Mục Tiêu Phương Hướng Phát Triển Của Công Ty Trong Thời Gian Tới

mới thực hiện hạch toán. Thuế giá trị gia tăng đầu ra được kế toán tiêu thụ ở công ty hạch toán rất đầy đủ và chính xác, chấp hành đầy đủ hoá đơn chứng từ và kê khai nộp thuế theo đúng qui định. Mọi cán bộ kế toán đều được trang bị đầy đủ các thông tin hướng dẫn về kế toán thuế GTGT nhờ đó mà áp dụng vào thực tế công ty một cách đúng đắn và nhanh gọn, phù hợp chế độ quy định. Nhờ vậy khi kê khai hoàn thuế công ty ít gặp khó khăn.

Thứ hai là vấn đề quản lý công nợ của Công ty khá chặt chẽ, đối với mỗi hợp đồng Xuất Nhập khẩu được ký kết, Công ty đều yêu cầu khách hàng trả trước 20% tiền hàng để đảm bảo. Công ty chỉ giao hàng khi khách hàng thanh toán đầy đủ tiền hàng và lúc đó Công ty sẽ tiến hành khấu trừ số tiền đã đặt cọc.

Thứ ba là công tác quản lý hàng tồn kho : lượng hàng hoá tồn kho của công ty vẫn ở mức lớn thấp, số vòng quay vốn lưu động cao, tuy có tăng lên trong hai năm 2007 và 2008 nhưng vẫn ở mức thấp. Hơn nữa, mặt hàng tồn kho chủ yếu của công ty là những máy móc thiết bị chuyên dụng nên nếu để tồn kho lâu cũng không gây ảnh hưởng gì về chất lượng sản phẩm nhưng có thể khiến cho công ty bị ứ đọng vốn. Vòng quay hàng tồn kho luân chuyển nhanh, nên công ty cũng tiết kiệm được chi phí bảo quản, lưu kho và phải trả lãi ngân hàng.

2. Những hạn chế

Trên đây là những ưu điểm nổi bật trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty vẫn còn tồn tại một số nhược điểm.

Thứ nhất là vấn đề quay vòng vốn, vốn của Công ty do Tổng Công ty than Việt Nam cấp và vốn Công ty tự bổ sung hàng năm để đáp ứng được nhu cầu mở rộng kinh doanh nhưng vấn đề quay vòng vốn của Công ty lại tỏ ra rất kém hiệu quả. Rất nhiều mặt hàng nhập về đã tiến hành giao cho đơn vị tiêu thụ nhưng phải đến 7-8 tháng sau mới thu hồi được tiền. Phần lớn các đơn vị có đơn hàng nhập khẩu trong thời gian qua kể cả trong và ngoài ngành đều chiếm dụng vốn của Công

ty khá lớn, trong lúc đó Công ty phải vay tiền chịu lãi suất để có thể tiến hành nhập khẩu các hợp đồng nhập khẩu tiếp theo. Công ty đã có nhiều biện pháp để cải thiện tình hình này, đến năm 2008 việc thu hồi vốn có tiến bộ hơn nhưng vẫn chưa triệt để. Do đó, vấn đề đặt ra trong thời gian tới là Công ty phải có các biện pháp hữu hiệu nhằm thu hồi vốn một cách triệt để và đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn.

Thứ hai là công tác quản lý khoản phải thu của công ty còn nhiều hạn chế Vốn lưu động của công ty vẫn bị khách hàng chiếm dụng nhiều với tỷ trọng cao và vòng quay vốn lưu động lại có dấu hiệu giảm vào năm 2008 là 1,25 vòng tuy con số này có tăng lên vào năm 2008 là 2,08 vòng nhưng số vòng quay khoản phải thu vẫn tương đối chậm trong khi đó công ty vẫn phải tiến hành vay ngắn hạn. Mặc dù công ty cũng đi chiếm dụng của nhà cung cấp và của khách hàng một lượng tương đương với tỷ lệ tổng số vốn lưu động nhưng việc mua chịu sẽ làm tăng hệ số nợ và một số rủi ro khác đây chỉ là nguồn tài trợ trước mắt cho nhu cầu vốn lưu động. Việc công ty bị chiếm dụng vốn nhiều là do:

Công ty chưa có hình thức khuyến khích khách hàng thanh toán tiền hàng sớm và ngay khi giao hàng, như chính sách chiết khấu thanh toán.

Trong các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của công ty ký kết với khách hàng chưa có điều kiện ràng buộc chặt chẽ về mặt thanh toán, số tiền ứng trước thường là nhỏ. Điều đó khiến kỳ thu tiền bình quân vẫn còn kéo dài.

Một vấn đề luôn tồn tại của công ty khác với các đối tượng kinh doanh khác là khách hàng thường xuyên của công ty là doanh nghiệp nước ngoài. Các khách hàng này được công ty áp dụng phương thức thanh toán tiền hàng qua ngân hàng. Điều này ảnh hưởng đến vòng quay các khoản phải thu, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Thứ ba là công tác huy động nguồn vốn để phục vụ cho nhu cầu vốn lưu động. Qua số liệu thực tế ta thấy trong ba năm qua nguồn vốn chủ yếu để tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động là vốn chiếm dụng. Về lâu dài công ty không thể để nguồn

vốn này chiếm tỷ lệ quá cao trong tổng vốn lưu động vì nguồn này không ổn định và nó còn ảnh hưởng tới tình hình tài chính của công ty. Nguồn vốn vay có thể là vay ngân hàng hoặc vay các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Đây là nguồn quan trọng nhưng nó chỉ thực sự có tác dụng khi nguồn vốn vay được đầu tư để sinh lợi nhuận có thể bù đắp chi phí về lãi suất cũng như các khoản chi phí khác khi đi vay. Nói tóm lại, về lâu dài công ty không thể chủ yếu đầu tư vốn lưu động ròng bằng các nguồn vốn ngắn hạn với chi phí cao mà công ty phải có kế hoạch trong việc tạo nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động của mình để tránh gánh nặng lãi vay và áp lực thanh toán đối với những khoản nợ đến hạn bằng cách duy trì một khoản tiền mặt tại quỹ tối thiểu, quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả và điều chỉnh chính sách khoản phải thu và phải trả một cách hợp lý. Cụ thể ta sẽ nghiên cứu ở chương sau, em xin đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản trị vốn lưu động ròng của doanh nghiệp.

CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG RÒNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN COALIMEX‌

I. Mục tiêu phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới


Công ty cổ phần Xuất Nhập khẩu than Coalimex có các hoạt động kinh doanh chính là Nhập khẩu kinh doanh và Xuất Nhập khẩu uỷ thác. Trong hơn 30 năm hoạt động, bên cạnh những thuận lợi, Công ty cũng phải đối đầu với hàng loạt khó khăn cùng những tác động trong khu vực và trên Thế giới. Hoạt động kinh doanh của Công ty có thời gian bị rơi vào tình trạng yếu kém, tuy nhiên trong những năm gần đây, nhờ sự cố gắng vượt bậc của đội ngũ lãnh đạo và các Cán bộ công nhân viên nên Công ty đã hoạt động ngày một hiệu quả hơn, có sự tăng trưởng về lợi nhuận. Trong những năm tới, để có thể đạt được tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 5 – 8% Công ty đã đề ra một số định hướng phát triển và mục tiêu cơ bản như sau:

Bảng 14: Mục tiêu phấn đấu của công ty Coalimex năm 2009



Phải đạt

Phấn đấu

Kim ngạch Xuất khẩu

237 triệu USD

255,1 triệu USD

Kim ngạch Nhập khẩu

42 triệu USD

45 triệu USD

Giá trị sản xuất

43,960 tỷ đồng

52 tỷ đồng

Than Xuất khẩu

5 triệu tấn

trên 5 triệu tấn

Xuất khẩu lao động

1000 người

trên 1000 người

Lợi nhuận

10 tỷ đồng

14 tỷ đồng

Thu nhập bình quân

5,339 triệu đồng

6,316 triệu đồng

Cổ tức

12%

14%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Quản trị vốn lưu động vòng tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Coalimex - 10

Nguồn: Báo cáo của hội đồng quản trị Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Than tại đại hội cổ đông thường niên


 Khởi công công trình tại 33 Tràng Thi – Hà Nội đúng tiến độ

 Nghiên cứu và triển khai dự án sản xuất than, phát triển một lĩnh vực kinh doanh mới của Công ty.

Trong công tác xuất khẩu : Công ty xác định xuất khẩu than vẫn là nguồn doanh thu hết sức quan trọng cho Công ty. Để thực hiện được kế hoạch phải thực hiện tốt việc xuất khẩu than vào thị trường được Tổng Công ty cho phép đồng thơì tìm thêm khách hàng mới để tăng số lượng xuất khẩu cao hơn kế hoạch. Ngoài ra, Công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh việc xuất khẩu các mặt hàng ngoài than, các phòng xuất khẩu và hai chi nhánh tại Quảng Ninh và TP Hồ Chí Minh sẽ phát triển theo hướng Xuất Nhập khẩu tổng hợp.

Tiếp tục bám sát các đơn vị sản xuất than và khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã kí, đồng thời kí thêm các hợp đồng mới để đảm bảo mục tiêu xuất khẩu trên 7 triệu tấn than các loại trong năm 2009. Đây là một công việc rất khó khăn do nguồn than khan hiếm và sự cạnh tranh lớn giữa các đơn vị cùng làm thương mại trong tập đoàn, nên đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn của đội ngũ cán bộ làm công tác xuất khẩu than.

Trong công tác nhập khẩu :

Trước hết Công ty phải phấn đấu làm tốt công tác nhập khẩu, tiếp nhận các lô hàng lớn về dây chuyền công nghệ của Tổng Công ty và các đơn vị thành viên, đồng thời sẽ mở rộng quan hệ với các ngành, lĩnh vực kinh doanh khác, thúc đẩy mạnh hoạt động Xuất Nhập khẩu uỷ thác và Nhập khẩu kinh doanh. Chú trọng khâu thanh lý hợp đồng nhập khẩu để sớm thu hồi công nợ, phấn đấu quay nhanh vòng vốn

Bám sát tình hình đầu tư của các đơn vị sản xuất trong Tập đoàn, làm tốt công tác nhập khẩu vật tư thiết bị cho các đơn vị trong và ngoài ngành than. Giữ vững khách hàng truyền thống, tìm kiếm, mở rộng thị trường, khách hàng và mặt hàng mới nhằm tăng doanh thu cho công ty.

Tìm các biện pháp để nâng cao chất lượng, dịch vụ nhằm tăng sức cạnh tranh với các đơn vị cùng làm nhập khẩu trong và ngoài Tập đoàn.

Thực hiện nghiêm túc các quy định của Nhà nước cũng như của Tập đoàn trong kinh doanh. Phát huy được những nét đặc trưng của công ty là ý thức, thái độ nhiệt tình, chấp hành những quy định trong hoạt động thương mại, dịch vụ do Tập đoàn đề ra.

Trong công tác xuất khẩu lao động :

Phấn đấu việc đưa xuất khẩu lao động thành một ngành nghề tương đối ổn định, có tốc độ tăng trưởng cao, đưa trung tâm xuất khẩu lao động đi vào hoạt động nền nếp, có hiệu quả ngay từ đầu.

Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn, chuẩn bị sẵn lực lượng lao động để đáp ứng các thị trường lao động. Duy trì và phát triển lại thị trường lao động Đài Loan, đặc biệt là thị trường Nhật Bản và mở ra thị trường lao động mới có tiềm năng như thị trường Trung Đông.

Trong công tác đầu tư phát triển và kinh doanh khác:

- Đảm bảo khai thác tốt công trình 29-31 Đinh Bộ Lĩnh theo hướng trở thành một trong những lĩnh vực kinh doanh chính của Công ty trong thời gian tới.

- Tiếp tục hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng để triển khai xây dựng dự án 33 Tràng Thi với phương châm tích cực bám sát và mở rộng đối thoại với dân để dần đi đến thống nhất, chủ động đề xuất các phương án để đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng.

- Đẩy mạnh công tác tiếp thị và giao dịch với khách hàng tiềm năng để kinh doanh và ủy thác. Tiếp tục quảng cáo, tiếp thị khai thác cho thuê tòa nhà 29-31 Đinh Bộ Lĩnh. Đẩy mạnh sản xuất chế biến than xuất khẩu tại chi nhánh Quảng Ninh.

Trong công tác quản lý:

Tiếp tục ổn định về tổ chức, hoàn thiện các quy định, quy chế quản lý trong Công ty, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ theo quy định kịp thời và chính xác. Phối

hợp tạo điều kiện tốt nhất phục vụ các phòng kinh doanh hoạt động hiệu quả, phục vụ tốt mọi hoạt động khác của công ty.

Khi Việt Nam đã gia nhập AFTA và là thành viên của tổ chức WTO, hàng rào thuế quan bị loại bỏ, hàng hoá trong nước và hàng hoá nước ngoài có sự cạnh tranh gay gắt lẫn nhau. Hoạt động Xuất Nhập khẩu sẽ càng đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế. Công ty cồ phần xuất nhập khẩu than Coalimex để đứng vững và phát triển thì phải không ngừng những biện pháp hữu hiệu nhằm góp phần làm cho hoạt động kinh doanh ngày một hiệu quả, hoàn thành định hướng đã vạch ra.

Trong quá trình hoạt động kinh doanh của mình, Công ty đã tìm hiểu và áp dụng nhiều biện pháp tích cực để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhưng một số hoạt động chưa đem lại hiệu quả như mong muốn. Yêu cầu hội nhập ngày càng cao, nhu cầu đầu tư tái mở rộng, tái trang bị máy móc thiết bị, công nghệ hiện đại trong nước còn lớn. Đây là thị trường đầy tiềm năng về lâu dài cho Công ty. Việc thâm nhập thị trường để tiêu thụ sản phẩm Xuất Nhập khẩu cũng đòi hỏi những biện pháp, giải pháp kỹ thuật hữu hiệu.Đặc biệt, trong Công ty, việc quản trị vốn lưu động ròng cũng là một mảng vấn đề rất cần được quan tâm và hoàn thiện. Bởi có quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn vốn lưu động này thì các hoạt động của công ty mới có thể vận hành một cách trơn tru và thuận lợi.‌

II. Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị vốn lưu động ròng trong công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Coalimex

1. Một số giải pháp đối với công ty

1.1. Về nhu cầu vốn lưu động ròng và số vòng quay vốn lưu động ròng

 Xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động ròng của Công ty

Như đã nghiên cứu ở chương 2, vòng quay vốn lưu động của công ty trong năm 2007 và 2008 tăng gấp 2 lần so với năm 2006. Điều này cho thấy việc quản lý vốn lưu động của doanh nghiệp đang gặp một số vấn đề, để khắc phục tình trạng này, công ty cần quan tâm đến vấn đề sau:

Xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết tối thiểu cho hoạt động kinh doanh trong đó cần xác định mức tồn kho dự trữ hợp lý hơn tránh tình trạng không chính xác gây nên thừa vốn lãng phí vốn, xác định khoản phải thu từ khách hàng và khoản phải trả nhà cung cấp sát hơn nữa vì đây là các khoản ảnh hưởng trực tiếp tới nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết của doanh nghiệp.

Có thể minh họa xác định nhu cầu vốn lưu động ròng thường xuyên cần thiết cho doanh nghiệp cho năm 2009 dựa trên số liệu năm 2008 như sau:

- Bước 1: Tính số dư bình quân các khoản mục trên bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2008.

Ta có bảng số liệu sau:

Bảng 15: Số dư bình quân các khoản mục trên bảng cân đối kế toán tại ngày 31/12/2008

Đơn vị: VNĐ


Tài sản

SD bình quân

Nguồn vốn

SD bình quân

A. TSNH

314.757.756.592

A. Nợ phải trả

278.820.339.011

1. Tiền và tương

đương tiền

76.466.823.218

I. Nợ ngắn hạn

275.264.953.311

2. Các khoản ĐTNH

0

1. Vay ngắn hạn

86.992.139.334

3. Các khoản phải

thu

192.697.085.497

2. Phải trả người bán

82.454.932.088

4. Hàng tồn kho

44.507.347.413

3. Người mua trả trước

73.584.878.849

5. TSNH khác

1.086.500.464

4. Thuế và CKPN NN

7.863.134.331

B. TSDH

45.538.834.456

5. Phải trả người lao

động

6.831.806.785



6. Chi phí phải trả

5.949.799.128



7. PTPN khác

11.588.262.800

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/09/2022