Quản trị vốn lưu động vòng tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Coalimex - 12

Thực hiện tiêu thụ nhanh sản phẩm và thu hồi vốn là điều mong mỏi của tất cả các công ty sản xuất kinh doanh. Có thu hồi được vốn thì Công ty mới thực hiện được công việc tái sản xuất để đẩy vòng quay vốn nhanh, đem lại hiệu quả sử dụng vốn cao.

Các khoản phải thu năm 2006, 2007, 2008 đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn lưu động. So với thời điểm 31/12/2006 khoản phải thu tại thời điểm 31/12/2007 đã giảm đi 58.131.920.251 VNĐ với tỷ lệ là 21,82%, và giảm 15.573.108.918 tương đương với 7,47% vào cùng kì năm 2008. Tuy nhiên, do khoản phải thu chiếm một tỷ trọng lớn trong nguồn vốn lưu động ròng của doanh nghiệp, nên doanh nghiệp vẫn phải luôn duy trì và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Công ty có thể thực hiện một số giải pháp quản lý khoản phải thu như sau:

-Về mặt thanh toán:

Trước khi ký hợp đồng, công ty cần phân loại khách hàng tìm hiểu kỹ khả năng thanh toán của khách hàng. Với khách hàng lớn, có uy tín có thể bán nhiều hàng và chấp nhận thanh toán chậm. Đối với những khách hàng mới, chưa có uy tín thì cần tiến hành phương thức thanh toán ngay hoặc có thể bán với lượng hàng vừa phải để tạo quan hệ đối tác và có thể từ chối những khách hàng nợ nần hoặc không có khả năng thanh toán…nhằm tránh rủi ro về tài chính, giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Khi bán hàng cần ghi rõ thời gian thu tiền, phương thức thanh toán có vậy thì công ty mới dễ dàng thu nợ mà cũng làm cho khách hàng có ý thức trả nợ.

Áp dụng chiết khấu thanh toán khi bán hàng để kích thích khách hàng thanh toán tiền hàng sớm và ngay khi giao hàng.

Ta có ví dụ minh hoạ sau:

Cuối năm 2008, số dư các khoản phải thu khách hàng là 155.855.515.192 đ Giả sử trong năm Công ty có chính sách cho phép khách hàng trả chậm trong một tháng. Với lãi suất cho vay ngắn hạn của ngân hàng Vietcombank hiện nay là

1,06%/ tháng, Công ty sẽ phải đi vay để bổ sung vốn với số tiền lãi phải trả là 155.855.515.192đ x 1,06% = 1.652.068.461đ. Trong khi đó, nếu Công ty áp dụng chính sách chiết khấu với tỉ lệ chiết khấu là 0,6% giá trị hàng thì có thể thu được tiền hàng ngay và chỉ mất một khoản phí là 155.855.515.192đ x 0,6% = 935.133.091đ. Như vậy, Công ty đã tiết kiệm được một số tiền là: 1.652.068.461– 935.133.091= 716.935.370đ.

- Công ty cần thực hiện một số biện pháp quản lý và thu hồi nợ như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Mở sổ theo dõi chi tiết các khoản nợ phải thu phát sinh trong, ngoài công ty.

Từ các sổ chi tiết đó, công ty lập dự phòng phải thu khó đòi.

Quản trị vốn lưu động vòng tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Coalimex - 12

Thường xuyên theo dõi tình hình phát sinh nợ phải thu và tình hình thu hồi nợ để có nhưng biện pháp đôn đốc thúc đòi cho dứt điểm, tránh tình trạng để nợ quá hạn. Công ty phải xác định rõ việc thanh toán của các đơn vị là thanh toán cho khoản nào để từ đó xác định các khoản còn phải thu. Trường hợp không thể tự giải quyết, công ty có thể nhờ sự can thiệp của pháp luật.

Áp dụng chính sách bán chịu với khách hàng, nợ phải thu từ khách hàng của doanh nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào khối lượng hàng hóa, dịch vụ bán chịu cho khách hàng và thời gian bán chịu. Khi quản lý khoản phải thu doanh nghiệp trước hết phải cần xem xét, đánh giá các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến chính sách bán chịu của doanh nghiệp như :

- Mục tiêu mở rộng thị trường tiêu thụ, tăng doanh thu và tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.

- Tính chất thời vụ trong sản xuất và tiêu thụ của một số sản phẩm.

- Tình trạng cạnh tranh: cần xem xét tình hình bán chịu của các đối thủ cạnh tranh để có đối sách bán chịu thích hợp và có lợi.

- Tình trạng tài chính của doanh nghiệp: không thể mở rộng việc bán chịu cho khách hàng khi doanh nghiệp đã có nợ phải thu ở mức cao và có sự thiếu hụt lớn vốn bằng tiền trong cân đối thu chi tiền mặt.

Ngoài ra, công ty còn phải chú ý việc phân tích khách hàng, xác định đối tượng bán chịu. Để thẩm định độ rủi ro cần có sự phân tích đánh giá khả năng trả nợ và uy tín của khách hàng, nhất là với những khách hàng tiềm năng. Thiết lập một hạn mức tín dụng hợp lý, quản lý nợ phải thu là nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Vì vậy, nên chấp hành đơn xin cấp tín dụng của những khách hàng nếu có cơ hội trở thành khách hàng thường xuyên và đáng tin cậy của doanh nghiệp. Trong trường hợp khách hàng có tín chấp hoặc đáng nghi ngờ, doanh nghiệp cần ấn định một hạn mức tín dụng hạn chế để tránh rủi ro.

Tóm lại, chính sách tín dụng thương mại phải vừa “lỏng” thể hiện qua việc áp dụng tỷ lệ chiết khấu, giảm giá hợp lý đối với khách hàng thanh toán nhanh, mua hàng với số lượng lớn. Đồng thời phải vừa “chặt” thông qua những quy định phạt chậm trả hoặc vi phạm hợp đồng thương mại.

1.5. Về quản trị khoản phải trả của Công ty

Không chỉ quản trị không tốt các khoản phải thu mà ngay cả yếu kém trong quản trị các khoản phải trả cũng có thể trở thành nguy cơ dẫn một công ty đến chỗ phá sản. Gánh nặng nợ nần do mua chịu quá nhiều trong khi không thể đầy mạnh doanh thu bán hàng và không có biện pháp gia tăng dòng ngân lưu từ hoạt động kinh doanh sẽ đưa công ty đễn chỗ suy yếu về tài chính và thiếu hụt nguồn tiền để trả nợ người bán.

Đối với công ty Coalimex, việc quản trị khoản phải trả tương đối tốt, tuy nhiên công ty cần cân đối các khoản vay nợ của mình để tránh rơi vào tình trạng nợ nần. Nếu quyết định không thanh toán sớm và không hưởng chiết khấu, công ty nên trì hoãn việc thanh toán đến cuối thời hạn chậm trả cho phép. Ngược lại, thanh toán trễ hạn là điều nên tránh, trừ khi tình hình tài chính không cho phép công ty thanh toán đúng hạn.

Công ty nên áp dụng biểu đồ ngân lưu và mô hình quản trị khoản phải trả đã đề cập ở chương I.

Tiến hành nâng cao và hoàn thiện hệ thống thông tin quản trị các khoản phải trả. Lợi ích lớn lao của việc đầu tư cho hệ thống tự động hóa các giao dịch tài chính tại các công ty là điều mà không một ai có thể chối cãi. Thực tế cho thấy, số ngày trả tiền của nhiều ngành và công ty đều có xu hướng giảm trong thời gian gần đây. Đó là hệ quả của một hệ thống thông tin hiệu quả. Tuy nhiên, vốn đầu tư cho một hệ thống như vậy là không nhỏ vì để có được một hệ thống quản trị khoản phải trả hữu hiệu cần có một hệ thống thông tin được kết nối không chì trong nội bộ mà cả với khách hàng.

Hình thức phổ biến nhất mà công ty sử dụng là tín dụng thương mại – khoản phải trả cho nhà cung cấp với thời hạn 30 ngày và không cần những cam kết chính thức bằng văn bản. Tuy nhiên, nhiều công ty vẫn sử dụng cam kết chính thức bằng văn bản để vay thêm nhiều khoản nợ ngắn hạn khác từ ngân hàng hoặc những tổ chức cho vay khác.

1.6. Một số biện pháp về hoạt động kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm

 Nâng cao hiệu quả đầu tư của doanh nghiệp trong các lĩnh vực.

Hiện tại, công ty đang đầu tư trong các lĩnh vực nhà đất và địa ốc. Đối với tình hình kinh tế suy thoái như hiện nay, việc đầu tư bất động sản đòi hỏi sự nghiên cứu và tính thận trọng cao. Đây chỉ là một lĩnh vực phụ trong hoạt động sản xuất của công ty, do đó, công ty nên xem xét và phân bổ nguồn vốn sao cho hợp lý vào hoạt động đầu tư này, tránh ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty.

Để làm được điều đó, Công ty nên áp dụng một số biện pháp như sau:

+ Xây dựng chính sách đầu tư, bộ phận tài chính nên đánh giá khả năng thanh khoản của Công ty, mức độ rủi ro sai lệch có thể có, và mọi giới hạn thành phần với chính sách đầu tư của Công ty.

+ Đánh giá và lựa chọn cẩn thận và chính xác các dự án đầu tư. Để lựa chọn dự án cần cân nhắc nhiều mặt, trong đó vè tài chính, chủ yếu là xem xét hiệu quả

kinh tế của dự án đầu tư. Có nhiều tiêu chuẩn khác nhau được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế của dự án, các chỉ tiêu được sử dụng phải nhằm đánh giá được mức tiềm năng lợi nhuận của một dự án đầu tư.

 Đổi mới và đa dạng hoá các hoạt động dịch vụ, hoạt động tài chính

Trong hoạt động của Công ty, hoạt động dịch vụ và hoạt động tài chính đã thu được những kết quả nhất định. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính năm 2008 đã tăng vọt so với năm 2006 và 2007. Tuy nhiên, các khoản thu nhập từ hoạt động tài chính cũng chỉ đơn thuần là thu từ tiền lãi trả chậm của khách hàng và lãi tiền gửi Ngân hàng chứ chưa thực sự mang tính chất đầu tư lắm. Như vậy, song song với việc đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ và hoạt động tài chính hiện có, việc đổi mới và đa dạng hoá các loại hình dịch vụ, hoạt động tài chính là rất cần thiết, góp phần tăng lợi nhuận, tạo công ăn viêc làm cho người lao động, đồng thời cũng tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty.

Ngoài việc kết hợp với hoạt động kinh doanh Xuất Nhập khẩu, Công ty cần có một đội ngũ cán bộ có đủ trình độ nghiệp vụ, có kinh nghiệm làm dịch vụ kèm theo như tư vấn các doanh nghiệp trong nước về việc trang bị, đổi mới máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ, làm môi giới tạo điều kiện cho các đơn vị trong nước tiếp xúc, giao dịch, ký kết hợp đồng với các hãng nước ngoài. Tư vấn cho các hãng nước ngoài hiểu biết thêm về thị trường trong nước. Đây không chỉ là biện pháp làm tăng lợi nhuận mà còn là hình thức quảng cáo giới thiệu Công ty với các bạn hàng, từ đó nâng cao uy tín, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của Công ty.

Hiện nay Nhà nước khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh Xuất Nhập khẩu nhằm khai thác lợi thế và sức mạnh tổng hợp của tất cả các thành phần kinh tế, tạo sức mạnh cạnh tranh. Đối với các doanh nghiệp tư nhân, các Công ty TNHH, các hộ gia đình… thì hoạt động kinh doanh Xuất Nhập khẩu có thể còn rất mới lạ. Vì vậy, với uy tín và kinh nghiệm làm công tác Xuất

Nhập khẩu lâu năm, Công ty có thể nghiên cứu thực hiện dịch vụ tư vấn về ngoại thương đối với các đơn vị kinh tế này, giúp họ trong bước đầu và có thể tạo điều kiện thuận lợi để Công ty ký kết hợp đồng với chính họ.

 Mở rộng thị trường và đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa

Trước tình hình hiện nay do hàng hoá sản phẩm tồn kho chiếm tỷ trọng cao trong tổng số tài sản lưu động dự trữ, vì vậy vấn đề đặt ra là phải tìm mọi biện pháp để mở rộng thị trường, nâng cao sức tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của công ty.

Hiện nay thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá của công ty không chỉ ở trong nước mà còn ở nước ngoài nhưng chỉ tập trung chủ yếu là Nhật Bản và Hàn Quốc. Vì vậy, công ty cần đa dạng hoá các hình thức tiêu thụ hàng hoá mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và sang nhiều nước khác trên thế giới như thị trường Châu Âu sẽ giúp thúc đẩy tăng doanh số bán ra. Một mặt phải chủ động tìm kiếm các đơn đặt hàng, một mặt phải bám sát tranh thủ sự chỉ đạo giúp đỡ của Nhà nước và Tập đoàn than và khoáng sản, các công ty Trung ương và các đơn vị khác trong ngành để mở rộng thị trường kinh doanh, thiết lập mối quan hệ vững chắc với các bạn hàng.

Lĩnh vực chủ yếu của công ty là xuất nhập khẩu do đó vai trò của hoạt động marketing rất quan trọng. Do đó, trong thời gian tới, công ty phải nâng cao chất lượng của bộ phận marketing, chuyên nghiên cứu thị trường, thúc đẩy cho quá trình tiêu thụ hàng hoá được nhanh chóng. Trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt mà công ty nhất thiết phải có một bộ phận nghiên cứu thị trường có tổ chức, có năng lực, am hiểu khách hàng, hiểu biết thị trường từ đó tham mưu giúp cấp trên đưa ra những quyết định đúng đắn.

Song song với các biện pháp trên, việc giảm tối thiểu chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng là một trong những biện pháp quan trọng để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Cũng kết hợp với các biện pháp này công ty có kế hoạch đào tạo nâng cao kiến thức nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, có chính sách khuyến khích với chế độ khen thưởng thông qua hiệu quả công việc. Có như vậy công ty mới có biện pháp nâng cao năng suất lao động đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, tăng hiệu quả sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng.

2. Một số kiến nghị đối với nhà nước

Trong báo cáo của Chính phủ do Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải trình bày tại kỳ họp thứ 8 Quốc Hội Khóa XI đã chỉ rõ: “Trong năm 2006 và kế hoạch 5 năm (2006-2010), dự kiến tiếp tục huy động vốn đầu tư phát triển ở mức cao. Vấn đề then chốt hiện nay là đẩy nhanh nhịp độ tăng trưởng kinh tế và phải nâng cao hiệu quả đầu tư, giảm xuất đầu tư cho một đơn vị tăng cường6. Để đảm bảo thực hiện đúng các mục tiêu Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra cần đẩy nhanh tốc độ sắp xếp đổi mới các doanh nghiệp nhà nước. Đặc biệt là tiến độ cổ phần hóa, chú trọng những doanh nghiệp có quy mô lớn, kinh doanh có hiệu quả. Để thực hiện mục tiêu trên, chính phủ đã cụ thể hóa các chủ trương của Đảng, “Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số13/2005/QĐ-TTg về kế hoạch triển khai thực hiện chỉ thị số 45/CT-TƯ của Bộ chính trị về đẩy mạnh , sắp xếp đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của Nhà nước tập trung thực hiện cổ phần hóa các doanh nghiệp”7. Bởi vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2010, vấn đề cổ phần hóa vẫn là một nội dung quan trọng của đổi mới các doanh nghiệp Nhà nước. Chính trên ý nghĩa đó, Chính phủ đã ra nghị quyết chỉ rõ : “ Đúc kết thí điểm và hoàn chỉnh mô hình công ty mẹ, công ty con để mở rộng việc áp dụng gắn liền với tiền trình cổ phần hóa, chuyển mối quan hệ trong nội bộ tổng công ty mang tính chất chủ quan hành chính sang quan hệ tài chính – kinh tế, phát huy tính chủ động của các công ty thành viên”. Mặt khác gần 20 năm qua kể từ năm 1992 việc cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước đã đem lại kết quả rõ rệt và đã chứng minh tính ưu việt của nó so với các loại hình doanh

6 Tạp chí kinh tế và dự báo số tháng 11 năm 2005 tr1

7 Thời báo kinh tế số 14 thứ 5 ngày 20 tháng 1 năm 2005

nghiệp khác. Bởi vậy, theo tinh thần Chính phủ cần phải tiếp tục mở rộng quy mô cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trong những năm tới. Để làm được điều đó, Nhà nước cần phải điều chỉnh một số vấn đề sau:

2.1. Hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thông tin kế toán

Nhà nước phải tiến hành hoàn thiện hệ thống chỉ tiêu thông tin kế toán phân tích tình hình tài chính trong các công ty cổ phần phải đảm bảo những yêu cầu nhất định. Phải coi việc phân tích tình hình tài chính của công ty là điều kiện khách quan. Đây là một yêu cầu có quy tắc trong quản lý tài chính của công ty. Chỉ có thông qua phân tích tài chính mới có căn cứ khoa học vững chắc để ra các quyết định đúng đắn cho hoạt động tài chính của công ty tiếp cận được những mục tiêu đã định. Phải đảm bảo tính thống nhất về phương pháp và kỹ thuật tính toán các chỉ tiêu cơ bản, đặc trưng cho hoạt động tài chính trong công ty cổ phần.

2.2. Ban hành những chính sách ngoại thương hỗ trợ ngành xuất khẩu than

Trong định hướng phát triển của đất nước, Nhà nước khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh Xuất Nhập khẩu nhằm khai thác lợi thế và sức mạnh tổng hợp của các thành phần kinh tế, tạo sức mạnh cạnh tranh. Muốn vậy Nhà nước cần phải có những chính sách ngoại thương thoả đáng vừa hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh trong nước, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho các Công ty nước ngoài bởi việc Nhà nước quy định các mặt hàng xuất khẩu, thuế suất nhập khẩu, hạn ngạch, chính sách bảo trợ có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động Xuất Nhập khẩu.

Than là một trong những ngành công nghiệp chủ yếu đóng góp vào sự tăng trưởng GDP cũng như tăng thu nhập chung của đất nước. Ngành công nghiệp than phát triển sẽ có nguồn thu ngoại tệ khá lớn cho đất nước. Do đó, Nhà nước phải có chính sách hỗ trợ và bảo hộ sản xuất trong nước phù hợp với quy định thế giới. Hiện nay đang có khoảng cách chênh lệch khá xa giữa các doanh nghiệp trong nước so với nước ngoài trên các mặt: vốn, công nghệ, trình độ quản lý, Marketing đang là một khó khăn đối với

Ngày đăng: 09/09/2022