Căn Cứ Vào Vai Trò Của Vốn Lưu Động Trong Quá Trình Sản Xuất Kinh

3.4. Phân loại vốn lưu động

Để quản lý và sử dụng vốn lưu động một cách có hiệu quả, cần phải phân loại vốn lưu động của doanh nghiệp theo các tiêu thức phù hợp.

3.4.1. Căn cứ vào vai trò của vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh

doanh

Theo cách phân loại này thì vốn lưu động của doanh nghiệp được phân chia

thành 3 loại:

3.4.1.1. Vốn lưu động trong khâu sản xuất Bao gồm các khoản vốn sau:

Vốn sản phẩm đang chế tạo: Là biểu hiện bằng tiền các chi phí sản xuất kinh doanh đã bỏ ra cho các loại sản phẩm đang trong quá trình sản xuất.

Vốn bán thành phẩm tự chế: Đây là phần vốn lưu động phản ánh giá trị các chi phí sản xuất kinh doanh bỏ ra khi sản xuất sản phẩm đã trải qua những công đoạn sản xuất nhất định nhưng chưa hoàn thành sản phẩm cuối cùng (thành phẩm).

Vốn chi phí trả trước: Là các chi phí thực tế đã phát sinh nhưng có tác dụng cho nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên chưa thể tính hết vào giá thành sản phẩm trong chu kỳ này mà còn được tính dần vào giá thành sản phẩm của một số kỳ tiếp theo như: chi phí nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật, chi phí xây dựng, lắp đặt các công trình tạm thời, chi phí về ván khuôn, giàn giáo phải lắp dùng trong xây dựng cơ bản…

3.4.1.2. Vốn lưu động trong khâu dự trữ

Vốn nguyên vật liệu chính: Là giá trị các loại vật tư dùng dự trữ sản xuất mà khi tham gia vào sản xuất chúng cấu thành thực thể của sản phẩm.

Vốn nguyên vật liệu phụ: Là giá trị các loại vật tư dự trữ dùng trong sản xuất. Các loại vật tư này không cấu thành thực thể chính của sản phẩm mà nó kết hợp với nguyên vật liệu chính làm thay đổi màu sắc, mùi vị, hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc tạo điều kiện cho quá trình sản xuất sản phẩm thực hiện được bình thường, thuận lợi.

Vốn nhiên liệu: Là các loại nhiên liệu dự trữ dùng trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vốn phụ tùng thay thế: Là các giá trị vật tư dùng để thay thế, sửa chữa các tài sản cố định dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Vốn vật liệu đóng gói: Là giá trị của các vật tư mà khi tham gia vào quá trình sản xuất nó cấu thành bao bì sản phẩm bảo quản sản phẩm.

Vốn công cụ, dụng cụ: Là giá trị các công cụ dụng cụ không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định, dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.4.1.3. Vốn lưu động trong khâu lưu thông Bao gồm các khoản vốn:

Vốn thành phẩm: Là giá trị những sản phẩm đã được sản xuất xong, đạt tiêu chuẩn kỹ thuật và đã được nhập kho.

Vốn bằng tiền: Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển. Tiền là một loại tài sản của doanh nghiệp mà có thể dễ dàng chuyển đổi thành các loại tài sản khác hoặc để trả nợ. Do vậy, trong hoạt động kinh doanh, đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có một lượng tiền nhất định.

Các khoản đầu tư ngắn hạn: Đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn…Đây là những khoản đầu tư nhằm một mặt đảm bảo khả năng thanh toán (do tính thanh khoản của các tài sản tài chính ngắn hạn được đầu tư), mặt khác tận dụng khả năng sinh lời của các tài sản tài chính ngắn hạn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

Các khoản vốn trong thanh toán: Các khoản phải thu, các khoản tạm ứng… Chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng, thể hiện số tiền mà khách hàng nợ doanh nghiệp trong quá trình bán hàng hóa, dịch vụ dưới hình thức trả trước hay trả sau.

3.4.2.Căn cứ vào hình thái biểu hiện

3.4.2.1. Tiền và các tài sản tương đương tiền

Vốn bằng tiền

Các tài sản tương đương tiền: bao gồm các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn

3.4.2.2. Các khoản phải thu

Nghiên cứu các khoản phải thu giúp cho doanh nghiệp nắm bắt chặt chẽ và đưa ra những chính sách tín dụng thương mại hợp lý, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, nâng cao doanh số cũng như hiệu quả sử dụng vốn.

3.4.2.3. Hàng tồn kho

Là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng vật cụ thể bao gồm:

Vốn nguyên, nhiên vật liệu

- Vốn nguyên vật liệu chính

- Vốn nguyên vật liệu phụ

- Vốn nhiên liệu

Công cụ, dụng cụ trong kho

Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

Thành phẩm tồn kho

Hàng gửi bán

Hàng mua đang đi đường

3.4.2.4. Các tài sản lưu động khác

Tạm ứng

Chi phí trả trước

Chi phí chờ kết chuyển

Các khoản thế chấp, ký quỹ, ký cược ngắn hạn

3.4.3.Căn cứ vào nguồn hình thành vốn lưu động

3.4.3.1. Nguồn vốn chủ sở hữu

Là nguồn vốn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt. Tùy theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ

thể riêng: Vốn lưu động được ngân sách nhà nước cấp hoặc có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước; số vốn do các thành viên hoặc chủ doanh nghiệp tư nhân bỏ ra; số vốn lưu động tăng thêm từ lợi nhuận bổ sung; số vốn góp từ liên doanh liên kết; số vốn lưu động huy động được qua phát hành cổ phiếu.

3.4.3.2. Nợ phải trả Bao gồm:

Nguồn vốn đi vay: Là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác, vốn thông qua phát hành trái phiếu.

Nguồn vốn trong thanh toán: Là các khoản nợ khách hàng, doanh nghiệp khác trong quá trình thanh toán.

Việc phân loại này giúp chúng ta thấy được kết cấu các nguồn hình thành nên vốn lưu động của doanh nghiệp, từ đó doanh nghiệp có thể chủ động đưa ra các biện pháp huy động, quản lý và sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn.

3.4.4. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu vốn lưu

động

Kết cấu vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động

chiếm trong tổng số vốn lưu động tại một thời điểm nhất định. Nghiên cứu kết cấu vốn lưu động giúp ta nhận thấy được tình hình phân bổ vốn lưu động và tỷ trọng mỗi khoản vốn trong các giai đoạn luân chuyển để xác định trọng điểm quản lý vốn lưu động và tìm mọi biện pháp tối ưu để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong từng điều kiện cụ thể.

Tại các doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động cũng không giống nhau. Thông qua phân tích kết cấu vốn lưu động theo các tiêu thức khác nhau sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về tính chất từng loại vốn lưu động mà mình đang quản lý. Từ đó có thể thấy được những biến đổi tích cực hoặc hạn chế về mặt chất lượng trong công tác quản lý, sử dụng vốn lưu động của từng doanh nghiệp.

Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết cấu của vốn lưu động, ta có thể chia làm các nhóm nhân tố như sau:

Nhân tố về sản xuất: Đặc điểm kỹ thuật, công nghệ sản xuất của từng doanh nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài chu kỳ sản xuất; trình độ tổ chức quá trình sản xuất.

Các nhân tố về mặt cung tiêu: Khoảng cách giữa doanh nghiệp với nơi cung cấp; khả năng cung cấp của thị trường; kỳ hạn giao hàng và khối lượng vật tư cung cấp mỗi lần giao hàng; đặc điểm thời vụ của chủng loại vật tư cung cấp…‌

Các nhân tố về mặt thanh toán: Phương thức thanh toán được lựa chọn theo các hợp đồng mua bán hàng; thủ tục thanh toán; việc chấp hành thủ tục thanh toán…

II. HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG

1. Khái niệm

Hiệu quả là một khái niệm luôn được đề cập trong nền kinh tế thị trường: hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế xã hội… Theo nghĩa rộng, hiệu quả là khái niệm phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết để tham gia vào một hoạt động nào đó với những mục đích xác định do con người đặt ra. Như vậy, có thể hiểu hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sử dụng các nguồn vật lực của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất.

Như ta đã biết, vốn lưu động của doanh nghiệp được sử dụng cho các quá trình dự trữ, sản xuất và lưu thông. Quá trình vận động của vốn lưu động bắt đầu từ việc dùng tiền tệ mua sắm vật tư dự trữ cho sản xuất, tiến hành sản xuất và khi sản xuất xong doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ để thu về một số vốn dưới hình thái tiền tệ ban đầu với giá trị tăng thêm. Mỗi lần vận động như vậy được gọi là một vòng luân chuyển của vốn lưu động. Doanh nghiệp sử dụng vốn đó càng có hiệu quả cao bao nhiêu thì càng có thể sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhiều bấy nhiêu. Vì lợi ích kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn từng đồng vốn lưu động làm cho mỗi đồng vốn lưu động hàng năm có thể mua nhiều nguyên, nhiên vật liệu hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm và tiêu thụ được nhiều hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động (số vòng quay vốn lưu động trong một năm).

Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, chúng ta có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau nhưng tốc độ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu cơ bản và tổng hợp nhất phản ánh trình độ sử dụng vốn lưu động.

2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động

2.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động

Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là một chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt: mua sắm, dự trữ sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp có hợp lý không, vật tư dự trữ có sử dụng tốt hay không, các khoản phí tổn trong quá trình sản xuất – kinh doanh cao hay thấp… Thông qua phân tích chỉ tiêu tốc độ vốn lưu động cho phép doanh nghiệp đẩy nhanh tốc độ luân chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.

2.1.1.Vòng quay vốn lưu động

Vòng quay vốn lưu động trong kỳ được tính theo công thức:



MKỳ

LKỳ =

VLĐBQKỳ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Sông Đà 11 - 3

Trong đó:

Mkỳ : Tổng mức luân chuyển vốn lưu động trong kỳ. Trong năm, tổng mức luân chuyển vốn lưu động được xác định bằng doanh thu thuần của doanh nghiệp.

LKỳ =

Doanh thu thuần

Vốn lưu động bình quân trong kỳ

VLĐBQKỳ : Vốn lưu động bình quân trong một kỳ Ta có:



Đây là chỉ tiêu nói lên vòng quay của vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trên mối quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất (tổng doanh thu thuần) và số vốn lưu động bình quân bỏ ra trong kỳ. Số vòng quay vốn lưu động càng cao càng tốt.

Trong đó:

VLĐBQKỳ =

VLĐđầu kỳ + VLĐcuối kỳ

2

- Vốn lưu động bình quân trong kỳ được tính như sau:



- Vốn lưu động bình quân năm:



VLĐđầu tháng 1


VLĐcuối tháng 12


+VLĐđầu tháng 2+ . . . +VLĐđầu tháng 12 +

2

2

VLĐBQnăm =12


sau:


Để đơn giản trong tính toán ta sử dụng công thức tính VLĐBQ gần đúng như



VLĐđầu năm+ VLĐcuối năm

VLĐBQnăm =

2


2.1.2.Thời gian luân chuyển vốn lưu động

Thời gian luân chuyển vốn lưu động (K) được tính như sau:


VLĐBQkỳ x Nkỳ



Nkỳ

K =

MKỳ

hay

K =

LKỳ


Trong đó:

Nkỳ : Số ngày ước tính trong kỳ phân tích ( một năm là 360 ngày, một quý là 90 ngày, một tháng là 30 ngày).

Chỉ tiêu này nói lên độ dài bình quân của một lần luân chuyển của vốn lưu động hay số ngày bình quân cần thiết để vốn lưu động thực hiện một vòng quay trong kỳ. Ngược với chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động trong kỳ, thời gian luân chuyển vốn lưu động càng ngắn thì chứng tỏ vốn lưu động càng được sử dụng có hiệu quả.

Để đánh giá, so sánh giữa kỳ này với kỳ trước, trong hạch toán nội bộ của doanh nghiệp còn sử dụng chỉ tiêu tốc độ luân chuyển của các bộ phận (dự trữ, sản xuất, lưu thông) của vốn lưu động.

Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong dự trữ:

- Vòng quay của vốn lưu động trong dự trữ:


Ldt

Mdt

VLĐBQdt

- Thời gian luân chuyển của vốn lưu động trong dự trữ:


Kdt

VLĐBQdt 360 M

dt


Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong sản xuất:

- Vòng quay của vốn lưu động trong sản xuất:


Lsx

Msx

VLĐBQsx

- Thời gian luân chuyển của vốn lưu động trong sản xuất :


Ksx

VLĐBQsx 360

M

sx


Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong lưu thông:

- Vòng quay của vốn lưu động trong lưu thông


Llt

Mlt

VLĐBQlt

- Thời gian luân chuyển của vốn lưu động trong lưu thông:


Klt

VLĐBQlt 360

M

lt


Trong đó:

Ldt, Lsx, Llt: Số lần luân chuyển vốn lưu động trong khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông trong năm.

Kdt, Ksx, Klt: Số ngày luân chuyển bình quân của vốn lưu động ở khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông trong năm.

VLĐBQdt, VLĐBQsx, VLĐBQlt : Vốn lưu động ở khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/05/2022