Quy trình ứng dụng internet marketing tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - 20


Tóm tắt và kết luận chương 3

Xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sở thực tế thu được từ nghiên cứu, tác giả đã đề xuất mô hình quy trình ứng dụng IM và những đề xuất với các cơ quan vĩ mô áp dụng các biện pháp truyền thông cũng như các biện pháp hỗ trợ nhằm đưa quy trình ứng dụng IM vào thực tiễn kinh doanh của các DNVVN VN .

Mô hình được xây dựng dựa trên phát hiện rằng cách nghĩ, cách tư duy và cách thực hiện hoạt động Marketing của các DN VN hiện nay rất gần gũi với nguyên lý Marketing của tác giả Philips Kotler, cũng là lý thuyết Marketing đang được giảng dạy chủ yếu tại Việt Nam. Do đó, để dễ áp dụng, mô hình đã được đưa ra nên dựa trên cách tư duy này, đó là phối hợp 2 mô hình là (1) Hành vi người tiêu dùng trên Internet, và (2) mô hình chiến lược IM (đã phân tích ở chương 1), đồng thời có sự điều chỉnh cho phù hợp với đặc thù của các DNVVN và môi trường cũng như NTD Việt Nam.

Ngoài ra, nghiên cứu thực tế đã phát hiện ra rằng, các DN hiện nay đang tách rời việc quản lý và thực hiện hoạt động IM ra khỏi chiến lược Marketing và bộ phận đảm nhận hoạt động Marketing của DN, do đó, mô hình cũng được khái quát hoá sao cho các DN nhìn vào có thể thấy rằng, không thể tách rời hoạt động IM ra khỏi chiến lược Marketing của DN mà phải hợp với nhau như một thể thống nhất, nhằm đạt các mục tiêu đã đề ra cho chiến lược Marketing và chiến lược kinh doanh của DN. Đồng thời, nhìn vào mô hình, các DN cũng có thể dễ dàng hiểu các công việc IM có vai trò như thế nào trong toàn bộ chiến lược chung, từ đó, nếu những DN cần và có thể đi thuê các DN dịch vụ bên ngoài thực hiện một phần hoặc toàn bộ chiến lược IM thì cũng có thể dễ dàng trong việc ra yêu cầu và quản lý việc thực hiện của DN đối tác. Điều này là để nhằm giải quyết các khó khăn mà các DN hiện nay đang gặp phải khi đi thuê đối tác bên ngoài, đó là không biết cách “ra đầu bài và quản lý”, mà hầu như phụ thuộc vào sự tư vấn của các DN làm dịch vụ IM, trong khi chính các DN đó đôi khi cũng xuất phát từ góc nhìn kỹ thuật thực hiện nên tư vấn không đầy đủ - như là kết quả nghiên cứu thực tế đã chỉ ra.

Với phát hiện về nguồn lực hạn chế của các DNVVN là một trong những cản trở cho việc thực hiện các chiến lược IM quy mô, mô hình cũng giới thiệu cách hoạt động


IM sao cho các bộ phận và công cụ có thể tích hợp được với nhau và dễ dàng thực hiện bởi những nhân sự không phải được đào tạo chuyên sâu về công nghệ thông tin mà bởi những nhân viên Marketing của DN.

Ngoài các đề xuất về quy trình thực hiện, tác giả cũng đã có những đề xuất chi tiết về nội dung và công cụ thực hiện IM. Điều này xuất phát từ thực tế - như kết quả nghiên cứu đã chỉ ra – rằng do các hoạt động truyền thông về lĩnh vực IM mới mẻ này chưa đầy đủ nên các DN hiện nay hiểu biết rất ít về các công cụ của IM. Nhận thức hạn chế này dẫn đến việc họ đã không biết được rằng IM có rất nhiều công cụ có thể dùng rất linh hoạt, phối hợp hiệu quả với các công cụ Marketing khác, để đạt được các mục tiêu Marketing đề ra, với chi phí thực hiện phù hợp cả với những DN quy mô rất nhỏ, từ đó họ đã không nghĩ đến việc áp dụng hoặc không có định hướng đầu tư cho IM. Do đó, tác giả cho rằng, nếu được hiểu đầy đủ về các công cụ của IM thì chắc chắn các DN sẽ lựa chọn được cho mình cách thức và công cụ phù hợp.

Ngoài ra, tác giả cũng có những kiến nghị và đề xuất ở tầm vĩ mô, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vào hoạt động tuyên truyền nâng cao hiểu biết của các DN về bản chất, khả năng, vai trò và lợi ích của IM đối với hoạt động kinh doanh. Vì, như nghiên cứu đã chỉ ra, yếu tố cơ bản nhất ảnh hưởng đến việc không áp dụng hoặc áp dụng sai IM của các DN hiện nay, đó chính là nhận thức sai lầm hoặc không đầy đủ về IM. DN nào đã ứng dụng IM đều nhận thấy là nó không quá khó khăn để thực hiện, đồng thời nếu càng áp dụng đầy đủ và đúng cách thì càng thừa nhận về hiệu quả của nó mang lại. Do tất cả những thực trạng này, việc truyền thông về khái niệm, vai trò, quy trình áp dụng và các công cụ của IM sẽ có vai trò như một “cú huých từ bên ngoài”, giúp các DN thoát khỏi “cái vòng luẩn quẩn” khi hiểu sai, áp dụng sai về IM thì lại thấy nó không hiệu quả và lại không đầu tư vào áp dụng nó.


KẾT LUẬN


IM đã được ứng dụng rộng rãi và mang lại rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Tuy nhiên, ở Việt Nam việc ứng dụng nó còn rất hạn chế do nhiều nguyên nhân, trong đó nổi cộm nhất là do nhận thức sai lệch và/hoặc không đầy đủ về bản chất, lợi ích, quy trình và công cụ của IM. Điều này đã được nghiên cứu và kiểm nghiệm qua điều tra khảo sát thực tế. Cũng do nhận thức như vậy nên các DN đã có những cách thức ứng dụng không đầy đủ hoặc không khoa học về IM, và áp dụng sai phương pháp quản lý cũng như tư duy quản lý đối với công cụ kinh doanh hiệu quả này. Những điều này dẫn đến kết quả hoặc là IM đã không được ứng dụng, hoặc đã không phát huy hiệu quả tiềm năng của nó.

Với những nghiên cứu về cơ sở lý luận và cơ sở thực tế làm căn cứ, luận án đã xây dựng và đề xuất quy trình ứng dụng IM cho các DNVVN VN, dựa trên sự kết hợp của 2 mô hình đã được ứng dụng trên thế giới và điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện áp dụng của các DNVVN VN (bao gồm điều kiện về môi trường kinh doanh TMĐT của VN, điều kiện về nhận thức và “thói quen” trong hành vi ứng dụng Marketing của các DN, các điều kiện về cơ sở hạ tầng và nguồn lực cho việc ứng dụng IM). Với những hướng dẫn chi tiết về quy trình, cách thức áp dụng và các công cụ IM, hy vọng rằng mô hình ứng dụng IM mà tác giả đề xuất sẽ góp phần hữu ích vào cải thiện tích cực hiệu quả kinh doanh của các DNVVN Việt Nam.

Hạn chế của luận án và hướng nghiên cứu tiếp theo

Do những giới hạn về thời gian, nguồn lực và khả năng của bản thân, tác giả chỉ dừng nghiên cứu ở nguyên lý ứng dụng IM chung cho các DNVVN, mà không có sự đi sâu vào cách thức, quy trình và công cụ ứng dụng IM trong những điều kiện cụ thể của các loại DN khác nhau, bao gồm:

- Các loại hình DN khác nhau theo quy mô, ví dụ như DN có kinh doanh với nhiều ngành nghề, nhiều SP khác nhau, nhiều TTr khác nhau, nhiều thương hiệu khác nhau thì sẽ áp dụng IM như thế nào,

- Các loại hình DN khác nhau theo lĩnh vực/ngành kinh doanh đặc thù,


- Các loại hình DN khác nhautheo loại TTr hướng đến, như TTr người tiêu dùng, TTr các tổ chức Chính phủ, TTr tư liệu sản xuất, TTr buôn bán trung gian, TTr quốc tế…

- Các điều kiện cụ thể khác của DN, như KH hay TTr mục tiêu khác nhau sẽ phải ứng dụng IM như thế nào, nếu chỉ làm một phần hoạt động Marketing trên mạng – ví dụ như chỉ thực hiện hoạt động quảng cáo trên mạng hay chỉ thực hiện việc làm Marketing trên công cụ tìm kiếm, hoặc Marketing trên các mạng xã hội…thì cần lưu ý lựa chọn các công cụ nào và thực hiện như thế nào…

Mỗi trong số này đều có thể trở thành hướng nghiên cứu để phát triển sâu trong những công trình nghiên cứu sau này của bản thân tác giả hoặc của các nhà nghiên cứu khác, dựa trên kết quả nghiên cứu tổng quan ban đầu về Nguyên lý ứng dụng IM này. Hy vọng rằng các nghiên cứu này sẽ sớm được quan tâm thực hiện để có thể mang lại nguồn tài liệu hướng dẫn hữu ích cho các DNVN nhằm tăng hiệu quả hoạt động của mình.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ



NCS


Tên công trình

Tên tạp chí, tên sách, mã đề tài…


Số tạp chí

Ngày, tháng, năm xuất, năm nghiệm thu …


Nơi xuất bản


Phạm Hồng Hoa

Chiến lược xúc tiến hỗn hợp cho công ty Thương mại số 6 - Vinatex.

Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia 1999

Hội thảo khoa học quốc gia 1999


1999

Đại học Kinh tế Quốc dân


Phạm Hồng Hoa

Chính sách công nghiệp và thương mại của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập


Sách chuyên khảo

Nhà xuất bản Nông nghiệp 2003


2003


Bộ NN&PTNT

Phạm Hồng Hoa

Bài tập tình huống Nghiên cứu Marketing

Sách chuyên khảo

NXB ĐH KTQD

2004

Đại học Kinh tế Quốc dân


Phạm Hồng Hoa

Kinh nghiệm trong giảng dạy và đào tạo Marketing


Tạp chí Marketing,

Số chuyên đề tháng 3/2005.


2005

Hiệp hội Marketing Việt Nam

Phạm Hồng Hoa

IM – xu hướng mới trong làm Marketing.

Tạp chí thương mại

26, tháng 7/2006

2006

Bộ Thương Mại


Phạm Hồng Hoa


Quản trị quan hệ KH


Sách chuyên khảo


NXB Phụ nữ


2009

Trường đào tạo cán bộ phụ nữ trung ương

Phạm Hồng Hoa

Marketing căn bản

Giáo trình

NXB Giáo dục

2010

Đại học Kinh tế Quốc dân

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 250 trang tài liệu này.

Quy trình ứng dụng internet marketing tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam - 20



NCS


Tên công trình

Tên tạp chí, tên sách, mã đề tài…


Số tạp chí

Ngày, tháng, năm xuất, năm nghiệm thu …


Nơi xuất bản

Phạm Hồng Hoa

Hành vi người tiêu dùng

Giáo trình

NXB ĐH KTQD

2010

Đại học Kinh tế Quốc dân


Phạm Hồng Hoa

Suy nghĩ về định hướng giảng dạy môn IM trong các trường đại học của Việt Nam

Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về đào tạo Marketing tại VN

NXB ĐH KTQD


2011

Đại học Kinh tế Quốc dân

Phạm Hồng Hoa

Marketing căn bản (giáo trình kỷ niệm 55 năm thành lập trường)

Giáo trình

NXB ĐH KTQD

2012

Đại học Kinh tế Quốc dân

Phạm Hồng Hoa

"Tổ chức hệ thống thông tin Marketing điện tử trong các DN"

Tạp chí Kinh tế và dự báo

Tháng 10.2012

2012

Tạp chí Kinh tế và dự báo


Phạm Hồng Hoa

Quản lý sự hiện diện điện tử nhằm đảm bảo mục tiêu và hình ảnh định vị của DN

Tạp chí Tổng quan Kinh tế xã hội Việt Nam


Quý 3.2012


2012

Tạp chí Kinh tế và dự báo


Phạm Hồng Hoa

Ứng dụng hệ thống thông tin Marketing điện tử trong việc thu thập cơ sở dữ liệu KH

Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia về Xu hướng mới trong Quản trị quan hệ KH



2012


Đại học Kinh tế Quốc dân


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


A. Tài liệu tham khảo là các sách, báo, tạp chí, tạp chí khoa học, luận văn – luận án và các xuất bản phẩm khác bằng tiếng Việt

1 Al Ries, Laura Ries (2005), Mười một quy luật vàng trong xây dựng nhãn hiệu trên Internet, NXB. Tri Thức, Hà Nội.

2 Ban chỉ đạo quốc gia về Công nghệ thông tin và Bộ Thông tin truyền thông, (2011), Sách trắng Công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam 2011, NXB Thông tin và truyền thông 2011, Hà Nội.

3 Ban tư tưởng văn hoá Trung ương (2001), Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp CNH, NĐH đất nước, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội

4 Báo cáo tổng hợp đề tài khoa học cấp Bộ (2008): Nghiên cứu ứng dụng Marketing trực tuyến trong hoạt động thương mại của DN Việt Nam, Viện nghiên cứu Thương mại – Bộ Công thương, Mã số đề tài 2007-78-019


5

Bộ Công thương (2008),

Công thương, Hà Nội

Báo

cáo

thương

mại

điện

tử

Việt

Nam

2007,

Bộ

6

Bộ Công thương (2009),

Công thương, Hà Nội

Báo

cáo

thương

mại

điện

tử

Việt

Nam

2008,

Bộ

7

Bộ Công thương (2010),

Công thương, Hà Nội

Báo

cáo

thương

mại

điện

tử

Việt

Nam

2009,

Bộ

8

Bộ Công thương (2011),

Công thương, Hà Nội

Báo

cáo

thương

mại

điện

tử

Việt

Nam

2010,

Bộ

9

Bộ Công thương (2012),

Công thương, Hà Nội

Báo

cáo

thương

mại

điện

tử

Việt

Nam

2011,

Bộ

10 Brian Halligan, Dharmesh Shah (2011), Tiếp thị trực tuyến trong kỷ nguyên mới, NXB. Tổng hợp TP HCM, TP HCM.

11 Cẩm nang kinh doanh Harvard (2006), Các kỹ năng tiếp thị hiệu quả, NXB Tổng hợp TP. HCM, TP. HCM.


12 Cao Sỹ Kiêm (2013), DN vừa và nhỏ - Thực trạng và giải pháp hỗ trợ năm 2013, Tạp chí tài chính điện tử, http://www.tapchitaichinh.vn/Trao-doi-Binh- luan/Doanh-nghiep-nho-va-vua-Thuc-trang-va-giai-phap-ho-tro-nam- 2013/22487.tctc

13 Charles D. Schewe, Alexander Hiam (2007), MBA trong tầm tay – Chủ đề Marketing, NXB. Trẻ, TP. HCM.

14 Chính phủ (2005), Quyết định số 222/2005/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2006-2010.

15 Chris Anderson (2008), Cái đuôi dài, NXB. Trẻ, TP. HCM.

16 Chuck Martin (2002), Hướng dẫn kinh doanh trên mạng, NXB Trẻ, TP. HCM.

17 Cimigo (2010), Báo cáo Netcitizens Việt Nam 2010 – Tình hình sử dụng và tốc độ phát triển Internet tại Việt Nam, Cimigo Publishment, TP. HCM.

18 Cimigo (2011), Báo cáo Netcitizens Việt Nam 2010 – Tình hình sử dụng và tốc độ phát triển Internet tại Việt Nam, Cimigo Publishment, TP. HCM.

19 Cimigo (2012), Báo cáo Netcitizens Việt Nam 2010 – Tình hình sử dụng và tốc độ phát triển Internet tại Việt Nam, Cimigo Publishment, TP. HCM.

20 Đặng Kim Cương (2007), Cạnh tranh giành KH và chiến thắng bằng giá trị - Những chiến lược đột phá nhằm thống lĩnh TTr, NXB. Lao động xã hội, Hà Nội.

21 Đặng Văn Mỹ (2008), Góp phần nghiên cứu chiến lược hiện diện trên web của các DN Việt Nam trong thời đại thương mại điện tử, Tạp chí Khoa học và Công nghệ - Đại học Đà Nẵng, số6(29), trang 110-120.

22 David Meerman Scott (2007), Quy luật mới của PR & Tiếp thị, NXB. Trẻ, TP. HCM.

23 Dương Tố Dung (2005), Cẩm nang thương mại điện tử cho doanh nhân, NXB Lao động, Hà Nội.

24 Esomar (2007), Cẩm nang nghiên cứu TTr, NXB. Tổng hợp TP HCM, TP HCM.

25 Hồ Đức Thắng (2001) – Giải pháp phát triển thương mại điện tử cho các DN Việt Nam – Luận văn thạc sỹ QTKD, ĐHKTQD.

26 Josiane Chriqui Feigon (2011), Bán hàng thông minh qua điện thoại và Internet, NXB. Lao động – xã hội, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/09/2022