Giải Pháp Và Đề Xuất Hoàn Thiện Quản Lý Đấu Thầu Quốc Tế Mua Sắm Hàng Hoá

Đáng lẽ ở luật cũng phải nêu thêm một yêu cầu về kinh nghiệm triển khai. Vì điều này rất quan trọng. Trong Nghị định 88/1999/NĐ-CP quy định kinh nghiệm chiếm đến 30-40% tổng số điểm và trong thực tế cũng đang áp dụng như vậy.

d) Về tiêu chí đánh giá hồ sơ dự thầu

Cần quan tâm là tiêu chí về kỹ thuật, năng lực kinh nghiệm và năng lực tài chính, chứ không chỉ là chênh lệch về giá chào thầu. Các văn bản luật trước đây cũng đã quy định theo hướng đó. Tức là, khi đánh giá hồ sơ dự thầu bao giờ cũng có hai bước. Đó là đánh giá về mặt kỹ thuật để xác định hồ sơ dự thầu đáp ứng các yêu cầu về mặt kỹ thuật trước, và sau đó mới đánh giá về mặt tài chính thương mại.

Vấn đề ở đây là cách làm hiện tại của chúng ta và đã quy định trong Luật, dự thảo Nghị định hướng dẫn, khi đánh giá về mặt kỹ thuật, những nhà thầu nào đạt khung điểm cần thiết từ 700 - 1000 điểm trên tổng số 1000 điểm là qua bước này và vào bước tiếp theo để xem xét về mặt giá để đánh giá. Nhưng lại xảy ra trường hợp bất hợp lý là nhà thầu có năng lực hơn hẳn, đạt 950 điểm lại thua một nhà thầu có năng lực thấp hơn, đạt 750 điểm. Vậy tác giả đề nghị nên xây dựng công thức có tính đến hệ số kết hợp giữa điểm về kỹ thuật và điểm về tài chính thương mại, chứ không nên tách bạch hai bước như hiện nay, thì sẽ lựa chọn nhà thầu chính xác hơn. Tác giả xin đưa ra công thức sau:

- Đánh giá làm hai bước:

+ Bước một: chấm điểm kỹ thuật gồm: kinh nghiệm, đề xuất kỹ thuật, năng lực pháp lý. Nhà thầu nào đạt trên 700/1000 điểm thì được xét bước hai.

+ Bước hai: chấm điểm tài chính là giá chào thầu và điều kiện thương mại: Điểm tài chính bằng giá dự thầu thầu chia cho giá dự thầu đang xét và nhân với 1000.

Giá dự thầu thấp nhất

Điểm tài chính = x 1000

Giá của nhà thầu đang xét

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 176 trang tài liệu này.

Điểm tổng hợp bằng điểm kỹ thuật nhân 70%, điểm tài chính nhân 30% Tổng điểm = Điểm kỹ thuật x 70% + Điểm tài chính x 30%

Điểm tổng hợp của nhà thầu nào cao thì xét trúng thầu.

Quy chế đấu thầu quốc tế về mua sắm hàng hóa - 17

e) Về xếp hạng nhà thầu

Điều 38 quy định nhà thầu có điều kiện chi phí trên cùng một mặt bằng thấp nhất, xếp thứ nhất. Tác giả đề nghị thêm vào: "Có chi phí trên cùng mặt bằng thấp nhất và chấp nhận được", với cách quy định như vậy sẽ hạn chế được hành vi gian lận có thể được thực hiện như sau:

i) Ví dụ 1:

Khi tính toán giá dự thầu, nhà thầu vẫn ghi đúng số lượng và đơn giá của các loại vật tư, nguyên liệu và chi phí, nhưng kết quả nhân, chia, cộng, trừ thì cố ý làm sai để nâng lên. Ví dụ 4 x 25 =100, nhưng lại ghi 4 x 25 =110, sau đó lấy kết quả cao để làm giá dự thầu, chẳng hạn giá tính đúng là 100 tỷ đồng nhưng cố ý tính sai để đưa giá dự thầu lên là 110 tỷ đồng. Khi mở thầu, nếu thấy đây là giá thấp nhất so với các nhà thầu khác thì họ lờ đi để trúng thầu và được hưởng chênh lệch 10 tỷ đồng. Nếu giá dự thầu cao hơn các nhà thầu khác thì yêu cầu hội đồng xét thầu xem xét để đưa về cùng một mặt bằng theo Khoản 3 Điều 38, trước đây gọi là đưa về giá đánh giá. Lúc đó, giá của họ được hội đồng xét thầu đưa về 100 tỷ chênh lệch 10 tỷ so với giá dự thầu 110, tỷ lệ sai số là 9,1% so với giá dự thầu. Vậy hồ sơ của họ không bị loại và họ có thể lật ngược kết quả đấu thầu trở thành người trúng thầu và đặc biệt dễ dàng nếu có sự thông đồng trước với tổ chấm thầu.

Chúng ta nói nhiều đến việc thông đồng giữa nhà thầu với chủ đầu tư, hội đồng xét thầu; giữa nhà thầu với nhau; giữa nhà thầu với tư vấn giám sát; thậm chí giữa nhà thầu với đơn vị tư vấn thiết kế; giữa nhà thầu với người lập hồ sơ mời thầu và xét thầu. Tác giả xin trình bày thêm một chiêu thức thu lợi hoặc lật ngược kết quả đấu thầu được thực hiện với sự thông đồng giữa nhà thầu với hội đồng xét thầu, thông qua thư giảm giá như sau:

ii) Ví dụ 2:

Trong túi hồ sơ dự thầu, nhà thầu bỏ thêm thư giảm giá, thậm chí 2, 3 thư với các mức giảm khác nhau, đồng thời thỏa thuận trước với hội đồng xét thầu, có thể chỉ là người trực tiếp mở hồ sơ dự thầu. Khi mở thầu, hồ sơ của nhà thầu này sẽ được mở cuối cùng. Nếu giá dự thầu của các nhà thầu khác cao hơn, người mở thầu không thông báo thư giảm giá mà chỉ công bố giá dự thầu. Nhờ vậy, nhà thầu này sẽ trúng thầu với giá có lợi nhất. Nếu có nhà thầu bỏ giá thấp hơn, người mở thầu sẽ công bố thư giảm giá sau khi công bố giá dự thầu. Nhà thầu sử dụng cách thức này hầu như luôn luôn trúng thầu.

Có lẽ biết rõ được chiêu thức này nên ở Điều 19 và 29 của dự thảo nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu đã quy định việc mở hồ sơ dự thầu phải theo thứ tự chữ cái tên của nhà thầu, đây là sự tiến bộ. Tuy nhiên, quy định như vậy chưa chặt chẽ vì có thể nhà thầu thường xuyên đứng cuối danh sách. Ví dụ: Công ty Yên Bái (ví dụ ngẫu nhiên) biết chắc hồ sơ của mình sẽ được mở cuối cùng.

Vì vậy, tác giả đề nghị để bảo đảm tính ngẫu nhiên trong việc mở các hồ sơ dự thầu, nhằm ngăn chặn hành vi gian lận này, nghị định hướng dẫn của chúng ta nên quy định thứ tự mở thầu, thực hiện theo kết quả bốc thăm.

g) Chương III quy định về hợp đồng

Trong chương này chỉ có từ Điều 46 đến Điều 59 nhưng điều chỉnh rất nhiều, từ nguyên tắc hợp đồng cho đến thực hiện hợp đồng, mà đây là khâu quan trọng nhất trong thực hiện mua sắm hàng hoá theo các trình tự. Ngoài ra, Chương này có quy định về nguyên tắc hợp đồng, hình thức hợp đồng và các hình thức khác như tổ chức hợp đồng và thanh lý. Nhưng có hai công đoạn quan trọng lại không có: một là công tác kiểm toán, hai là công tác quyết toán.

Không nên chỉ quy định trong luật chủ đầu tư và nhà thầu phải thực hiện đúng hợp đồng, mà việc thanh lý hàng hóa, nghiệm thu từng phần hay toàn bộ thì lại không quy định. Trong thực tế, mặc dù có nghị định của Chính phủ, và hướng dẫn của Bộ Tài chính về quyết toán, giá trị nghiệm thu, nhưng khối lượng nghiệm thu chưa được kiểm toán thì giá trị nghiệm thu đó chưa

phải là giá trị thực hiện hợp đồng. Như vậy, tác giả thấy ở đây luật cần quy định thêm hai công đoạn: công tác quyết toán và kiểm toán theo Luật kiểm toán. Trong đó, Luật kiểm toán điều chỉnh một cách rõ ràng, cụ thể những vấn đề cần thiết nhất.

h) Trong Điều 54, về ký kết hợp đồng

Qua thực tế công tác tại Ban quản lý các dự án y tế - Bộ Y tế, tác giả đề nghị bổ sung thêm một khoản quy định về các trường hợp cần phải được các cấp có thẩm quyền phê duyệt nội dung hợp đồng trước khi tiến hành ký kết. Điều này cũng phù hợp với hướng dẫn của các nhà tài trợ quốc tế như WB hay ADB. Mặc dù các nhà tài trợ đã không phản đối với đề xuất trao hợp đồng của bên mời thầu, nhưng vẫn quy định phải có báo cáo về nội dung ký kết hợp đồng (Xem phụ lục 4, Trình tự mua sắm theo đấu thầu cạnh tranh quốc tế theo quy định của Ngân hàng ADB). Quy định như vậy, một mặt để tránh sai sót, mặt khác để các cơ quan quản lý tiện theo dõi.

Cuối cùng, Luật Đấu thầu mang tính chất là luật khung vì trong nội dung luật có rất nhiều điều giao cho Chính phủ quy định cụ thể, chi tiết. Luật Đấu thầu là một trong số không nhiều các dự luật khi đưa ra trình Quốc hội, có kèm theo Dự thảo nghị định về hướng dẫn thi hành. Ngoài Dự thảo nghị định, Chính phủ cũng cần chuẩn bị các dự thảo văn bản dưới luật khác, để đảm bảo Luật có thể phát huy vai trò và hiệu quả của nó càng sớm càng tốt khi luật đã có hiệu lực từ ngày 1/4/2006.‌


3.5. GIẢI PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUẢN LÝ ĐẤU THẦU QUỐC TẾ MUA SẮM HÀNG HOÁ

3.5.1. Hoàn thiện văn bản pháp lý về đấu thầu

Với những phân tích ở trên đã chỉ ra rằng, hệ thống văn bản pháp luật của Việt Nam về đấu thầu đang dần hoàn thiện. Nhưng vấn đề quan trọng là làm sao để pháp luật về đấu thầu đi vào cuộc sống. Để đạt được mục tiêu này cần phải có sự phối hợp của nhiều chính sách vĩ mô khác nữa, đặc biệt là việc phối

hợp các quy định để giảm thiểu các thủ tục hành chính, tệ quan liêu, sách nhiễu. Đồng thời, nhà làm luật phải nghiên cứu để không chỉ nhà thầu mà các cơ quan quản lý nhà nước cũng phải nghiêm chỉnh tuân thủ pháp luật thông qua các quy định chặt chẽ và chế tài nghiêm khắc. Việc xây dựng văn bản pháp luật làm cơ sở pháp lý cho hoạt động đấu thầu cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:

i) Yêu cầu thống nhất và ổn định

Hiện nay chúng ta đã có Luật đấu thầu, nhưng còn rất nhiều vấn đề chờ nghị định hướng dẫn của Chính phủ (tác giả thống kê được đến 13 vấn đề). Như vậy Luật đấu thầu chỉ mang tính chất định khung pháp lý cao nhất. Còn việc thi hành vẫn phụ thuộc vào nghị định hướng dẫn chuẩn bị ban hành. Tuy nhiên, thực tế hiện nay mỗi bộ ngành đề có hoạt động mua sắm mang tính đặc thù của mình, nên việc ban hành những thông tư hướng dẫn riêng và thường xuyên bổ sung thay đổi. Điều này một mặt gây khó khăn cho người thực hiện và quản lý đồng thời gây ra tâm lý sợ các rủi ro do chính sách pháp luật của Nhà nước thường thay đổi từ phía các nhà thầu và nhà tài trợ quốc tế.

Với những lý do trên, Chính phủ cần nhanh chóng ban hành Nghị định hướng dẫn thống nhất cho các bộ ngành thi hành Luật đấu thầu 2005. Các thông tư hướng dẫn của cơ quan cấp dưới phải tuyệt đối tuân thủ nội dung thống nhất đã được quy định chung trong nghị định của Chính phủ, đồng thời phù hợp với đặc trưng của ngành, lĩnh vực mình quản lý. Bên cạnh đó cơ quan làm luật phải xem xét tới vấn đề hài hòa giữa quy định của pháp luật quốc gia với các quy định và thông lệ quốc tế, phải chủ động đảm bảo tính khách quan thống nhất của các văn bản pháp luật. Việc thống nhất quy định luật đấu thầu cũng là nhân tố để pháp luật về đấu thầu ổn định và phát huy hiệu quả lâu dài.

ii) Yêu cầu công bằng, bình đẳng

Đấu thầu là biện pháp mua sắm hàng hóa mà mục tiêu của nó là tạo ra sự cạnh tranh cao độ để đạt được hiệu quả cao. Trong đó, công bằng là động lực để các nhà thầu tích cực tham gia cọ sát với nhau. Từ đó nhà thầu nâng

cao được chất lượng hàng hóa, nâng cao uy tín và năng lực sản xuất của mình, còn Bên mời thầu thì mua được hàng hóa với giá rẻ và chất lượng cao. Để phát huy sự cạnh tranh, yếu tố bình đẳng giữa các nhà thầu cũng đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, việc xây dựng pháp luật về đấu thầu bám sát yêu cầu này, tạo ra hành lang pháp lý công bằng và bình đẳng cho các nhà thầu. Đây là biện pháp để các doanh nghiệp trong nước tự khẳng định mình trong cạnh tranh quốc tế.

Mặt khác, yêu cầu công bằng và bình đẳng cũng là hướng dẫn của các nhà tài trợ quốc tế để tránh hiện tượng đấu thầu khép kín giữa các công ty thuộc một ngành hay một bộ nhất định nào của Việt Nam.

Để đạt được yêu cầu bình đẳng, công bằng trong đấu thầu, cần phải có sự thay đổi đồng bộ trong chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước. Đặc biệt, các công ty thuộc sở hữu nhà nước phải hoạt động độc lập theo Luật doanh nghiệp và Luật thương mại. Khi đó, hiện tượng bao cấp, ưu tiên cho một số nhà thầu nào đó mới bị loại bỏ trong đấu thầu cạnh tranh quốc tế. Việc đầu tiên là các doanh nghiệp nhà nước cần phải nhanh chóng cổ phần hóa, tự hạch toán kinh doanh và tự khẳng định mình trong môi trường cạnh tranh quốc tế lành mạnh. Đây cũng là yêu cầu cấp thiết của tiến trình Việt Nam hội nhập quốc tế. Trong đó, luật quốc tế về chống bảo hộ của Nhà nước, chống độc quyền, chống phá giá của các tổ chức thương mại quốc tế và các nước ngày càng quy định chặt chẽ về vấn đề này để đảm bảo cạnh tranh lành mạnh.

iii) Yêu cầu công khai và minh bạch

Mua sắm thông qua đấu thầu là phương pháp tốt để ngăn chặn những hành vi tiêu cực, đồng thời đạt được hiệu quả kinh tế, sử dụng hàng hóa cao. Chủ thể áp dụng phương pháp này chủ yếu là các cơ quan Nhà nước ở trung ương và địa phương trong việc sử dụng phần lớn nguồn ngân sách Nhà nước. Do vậy, hiệu quả của việc mua sắm đấu thầu ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng xã hội. Việc xây dựng quy định pháp luật về đấu thầu cũng phải đảm bảo sự giám sát, tham gia, quản lý của toàn xã hội. Khi xây dựng các quy định

phải xem xét đến vấn đề hoàn thiện những kẽ hở để bổ sung vào luật pháp khi được công luận nêu ra để tạo ra tính khách quan của luật pháp.

Yêu cầu công khai minh bạch không chỉ hàm chứa trong nội dung của Luật mà còn cần phải có chính sách cụ thể để phổ biến, tuyên truyền pháp luật về đấu thầu tới mọi cấp, mọi ngành, mọi thành phần kinh tế - xã hội.

iv) Yêu cầu đảm bảo có đủ chế tài phù hợp đối với hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu

Do đấu thầu phần lớn sử sụng ngân sách nhà nước, nên vấn đề tham ô, tham nhũng và các hành vi tiêu cực khác thường xảy ra phổ biến, gây thất thoát, lãng phí vốn và tài sản nhà nước. Để ngăn chặn những hành vi này, Luật phải có chế tài đủ mạnh để răn đe, trừng phạt những đối tượng có liên quan, đồng thời phải bao quát hết các lĩnh vực nhạy cảm, dễ bị vi phạm. Để làm tốt yêu cầu này pháp luật cần phải có quy định khách quan trong xử lý các vi phạm pháp luật đấu thầu. Không nên quy định cho cùng một cơ quan vừa thực hiện quản lý nhà nước vừa giải quyết các khiếu nại trong đấu thầu. Bởi như vậy, các cơ quan chức năng hoạt động sẽ thiếu công bằng và minh bạch.

Trong quá trình xây dựng pháp luật phải thường xuyên cập nhật, phát hiện, nhận diện và phân loại những hành vi vi phạm quy định pháp luật đấu thầu để từ đó có chế tài thích hợp trong từng trường hợp cụ thể.

3.5.2. Cải cách tổ chức hành chính về đấu thầu

Nội dung quản lý hành chính nhà nước và đấu thầu bao gồm: quản lý về nhân sự, quản lý về cơ cấu tổ chức, ngân sách, khen thưởng, điều điều động, biệt phái các nhân viên nhà nước làm công tác quản lý đấu thầu...

Chính phủ là cơ quan quản lý hành chính nhà nước cao nhất, có chức năng quản lý mọi mặt đời sống xã hội, vì thế Chính phủ có chức năng quản lý hành chính nhà nước về đấu thầu. Các cơ quan nhà nước tại các Bộ, ngành

thống nhất quản lý hành chính về đấu thầu theo quy định của Chính phủ, đảm bảo chấp hành nghiêm túc Luật đấu thầu và các văn bản hướng dẫn dưới luật. Các cơ quan nhà nước ở các cấp trực tiếp quản lý nhà nước về đấu thầu nhằm đạt mục tiêu đã đề ra như công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế cao.

Nội dung cụ thể về tổ chức hành chính nhà nước về đấu thầu được quy định cụ thể tại các điều 60, 61, 62, 67, 68 Luật đấu thầu (xem chương 2 của luận văn, mục 2.4.1.2 - Về phân cấp quản lý). Trong đó quy định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của từng cơ quan cụ thể, từ Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chủ đầu tư, đến bên mời thầu.

Trong đấu thầu, bên mời thầu thực hiện những công việc từ chuẩn bị tổ chức đấu thầu đến ký kết hợp đồng; bồi thường thiệt hại cho các bên liên quan nếu thiệt hại đó do lỗi của mình gây ra theo quy định của pháp luật; giải quyết kiến nghị trong đấu thầu (Điều 62 khoản 1 Luật đấu thầu 2005). Còn việc thẩm định, phê duyệt kế hoạch, tiêu chuẩn kỹ thuật, kết quả đấu thầu lại do các cơ quan ở các cấp thực hiện, tùy theo quy mô của gói thầu. Các gói thầu quan trọng hoặc thuộc nhóm A sẽ do Chính phủ phê duyệt theo theo tờ trình của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Còn lại phần lớn các gói thầu đều phân cấp cho các Bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt (Điều 69 Luật đấu thầu 2005). Về giải quyết thắc mắc thì do Bên mời thầu thực hiện, nhưng giải quyết khiếu nại lại do chủ đầu tư giải quyết (đôi khi bên mời thầu là chủ đầu tư - Điều 62 khoản 2 Luật đấu thầu 2005).

Việc phân cấp quản lý đấu thầu như trên có ưu điểm là: có nhiều cấp phê duyệt, sẽ tăng độ chính xác của kết quả đấu thầu; việc giải quyết thắc mắc và khiếu nại nhanh chóng. Tuy nhiên, trong thực tế công tác, tác giả thấy quy định như vậy sẽ có những nhược điểm sau:

- Thẩm định, phê duyệt qua nhiều cấp khác nhau sẽ tạo cho tiêu cực quan liêu, hành chính phát triển;

- Mất nhiều thời gian cho các thủ tục hành chính;

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/12/2023