự; Buộc bồi thường thiệt hại.

Các hành vi vi phạm, xâm hại đến đời sống riêng tư có thể bị buộc bồi

thường thiệt hại, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, thùy thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm và hậu quả do hành vi vi phạm gây ra. Mặc dù, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hiện nay đã có các quy định xử phạt đối với một số hành vi vi phạm liên quan đến bảo vệ dữ liệu cá nhân nhưng các quy định trên chưa đảm bảo đầy đủ, toàn diện để làm cơ sở xử phạt đối với các hành vi vi phạm không thuộc lĩnh vực bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin, tần số vô tuyến điện, thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Ngoài ra, việc xử lý hành vi mua bán thông tin cá nhân gặp khó khăn do nhiều nguyên nhân như khó truy tìm ra ai là người tiết lộ, đánh cắp, sử dụng thông tin cá nhân.

Nghị định số 174/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, công nghệ thông tin và tần số vô tuyến điện quy định: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không có biện pháp bảo vệ thông tin riêng hoặc thông tin cá nhân của người sử dụng (điểm C Khoản 1 Điều 65); phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ trên môi trường mạng thông tin bí mật kinh doanh hoặc tiết lộ trái phép nội dung thông tin riêng tư của người sử dụng dịch vụ viễn thông (điểm a Khoản 4 Điều 66); phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi mua bán hoặc trao đổi trái phép thông tin riêng của người sử dụng dịch vụ viễn thông (điểm a khoản 5 Điều 66).

2.3. Đánh giá tổng quát về khung pháp luật hiện hành của Việt Nam về quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư

2.3.1. Đánh giá sự phù hợp với thực tế Việt Nam

2.3.1.1. Về chủ thể của quyền

Hiến pháp năm 1946 - bản Hiến pháp đầu tiên của Nhà nước ta đã quy định: "Tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam cầm công dân

Việt Nam. Nhà ở và thư tín của công dân Việt Nam không ai được xâm phạm một cách trái pháp luật" (Điều 11). Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001) lại một lần nữa nhấn mạnh điều này:

Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm (Điều 71); Công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu người đó không đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép. Thư tín, điện thoại, điện tín của công dân được bảo đảm an toàn và bí mật. Việc khám xét chỗ ở, việc bóc mở,, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện tín của công dân phải do người có thẩm quyền tiến hành theo quy định của pháp luật (Điều 73).

Điều 21 Hiến pháp năm 2013 quy định:

(1) Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của minh. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. (2) Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hỉnh thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hỉnh thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.

Như vậy, trước Hiến pháp năm 2013, quyền bảo vệ thông tin cá nhân nói riêng và quyền riêng tư nói chung được giới hạn là quyền công dân. Hiến pháp năm 2013 đã có sự thay đổi quan trọng khi mở rộng chủ thể của quyền bảo vệ thông tin cá nhân là “mọi người” mà không chỉ giới hạn là công dân Việt Nam như các bản Hiến pháp trước đây.

Tuy nhiên, hiện tại một số luật chuyên ngành vẫn đang khẳng định chủ thể của quyền bảo vệ thông tin cá nhân là cá nhân (khoản 1 Điều 16 Luật An

toàn thông tin mạng 2015); người sử dụng dịch vụ bưu chính (Luật Bưu chính 2010), người sử dụng dịch vụ viễn thông và thuê bao viễn thông (Luật Viễn thông 2009), người bệnh (Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007), người nhiễm HIV (Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006)…

Bên cạnh việc quy định về quyền bảo vệ thông tin của cá nhân, một số luật chuyên ngành có quy định về quyền bảo vệ thông tin của tổ chức, ví dụ: Luật Công nghệ thông tin quy định “tổ chức, cá nhân không được trích dẫn nội dung thông tin số của tổ chức, cá nhân khác trong trường hợp chủ sở hữu thông tin số đã có cảnh báo hoặc pháp luật quy định việc trích dẫn thông tin là không được phép” (khoản 4 Điều 15); Luật Giao dịch điện tử quy định “Cơ quan, tổ chức, cá nhân không được sử dụng, cung cấp hoặc tiết lộ thông tin về bí mật đời tư hoặc thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác mà mình tiếp cận hoặc kiểm soát được trong giao dịch điện tử nếu không được sự đồng ý của họ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác” (Điều 46); Luật An toàn thông tin mạng quy định “Tổ chức, cá nhân không được xâm phạm an toàn thông tin mạng của tổ chức, cá nhân khác” (Điều 4)…

2.3.1.2. Về nội hàm của quyền

Điều 21 Hiến pháp năm 2013 khẳng định “Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”. Nguyên tắc này tiếp tục được thể hiện tại Bộ luật Dân sự năm 2015, Luật An toàn thông tin năm 2015. Một số luật chuyên ngành quy định quyền của cá nhân “Được giữ bí mật về thông tin cá nhân có liên quan” (Điều 16 Luật Viễn thông; Điều 91 Luật Dược 2016).

Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào đưa ra khái niệm hay nội dung của “quyền bảo vệ thông tin cá nhân”. Vì vậy, hiện tại chỉ có thể khái quát nội hàm của quyền này từ một số quy định sau đây:

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 23/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí