Một Số Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Quản Trị Vốn Lưu Động Ròng Của Doanh Nghiệp

hạn mức tín dụng được cấp là 2000 triệu đồng nhưng chưa giải ngân, lãi suất tiền vay là 12% năm.

NPV của ngân lưu thanh toán khoản phải trả với r = 15%


Số ngày thanh toán tính

theo hóa đơn

NPV

1

3

5

7

9

11

13

15

17

19

21

23

25

27

29

31

33

35

37

39

41

989,59

988,76

987,94

987,12

986,30

995,44

994,61

993,79

992,97

992,15

991,33

990,51

989,69

988,88

988,06

987,74

987,92

988,09

988,26

988,44

988,61

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Quản trị vốn lưu động vòng tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Coalimex - 6

Đồ thị 3: Đồ thị NPV của dòng ngân lưu thanh toán khoản phải trả với r = 15%


Bảng tính và đồ thị cho các kết quả NPV tương ứng với các thời hạn trả tiền khác nhau. Từ kết quả đó, quyết định hưởng chiết khấu, công ty nên trả tiền vào ngày thứ 10 vì NPV của khoản thanh toán lúc này nhỏ nhất. Bởi bất cứ thời điểm nào trong 10 ngày trước đó NPV đều cao hơn.

Nếu quyết định không hưởng chiết khấu, công ty nên thanh toán vào ngày cuối của thời hạn chậm trả cho phép, tức là ngày thứ 30.

Các trường hợp sau ta tiến hành làm tương tự.

3.4.3. Phương pháp quản trị khoản phải trả

a. Phương pháp vòng quay khoản phải trả

Là phương pháp truyền thống dùng để giám sát khoản phải trả. Chỉ tiêu này được tính bằng doanh số mua vào, đôi khi sử dụng giá vốn hàng bán chia cho số dư khoản phải trả cuối kỳ, trong cùng khoảng thời gian, có thể là 1 năm.

Công thức tổng quát :


Vòng quay khoản phải trả

=

Doanh số mua vào

Số dư khoản phải trả

Số ngày trả tiền là một cách nhìn khác để giám sát khoản phải trả, được tính bằng cách lấy số ngày trong kỳ kinh doanh chia cho số vòng quay khoản phải trả.

b. Phương pháp tỷ lệ số dư khoản phải trả

Dựa vào bảng số liệu doanh số mua vào hàng tháng và các khoản phải trả vào tháng sau của doanh nghiêp, ta sẽ tính được số dư khoản phải trả hàng tháng sau đó khoản này được tính theo tỷ lệ phần trăm so với doanh số mua vào. Nếu tỷ lệ phần trăm này ổn định thì có thể kết luận rằng việc trả nợ được tiến hành đều đặn và đúng hạn, việc thanh toán các khoản phải trả của công ty là ổn định và nghiêm ngặt. Ngược lại, nếu tỷ lệ phần trăm này thay đổi khác nhau qua các tháng và có cách biệt lớn thì hoạt động quản trị khoản phải trả của doanh nghiệp chưa hợp lý và rất dễ dẫn đến tình trạng nợ nần cho công ty.

4. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản trị vốn lưu động ròng của doanh nghiệp

4.1. Chỉ tiêu đánh giá nhu cầu vốn lưu động ròng

Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

VLĐR>0: Tổng tài sản ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn, doanh nghiệp có khả năng thanh toán tốt

VLĐR<0: Tổng tài sản ngắn hạn nhỏ hơn nợ ngắn hạn, nợ ngắn hạn sẽ được đảm bảo một phần bằng tài sản cố định, chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp chưa tốt.

4.2. Chỉ tiêu khả năng thanh toán

4.2.1. Hệ số thanh toán ngắn hạn



Tài sản ngắn hạn

Hệ số thanh toán nhanh =


Nợ ngắn hạn

Ý nghĩa của chỉ tiêu này để đánh giá xem tài sản ngắn hạn có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn hay không. Các khoản nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong một thời gian ngắn (thường là dưới 1 năm). Tỷ số luân chuyển tài sản lưu động cho thấy doanh nghiệp có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn.

4.2.2. Hệ số thanh toán nhanh



Tiền + Khoản phải thu

Hệ số thanh toán nhanh =


Nợ ngắn hạn

Tỷ số này cho biết khả năng thanh khoản thực sự của doanh nghiệp và được tính toán dựa trên các tài sản lưu động có thể chuyển đổi nhanh thành tiền để đáp ứng những yêu cầu thanh toán cần thiết. Các tài sản lưu động bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các loại chứng khoán có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh và các khoản phải thu.

4.2.3. Hệ số thanh toán tức thời


Hệ số thanh toán tức thời =

Tiền

Nợ ngắn hạn đến hạn

Khả năng công ty trả các khoản nợ ngắn hạn mà không cần vay thêm và không cần bán hàng tồn kho.

4.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng

Số vòng quay VLĐR =

Doanh thu

Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn

4.3.1. Số vòng quay vốn lưu động ròng



Số ngày quay vòng VLĐR =

360


Số vòng quay VLĐR

Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng vốn lưu động sử dụng trong kỳ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng lớn thì số vòng quay vốn lưu động càng cao, hiệu suất sử dụng vốn lưu động ròng càng cao.

4.3.2. Số vòng quay hàng tồn kho


Số vòng quay hàng tồn kho =

Giá vốn hàng bán

Hàng tồn kho bình quân


Số ngày tồn kho =

Số ngày trong năm

Số vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho cao so với doanh nghiệp trong ngành chỉ ra rằng: Việc tổ chức và quản lý dự trữ của doanh nghiệp là tốt doanh nghiệp có thể rút ngắn

được chu kỳ kinh doanh và giảm được lượng vốn bỏ vào hàng tồn kho. Nếu số vòng quay hàng tồn kho thấp, doanh nghiệp có thể dữ trữ vật tư quá mức dẫn đến tình trạng bị ứ đọng hoặc sản phẩm bị tiêu thụ chậm. Từ đó, có thể dẫn đến dòng tiền vào của doanh nghiệp bị giảm đi và có thể đặt doanh nghiệp vào tình thế khó khăn về tài chính trong tương lai.

4.3.3. Số vòng quay khoản phải thu


Số vòng quay khoản phải thu =

Doanh thu bán chịu

Khoản phải thu bình quân

Số vòng quay càng cao chứng tỏ tình hình quản lý và thu nợ tốt, doanh nghiệp có khách hàng quen thuộc ổn định và uy tín, thanh toán đúng hạn. Mặt khác số vòng quay quá cao thể hiện phương thức bán hàng cứng nhắc, gần như bán hàng thu bằng tiền mặt, khó cạnh tranh và mở rộng thị trường.

Số ngày thu tiền =

Số ngày trong năm

Số vòng quay khoản phải thu

Là một hệ số hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh độ dài thời gian thu tiền bán hàng của doanh nghiệp kể từ lúc xuất giao hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng. Kỳ thu tiền trung bình của doanh nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào chính sách bán chịu và việc tổ chức thanh toán của doanh nghiệp. Khi xem xét kỳ thu tiền trung bình cần xem xét trong mối quan hệ với sự tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp. Kỳ thu tiền trung bình quá dài so với các doanh nghiệp trong ngành dễ dẫn đến tình trạng nợ khó đòi.

4.3.4. Số vòng quay khoản phải trả


Doanh số mua hàng chịu

Số vòng quay khoản phải trả =

Khoản phải trả bình quân



Số ngày trong năm

Số ngày trả tiền =

Số vòng quay khoản phải trả


Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp sử dụng chính sách tín dụng của nhà cung cấp như thế nào. Chỉ tiêu này quá thấp có thể ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp.

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ VỐN LƯU ĐỘNG RÒNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THAN COALIMEX‌‌


I. Tổng quan về công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Coalimex

1. Quá trình lịch sử hình thành và phát triển

Tháng 1/1995, sau khi Tổng công ty than Việt nam được thành lập, Công ty được chuyển về và chính thức trở thành thành viên của Tổng công ty than Việt Nam; qui mô của công ty lúc này bị thu nhỏ lại chỉ còn trụ sở chính ở Hà nội và hai chi nhánh tại Quảng Ninh và thành phố Hồ Chí Minh, 3 xí nghiệp trực thuộc công ty trước đây là xí nghiệp hoá chất mỏ, xí nghiệp vật tư vận tải Hải Phòng và xí nghiệp thu mua vật tư thiết bị được tách ra và thành lập đơn vị riêng. Lúc này hoạt động của Công ty trong ngành than bị thu hẹp hơn. Toàn bộ thị trường lớn xuất khẩu than chuyển lên Tổng công ty than thực hiện, công ty chỉ được phép giao dịch khai thác những khách hàng nhỏ lẻ ở thị trường mới. Công ty chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động và vượt qua những khó khăn tồn tại, công ty đã xây dựng, ban hành, thực hiện các hiệu quả kinh tế sau:

- Giao khoán kế hoạch doanh thu, chi phí đơn giá tiền lương cho các đơn vị kinh doanh.

- Quy chế trả lương (khuyến khích cá nhân có nhiều đóng góp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty).

- Quy định thi đua khen thưởng hàng năm.

Nhờ những quy định và quy chế trên đã khuyến khích động viên được cán bộ công nhân viên hăng say lao động, yên tâm đưa hết sức lực và trí tuệ vào làm việc cho công ty. Vì vậy, hàng năm tăng doanh thu, tăng lãi gộp, nộp ngân sách Nhà nước đầy đủ, tăng dần thu nhập cho cán bộ công nhân viên.

Ngày 25/12/1996 theo quyết định 3910 QĐ/ TCCB của Bộ trưởng Bộ công nghiệp, công ty chính thức đổi tên thành công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế như ngày nay. Trong giai đoạn này ngành nghề chính của công ty vẫn được duy trì, tuy nhiên theo cơ cấu tổ chức mới. Công ty giảm nhiệm vụ gia công đặt hàng trong nước và cung ứng vật liệu nổ công nghiệp nhưng được bổ sung nhiệm vụ xuất khẩu lao động.

Thời kì từ năm 2005 đến nay là thời kì chuyển đổi hình thức sở hữu vốn của Công ty. Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần theo quyết định số 149/QĐ –BCN ngày 1/12/2004 của Bộ Công nghiệp, Nhà nước (đại diện là Tập đoàn Côg nghiệp than- Khoáng sản Việt Nam) giữ cổ phần chi phối. Với tên gọi là Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than Việt Nam, tên giao dịch quốc tế Coalimex được giữ nguyên. Từ ngày 1/1/2007, Công ty đổi tên thành Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Than – TKV, tên giao dịch quốc tế đổi thành V- Coalimex. Tiếp tục kế thừa các nhiệm vụ truyền thống, Công ty mở rộng hoạt động sang nhiều lĩnh vực khác như đầu tư, liên kết đầu tư xây dựng các công trình, văn phòng cho thuê, xuất khẩu một số sản phẩm khác ngoài than…Các đơn vị trực thuộc gồm: một chi nhánh ở tỉnh Quảng Ninh và một chi nhánh ở Thành phố Hồ Chí Minh, xưởng nước đá ăn sạch tại TP Hồ Chí Minh. Công ty còn có các văn phòng đại diện tai KIEV, UKRAINA. Các đơn vị này gắn bó chặt chẽ với nhau và với Công ty mẹ về mặt lợi ích kinh tế, dịch vụ, thông tin cung ứng, tiêu thụ... nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu của toàn công ty, hoàn thành tốt nhiệm vụ của Tổng công ty giao và nhu cầu vật tư nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp.

2. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Coalimex

2.1. Cơ cấu tổ chức

Công ty Coalimex tổ chức quản lý theo mô hình trực tuyến, từ Giám đốc xuống thẳng các phòng ban mà không cần phải qua một khâu trung gian nào. Bộ máy quản lý trong công ty gọn nhẹ, đảm bảo hoạt động kinh doanh cao nhất với chế độ một thủ trưởng.

Đứng đầu công ty là Giám đốc do hội đồng quản trị của Tổng công ty than Việt nam bổ nhiệm, miễn nhiệm, Giám đốc điều hành mọi hoạt động của công ty theo luật doanh nghiệp Nhà nước, theo điều lệ của công ty và là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị Tổng công ty than Việt nam và pháp luật về toàn bộ hoạt động của công ty.

Giúp việc cho Giám đốc là hai Phó giám đốc chịu trách nhiệm quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của các phòng, ban và các chi nhánh mà Giám đốc không trực tiếp điều hành.

Dưới Ban giám đốc là các phòng, ban chi nhánh có chức năng thực hiện các nhiệm vụ do công ty giao phó. Các phòng chức năng này có trách nhiệm giúp đỡ Giám đốc giải quyết và điều hành mọi lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty. Các phòng kinh doanh cũng đồng thời hoạt động kinh doanh độc lập dưới sự điều hành của Giám đốc và Phó giám đốc.

Các chi nhánh, xưởng của công ty đứng đầu là Giám đốc các chi nhánh những đơn vị này mặc dù có tư cách pháp nhân nhưng không đầy đủ, hạch toán phụ thuộc và chịu sự giám sát chỉ đạo của Giám đốc công ty, được mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Các đơn vị này được triển khai các hoạt động kinh doanh trong phạm vi được Giám đốc uỷ quyền. Nhìn chung, cơ cấu tổ chức của công ty theo mô hình tổ chức chức năng đã giúp cho công ty tận dụng tốt được khả năng chuyên môn nghiệp vụ của các thành viên. Đồng thời điều đó cũng giúp cho công ty nhanh chóng nắm bắt được những thay đổi trên thị trường cũng như trong kinh doanh qua đó có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, cơ cấu này cũng đòi hỏi việc tổng hợp thông tin nhanh chóng phù hợp với tiến độ công việc của toàn công ty. (Điều này đã được công ty thực hiện rất tốt thông qua mạng máy vi tính hệ thống nội bộ và kết nối liên tục Internet).

Khối các phòng ban công ty gồm có:

 Phòng tổ chức nhân sự và thanh tra

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 09/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí