Phân Biệt Mua Sắm Hàng Hóa Bằng Hình Thức Đấu Thầu Quốc Tế Với Các Hình Thức Mua Sắm Khác

a) Công khai, công bằng, kinh tế và hiệu quả: SIDA coi đây là cơ sở cho việc mua sắm tốt. Nguyên tắc này phải được áp dụng cho tất cả các gói thầu mua sắm sử dụng nguồn vốn của SIDA.

b) Nguyên tắc đạo đức: Tuân theo tiêu chuẩn đạo đức cao nhất trong quá trình mua sắm và thực hiện hợp đồng.

c) Nguyên tắc đúng mục đích: Đảm bảo những hợp đồng, đơn đặt hàng liên quan đến tài trợ của Chính phủ Thuỵ Điển không được sử dụng làm quà biếu, chi trả hoặc làm lợi cho các quan chức hoặc đơn vị quản lý.

d) Nguyên tắc quan tâm đến mục đích chung: Khi mua sắm, cần xem xét đến các khía cạnh môi trường và xã hội. Đây là các vấn đề được công luận quan tâm nhiều nhất. Nó mang lại hiệu quả lâu dài và bắt đầu được nhiều quốc gia, tổ chức trên thế giới quan tâm.

e) Nguyên tắc bí mật: Quá trình mua sắm đấu thầu phải được giữ bí mật từ giai đoạn nhận hồ sơ, mở thầu đến khi hợp đồng được ký kết.

Về cơ bản các nguyên tắc của SIDA cũng phù hợp với các nguyên tắc chung về đấu thầu. Bởi mục đích việc đấu thầu là đảm bảo tính công bằng, minh bạch và cạnh tranh lành mạnh cho tất cả các đối tác khi tham gia vào đấu thầu quốc tế. Ngoài ra SIDA còn nhấn mạnh tới nguyên tắc đạo đức trong mua sắm, nguyên tắc xem xét tới môi trường và xã hội khi mua sắm. Đây là nguyên tắc mới và tiến bộ, phù hợp với luật pháp quốc tế.

1.4.5 Nguyên tắc của Việt Nam

Trong nền kinh tế thị trường, quy luật cạnh tranh được coi là quy luật cơ bản. Xóa bỏ những hạn chế về việc mua sắm khép kín, chủ yếu là chỉ định trong mua sắm hàng hóa, lần đầu tiên Chính phủ ban hành quy định 91/TTg ngày 13/11/1992 có tác dụng hướng dẫn đối với đấu thầu mua sắm máy móc, thiết bị nhập khẩu bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, tiếp theo là các văn bản khác về mua sắm hàng hóa: Quyết định 183/TTg ngày 16/4/1994, Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 và các hướng dẫn bổ sung của nghị định

này; Luật thương mại 2005; Luật đấu thầu 2005 có hiệu lực từ ngày 1/4/2006. Các nguyên tắc đấu thầu mua sắm hàng hóa quốc tế nằm rải rác trong các nghị định trên, nhưng về cơ bản gồm các nguyên tắc chung sau:‌

a) Bảo đảm cạnh tranh trong đấu thầu: Đây là nguyên tắc cơ bản được nêu ra tại Điều 11 của Luật đấu thầu 2005. Trong đó, các vấn đề sau phải được thực hiện nghiêm túc. Ví dụ: Nhà thầu phải độc lập về tổ chức với cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với bên tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

- Nhà thầu tham gia đấu thầu các gói thầu thuộc dự án phải độc lập về tổ chức, không cùng phụ thuộc vào một cơ quan quản lý và độc lập về tài chính với chủ đầu tư của dự án.

b) Đảm bảo công khai, minh bạch: Để đảm bảo nguyên tắc này, Luật đấu thầu 2005 nêu chi tiết các hành vi bị cấm trong đấu thầu như: Đưa, nhận hoặc đòi hỏi bất cứ thứ gì có giá trị của cá nhân và tổ chức có liên quan đến quá trình lựa chọn nhà thầu, thực hiện hợp đồng; Vừa tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu vừa thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu đối với cùng một gói thầu.

Quy chế đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hóa - 5

Ngoài ra, để đảm bảo tính công khai minh bạch, các hành vi sau bị cấm: Các yêu cầu làm rõ hồ sơ dự thầu của bên mời thầu và trả lời của nhà thầu trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu; Báo cáo xét thầu và thẩm định trước khi công bố kết quả lựa chọn nhà thầu.

c) Nguyên tắc áp dụng hình thức đấu thầu quốc tế: Luật về đấu thầu của Việt Nam quy định cụ thể các trường hợp áp dụng hình thức đấu thầu. Ví dụ: Gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó ở trong nước chưa đủ khả năng sản xuất.

Đây là quy định mang tính định hướng trong quá trình thực hiện công tác đấu thầu được quy định tại Điều 13, khoản 1 của Luật đấu thầu 2005.

d) Nguyên tắc mục tiêu hiệu quả kinh tế: Nguyên tắc này được nêu trong tất cả các văn bản pháp luật về đấu thầu của Việt Nam như tại Điều 1 khoản 2, Quy chế đấu thầu ban hàn kèm Nghị định 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 quy định: "Mục tiêubảo đảm hiệu quả kinh tế của dự án.".


1.5. PHÂN BIỆT MUA SẮM HÀNG HÓA BẰNG HÌNH THỨC ĐẤU THẦU QUỐC TẾ VỚI CÁC HÌNH THỨC MUA SẮM KHÁC

1.5.1. Phân biệt đối tượng đấu thầu

1.5.1.1. Dịch vụ tư vấn

Theo Điều 4 Luật đấu thầu 2005 thì dịch vụ tư vấn có ba dạng sau:

a) Dịch vụ tư vấn chuẩn bị dự án: gồm có lập, đánh giá báo cáo quy hoạch, tổng sơ đồ phát triển, kiến trúc, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi;

b) Dịch vụ tư vấn thực hiện dự án: gồm có khảo sát, lập thiết kế, tổng dự toán và dự toán, lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu, giám sát thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị;

c) Dịch vụ tư vấn điều hành quản lý dự án, thu xếp tài chính, đào tạo, chuyển giao công nghệ và các dịch vụ tư vấn khác.

1.5.1.2. Xây lắp

Gồm những công việc thuộc quá trình xây dựng và lắp đặt thiết bị các công trình, hạng mục công trình, cải tạo, sửa chữa lớn.

Tóm lại, khác với các đối tượng trên, đấu thầu mua sắm hàng hóa chỉ gồm: máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng và các dịch vụ không phải là dịch vụ tư vấn.

Theo định nghĩa quy định tại Điều 2 khoản c, Luật mẫu của UNCITRAL thì "hàng hóa" là tất cả các vật thể mô tả được bao gồm cả nguyên vật liệu thô, sản phẩm, các thiết bị, các vật thể định hình hoặc dưới dạng lỏng, điện và dịch vụ phụ đi kèm hàng hóa nhưng có giá trị thấp hơn hàng hóa (và các loại

hàng hóa khác theo quy định của từng nước). Luận văn chỉ tập trung vào phân tích đấu thầu quốc tế đối với "hàng hóa".

1.5.2. Phân biệt đấu thầu quốc tế với hình thức khác

a) Đấu thầu trong nước: Là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu trong nước.

b) Đấu thầu hạn chế: Đấu thầu hạn chế phải có tối thiểu năm nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm tham gia đấu thầu; trường hợp thực tế có ít hơn năm nhà thầu, chủ đầu tư phải trình người có thẩm quyền xem xét, quyết định cho phép tiếp tục tổ chức đấu thầu hạn chế hoặc áp dụng hình thức lựa chọn khác.

c) Chỉ định thầu: Là việc lựa chọn một nhà thầu được xác định là có đủ năng lực và kinh nghiệm đáp ứng các yêu cầu của gói thầu và phải tuân thủ quy trình thực hiện chỉ định thầu do Chính phủ quy định (Điều 20, Luật đấu thầu 2005).

d) Mua sắm trực tiếp: Mua sắm trực tiếp là hình thức được áp dụng khi hợp đồng đối với gói thầu có nội dung tương tự, để thực hiện gói thầu tương tự thuộc cùng một dự án hoặc thuộc dự án khác.

e) Chào hàng cạnh tranh: Là việc gửi yêu cầu chào hàng cho các nhà thầu. Nhà thầu gửi báo giá đến bên mời thầu một cách trực tiếp, bằng fax hoặc qua đường bưu điện. Đối với mỗi gói thầu phải có tối thiểu ba báo giá từ ba nhà thầu khác nhau. Các điều kiện chào hàng cạnh tranh được quy định tại Điều 24 Luật đấu thầu 2005.

g) Tự thực hiện: Hình thức tự thực hiện là trường hợp chủ đầu tư là nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện gói thầu thuộc dự án do mình quản lý và sử dụng.

h) Lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt: Trường hợp gói thầu có đặc thù riêng biệt mà không thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác thì áp dụng việc lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt theo một phương án lựa chọn nhà thầu, bảo đảm mục tiêu cạnh tranh và hiệu quả kinh tế.

Tóm lại, khác với các hình thức đấu thầu trên, luận văn chỉ tập trung phân tích hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế - ICB là một trong 7 hình thức đấu thầu phổ biến và hiện quả nhất hiện nay. Đó là quá trình lựa chọn nhà thầu đáp ứng các yêu cầu của bên mời thầu với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước. Đây cũng được coi là hình thức đấu thầu rộng rãi vì không hạn chế số lượng nhà thầu tham dự (Điều 18 Luật đấu thầu 2005).

Các quan điểm, định nghĩa về đấu thầu quốc tế được nêu cụ thể ở mục: "1.2. Khái niệm về hình thức và phương thức đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa". (Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả chỉ đề cập tới hình thức mua sắm này).


1.6. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ ĐẤU THẦU QUỐC TẾ CỦA MỘT TỔ CHỨC TÀI CHÍNH, NHÀ TÀI TRỢ QUỐC TẾ

1.6.1. Quy định của UNCITRAL

Luật mẫu của UNCITRAL về đấu thầu do Ủy ban Luật thương mại quốc tế của Liên hợp quốc ban hành theo quyết định tại kỳ họp thứ 19 vào năm 1986. Ngày 5 đến ngày 23 tháng 7 năm 1993 bộ luật mẫu này (kèm theo hướng dẫn ban hành) đã được Ủy ban luật của Liên hợp quốc thông qua tại kỳ họp thứ 26. Mục đích là giúp các quốc gia có thể ban hành hoặc sửa đổi bộ luật của riêng mình trên cơ sở một Luật mẫu về mua sắm. Tại kỳ họp thứ 27 ngày 31 tháng 5 đến ngày 1 tháng 6 năm 1994 tại New York, Ủy ban luật của Liên hợp quốc đã bàn bạc và đi đế bổ sung, sửa đổi một số điều cho phù hợp với thực tế và được gọi với tên duy nhất là "Luật mẫu " (bản chính thức của Đại hội đồng liên hợp quốc, kỳ họp 49, số 17(A/49/17).

Phạm vi điều chỉnh được quy định tại Điều 1 của Luật mẫu gồm tất cả các thể nhân và pháp nhân ngoại trừ Quân đội và Công an.

1.6.2. Quy định của WB

Quy định về đấu thầu quốc tế mua sắm hàng hóa được WB quy định chi tiết trong "Hướng dẫn mua sắm bằng vốn vay IBRD và tín dụng IDA" - WB

tháng 5 năm 2004. Mục đích của Hướng dẫn này là để giúp những người thực hiện dự án do Ngân hàng Tái thiết và Phát triển quốc tế (IBRD) hoặc Hiệp hội Phát triển quốc tế (lDA) tài trợ toàn bộ hoặc một phần bằng khoản vay, tín dụng hoặc viện trợ không hoàn lại về những chính sách chi phối việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ (ngoại trừ dịch vụ tư vấn). Trong đó WB định nghĩa "Hàng hoá" bao gồm các hàng hoá thông dụng, nguyên liệu, máy móc, thiết bị và nhà máy công nghiệp.

Hiệp định vay quy định mối quan hệ pháp lý giữa bên vay và WB, còn hướng dẫn mua sắm của WB áp dụng cho việc mua sắm hàng hoá cho dự án theo Hiệp định. Các quyền hạn và nghĩa vụ của Bên vay và bên cung ứng hàng hóa cho dự án được quy định bởi hồ sơ mời thầu và các hợp đồng do Bên vay ký với các bên cung ứng hàng hóa, chứ không phải bởi hướng dẫn mua sắm của WB hay bởi hiệp định vay. Những điều khoản trong hướng dẫn cũng áp dụng cho các dịch vụ được đấu thầu và hợp đồng dựa trên cơ sở các đầu ra vật chất có khả năng đo lường được, như khoan, vẽ bản đồ và các hoạt động tương tự. Hướng dẫn mua sắm hàng hóa không áp dụng cho dịch vụ tư vấn. Các thủ tục nêu trong hướng dẫn áp dụng cho tất cả các hợp đồng mua sắm hàng hoá được tài trợ toàn bộ hay một phần bằng vốn vay ngân hàng.

Ngoài quyển hướng dẫn mua sắm, WB còn phát hành các sổ tay hướng dẫn ngắn gọn và mẫu hồ sơ mời thầu chuẩn dành cho mua sắm hàng hóa như: "Mẫu hồ sơ mời thầu chuẩn - Mua sắm hàng hóa", do WB phát hành tháng 5/2004 và được sửa đổi bổ sung tháng 5/2005.

1.6.3. Quy định của ADB

Ngân hàng châu Á (ADB) là tổ chức tài chính hợp tác phát triển đa phương, giúp đỡ phát triển kinh tế và hợp tác kinh tế trong khu vực. Từ năm 1999 đến nay với chiến lược giảm nghèo, đã được thông qua, bằng cách tăng trưởng bền vững, phát triển xã hội và điều hành quốc gia tốt. Mọi hoạt động, trợ giú, chiến lược, trợ giúp quốc gia thông qua các dự an và chương trình đều xoay quanh mục tiêu mới này. Cũng từ năm 1966, chính quyền Sài Gòn đã

tham gia vào ADB. Thời gian đó ADB cũng có một vài tài trợ nhỏ cho các dự án ở miền Nam Việt Nam. Năm 1976, nước Việt Nam dân chủ cộng hòa đã được coi là thành viên chính thức của ADB, các quan hệ được phục hồi và ADB bắt đầu tài trợ từ thời điểm này. Sau một thời gian gián đoạn từ 1979 đến 9/1993, ADB nối lại quan hệ và tài trợ cho Việt Nam. Tính đến tháng 12 năm 2001, ADB đã phê duyệt 34 khoản vay cho khu vực công cộng với tổng số là 2,2 tỷ USD, 3 dự án đầu tư cho khu vực tư nhân với tổng số vốn là 72 triệu USD và 117 dự án hỗ trợ kỹ thuật với tổng số vốn đầu tư là 82 triệu USD [6]. Cùng với số vốn tài trợ lớn đứng thứ 3 (sau Nhật và WB), ADB cũng đồng thời bắt buộc Việt Nam cũng như các thành viên khác phải tuân theo quy trình mua sắm của mình.

Hệ thống các văn bản hướng dẫn mua sắm của ADB được in thành sách và công bố rộng rãi trong trang WEB của Ngân hàng. Kèm theo đó ADB thường xuyên có các công văn hướng dẫn cụ thể đối với các trường hợp riêng, đặc biệt cho chủ đầu tư để thực hiện đúng chính sách mua sắm của ADB.

Mua sắm trong các dự án do ADB tài trợ vốn phải thực hiện theo nguyên tắc, thông lệ và phương thức chung được đề ra trong cuốn "Quy định về mua sắm trong phạm vi vốn vay của ADB". Các chính sách áp dụng trong công tác mua sắm được gộp vào trong cuốn sách này là được xây dựng từ các điều khoản của Hiệp định thành lập Ngân hàng Phát triển Châu Á ("Hiến chương"). Mọi nguyên tắc cụ thể khác về mua sắm hàng hóa tường được quy định trong hiệp định vay vốn của từng dự án.

Tất cả các công tác mua sắm cho các dự án do Ngân hàng tài trợ vốn đều phải phù hợp với nguyên tắc cơ bản đã nêu trong Hiến chương và quy định của ADB (xem nguyên tắc phần 1.4.2, chương I). Nếu bất kỳ nguyên tắc nào trong số những nguyên tắc cơ bản đó không được tuân theo trong quá trình mua sắm, kể cả trong quá trình xét thầu và trao hợp đồng, ADB sẽ từ chối viện trợ việc mua sắm cụ thể đó và hủy bỏ phần cho vay tương ứng.

Hiện nay ban hành kèm theo cuốn "Quy định về mua sắm trong phạm vi vốn vay của ADB", tháng 6 năm 2000, ADB phát hành 4 tập Mẫu chuẩn của hồ sơ mời thầu của hình thức đấu thầu quốc tế theo 4 phương thức khác nhau: một giai đoạn; hai phong bì (một giai đoạn); hai phong bì (hai giai đoạn); Phương thức đấu thầu hai giai đoạn.

Các quy định và hướng dẫn của ADB: Các hướng dẫn (Guidelines) được soạn thảo nhằm mục đích để các cán bộ ADB và các bên vay sử dụng trong việc hướng dẫn thực hiện các dự án do ADB tài trợ. Các hướng dẫn đề ra các chính sách và phương thức chung của ADB liên quan tới việc thực hiện các dự án ADB của ADB và Bên vay. Hầu hết các hướng dẫn đều được soạn thảo nhằm mục đích để sử dụng trong nội bộ ADB hơn là để sử dụng cho bên vay. Vì vậy, ADB thiết kế các cẩm nang hay Sổ tay (Handbook) giải thích về các chính sách và phương thức của ADB và nhằm mục đích phục vụ cho bên vay và các cơ quan thực hiện dự án của bên vay. Sổ tay Hướng dẫn hoạt động (Operation Manual) là tài liệu của ADB được sử dụng hàng ngày cho ban quản lý và cán bộ ADB. Tài liệu này tập hợp các chính sách của ADB được trình bày dưới dạng các văn bản ngắn gọn và súc tích theo thoả thuận thành lập Ngân hàng Phát triển châu Á (Hiến chương), Quy chế của Quỹ Phát triển châu Á, Quy chế đối với các hoạt động thông thường và hoạt động đặc biệt, và các quy định hoạt động được Ban Giám đốc chấp thuận. Sổ tay hướng dẫn hoạt động cũng bao gồm:

- Các phương thức và hướng dẫn về việc thực hiện các quy định.

- Hướng dẫn quản lý dự án: phục vụ công việc của cán bộ Ngân hàng.

- Tài liệu mẫu về mua sắm: Sơ tuyển nhà thầu (hướng dẫn người sử

dụng).


- Hướng về các vấn đề trong công tác mua sắm cho các dự án do ADB.

- Tài liệu mẫu về đấu thầu: Cung cấp, giao và lắp đạt hàng hoá.

- Tài liệu mẫu về đấu thầu: Mua sắm hàng hoá.

Xem tất cả 176 trang.

Ngày đăng: 06/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí