Phân Loại Theo Phương Thức Đấu Thầu Quốc Tế Mua Sắm Hàng Hóa

được hưởng lợi từ vốn của nhà tài trợ WB và ADB phải có văn bản hướng dẫn để phù hợp với quy định này. Tiếp theo đó, Chính phủ phải thay đổi cơ chế kinh tế, hệ thống pháp luật như: yêu cầu một số doanh nghiệp nhà nước phải sớm tiến hành cổ phần, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, độc lập hạch toán kinh doanh, hoạt động theo luật Thương mại, đồng thời xây dựng, hoàn thiện pháp luật đấu thầu theo hướng phù hợp với các hiệp định đã ký với nhà tài trợ và hướng dẫn mua sắm đấu thầu của họ.

Cuối cùng, thông qua đấu thầu các nhà tài trợ có khả năng nâng cao uy tín của mình về năng lực thực hiện các cam kết, hiệp định. Từ đó mở rộng phạm vi hoạt động, tăng cường quy mô, cũng như mở rộng ảnh hưởng tới các nước là thành viên, chưa là thành viên và cộng đồng quốc tế.

1.1.2.4. Đối với chính phủ nước được hưởng lợi

Trong mua sắm hàng hóa, đặc biệt là việc mua sắm của chính phủ với số lượng lớn do các cơ quan nhà nước, công ty hoặc cá nhận được ủy quyền thường xảy ra tình trạng tham nhũng và gian lận (WB định nghĩa trong điều 3 Chương 2: Hướng dẫn nhà thầu của Hồ sơ mời thầu chuẩn - Xuất bản tháng 5/2004, sửa đổi tháng 5/2005). Nguyên nhân của sự việc này là do hoạt động mua sắm tiềm ẩn nhiều yếu tố mang tính cảm tính. Để khắc phục tình trạng này, việc áp dụng biện pháp đấu thầu trong mua sắm quốc tế là rất hiệu quả. Nó giúp cho các chính phủ hưởng lợi từ nguồn vốn của nhà tài trợ cơ sở để kiểm tra giám sát toàn bộ quá trình mua sắm nếu thông qua đấu thầu quốc tế. Trước tiên, chính phủ có quyền phê duyệt đối với kế hoạch đấu thầu, liên quan tới chia gói thầu và giá kế hoạch trên cơ sở phải có giải trình của chủ đầu tư. Tiếp đến các đề xuất trao hợp đồng và quy trình giải ngân đều được chính phủ kiểm soát thông qua các quy trình rất chặt chẽ về việc phê duyệt, thẩm địnhTrong bất kỳ giai đoạn nào của quy trình đấu thầu, các cơ quan chức năng của chính phủ đều có khả năng can thiệp để đảm bảo việc mua sắm đấu thầu là đúng quy trình pháp luật.

Tóm lại, đấu thầu quốc tế là nơi diễn ra các giao dịch mua và bán, là sự tổng hợp các quan hệ kinh tế, chính trị của nhiều bên. Trong đó các lợi ích

của các bên đan xen nhau trong một thể thống nhất, cân bằng phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường. Đó là tự do cạnh tranh, công bằng và minh bạch. Người mua được thỏa mãn cao nhất về giá cả, chất lượng hàng hóa và dịch vụ; Người bán được đáp ứng về các tiêu chí như doanh số, lợi nhuận, uy tín, kinh nghiệm; Thị trường hoạt động đúng quy luật cung cầu, giá cả.

Qua phân tích sự ra đời của pháp luật đấu thầu và tác dụng về mặt lợi ích kinh tế của việc đấu thầu ở trên chúng ta nhận thấy rằng, đấu thầu mua sắm hàng hóa nói riêng và đấu thầu quốc tế mua sắm nói chung, ngày càng phát triển phổ biến và đem lại những hiệu qủa to lớn về cả lĩnh vực quản lý nhà nước và kinh tế - xã hội. Vậy nguyên nhân nào làm cho nó phổ biến và cần thiết đến như vậy? Trước hết, đó là do yêu cầu của quy luật cạnh tranh tự do trong nền kinh tế thị trường. Các bên tham gia vào giao dịch quốc tế đều đòi hỏi phải có cơ hội ngang nhau về quyền được cung cấp hàng hoá, dịch vụ. Còn bên chủ đầu tư (mời thầu) thì mong muốn thông qua đấu thầu để có cơ hội được lựa chọn nhà cung cấp có đầy đủ năng lực về tài chính, kinh nghiệm, giá cả và tiêu chuẩn kỹ thuật. Để thống nhất được lợi ích cả hai bên, cần thiết phải có một hệ thống pháp luật về đấu thầu.

Tiếp đến, đấu thầu quốc tế còn là cánh phân chia rủi ro giữa bên mời thầu và nhà thầu thông qua việc bảo lãnh từ khâu dự thầu, thực hiện hợp đồng đến bảo hành sản phẩm. Ngoài ra, chủ đầu tư cũng tránh được những rủi ro do có sự quy định chặt chẽ về năng lực tài chính đối với nhà thầu. Điều này cho phép chỉ nhà thầu có đủ năng lực tài chính hoặc phải liên kết để tạo thành liên danh cùng chịu trách nhiệm đối với những gói thầu quốc tế lớn và phức tạp. Còn đối với nhà thầu, họ tránh được rủi ro trong kinh doanh khi đối tác của mình chủ yếu là chính phủ, hoặc cơ quan nhà nước được ủy quyền và được đảm bảo thanh toán bằng những ngân hàng uy tín hoặc nhà tài trợ lớn. Việc thực hiện nghiêm túc các quy định hướng dẫn của nhà tài trợ và luật về đấu thầu sẽ là điều kiện tốt để tránh các rủi ro cho các bên khi tham gia đấu thầu quốc tế.

Cuối cùng, do yêu cầu bắt buộc của nhà tài trợ, pháp luật quốc gia cũng phải được xây dựng phù hợp với các hiệp định tài trợ. Đây là một quá trình phát triển lâu dài dẫn đến sự hài hòa giữa pháp luật quốc gia và quy định hướng dẫn của nhà tài trợ. Nó giúp cho các hoạt động đấu thầu được tiến hành một cách nhanh chóng, theo khuân khổ luật pháp.

Tóm lại, đấu thầu quốc tế với những quy định chặt chẽ của nó là thực sự cần thiết và đã phát huy được nhiều lợi ích đối với nhà thầu, chủ đầu tư, nhà tài trợ và Chính phủ của nước được hưởng lợi. Điều này cũng một lần nữa được khẳng định trong lời nói đầu của Luật mẫu đấu thầu mua sắm của Liên Hợp quốc (UNCITRIAL) về mục đích vai trò của luật đấu thầu mua sắm [37]:‌

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

a. Tăng cường tối đa tính kinh tế và hiệu quả của đấu thầu

b. Khuyến khích các đối tác, nhà thầu, nhà cung cấp không phụ thuộc vào quốc tịch tham gia quy trình mua sắm, từ đó phát triển thương mại quốc tế.

Quy chế đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hóa - 3

c. Tăng cường tính cạnh tranh giữa các nhà thầu

d. Đối xử công bằng với tất cả các nhà thầu

e. Tăng cường liêm chính, công bằng và đạt được lòng tin của công chúng

f. Đảm bảo sự rõ ràng, minh bạch của các khâu liên quan trong quá trình mua sắm.


1.2. PHÂN LOẠI THEO PHƯƠNG THỨC ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM HÀNG HÓA

1.2.1. Theo quan điểm của WB (IBRD, IDA)

Nhóm Ngân hàng Thế giới (WB) là tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc được thành lập với cơ cấu gồm 5 cơ quan: (1) Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD); (2) Hiệp hội Phát triển quốc tế (IDA); (3) Công ty Tài chính quốc tế (IFC); (4) Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa biên (MIGA); (5) Trung tâm quốc tế Giải quyết Tranh chấp Đầu tư (ICSID).

Kể từ khi quay trở lại đầu tư ở Việt Nam vào năm 1993, WB đã tài trợ cho 35 dự án để giúp cho cuộc chiến xoá đói giảm nghèo tại Việt Nam thông qua hỗ trợ tài chính cho nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, các chương trình y tế, trường học và các nhu cầu thiết yếu khác. Kể từ tháng 11 năm 1993 đến nay, WB giới cam kết cho Việt Nam vay 3,8 tỷ đô la Mỹ trong đó đã có 1,7 tỷ đô la Mỹ đã được giải ngân [39].

Đi cùng với các khoản tài trợ của WB là các quy định về đấu thầu. Về định nghĩa đấu thầu cạnh tranh quốc tế mua sắm hàng hóa được WB nêu tại điểm 2.1 trong hướng dẫn mua sắm: "Đấu thầu cạnh tranh quốc tế (ICB) là nhằm thông báo đầy đủ và kịp thời cho tất cả những người dự thầu có khả năng và đủ tư cách hợp lệ về yêu cầu của Bên vay và tạo cho họ một cơ hội đấu thầu bình đẳng để cung cấp các hàng hoá" [33].

Đối với hình thức đấu thầu ICB, thì WB chia ra làm hai phương thức đấu thầu chính là một giai đoạn và hai giai đoạn căn cứ vào quy mô và tính phức tạp của từng gói thầu:

a) Đấu thầu một giai đoạn: Cho phép nhà thầu nộp cùng lúc báo giá và để xuất kỹ thuật. Tất cả hồ sơ dự thầu sẽ cùng được mở và đánh giá cùng một lúc (Điểm 2.4 của Hướng dẫn mua sắm) [33].

b) Đấu thầu hai giai đoạn: Áp dụng trong trường hợp các hợp đồng chìa khoá trao tay hoặc các hợp đồng cho các nhà máy lớn, phức tạp hoặc các công trình công nghệ thông tin và truyền thông phức tạp thì việc chuẩn bị trước đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật có thể là không nên làm hoặc không thực tế. Trong các trường hợp như vậy, nên sử dụng thủ tục đấu thầu hai giai đoạn. Giai đoạn một mời các nhà thầu đưa ra các đề xuất kỹ thuật chưa có giá trên cơ sở thiết kế sơ bộ hoặc yêu cầu tính năng sử dụng. Các đề xuất này sẽ được làm rõ và điều chỉnh về mặt kỹ thuật và thương mại. Giai đoạn hai mời thầu bằng hồ sơ mời thầu đã điều chỉnh và các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm phương án kỹ thuật hoàn chỉnh và giá chào.

1.2.2. Theo quan điểm của ADB

Với tôn chỉ hoạt động là giúp các nước đang phát triển giảm đói nghèo và tăng cường hợp tác trong khu vực, ADB chính thức đi vào hoạt động từ 19/12/1966, với trụ sở chính đặt tại Manila, Philipin. Cho đến nay, sau 38 năm hình thành và phát triển, ADB đã trở thành một tổ chức gồm 65 nước hội viên bao gồm 47 nước trong khu vực và 18 nước ngoài khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Đấu thầu cạnh tranh quốc tế - ICB là một trong nhiều hình thức đấu thầu của ADB nhằm mục đích giúp bên mời thầu có nhiều cơ hội lựa chọn mua sắm tốt nhất từ việc cạnh tranh giữa các nhà cung cấp và tạo Điều kiện cho các nhà thầu từ các nước hợp lệ có cơ hội bình đẳng tham gia đấu thầu cung cấp hàng hóa, theo quy trình mua sắm của ngân hàng [6]. Trong hình thức đấu thầu này ADB phê chuẩn 4 phương thức đấu thầu sau [27]:

- a) Phương thức đấu thầu một giai đoạn: Các nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu trong một phong bì, gồm giá dự thầu và đề xuất kỹ thuật. Phong bì này sẽ được mở công khai vào ngày giờ đã được quy định trong hồ sơ mời thầu.

- b) Phương thức đấu thầu hai phong bì (một giai đoạn): Các nhà thầu nộp đồng thời 2 phong bì dán kín gồm: đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính. Chỉ đề xuất kỹ thuật được mở vào ngày giờ quy định trong hồ sơ mời thầu. Còn đề xuất tài chính được bảo quản cẩn thận. Việc đánh giá hồ sơ kỹ thuật, không được sửa đổi, độc lập mà không xét đến giá. Chỉ những hồ sơ đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật mới được xét giá sau khi được phê duyệt của ADB tại một ngày giờ nhất định.

- c) Phương thức đấu thầu 2 phong bì (hai giai đoạn): Các nhà thầu nộp đồng thời 2 phong bì dán kín gồm: đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính. Chỉ đề xuất kỹ thuật được mở vào ngày giờ quy định trong hồ sơ mời thầu. Còn đề xuất tài chính được bảo quản cẩn thận. Đề xuất kỹ thuật có thể được sửa đổi trong quá trình đánh giá kỹ thuật, sau đó nhà thầu có thể bổ xung đề xuất tài chính trên cơ sở đề xuất kỹ thuật nào đã được sửa đổi. Giai đoạn 2 sẽ mời các nhà thầu đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật dự buổi mở đề xuất tài chính.

- d) Phương thức đấu thầu 2 giai đoạn: Các nhà thầu được mời nộp hồ sơ đề xuất kỹ thuật trước (mà không kèm theo hồ sơ đề xuất tài chính). Trong quá trình đánh giá kỹ thuật, nhà thầu có thể bổ xung, Điều chỉnh đề xuất kỹ thuật để có sự thống nhất về giải pháp kỹ thuật. Sau khi ADB phê duyệt kết quả đề xuất kỹ thuật, các nhà thầu hợp lệ mới được mời nôp đề xuất tài tài chính sau một thời gian, tại một thời điểm nhất định.

Trong các phương thức đấu thầu trên, vấn đề tiêu chuẩn kỹ thuật luôn được đặt ra hàng đầu. Vì có đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật đã được phê duyệt, thì ADB mới cho phép sử dụng vốn của họ với mục đích đúng và hiệu quả cao. Ngoài ra Phương thức đấu thầu một giai đoạn là phương thức được sử dụng nhiều nhất và hầu hết trong các gói thầu mua sắm do ADB tài trợ. Phương thức đấu thầu 2 phong bì (1 giai đoạn) cho phép đánh giá hồ sơ thầu về mặt kỹ thuật và hiệu quả kinh tế mà chưa xét đến giá. Nên sử dụng phương thức đấu thầu 2 phong bì (2 giai đoạn) cho những giải pháp kỹ thuật khác nhau, ví dụ: nhà máy chế tạo hay máy móc, thiết bị. Có thể chấp nhận phương thức đấu thầu 2 giai đoạn đối với việc mua sắm hàng hóa lớn, phức tạp, đặc biệt là trường hợp có nhiều giải pháp kỹ thuật khác nhau.

Tuy nhiên, mọi phương thức mua sắm phải theo nguyên tắc phải tuân thủ hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế được thống nhất giữa bên mời thầu và ABD trong thời gian thẩm định dự án. Hợp đồng thỏa thuận được đưa vào nội dung hiệp định vay vốn. Trong đó quy định hoạt động mua sắm nào được thì phải qua đấu thầu cạnh tranh quốc tế với một phương thức đấu thầu nhất định. ADB sẽ không dễ dàng chấp nhận đề xuất sửa đổi những thỏa thuận đó.

1.2.3. Theo UNCITRIAL

Luật mẫu của UNCITRAL về đấu thầu do Ủy ban Luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc ban hành theo quyết định tại kỳ họp thứ 19 vào năm 1986. Ngày 5 đến ngày 23 tháng 7 năm 1993 bộ luật mẫu này (kèm theo hướng dẫn ban hành) đã được Ủy ban luật của Liên hợp quốc thông qua tại kỳ

họp thứ 26. Mục đích là giúp các quốc gia có thể ban hành hoặc sửa đổi bộ luật của riêng mình trên cơ sở một Luật mẫu về mua sắm. Tại kỳ họp thứ 27 ngày 31 tháng 5 đến ngày 1 tháng 6 năm 1994 tại New York, Ủy ban luật của Liên hợp quốc đã bàn bạc và đi đến bổ sung, sửa đổi một số Điều cho phù hợp với thực tế và được gọi với tên duy nhất là "Luật mẫu" (bản chính thức của Đại hội đồng Liên hợp quốc, kỳ họp 49, số 17(A/49/17).

Phương thức đấu thầu được UNCITRAL nêu trong Chương II: Điều 19, 20, 21, 22 gồm: đấu thầu 2 giai đoạn, đấu thầu hạn chế, chào hàng và mua sắm từ một nhà cung cấp duy nhất.

Hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế được UNCITRAL coi là chỉ áp dụng đối với phương thức đấu thầu 2 giai đoạn, trong đó các nhà thầu được mời nộp hồ sơ đề xuất kỹ thuật trước (mà không kèm theo đề xuất tài chính). Trong quá trình đánh giá kỹ thuật, nhà thầu có thể bổ sung, điều chỉnh đề xuất kỹ thuật để có sự thống nhất về giải pháp kỹ thuật. Giai đoạn hai các nhà thầu hợp lệ, không bị loại ở giai đoạn 1 mới được mời nộp đề xuất tài chính sau một thời gian, tại một thời điểm nhất định (Điều 19 và 46 - Luật mẫu).

1.2.4. Theo quan điểm của pháp luật Việt Nam

Theo định nghĩa tại Điều 3 Quy chế đấu thầu kèm NĐ88/1999/NĐ-CP: "Đấu thầu" là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu; "đấu thầu quốc tế" là cuộc đấu thầu có các nhà thầu trong và ngoài nước tham dự.

Luật đấu thầu 2005 có định nghĩa đầy đủ hơn về đấu thầu và đấu thầu quốc tế, trong đó coi "Đấu thầu quốc tế" là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước. Quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu để thực hiện gói thầu thuộc các dự án trong phạm vi Điều chỉnh của bộ Luật này (quy định tại Điều 1) trên cơ sở bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế;

Ngoài ra, trong Luật còn định nghĩa hoạt động đấu thầu bao gồm các hoạt động của các bên liên quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu; trình tự thực hiện đấu thầu gồm các bước chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, thẩm định và phê duyệt kết quả đấu thầu, thông báo kết quả đấu thầu, thương thảo, hoàn thiện hợp đồng và ký kết hợp đồng.

Hình thức đấu thầu, Luật đấu thầu 2005 quy định tại Điều 18 về đấu thầu rộng rãi; không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự, phát hành hồ sơ mời thầu phải thông báo mời thầu rộng rãi để các nhà thầu biết thông tin tham dự. Bên mời thầu phải cung cấp hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng. Trong hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế có nghĩa là đấu thầu rộng rãi, có các phương thức đấu thầu sau:

a) Phương thức đấu thầu một túi hồ sơ: Được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa. Nhà thầu nộp hồ sơ dự thầu gồm đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành một lần.

b) Phương thức đấu thầu hai túi hồ sơ: Được áp dụng đối với đấu thầu rộng rãi và đấu thầu hạn chế. Nhà thầu nộp đề xuất về kỹ thuật và đề xuất về tài chính riêng biệt theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Việc mở thầu được tiến hành hai lần; trong đó, đề xuất về kỹ thuật sẽ được mở trước để đánh giá, đề xuất về tài chính của tất cả các nhà thầu có đề xuất kỹ thuật được đánh giá là đáp ứng yêu cầu được mở sau để đánh giá tổng hợp. Trường hợp gói thầu có yêu cầu kỹ thuật cao thì đề xuất về tài chính của nhà thầu đạt số điểm kỹ thuật cao nhất sẽ được mở để xem xét, thương thảo.

c) Phương thức đấu thầu hai giai đoạn: Được áp dụng đối với hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế cho gói thầu mua sắm hàng hóa, công nghệ mới, phức tạp, đa dạng và được thực hiện theo trình tự sau đây:

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 06/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí