Quyền an tử và hợp pháp hóa quyền an tử tại Việt Nam - 9

Ngoài ra, cũng cần quy định thêm: An tử chỉ nên được cho phép thực hiện ở bệnh viện do các bác sỹ có chứng chỉ hành nghề đảm nhiệm. Cần một bác sỹ chuyên chẩn đoán tình hình hiện tại của bệnh nhân là không thể cứu chữa nữa. Đặc biệt quan trọng là việc ra quyết định kết luận cuối cùng về tình trạng của bệnh nhân nên thông qua một hội đồng bác sỹ để đảm bảo tính khách quan, chính xác, hạn chế sự lạm dụng vào mục đích xấu.

Quy định đối với cơ sở khám chữa bệnh

Ở một số quốc gia nơi Luật an tử có quá trình phát triển lâu dài như Bỉ, Hà Lan, hành vi an tử được cho phép diễn ra tại nhiều nơi, thậm chí nhà của bệnh nhân.

Theo một thống kê các trường hợp an tử tại Bỉ từ năm 2010 đến năm 2012, tổng số trường hợp là 2086, trong đó các trường hợp thực hiện an tử tại bệnh viện chiếm 45%, bằng tỷ lệ các trường hợp an tử tại nhà. Các trường hợp thực hiện an tử tại trung tâm chăm sóc y tế và địa điểm khác chiếm lần lượt 7% và 3% [1].

Việc để bệnh nhân lựa chọn nơi thực hiện hành vi an tử một mặt giúp cho việc di chuyển của bệnh nhân được dễ dàng, nhất là với những bệnh nhân ở giai đoạn cuối, di chuyển khó khăn, mặt khác đáp ứng nguyện vọng của họ nếu họ muốn an nghỉ tại quê nhà. Tuy nhiên, nếu việc an tử được thực hiện ở địa điểm ngoài cơ sở khám chữa bệnh rất dễ có khả năng bị lợi dụng làm sai lệch. Hơn nữa, việc thực hiện an tử nhiều khi cần đến sự hỗ trợ của máy móc, thiết bị y tế mà chỉ có ở cơ sở khám chữa bệnh mới đầy đủ.

Như vậy, theo ý kiến cá nhân, hành vi an tử chỉ nên được thực hiện ở các cơ sở khám, chữa bệnh đầy đủ điều kiện để thực hiện tốt yêu cầu này. Bệnh viện cần có đội ngủ chuyên gia về vấn đề an tử, từ khâu chứng nhận tình trạng bệnh nhân, bác sỹ thực hiện đến giám sát quy trình thực hiện để đảm bảo an tử được thực hiện một cách nghiêm ngặt, chặt chẽ.

Quy định đối với yêu cầu an tử

Yêu cầu an tử phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ tình trạng bệnh lý của bệnh nhân, cam kết ý chí tự nguyện thực hiện an tử của bệnh

nhân. Yêu cầu phải có chữ ký của bệnh nhân và ít nhất hai người làm chứng. Người làm chứng phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, một trong số những người làm chứng không có quan hệ thân thích với người yêu cầu, không được hưởng bất kỳ di sản nào của người yêu cầu sau khi người này qua đời. Ngoài ra, kèm theo đơn yêu cầu phải có hồ sơ bệnh án và ý kiến bác sỹ điều trị cho bệnh nhân chứng nhận tình trạng bệnh lý và khả năng tâm thần của bệnh nhân.

Quy định đối với chúc thư y tế

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Chúc thư y tế được lập khi bệnh nhân còn tỉnh táo, chưa bước vào giai đoạn cuối, chưa chịu nhiều đau đớn. Trong chúc thư, bệnh nhân phải nêu rõ những yêu cầu và những quyết định của mình, chỉ định người được ủy nhiệm (nếu có) thay mình quyết định các vấn đề khi mất năng lực, ý chí. Người này phải tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật và yêu cầu của bệnh nhân. Tất nhiên, người này phải đồng ý làm người được ủy nhiệm bằng cách ký tên vào chúc thư của bệnh nhân thì chúc thư mới có giá trị.

Trong y khoa, chúc thư xác định cho bác sĩ biết người bệnh muốn chọn lựa phương pháp chữa bệnh trị liệu nào khi mình bị bệnh nặng không còn đủ sáng suốt để quyết định nữa. Nội dung bản chúc thư bao gồm nhiều mục:

Quyền an tử và hợp pháp hóa quyền an tử tại Việt Nam - 9

- Chỉ định một người làm đại diện cho mình để quyết định sự điều trị thay cho mình khi không còn đủ sức quyết định lấy. Cho biết ý muốn của mình để giới hạn sự điều trị nếu hoặc mình bị bệnh không chữa được và có thể sẽ chết trong thời gian ngắn, hoặc mình bị hôn mê và có thể không tỉnh lại nữa, hoặc có chữa cũng không ích lợi gì cả.

- Cho phép dùng thuốc chống đau tối đa dù nó có thể làm người bệnh mau chết hơn.

- Cho biết một số nguyện vọng khác như vấn đề cho một hay nhiều cơ quan của mình sau khi chết cho người khác để thay (transplantation).

Về nguyên tắc chúng ta nên tìm hiểu những điều cần biết chung quanh chúc thư:

- Ðây là vấn đề tự nguyện, nhưng nên là, khi bệnh nhân lớn tuổi và bị bệnh nặng.

- Có thể thay đổi ý kiến bất cứ lúc nào, không có ràng buộc gì cả.

- Bác sĩ phải tuân theo nguyện vọng của người bệnh như bản chúc thư đã ghi rõ, người nhà của bệnh nhân không được làm khác những ý muốn của bệnh nhân. Ðể tránh mâu thuẫn trong gia đình, khi làm chúc thư nên thảo luận với toàn thể gia đình trước.

Quy định quy trình xin được chết và thực hiện an tử một cách nghiêm ngặt, chặt chẽ.

Khi bệnh nhân yêu cầu quyền được chết thì nhất thiết phải thành lập Hội đồng y khoa với đầy đủ bác sỹ, chuyên gia y tế, thần kinh, pháp lý… để đánh giá khả năng khôi phục, khả năng chữa trị của bệnh nhân và quyết định có thực hiện quyền được chết cho người bệnh hay không. Để đưa ra quyết định cho phép ai đó “chết êm ái” cần phải có quy định, tư vấn, kiểm tra, kết luận của hội đồng khoa học như: Bác sĩ chuyên khoa, bác sĩ tâm thần, luật sư và cả chính quyền sở tại của người bệnh... Hội đồng này sẽ chứng thực các điều kiện "được chết" theo đúng quy định. Người bệnh phải được công nhận là hoàn toàn sống thực vật, không có khả năng cứu chữa hoặc người thân cạn kiệt tài chính, không thể "nuôi" một người không còn nhận thức. Việc này phải tuân thủ theo các trình tự, thủ tục nhất định.

Ngoài ra, Luật cũng cần quy định các biện pháp xử phạt hành chính đối với các tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định của luật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự. Đồng thời, Luật hình sự cũng cần bổ sung tội liên quan đến Luật an tử của cá nhân.

KẾT LUẬN


Qua quá trình nghiên cứu, người viết đã nhận được rằng quyền an tử là vấn đề khá nhạy cảm ở Việt Nam, pháp luật nước ta cũng chưa có quy định nào về quyền này. Hợp pháp hóa quyền an tử là vấn đề còn gây nhiều tranh cãi bởi tính phức tạp của nó trên nhiều lĩnh vực : Y học, chính trị, xã hội, tôn giáo,… Vì vậy khi đề cập đến quyền an tử chúng ta cần thận trọng xem xét và đánh giá từ nhiều góc cạnh. An tử tuy không phải là vấn đề thời đại hiện nay nhưng là một vấn đề khó - khó lý giải, khó thuyết phục và khó được chấp nhận. Chúng ta đã biết được tình hình quy định an tử hiện nay trên thế giới và ở Việt Nam được đánh giá là còn chưa phù hợp, còn quá sớm.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đưa ra được xu hướng đối với truyền thống phương Đông là chỉ nên tiếp cận dần quyền an tử để chấp nhận chứ không để thay đổi quan niệm. Đến thời điểm người ta vẫn tôn trọng sự sống đồng thời chấp nhận an tử thì quyền an tử mới hòa hợp với thực tại, phát huy được bản chất của mình. Như vậy, vấn đề quan trọng nhất là cần tạo ra sự đồng thuận trong dư luận xã hội để làm sức mạnh bảo đảm các quy định pháp luật được thực thi trong thực tế, đảm bảo quyền, nghĩa vụ của công dân.

Xu thế chung của các quốc gia trên thế giới đang dần công nhận quyền an tử, thực tế cũng đã chứng minh rằng số lượng các nước chấp thuận quyền được chết và xây dựng Luật An tử đang có xu hướng tăng dần trong các năm qua. Kết quả nghiên cứu cũng khẳng định việc xây dựng Luật An tử ở Việt Nam là vấn đề tương lai, tuy nhiên thực sự cần rất nhiều điều kiện để phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam và cũng phải tiên liệu trước những khó khăn gặp phải khi quyền an tử có hiệu lực. Bên cạnh việc xây dựng các quy phạm chặt chẽ hợp lí cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức về quyền an tử. Vì vậy có thể nhận thấy rằng chấp nhận quyền an tử như một quyền nhân thân không phải là vấn đề đơn giản song không phải là không có triển vọng thực tế.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Việt Anh, Quyền được chết, chuyển giới tính có đưa vào luật? xemhttps://vnexpress.net/thoi-su/quyen-duoc-chet-chuyen-gioi-tinh-co-dua- vao-luat-2015685.html

2. GS-TS Nguyễn Đình Cử, Dự thảo luật “cái chết êm ái”: Nhân văn hay trái truyền thống đạo đức?, xem http://anninhthudo.vn/van-de-va-du-luan/du- thao-luat-cai-chet-em-ai-nhan-van-hay-trai-truyen-thong-dao- duc/521183.antd

3. Nguyễn Mai Chi (2014), Quyền an tử - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.

4. PGS-TS Nguyễn Hữu Đức, Nghĩ về quyền được chết, xem http://nld.com.vn/suc-khoe/nghi-ve-quyen-duoc-chet- 20160901210804634.htm

5. PGS.TS Vũ Công Giao - ThS. Nguyễn Minh Tâm (2016), Quyền an tử theo Luật Nhân quyền quốc tế, Pháp luật của một số quốc gia và gợi mở cho Việt Nam trong cuốn: Thực thi các quyền hiến định trong Hiến pháp năm 2013

6. Lan Anh – Sơn Hà, Đề xuất quyền được chết vào bộ luật dân sự?, xem,https://tuoitre.vn/phong-ve/de-xuat-dua-quyen-duoc-chet-vao-bo-luat- dan-su- 737417.htm?fbclid=IwAR1sscuirjOANo9_8_5A2TwgHOPMKUXyK86duPs T6zMjdu0jHgpTZIwbhSI

7. Minh Hạnh, Ngày càng nhiều người đến Thụy Sĩ tìm "quyền được chết", xem https://anninhthudo.vn/the-gioi/ngay-cang-nhieu-nguoi-den-thuy- si-tim-quyen-duoc- chet/767859.antd?fbclid=IwAR3yrvVVnPLo5_9v_znIyJBZnmsIbicE- t2a88aVCU2EpOigUkzOq2SbrBs

8. TS. Trần Mạnh Hùng, An tử và trợ tử: Tình hình tranh luận hiện nay, xemhttp://www.sinhvienconggiao.com/8/1215/AnTuVaTroTuTinhHinhTranh LuanHienNay.aspx

9. Công Khanh, Chưa quy định Quyền được chết vào Hiến pháp, xem https://www.tienphong.vn/xa-hoi/chua-quy-dinh-quyen-duoc-chet-vao-hien- phap-652226.tpo

10. M.C, Cha mẹ Schiavo thua trong cuộc chiến pháp lý, xem http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/cha-me-schiavo-thua-trong-cuoc-chien- phap-ly-2023239.html

11. Trung Nhân, Đừng tưởng ai cũng có “quyền được chết”, xem https://plo.vn/quoc-te/muon-mat/dung-tuong-ai-cung-co-quyen-duoc-chet- 639744.html

12. Diệu Linh, Đề xuất áp dụng cái chết êm ái, xem http://danviet.vn/tin- tuc/de-xuat-ap-dung-cai-chet-em-ai-168417.html

13. Trương Hồng Quang, “Một số vấn đề cơ bản về quyền được chết và vấn đề xây dựng Luật an tử ở Việt Nam”, Số Thông tin Khoa học Pháp lý (Viện Khoa học Pháp lý – Bộ Tư pháp) tháng 3/2011, xem http://www.phanblogs.info/2011/09/quyen-uoc-chet-right-to-die.html

14. Thu Thủy, Hà Lan: Luật “cái chết êm ả” bắt đầu có hiệu lực, xem http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/ha-lan-luat-cai-chet-em-a-bat- dau-co-hieu-luc-2252078.html

15. ThS. Nguyễn Thức Tuấn, Về “cái chết êm ái” tại Châu Âu, xem: http://www.tapchihuongviet.eu/index.php/sc-khe-i-sng/i-sng-sp- 179961436/12346-ve-cai-chet-em-ai-tai-chau-au

16. Lê Minh Trường, Thực tiễn quyền nhân thân của cá nhân: Xin được chết đúng ngày, giờ tốt, xem https://luatminhkhue.vn/kien-thuc-luat-dan- su/thuc-tien-quyen-nhan-than-cua-ca-nhan--xin-duoc-chet-dung-ngay--gio- tot.aspx

17. Thi Trân, Cái chết nhân đạo gây tranh cãi ở các nước, xem http://suckhoe.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/cai-chet-nhan-dao-gay-nhieu- tranh-cai-o-cac-nuoc-3204264.html

18. Wikipedia, Quyền được chết, xem

https://vi.m.wikipedia.org/wiki/Quy%E1%BB%81n_%C4%91%C6%B0%E1

%BB%A3c_ch%E1%BA%BFt?fbclid=IwAR0AlVafQGatcSJHHVntyy0mA 75WyiS7NxB0TWbbOYnDAQwlx85zVounyz8

19. Trung tâm Nghiên cứu Quyền Con người và Quyền Công dân, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Giới thiệu công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (ICCPR, 1996), NXB Hồng Đức, Hà Nội.

20. Trung tâm Nghiên cứu Quyền Con người và Quyền Công dân,Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2012), Hỏi đáp về quyền con người, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.


Tiếng Anh

21. Assisted suicide in Switzerland(1982 - ) 2006 – 2010, xem http://sph12.organizers- congress.ch/downloads/presentations/C1_2_Junker.pdf

22. Belgium’s grisly descent down euthanasia’s slippery slope, xem http://pjsaunders.blogspot.com/2013/11/belgiums-grisly-descent-down.html

23. Belgium surprised at international backlash at euthanasia for minors, xem http://blogs.reuters.com/faithworld/2014/02/14/belgium-surprised-at- international-backlash-at-euthanasia-for-minors/

24. Human rights and euthanasia, xem http://www.bioethics.org.au/Resources/Online%20Articles/Other%20Articles

/Human%20rights%20and%20euthanasia.pdf

25. Life, “A General History of Euthanasia”, xem http://www.life.org.nz/euthanasia/abouteuthanasia/history-euthanasia1/

26. Oregon Death with Dignity Act 2018 Data Summary, xem https://www.oregon.gov/oha/PH/PROVIDERPARTNERRESOURCES/EVA LUATIONRESEARCH/DEATHWITHDIGNITYACT/Documents/year21.pd f?fbclid=IwAR1xWQy2Y43nAu8mVGq4YGQoXIB4dou6DcOncGXB3FOf Nnm6YHON0CzPkjs

27. ProCon.org (2010) Religious Concerns, xem https://euthanasia.procon.org/view.timeline.php?timelineID=000022#500-bc- 16th-century-ad

28. Washington State Death With Dignity Act Report, xem https://www.doh.wa.gov/Portals/1/Documents/Pubs/422-109- DeathWithDignityAct2017.pdf?fbclid=IwAR3kY9e4sBf7WmZz1MKrw4_L WSULsUUgf889MeZ7pkFiEPy2jzNrVn_0o50

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/07/2023