Bảng Tỉ Lệ % Các Khoản Mục So Với Doanh Thu Thuần




II. Nợ dài hạn

3.555.385.700



B. Vốn chủ sở hữu

81.476.252.037

Tổng Cộng

360.296.591.048

Tổng cộng

360.296.591.048

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Quản trị vốn lưu động vòng tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Coalimex - 11

Nguồn: Bảng cân đối kế toàn của công ty Coalimex từ 2006-2008

- Bước 2: Xác định tỉ lệ các khoản so với doanh thu thuần và tỉ lệ nhu cầu vốn lưu động so với doanh thu thuần.

Bảng 16: Bảng tỉ lệ % các khoản mục so với doanh thu thuần


Tài sản

Tỉ lệ %

Nguồn vốn

Tỉ lệ %

Các khoản phải thu

46,09

Phải trả người bán

19,72

Hàng tồn kho

10,65

Người mua trả trước

17,6



Thuế và CKPN NN

1,88



Phải trả người lao động

1,63



Chi phí phải trả

1,42



PTPN khác

2,77

Cộng

56,74

Cộng

45,02

Nhìn vào bảng 16, ta thấy:

+ Cứ 100đ doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng lên thì phải bổ sung 56,74đ vốn để tài trợ cho Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.

+ Cứ 100đ doanh thu tiêu thụ sản phẩm tăng lên thì Công ty chiếm dụng được 45,02đ vốn chiếm dụng để tài trợ bổ sung tài sản.

Như vậy, thực chất chênh lệch 56,74 – 45,02 = 11,72đ cho ta biết cứ 100đ doanh thu tiêu thụ tăng lên thì Công ty phải bổ sung 11,72đ vốn để bổ sung cho tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn.

- Bước 3: Xác định nhu cầu vốn lưu động cho năm 2009

Ta có doanh thu thuần dự kiến năm 2009: 520.000.000.000đ

=> Vnc = 520.000.000.000 x 11,72% = 60.944.000.000đ

Với số vốn lưu động còn thiếu, Công ty có thể quyết định bổ sung cho nhu cầu này bằng cách đi vay vốn ngắn hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, trước khi tìm kiếm nguồn vốn bên ngoài, Công ty cần tận dụng tối đa nguồn vốn bên trong, tìm cách gia tăng thêm doanh thu từ đó tăng lợi nhuận.

Trên cơ sở xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết một cách hợp lý, công ty lên kế hoạch huy động vốn, xem xét cân nhắc sử dụng nguồn vốn tài trợ sao cho hợp lý, chi phí sử dụng thấp những hiệu quả đem lại là cao nhất. Để làm được điều đó, công ty phải nghiên cứu đánh giá đúng đắn các khoản phải thu của công ty đang bị khách hàng chiếm dụng, xem xét khả năng thu hồi công nợ và tính toán các khoản nợ phải trả nhà cung cấp. Vì nhu cầu vốn lưu động của công ty thể hiện số vốn tiền tệ cần thiết công ty ứng trước ra để hình thành một lượng dự trữ hàng hoá tồn kho và khoản cho khách hàng nợ sau khi đã sử dụng khoản tín dụng của nhà cung cấp và khoản vốn chiếm dụng hợp pháp. Công ty cần chủ động tìm kiếm nguồn tài trợ vốn tránh để tình trạng nhu cầu vốn lưu động thường xuyên phải tài trợ bằng nguồn tạm thời dẫn đến qúa trình kinh doanh bị trì trệ. Ngoài ra, việc xác định nhu cầu vốn lưu động, lập kế hoạch và sử dụng vốn lưu động phải nhất thiết dựa vào sự phân tích tính toán các chỉ tiêu kinh tế từ kỳ trước kết hợp với những dự tính về tình hình sản xuất kinh doanh, khả năng tăng trưởng trong kỳ tới.

 Đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn và thu hồi vốn

Đối với vấn đề huy động vốn nhập khẩu, Công ty đã có nhiều biện pháp nhưng tình hình vẫn chưa được cải thiện. Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh việc xin tổng Công ty bổ sung thêm vốn hoạt động hàng năm, Công ty cần phải xem xét đến những khoản vay ưu đãi từ phía ngân hàng, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước và cả từ phía bạn hàng.

Công ty còn có nhiệm vụ xuất khẩu than, cho nên trong quá trình kinh doanh, Công ty cần phải áp dụng hình thức thanh toán bù trừ, nghĩa là nếu có khách hàng nào nhập than của Công ty mà Công ty lại nhập vật tư, máy móc, thiết bị của họ thì

khi thanh toán hợp đồng sẽ áp dụng hình thức bù trừ, lấy giá trị của xuất khẩu và nhập khẩu bù trừ cho nhau (bù trừ tay đôi) hoặc áp dụng hình thức bù trừ tay ba. Nếu áp dụng hình thức này Công ty sẽ không phải huy động một lượng tiền đúng bằng giá trị hợp đồng để nhập khẩu. Điều này sẽ góp phần tháo gỡ những khó khăn trước mắt trong vấn đề huy động vốn cho nhập khẩu.

Đối với vấn đề thu hồi và quay vòng vốn, theo đánh giá của lãnh đạo Công ty, trong năm 2006, 2007 việc tiến hành công nợ tiến triển rất chậm, Công ty bị chiếm dụng một khoản vốn khá lớn. Nguyên nhân là do các bạn hàng mua hàng nhập khẩu của Công ty, cả trong và ngoài ngành, tiến hành thanh toán quá chậm. Đối với các đơn vị trong ngành, vì các vật tư, máy móc, thiết bị nhập về hầu hết có giá trị lớn, trong khi đó tỷ trọng tài sản cố định ở các đơn vị sản xuất trong ngành hiện nay chiếm tới 75-85% cho nên vấn đề thanh toán rất khó khăn. Để giải quyết vấn đề này, Công ty nên xem xét và áp dụng các biện pháp sau:

- Áp dụng hình thức giao hàng và thanh toán linh hoạt đối với các đơn vị mua hàng. Có thể tiến hành giao hàng từng phần, giao hàng đến đâu thì thu tiền hàng của lần giao trước đó, nghĩa là việc giao hàng sẽ lệch nhau một khoảng thời gian. Ví dụ như Công ty bán một lô hàng cho một đơn vị nào đó thì việc giao hàng sẽ được tiến hành làm nhiều đợt. Khi Công ty giao hàng đợt hai thì phải thu tiền hàng đợt một, khi giao hàng đợt ba thì phải thu tiền hàng đợt hai, cứ như vậy cho đến đợt giao hàng cuối cùng sẽ tiến hành thu tiền luôn hoặc gia hạn thanh toán vào một thời điểm nhất định nào đó. Biện pháp này sẽ góp phần cho Công ty đẩy nhanh tốc độ quay vòng vốn, giảm tối đa lượng vốn bị chiếm dụng. Công ty hoàn toàn có thể áp dụng được biện pháp này bởi vì hầu hết các hàng nhập khẩu về là có giá trị lớn cho nên tiến hành giao hàng từng phần sẽ thuận lợi cho cả hai bên trong vấn đề thanh toán. Mặt khác, đó cũng là mặt hàng quan trọng của ngành than nên Công ty tiến hành giao hàng từng phần sẽ làm tăng sự phụ thuộc của khách hàng vào Công

ty, từ đó có cơ sở để gây sức ép với họ, buộc họ phải thanh toán nhanh nếu như họ muốn đảm bảo tiến độ cho quá trình sản xuất của mình.

- Trước khi tiến hành bán hàng, Công ty cần phải nghiên cứu kỹ khách hàng để xác định chính xác khả năng thanh toán của họ, từ đó có những biện pháp đối phó phù hợp. Nếu như giá trị hợp đồng lớn mà khả năng thanh toán của khách hàng lại thấp thì Công ty cần phải thận trọng trong việc quyết định có nên tiến hành buôn bán với họ hay không. Còn nếu như có nhiều khách hàng cùng có nhu cầu về một loại mặt hàng nào đó của Công ty thì Công ty phải ưu tiên cho khách hàng có khả năng thanh toán lớn nhất. Có như vậy Công ty mới có thể đảm bảo được khả năng thu hồi vốn. Dưới góc độ này, Công ty phải đặt mục tiêu thu hồi vốn lên trên mục tiêu tăng doanh thu bán hàng.

- Đa dạng hoá hình thức trao đổi, có nghĩa là Công ty nên áp dụng cả hình thức buôn bán đối lưu với các đơn vị sản xuất trong ngành. Cụ thể là, tiến hành thanh toán hợp đồng bằng cách bù trừ với khách hàng thông qua việc thu mua hàng nhập khẩu (than xuất khẩu, các trang thiết bị, máy móc xuất khẩu...). Ở đây có thể hiểu là Công ty sẽ tiến hành trao đổi máy móc, thiết bị lấy than xuất khẩu. Điều này không chỉ đảm bảo cho Công ty có thể thu hồi nhanh vốn cho xuất khẩu mà nó còn góp phần đẩy mạnh hoạt động kinh doanh than xuất khẩu của mình. Biện pháp này hoàn toàn có thể áp dụng được vì Công ty Xuất nhập khẩu và hợp tác Quốc tế hiện đang là một trong những đầu mối xuất khẩu Than chính của ngành đồng thời cũng là một Công ty thương mại có giá trị hợp đồng nhập khẩu lớn nhất trong Tổng Công ty, cho nên các đơn vị trong ngành muốn xuất khẩu Than và nhập khẩu vật tư, máy móc, thiết bị đều phải thông qua Công ty.

1.2. Về quản trị tiền mặt của Công ty

Vào năm 2007 lượng tiền của công ty năm 2007 tăng 21.871.790.792 VNĐ tương ứng với 52,51% so với năm 2006. Năm 2008, lượng vốn lưu động ròng bằng tiền của công ty tăng 20,38% so với năm 2007. Lượng tiền ngân hàng có xu hướng

tăng lên nhiều, còn lượng tiền mặt tại quỹ lại có hiện tượng giảm đi. Công ty phải làm sao duy trì được một lượng tiền tối thiểu ở quỹ tiền mặt cũng như tiền gửi ngân hàng vì tiền gửi ngân hàng còn có lãi và Công ty cần phải dùng đến nó để chu chuyển. Còn tiền mặt thì Công ty còn cần dùng đến nhiều để chi trả những việc cần thiết cho Công ty. Để khắc phục những vấn đề trên, Công ty cần phải thực hiện một số giải pháp sau:

+ Luôn duy trì một lượng vốn bằng tiền cần thiết tối thiểu trong Công ty bằng cách xây dựng dòng thu chi tiền mặt trong năm: từ đó xác định được mức tiền mặt tồn quỹ hợp lý nhằm chủ động trong việc cung ứng vốn, đảm bảo khả năng thanh toán nhanh và tức thời, và là căn cứ cho các quyết định tài chính ngắn hạn.

Một trong các cách xác định mức dự trữ ngân quỹ hợp lý nhất và được sử dụng khá phổ biến hiện nay là:

Mức tồn quỹ tiền mặt

hợp lý

=

Mức xuất quỹ bình quân 1

ngày

x

Số ngày cần thiết dự

trữ

Một mức tiền mặt tồn quỹ được xem là hợp lý khi nó có thể giúp cho Công ty:

 Đảm bảo khả năng thanh toán ngay, từ đó Công ty không phải xin gia hạn thanh toán dẫn đến bị phạt hoặc phải trả lãi cao hơn.

 Bảo đảm khả năng mua chịu của nhà cung cấp.

 Tận dụng được các cơ hội kinh doanh đem lại lợi nhuận cao cho Công ty.


Tổng lợi nhuận hàng

năm do thu hồi tiền sớm

=

Số tiền thu hồi sớm

x

Lãi suất cơ hội

Lợi nhuận ròng từ việc

thu hồi tiền sớm


=

Tổng lợi nhuận do thu hồi

tiền sớm


x

Chi phí thu hồi

sớm


+ Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt: Có rất nhiều cách để gia tăng tốc độ thu hồi tiền mặt như phát triển thêm nhiều hình thức thanh toán (ví dụ như: thanh toán chuyển

khoản, tiền mặt, hối phiếu…); hoặc Công ty có thể khuyến khích khách hàng trả tiền sớm bằng cách áp dụng chính sách chiết khấu, thưởng tặng vật chất …

Để có thể đánh giá hiệu quả của việc thu hồi tiền sớm ta có các công thức sau:


Số tiền thu hồi

=

Số tiền thu được trung bình

mỗi ngày

x

Số ngày tiết kiệm


Tổng lợi nhuận hàng

năm do thu hồi tiền sớm

=

Số tiền thu hồi sớm

x

Lãi suất cơ hội

Lợi nhuận ròng từ việc

thu hồi tiền sớm


=

Tổng lợi nhuận do thu hồi

tiền sớm


x

Chi phí thu hồi

sớm


+ Trong năm Công ty phải xem xét kế hoạch sản xuất và các hợp đồng của năm tới để sao cho có thể duy trì một lượng tiền mặt tại quỹ lớn, đủ chi trả cho các công việc của Công ty. Vì một lượng tiền mặt lớn thì sự tự chủ của Công ty sẽ cao hơn, Công ty không phải đi huy động từ các nguồn vốn vay nhiều. Nên Công ty luôn phải duy trì lượng tiền mặt tối thiểu để chi trả nợ cũng như trả cho cán bộ công nhân viên...

+ Công ty phải xem xét việc phân chia giữa tiền mặt và chứng khoán được gọi là quyết định kết hợp giữa tiền mặt và chứng khoán. Quyết định này phải là kết quả của một chiến lược đã được nghiên cứu, tính toán vô cùng kỹ lưỡng. Khi được quyết định một cách vô thức thì nó chỉ là kết quả của sự điều tiết các hoạt động doanh nghiệp: hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư bình thường của công ty mà thôi. Công ty khi đưa ra quyết định cần phân biệt rõ hai quyết định có quan hệ qua lại lẫn nhau là thiết lập sự kết hợp mục tiêu, và quản lý số dư tiền mặt và chứng khoán khi chúng có sai lệch so với kết hợp mục tiêu ban đầu.

Khi lập các mô hình tối ưu hóa tiền mặt, người ta chủ yếu tập trung vào quản trị số dư tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn. Tuy nhiên, Công ty còn phải xem xét kĩ lưỡng các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến hai điều này. Đặc điểm của thị trường tiền tệ là không hoàn hảo nên nhà quản trị phải duy trì số dư tiền mặt như thế nào để giảm thiểu chi phí quản lý.

Như vậy, lượng tiền mặt mà lớn thì là một điều rất tốt vì có như vậy thì Công ty mới tự chủ về tài chính được.

1.3. Về quản trị hàng tồn kho của Công ty

Muốn quản lý vốn lưu động được tốt và có hiệu quả cao thì ta phải quản lý từng khâu từng bộ phận. Vì vậy, một trong những biện pháp hiệu quả để mang lại hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì công ty phải quản lý chặt chẽ khâu sản xuất và giảm lượng hàng hóa tồn kho.

Qua phân tích ở chương II ,quy mô hàng tồn kho của công ty tăng. Hàng tồn kho năm 2007 giảm 15,45% so với năm 2006, nhưng năm 2008 giá trị hàng tồn kho lại tăng 69,7% so với năm 2007. Đối với quy mô sản xuất của công ty thì đây quả là một con số khá lớn gây ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty và vốn của Công ty bị ứ đọng ở khoản này quá nhiều. Để đảm bảo cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh và sử dụng vốn có hiệu quả, giảm tỷ lệ hàng tồn kho thì Công ty cần phải thực hiện một số vấn đề sau:

+ Lập kế hoạch sản xuất cho năm kế hoạch trên cơ sở tình hình năm báo cáo, chi tiết khối lượng sản xuất theo từng tháng, quý để sao cho trong năm công ty sản xuất đúng mức và tiêu thụ hết không gây tồn đọng hàng hóa ảnh hưởng tới tốc độ luân chuyển vốn và làm cho công ty bị thua lỗ.

+ Việc ký kết hợp đồng mua bán cần tiến hành nhanh gọn chặt chẽ đảm bảo cho sản xuất tới đâu tiêu thụ hết tới đó, triệt để phương châm “Mua nhanh bán nhanh” để hạn chế tối đa ứ đọng vật tư hàng hoá dẫn đến kém hoặc mất phẩm chất hàng hoá, ứ đọng vốn.

+ Tăng cường công tác xuất hàng và vận chuyển. Có chính ưu đãi đối với khách hàng như chịu một phần chi phí vận chuyển. Lựa chọn các phương tiện vận chuyển phù hợp để tối thiểu hóa chi phí vận chuyển, xếp dỡ.

+ Công ty phải theo dõi sự biến động của thị trường vật tư, hàng hóa. Dự đoán xu thế biến động trong kỳ tới để có quyết định điều chỉnh kịp thời việc mua sắm, dự trữ vật tư hàng hóa có lợi cho doanh nghiệp trước sự biến động của thị trường.

+ Tiến hành thực hiện tốt việc mua bảo hiểm đối với vật tư hàng hóa, lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Biện pháp này giúp cho doanh nghiệp chủ động thực hiện bảo toàn vốn lưu động.

+ Đối với những hàng hoá tồn đọng trong kho lâu ngày công ty nên: Hạ giá bán để thúc đẩy tiêu thụ nhanh hàng hoá, áp dụng phương thức thanh toán trả chậm và đưa ra các mức giá linh hoạt đối với từng thời gian trả tiền.

+ Tiến hành cải thiện và áp dụng phương pháp Just in time để quản lý hàng tồn kho. Khi áp dụng phương pháp này, trong các giai đoạn sản xuất nguyên liệu được đáp ứng đầy đủ và chính xác vào lúc cần thiết, không có tình trạng tồn trữ và thiếu hụt nguyên vật liệu. Mỗi công đoạn sản xuất sẽ sản xuất ra số lượng cần thiết và hệ thống chỉ sản xuất ra các sản phẩm mà khách hàng muốn. Qua đó không có hạng mục nào sản xuất ra thành phẩm mà không có đầu ra phải tồn kho và không có nhân công, thiết bị nào phải chờ đợi vì không có nguyên vật liệu để sản xuất, giúp doanh nghiệp giảm thiểu được chi phí tồn kho và chi phí thiệt hai do thiếu nguyên vật liệu.

Cùng với việc kiểm kê và đánh giá hàng tồn kho định kỳ hàng tháng, hàng quý, công ty phải thường xuyên định mức dự trữ hợp lý từng loại hàng hoá dựa trên phân tích nhu cầu thực tế của kỳ trước. Tránh tình trạng dự trữ vượt định mức gây ứ đọng vốn. Giải quyết kịp thời tình trạng ứ đọng, mất mát, hao hụt vật tư hàng hoá. Từ đó tạo ra việc sử dụng vốn lưu động một cách hợp lý, đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn để có thể giảm bớt nhu cầu vay vốn, giảm bớt được chi phí tiền lãi vay.

1.4. Về quản trị khoản phải thu của Công ty

Ngày đăng: 09/09/2022