Hài Hoà Các Quy Định Đấu Thầu Của Các Tổ Chức Tài Chính Quốc Tế Với Quy Định Của Chính Phủ Việt Nam

- Trách nhiệm của mỗi cơ quan không được xác định rõ ràng. Đây là nguyên nhân gây ra xử lý dây dưa, kéo dài đối với các vi phạm xảy ra thường xuyên tại các dự án sử dụng vốn nhà nước;

- Cơ quan quản lý nhà nước vừa tổ chức thực hiện đấu thầu, ký hợp đồng kinh tế vừa tự thanh tra, giải quyết thắc mắc, khiếu nại quy định như vậy vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc khách quan, độc lập, minh bạch trong nền kinh tế thị trường.

Tác giả xin đề nghị các giải pháp để cải cách tổ chức quản lý hành chính đối với hoạt động đấu thầu như sau:

- Phân cấp ủy quyền cho các bộ, ngành chịu trách nhiệm thẩm định, phê duyệt để phân định rõ trách nhiệm của từng cơ quan theo ủy quyền đó;

- Cơ quan thực hiện đấu thầu có kế hoạch mua sắm cụ thể. Các kế hoạch phải gối đầu nhau để tránh tình trạng chờ phê duyệt, gây chậm tiến độ dự án.

Tóm lại, công tác đấu thầu cần phải được xem xét nghiêm túc từ khía cạnh quản lý hành chính để các hoạt động đấu thầu đi vào khuôn khổ, đạt hiệu quả kinh tế cao. Thông qua hoạt động quản lý đấu thầu nhiều năm qua và kinh nghiện quản lý của các nước, tổ chức tài trợ quốc tế để rút ra được mô hình quản lý đấu thầu hiệu quả nhất. Đặc biệt, phải kết hợp chọn lọc giữa hoàn cảnh thực tế Việt Nam với các lý thuyết khoa học, mô hình quản lý tiên tiến trên thế giới nhằm hoàn thiện và nâng cao năng lực quản lý kinh tế trong nền kinh tế thị trường nói chung và quản lý đấu thầu nói riêng.

3.5.3. Đào tạo nhân lực

Nâng cao chuyên môn, đạo đức cán bộ quản lí đấu thầu là yêu cầu cấp bách trong tình hình hiện nay. Bởi đây là những nhân tố vừa tạo ra chính sách quản lý nhà nước vừa thi hành cách chính sách đó. Nhân tố con người trong bất kỳ xã hội nào cũng đóng vai trò trung tâm. Dó đó, ngay từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, công tác đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác quản lý đấu thầu đã được quan tâm. Bên cạnh đó, phải kể đến những đóng

góp của các nhà tài trợ, các chương trình hợp tác giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư với một số tổ chức quốc tế để xây dựng nên những khóa học ngắn hạn, dài hạn, trong nước và nước ngoài về vấn đề mua sắm đấu thầu hàng hóa, chống tham nhũng, về quản lý dự án và về vấn đề hài hòa hóa giữa các quy định của các nhà tài trợ cho số lượng lớn các cán bộ Việt Nam trong thời gian liên tục hơn 10 năm qua. Nhờ vậy, hoạt động đấu thầu đã đi vào khuôn khổ.

Như một yêu cầu cấp bách cho phù hợp với hình thái kinh tế mới, xu hướng hội nhập, toàn cầu hóa và nhất thể hóa nền kinh tế Việt Nam, việc nâng cao trình độ, năng lực của đội ngũ cán bộ công chức là vấn đề đặt ra trước mắt trong giai đọan hiện nay. Theo tác giả, trong tương lai phải chấp nhận và coi quản lý dự án như là một nghề. Quản lý dự án nói chung và quản lý đấu thầu mua sắm nói riêng, có đối tượng, phương pháp nghiên cứu và thực hiện riêng. Bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào muốn thực hiện tốt công việc này cần phải được đào tạo một cách chuyên nghiệp để có đủ kiến thức về pháp luật, kinh tế, chính sách, thị trường và đặc biệt phải biết đánh giá các quy luật của nền kinh tế thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Để đáp ứng yêu cầu trên, cần phải thực hiện tốt những giải pháp sau:

i) Tuyên truyền, giáo dục đường lối chính sách của Đảng để làm thay đổi hệ tư tưởng cũ của đại đa số cán bộ, lãnh đạo làm công tác quản lý dự án. Có những chương trình lồng ghép để phổ biến pháp luật. Có thể lồng ghép giữa chương trình nâng cao trình độ lý luận, cải cách hành chính với tuyên truyền pháp luật về mua sắm đấu thầu quốc tế.

Quy chế đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hóa - 18

ii) Xây dựng cơ chế về quản lý đấu thầu mới phù hợp với tình kình kinh tế trong nước và quốc tế. Đảm bảo sự hài hòa giữa các cơ chế với nhau, tạo ra sự vận hành hoàn hảo. Tránh tình trạng kép kín trong đấu thầu.

iii) Thực hiện chính sách lương thưởng, ưu đãi, đãi ngộ hợp lý đối với đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu. Thứ nhất, đảm bảo mức thu nhập để tránh những hành vi tiêu cực của đội ngũ này nhằm bòn rút, tham ô tiền nhà

nước. Thứ hai, có chính sách đối với cán bộ đã thực hiện xong dự án để sử dụng tốt kinh nghiệm và kiến thức của họ, đồng thời giúp họ có ý thức cống hiến lâu dài cho công việc.

iv) Bên cạnh những đãi ngộ, cần có quy định nghiêm khắc của pháp luật nhằm ngăn chặn những hành vi tiêu cực của cán bộ mua sắm đấu thầu và quản lý nói chung. Có chế tài xử lý nghiêm hành vi vi phạm pháp luật, dù người vi phạm ở bất kỳ cấp nào.

v) Trong bố trí, điều chuyển, tuyển dụng cán bộ cần được xiết chặt quản lý. Chỉ sử dụng cán bộ có năng lực, đúng chuyên môn, đồng thời sắp xếp một cách khoa học nhằm phát huy cao nhất sở trường công tác của từng cán bộ. Bên cạnh đó, tăng cường sử dụng các chuyên gia mua sắm có nhiều kinh nghiệm được tuyển dụng từ bên ngoài để tư vấn cho hoạt động mua sắm đấu thầu đi vào khuôn khổ, đồng thời bổ sung kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ trẻ.

vi) Mô hình quản lý đấu thầu cũng cần được thay đổi từ trung ương đến địa phương, để tạo ra các tổ chức chuyên nghiệp với đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên nghiệp cao trong thực hiện mua sắm đấu thầu. Có thể thành lập cơ quan nhà nước chuyên thực hiện, quản lý đấu thầu thống nhất trong cả nước hoặc các trung tâm, công ty độc lập cạnh tranh nhau trong việc cung cấp các dịch vụ thực hiện đấu thầu.

vii) Các biện pháp tuyên truyền pháp luật, chế tài xử lý cán bộ thực hiện công tác đấu thầu phải được áp dụng với các nhà thầu. Qua đó, họ nhận thức và tuân theo pháp luật một cách tự nguyện, tạo ra sự công bằng, ổn định trong hoạt động đấu thầu. Đây cũng là biện pháp chứng minh và thực hiện nguyên tắc công bằng, minh bạch trong đấu thầu của Việt Nam đối với công luận trong nước và thế giới.

viii) Cuối cùng, phối hợp với các giải pháp trên là việc thường xuyên đào tạo lại và đào tạo mới đối với đội ngũ cán bộ. Có thể Nhà nước trích một phần ngân sách hoặc phối hợp với các nhà tài trợ đang thực hiện dự án ở Việt

Nam như WB, ADB, JICA, SIDA... để mở các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn, trong nước hoặc nước ngoài. Bên cạnh đó là các hội thảo, workshop, hội nghị rút kinh nghiệm... được tổ chức thường xuyên để thu hút các cán bộ quản lý thực hiện mua sắm đấu thầu cập nhật kinh nghiệm hay, nâng cao nghiệp vụ.

3.5.4. Hài hoà các quy định đấu thầu của các tổ chức tài chính quốc tế với quy định của Chính phủ Việt Nam

3.5.4.1. Giải pháp tổng thể

Trong bối cảnh các bên đang nỗ lực hợp tác, nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của Việt Nam (VDGs) vào năm 2010 và các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDGs) vào năm 2015, Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ quốc tế đều nhận thấy rằng cần có hành động mang tính chiến lược để có thể làm hài hòa hóa các quy định và hướng dẫn về mua sắm nhằm mục tiêu vốn viện trợ, tài trợ đạt hiệu quả cao hơn. Biện pháp tổng thể để hài hòa hóa các thủ tục mua sắm đấu thầu quốc tế bao gồm những nội dung chính sau:

i) Về chính sách: Chính phủ Việt Nam tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo trong việc điều phối, sử dụng viện trợ, vốn vay ở tất cả các cấp. Có chính sách hợp lý trong mô hình quản lý dự án, trong đó có mua sắm đấu thầu.

ii) Về luật pháp: các nhà tài trợ tuân thủ và cam kết sử dụng quy định trong hệ thống pháp luật đấu thầu của quốc gia. Chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ thiết lập các khuôn khổ được nhất trí chung để đưa ra những đánh giá xác thực về hệ thống các quy định và quy trình thủ tục quốc gia và việc thực hiện những quy định và thủ tục này. Trong đó, các nhà tài trợ sử dụng hệ thống các quy định và quy trình thủ tục quốc gia về đấu thầu quốc tế một cách tối đa nhất có thể. Chính phủ Việt Nam cũng tiến hành các cải cách nhằm đảm bảo khung luật pháp, các hệ thống quốc gia, các thể chế, quy trình thủ tục về quản lý viện trợ và các nguồn lực phát triển khác là có hiệu quả, có trách nhiệm và minh bạch. Mục tiêu đặt ra là theo dõi % số nhà tài trợ sử dụng hệ thống

pháp luật mua sắm của Chính phủ: "một nhà tài trợ chỉ được coi là sử dụng hệ thống pháp luật của Chính phủ về mua sắm đấu thầu nếu ít nhất 50% khối lượng viện trợ của nhà tài trợ này được cung cấp thông qua các hệ thống này".

iii) Về mô hình quản lý: Các nhà tài trợ tránh tạo ra các cơ cấu song trùng (PMUs) để quản lý các chương trình, dự án viện trợ. Trước mắt, các nhà tài trợ tăng cường năng lực của Chính phủ bằng cách khắc phục các Ban quản lý dự án song trùng. Tương lai sẽ không còn những ban quản lý dự án này. Vì các ban quản lý dự án (PMUs) là các bộ phận chuyên trách chịu trách nhiệm quản lý và triển khai hàng ngày các dự án và chương trình viện trợ. Chúng khác nhau về qui mô, chức năng, địa điểm, tính pháp lý và mức độ hòa nhập với các cấu trúc sẵn có.

PMU song trùng thường được thiết lập ngoài cơ cấu sẵn có của bộ chủ quản thực hiện dự án và cách tổ chức thường chồng chéo hoặc lặp lại các chức năng mà bộ đã có. PMU song trùng thường cần hỗ trợ kỹ thuật đáng kể trong các lĩnh vực chuyên môn hoặc kỹ năng cụ thể. Trong trường hợp tất cả các PMU tại Việt nam đều ít nhiều có tính lồng ghép với bộ chủ quản, cần thiết phải xác định một định nghĩa "PMU song trùng" phù hợp với bối cảnh Việt Nam để xác định đâu là mô hình PMU song trùng cần tránh.

Giải pháp: Một PMU lồng ghép hoàn toàn là một mô hình lý tưởng từ góc độ phát triển thể chế. Bộ chủ quản có PMU chịu hoàn toàn trách nhiệm và triển khai dự án trên cơ sở sử dụng cơ cấu, thủ tục và cán bộ hiện có của bộ. Trong một số trường hợp, bộ có thể phân công một số cán bộ triển khai các hoạt động của dự án thông qua việc tách họ ra khỏi việc thực hiện các chức năng của bộ. Có thể hỗ trợ PMU đó bằng nguồn hỗ trợ kỹ thuật hạn chế cho các lĩnh vực cụ thể đòi hỏi có kỹ năng hoặc năng lực chuyên môn bổ sung.

3.5.4.2. Các vấn đề cụ thể

Theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn 2820 /BKH- QLĐT ngày 21/04/2006, trong thời gian chưa có nghị định hướng dẫn thi

hành Luật Đấu thầu có thể tham khảo các nội dung liên quan trong Quy chế Đấu thầu (ban hành kèm theo các nghị định 88/1999/NĐ-CP, 14/2000/NĐ-CP và 66/2003/NĐ-CP) và các thông tư hướng dẫn thực hiện, nhưng đảm bảo không trái với quy định của Luật Đấu thầu. Theo luật đấu thầu hiện hành có một vài thuật ngữ, vấn đề cần có sự xem xét để đạt được sự hài hòa với thông lệ quốc tế và hướng dẫn của các nhà tài trợ quốc tế.

i) Về thuật ngữ về mua sắm hàng hóa bằng đấu thầu quốc tế

Tại Điều 4, khoản 35, Luật đấu thầu quy định: "Hàng hoá gồm máy móc, thiết bị, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, hàng tiêu dùng và các dịch vụ không phải là dịch vụ tư vấn".

Định nghĩa này có nhiều điểm khác với các định nghĩa trong luật quốc tế. Ví dụ: Điều 2 khoản c, Luật mẫu UNCITRRAL định nghĩa: hàng hóa là tất cả các vật thể mô tả được bao gồm cả nguyên vật liệu thô, sản phẩm, các thiết bị, các vật thể định hình hoặc dưới dạng lỏng, điện và dịch vụ phụ đi kèm hàng hóa nhưng có giá trị thấp hơn hàng hóa (và các loại hàng hóa khác theo quy định của từng nước).

WB và ADB đều có chung định nghĩa tại Điều 1 của Hợp đồng mẫu: Hàng hóa là hàng tiêu dùng, vật tư, máy móc, thiết bị và/hoặc nguyên vật liệu khác mà nhà cung cấp phải cung cấp cho Bên mua theo hợp đồng.

Phạm vi được xác định là hàng hóa của Việt Nam không chặt chẽ bằng Luật mẫu của UNCITRAL, nhưng lại rộng hơn quy định của hai nhà tài trợ chính cho Việt Nam là WB và ADB. Vì vậy, trong thực tế mua sắm hàng hóa phải xét đến vấn đề này để phù hợp với luật quốc tế mà không trái với quy định của luật pháp Việt Nam.

Ngoài ra, khoản 6 Điều 4 giải thích về "đấu thầu quốc tế", liên quan đến Điều 13, về đấu thầu quốc tế: Trong giải thích, đấu thầu quốc tế là "quá trình lựa chọn những nhà thầu đáp ứng nhu cầu của bên mời thầu, với sự tham gia của các nhà thầu nước ngoài và nhà thầu trong nước". Nếu giải thích như vậy thì những

dự án chỉ có những nhà thầu nước ngoài tham gia thì có gọi là đấu thầu quốc tế hay không? Vì ở một số gói thầu mua sắm hàng hóa mà hàng hóa đó chỉ có nhà thầu nước ngoài mới đáp ứng được. Đó là gói thầu trong nước chưa đủ khả năng sản xuất (tiết b khoản 1 Điều 13); các nhà thầu trong nước không có khả năng đáp ứng (tiết c khoản 1 Điều 13). Vì vậy, vấn đề này không cần định nghĩa mà chỉ cần sửa tên gọi là "đấu thầu cạnh tranh quốc tế" thay vì "đấu thầu quốc tế", sẽ bao hàm tất cả các trường hợp và phù hợp với luật pháp quốc tế. Ví dụ: WB hoặc ADB chỉ nêu lên hình thức đấu thầu cạnh tranh quốc tế (International Competitive Bid-ICB) mà không cần phải định nghĩa gì thêm, bởi vì tên gọi quá rõ và bao gồm cả mục đích của hình thức đấu thầu này.

ii) Về tư cách hợp lệ của công ty Việt Nam khi tham gia đấu thầu

Đa số các nhà tài trợ lớn như WB hay ADB đều quy định cụ thể các trường hợp mà công ty Việt Nam không được tham gia đấu thầu sử dụng nguồn vốn của họ. Theo điểm 1.8 của Hướng dẫn mua sắm của WB, các trường hợp sau bị cấm tham gia đấu thầu:

- Đã tham gia với tư cách là tư vấn chuẩn bị cho các gói thầu mua sắm hàng hóa có liên quan.

- Là công ty thuộc sở hữu chính phủ nếu không chứng minh được: một là độc lập về pháp lý và tài chính, và hai là hoạt động theo luật Thương mại, và ba là không phải đơn vị phụ thuộc Bên vay và Bên vay lại của WB.

- Công ty bị kết luận là có hành vi tham nhũng, gian lận thương mại theo Điểm 1.14 Hướng dẫn mua sắm của WB, tháng 5 năm 2004.

Việt Nam đang tiến hành chuyển đổi rất nhiều doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, hai thành viên. Trong khi đó, Luật đấu thầu 2005 vẫn sử dụng khái niệm doanh nghiệp nhà nước (ví dụ Điều 1 khoản 3, Điều 4 khoản 1…). Vậy, để hài hòa hóa quy định giữa luật pháp quốc gia và quy định của các nhà tài trợ quốc tế, tác giả đề nghị từ ngữ ở các luật phải thống nhất (ví dụ: chỉ dùng từ "doanh nghiệp" hoặc/ và "nhà

thầu"), để cho dễ hiểu và dễ áp dụng. Song song với việc đó chúng ta phải nhanh chóng cổ phần hóa các công ty thuộc Nhà nước theo quy định của Chính phủ cho phù hợp với yêu cầu hội nhập quốc tế.

Điều 7 Luật đấu thầu 2005 cũng quy định về tư cách hợp lệ của nhà thầu. Khoản 1 điều này tác giả đề nghị tách riêng thành hai khoản: quy định đối với nhà thầu trong nước; và quy định đối với nhà thầu nước ngoài.

Bởi vì, quy định nhà thầu phải đảm bảo các yếu tố, không bị các cơ quan thẩm quyền của Nhà nước kết luận về tình hình tài chính, không minh bạch, như đang lâm vào tình trạng phá sản hoặc nợ đọng, không có khả năng chi trả, đang trong quá trình giải thể. Quy định này chỉ có thể áp dụng đối với các nhà thầu trong nước, còn đối với các nhà thầu nước ngoài thì làm thế nào để các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam có thể biết được nhà thầu nước ngoài đó đang ở trong tình trạng tài chính không minh bạch, đang lâm vào tình trạng nợ đọng, không có khả năng chi trả, hay đang trong quá trình giải thể? Ngay đối với nhà thầu trong nước, việc cơ quan nào có thẩm quyền tuyên bố điều này cũng chưa xác định được.

Do đó, tại khoản này cần phân rõ hai trường hợp: đối với nhà thầu trong nước và đối với nhà thầu nước ngoài một cách cụ thể trong Luật hoặc trong Nghị định hướng dẫn. Nên quy định cụ thể hơn là trách nhiệm của chủ đầu tư. Đây là người có thẩm quyền trong việc xem xét về khả năng, của nhà thầu có đủ điều kiện để thực hiện việc đấu thầu và thực hiện thầu hay không. Nếu không quy định rõ điều này, thì khi có thiệt hại xảy ra sẽ đổ lỗi cho khách quan và không ai chịu trách nhiệm về vấn đề này. Vì vậy, tác giả đề nghị quy định một cách tổng quát hơn và phù hợp với quy định quốc tế: Nhà thầu là tổ chức có tư cách hợp lệ khi đảm bảo đầy đủ các điều kiện sau đây:

Một, nhà thầu có đủ năng lực chuyên môn và được phép kinh doanh trong lĩnh vực phù hợp với nội dung mời thầu.

Hai, nhà thầu là đơn vị hạch toán kinh tế độc lập, hoạt động theo luật Thương mại có đủ năng lực tài chính, đảm bảo thực hiện gói thầu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2023