Cơ Cấu Tiền Khoản Phải Trả Của Công Ty Coalimex Từ Năm 2006-2008


-Ký quỹ

-Phải thu khác Cộng

17.557.015

85.123.651

266.402.114.666

0,007%

0,033%

100%

- 42.068.647

208.270.194.415

- 0.03%

100%

- 1.102.211.297

192.697.085.497

- 0,57%

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Quản trị vốn lưu động vòng tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Coalimex - 8

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty Coalimex từ 2006-2008

Các khoản phải thu là một bộ phận chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng số vốn lưu động của công ty và có liên quan trực tiếp đến chu kì vận động của vốn lưu động.

Các khoản phải thu năm 2006, 2007, 2008 đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số vốn lưu động. So với thời điểm 31/12/2006 khoản phải thu tại thời điểm 31/12/2007 đã giảm đi 58.131.920.251 VNĐ với tỷ lệ là 21,82%, và giảm 15.573.108.918 tương đương với 7,47% vào cùng kì năm 2008. Nhìn chung đây là biểu hiện tốt, điều đó chứng tỏ vốn lưu động ròng của công ty không bị chiếm dụng quá nhiều.

Sự giảm khoản phải thu là do sự giảm đi của khoản mục khoản phải thu của khách hàng. Khoản mục này chiếm tỷ trọng rất lớn trong các khoản phải thu, tại 31/12/2006 là 97% cùng thời điểm năm 2007 là 88,33% và năm 2008 là 80,88%. Khoản phải thu khách hàng đã giảm 28,8% từ năm 2006 đến năm 2007 và 15,28% từ năm 2007 đến năm 2008.

Khoản trả trước cho người bán tại 31/12/2006 chiếm 2,73% cùng thời điểm năm 2007 chiếm 11,64% và năm 2008 là 18,55% trong tổng số các khoản phải thu. Điều này chứng tỏ công ty đã có thời gian hoạt động lâu dài, phát triển về quy mô, mở rộng mạng lưới các nhà cung cấp qua các năm. Đặc biệt là năm 2007 và 2008 khoản mục phải trả trước cho người bán đã tăng tương ứng là 232,7% và 390,3% so với năm 2006. Tuy nhiên, sự tăng nhanh của khoản mục trả trước cho người bán cũng đồng nghĩa với sự tăng rủi ro trong khả năng thanh toán của công ty.

Không có khoản phải thu trong nội bộ công ty. Và các khoản phải thu khác, tạm ứng, ký quỹ chiếm tỷ lệ nhỏ. Các khoản phải thu khác năm 2006 chiếm 0,27%, năm 2007 là 0,03% và 0,57% vào năm 2008 so với tổng số khoản phải thu của công ty.

1.3. Cơ cấu khoản phải trả

Bảng 4: Cơ cấu tiền khoản phải trả của công ty Coalimex từ năm 2006-2008

Đơn vị: VNĐ


Nợ ngắn hạn

2006

2007

2008

31/12/2006

%

31/12/2007

%

31/12/2008

%

Nợ ngắn hạn Vay và nợ ngắn hạn Phải trả người bán Người mua trả tiền trước Thuế và các khoản nộp nhà nước Phải trả nội bộ

Chi phí phải trả

Các khoản phải trả, phải nộp khác

311.111.084.313

11.687.276.480


265.450.177.571


10.043.419.575


1.619.884.982


218.097.510


3.130.150.455


15.496.268.873

100%

3,57%


85,32%


3,23%


0,53%


0,07%


1%


4,98%

270.815.407.019

7.052.324.764


213.484.697.173


31.322.274.716


1.395.305.360


500.294.807


1.050.223.658


9.779.896.506

100%

2,61%


78,83%


11,56%


0,51%


0,11%


0,39%


3,61%

275.264.953.311

86.992.139.334


82.454.932.088


73.584.878.849


7.863.134.331


2.557.570.000


5.949.799.128


9.030.692.796

100%

31,6%


29,95%


26,73%


2,86%


0,93%


2,16%


3,28%

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty Coalimex từ 2006-2008

Theo bảng 4, nhìn một cách tổng quát, thì số nợ ngắn hạn của công ty năm 2007 và năm 2008 có xu hướng giảm so với năm 2006.

Với tình hình nợ của doanh nghiệp như trên ta thấy, vay nợ ngắn hạn của doanh nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng nợ ngắn hạn của doanh nghiệp vào năm 2006 và 2007 với tỷ lệ tương ứng là 3,57% và 2,61%. Đến năm 2008, số nợ vay và nợ ngắn hạn này đã tăng lên 31,6% trên tổng số nợ ngắn hạn. Có sự tăng lên đột biến như vậy là do trong năm vừa qua doanh nghiệp đã tiến hành huy động vốn đầu tư vào các hoạt động tài chính và xây dựng địa ốc ở thành phố Hà Nội và thành phố Quảng Ninh.

Trong năm 2007 số vốn chiếm dụng của người bán đã giảm đi là 51.965.480.398 VNĐ với tỷ lệ tương ứng 19,57% so với năm 2006, và năm 2008 đã giảm đi 131.029.765.085VNĐ tương đương với 61,37% nghĩa là doanh nghiệp đã mua hàng hoá, máy móc thiết bị ít hơn.

Khoản mục người mua trả tiền trước tăng dần trong vòng 3 năm trở lại đây, với tỷ lệ 3,23% năm 2006, tăng lên 11,56% năm 2007 và 29,95% năm 2008 trên tổng nợ ngắn hạn. Điều này cho thấy công ty đã thực hiện chiến lược mua khoán, bán khoán, giảm thiểu việc mua chịu bán chịu, tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Khoản người mua trả trước tại thời điểm 31/12/2007 so với năm 2006 tăng 21.278.855.141 VNĐ tương đương với 211,86% và năm 2008 tăng 42.262.604.133 VNĐ tương đương với 134,92% so với năm 2007. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp

đã và đang mở rộng quy mô kinh doanh và mua bán của mình, tiến hành thực hiện rất nhiều hợp đồng mua bán hàng hóa, trang thiết bị trong năm 2007 và 2008.

Đối với các khoản thuế và các khoản phải nộp Nhà nước, công ty luôn làm trong nghĩa vụ, và khoản mục này chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nợ ngắn hạn của công ty. Tỷ lệ này là 0,53% năm 2006, 0,51% năm 2007 và 2,86% năm 2008.

Khoản mục phải trả nội bộ, công ty không chiếm dụng vốn của những công nhân viên mà luôn luôn trả đúng đủ lương cho các cán bộ làm việc và phần phải trả này cũng chiếm một tỷ lệ không đáng kể trong tổng các khoản phải trả của doanh nghiệp. Điều này có thể cho thấy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng đang rất hiệu quả.

Khoản phải trả phải nộp khác của công ty giảm dần qua các năm với tỷ lệ chiếm 4,98% trên tổng số nợ ngắn hạn vào năm 2006, tỷ lệ này giảm dần vào 2 năm tiếp theo tương ứng là 3,61% năm 2007 và 3,28% năm 2008.

1.4. Cơ cấu hàng tồn kho

Bảng 5: Cơ cấu hàng tồn kho của công ty Coalimex năm 2006-2008

Đơn vị: VNĐ


Hàng tồn kho

2006

2007

2008



31/12/2006

%

31/12/2007

%

31/12/2008

%

Hàng hóa Hàng gửi bán Giá gốc HTK

Dự phòng giảm giá HTK

Giá trị của HTK

24.102.638.269

6.915.956.101

31.018.594.370

-


31.018.594.370

77,7%

22,3%

100%

-


100%

19.509.697.206

8.396.839.277

27.906.536.483

(1.680.774.052)


26.225.762.431

69,9%

30,1%

100%

(6,02%)


93,98%

16.997.895.901

27.509.451.512

44.507.347.413

-


44.507.347.413

38,19%

61,81%

100%

-


100%

Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty Coalimex từ 2006-2008

Thông qua bảng 5 cho thấy trong 3 năm qua quy mô hàng tồn kho của công ty tăng. Hàng tồn kho năm 2007 giảm 15,45% so với năm 2006, nhưng năm 2008 giá trị hàng tồn kho lại tăng 69,7% so với năm 2007. Xu hướng tăng này là do số lượng hàng gửi bán của công ty tăng quá nhiều, khiến cho số lượng hàng tồn kho của công ty tăng theo. Hàng gửi bán đã tăng 1.480.883.176 VNĐ tương ứng với tỷ lệ là 21,41% từ năm 2006 đến năm 2007 và 19.112.612.235 VNĐ tương ứng với tỷ lệ là 227,6% từ năm 2007 đến năm 2008. Hàng tồn kho của công ty tăng cao là do hàng công ty nhập về nhiều hơn. Các khoản mục khác trong hàng tồn kho không có bởi doanh nghiệp là doanh nghiệp thương mại không có bất kỳ hoạt động sản xuất nào diễn ra nên không phát sinh nguyên vật liệu.Do vậy, vấn đề chính của công ty là xem xét lượng hàng hoá nhập về. Nguyên nhân vì sao mà hàng lại tồn nhiều như vậy

điều này gây ứ đọng vốn.

Năm 2006 thành phẩm, hàng hoá tồn kho chiếm 77,7% tổng hàng tồn kho. Năm 2007 giảm chỉ còn chiếm 69,9% hàng tồn kho và năm 2008 lại giảm chỉ còn chiếm 38,19% hàng tồn kho. Điều này thể hiện sự cố gắng của doanh nghiệp trong công tác quản lý tồn kho dự trữ nhất là trong thời điểm kinh tế thị trường nhiều biến

động hiện nay.

Các loại mặt hàng tồn kho của công ty:

Bảng 6: Các mặt hàng tồn kho của công ty Coalimex


Đơn vị: VNĐ


Tên hàng

Số lượng tồn

Tiền tồn

2006

2007

2008

2006

2007

2008

Phụ tùng VOLVO Máy xúc

Phụ tùng máy xúc Phụ tùng đào lò

Thiết bị và phụ tùng khai thác hầm lò

Lốp Bridgestone Lốp DRC

Cáp KGE Cáp KGESH

Cáp KOGRESH –T Cáp TSSBG - T - 6

Máy đào thủy lực

Tổng

1

1

2

1

2


134

0

991

2981

0

6293

6

1

3

0

0

0


171

44

233

1663

0

0

2

1

0

0

0

0


218

45

478

2094

2182

1977

0

1.814.310

754.679.000

960.000.000

1.045.575.334

531.452.363


2.691.656.544

0

208.631.123

622.261.573

0

1.930.382.863

12.132.000.597

21.589.453.707

1.814.310

789.437.000

0

0

0


5.367.528.176

2.196.028.698

60.255.471

310.337.148

0

0

4.631.673.000

16.984.255.636

1.814.310

0

0

0

0


8.719.024.486

0

3.006.938.081

456.228.900

210.344.800

645.233.061

0

13.247.035.638

Nguồn: Bảng cân đối hàng hóa của công ty Coalimex năm 2006-2008

Công ty ngoài khai thác và xuất khẩu than cho các đối tác nước ngoài, thì hoạt động chủ yếu là nhập khẩu và kinh doanh các mặt hàng thiết bị, máy móc chuyên dụng dùng trong sản xuất cho các khách hàng chủ yếu là trong tập đoàn Than và Khoáng sản. Hàng tồn kho của Công ty là không nhiều do việc bán hàng được diễn ra chủ yếu là đặt hàng trước, Công ty mới tiến hành nhập máy móc về.

Đặc điểm hàng tồn kho của công ty là hàng máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất, đây là loại hàng có thể để lâu, không yêu cầu chi phí bảo quản quá cao, chủ yếu là chi phí lưu kho, nhưng thời gian lưu kho là không dài (thường từ 3 tháng đến 6 tháng). Vì vậy việc quản lý hàng tồn kho của công ty được tiến hành khá trơn tru và thuận lợi.

2. Tình hình quản trị vốn lưu động ròng tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Coalimex

2.1. Tình hình quản trị vốn lưu động ròng của công ty

Bảng 7: Chỉ tiêu đánh giá vốn lưu động ròng của công ty Coalimex


Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Số vòng quay vốn lưu động ròng

Số ngày vòng quay vốn lưu động ròng

20,33 vòng

16 ngày

10,27 vòng

35 ngày

10,99 vòng

33 ngày

Ta thấy rằng, vòng quay vốn lưu động của Công ty là tương đối nhanh, điều này chứng tỏ rằng khả năng thanh toán của công ty là tốt và công ty không bị chiếm dụng vốn quá nhiều. Số ngày vòng quay vốn lưu động có tăng trong 2 năm trở lại đây, từ 16 ngày năm 2006 lên 35 ngày năm 2007 và 33 ngày năm 2008. Tuy nhiên, đối với một doanh nghiệp xuất nhập khẩu thì số ngày quay vòng vốn lưu động này là tương đối nhanh, đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Công ty tiến hành một cách trơn tru và liên tục.

2.1.1. Quản trị tiền mặt

Công ty cổ phần xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế Coalimex là một công ty hoạt động với quy mô tương đối lớn nên để quản trị tiền mặt một cách hợp lý doanh nghiệp đòi hỏi phải xác định được mức dự trữ vốn bằng tiền mặt một cách hợp lý. Việc xác định mức tồn trữ tiền mặt hợp lý có ý nghĩa quan trọng giúp doanh nghiệp đảm bảo khả năng thanh toán bằng tiền mặt cần thiết trong kỳ, tránh rủi ro không có khả năng thanh toán.

Như đã phân tích cơ cấu tiền mặt của doanh nghiệp tại phần trên, ta có thể thấy vốn bằng tiền của, công ty chủ yếu là gửi ngân hàng, lượng tiền mặt tại quỹ không đáng kể. Tiền gửi ngân hàng của công ty dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh như mở L/C, thanh toán với khách hàng. Tiền gửi ngân hàng của công ty chủ yếu là tiền gửi thanh toán và tiền dùng vào việc mở hợp đồng để chủ động trong sản xuất kinh doanh và đảm bảo an toàn trong thanh toán.Việc luôn duy trì một số dư trên tài khoản tiền là hoàn toàn hợp lý. Tuy nhiên, trên thực tế tại công ty rất ít khi có tiền mặt tồn đọng trên tài khoản qua lâu vì thông thường công ty sẽ chuyển ngay để trả nợ ngắn hạn. Nhưng điều này sẽ khiến cho doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều

vào ngân hàng, thực tế diễn ra nhu cầu tiền mặt của công ty rất lớn, không chỉ dùng cho việc chi tiêu thông thường như thanh toán tiền mua thiết bị máy móc, hay trả lương cho công nhân viên mà còn dùng để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và trả cho người bán. Do vậy nhu cầu vốn lưu động ròng của công ty là rất lớn, lượng tiền nhàn rỗi hầu như không có. Doanh nghiệp đã tiến hành hoạch định ngân sách tiền mặt để dự báo nhu cầu chi tiêu. Đây là một kế hoạch ngắn hạn dùng để xác định nhu cầu chi tiêu và nguồn thu tiền mặt dựa vào dự báo về doanh số bán.

Quản trị tiền mặt còn bao gồm quyết định phân bổ vào tiền mặt và chứng khoán. Coalimex là công ty theo chiến lược thanh khoản vừa, có nghĩa là mức độ đầu tư vào tiền mặt và chứng khoán một cách tương đối, tỷ trọng tiền mặt và chứng khoán chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng tài sản của công ty. Công ty chủ yếu hướng đầu tư vào khoản phải thu và hàng tồn kho, nhưng vẫn điều chỉnh sao cho không có sự quá chênh lệch giữa các khoản mục này. Bằng cách này, doanh nghiệp sẽ giảm bớt rủi ro mất khả năng thanh toán trong tình hình đình trệ của nền kinh tế hiện nay do giảm khả năng dự trữ thanh khoản.

2.1.2. Quản trị hàng tồn kho

Công ty tiến hành quản trị hàng tồn kho theo hai phương pháp chính:

- Giám sát tình hình hàng tồn kho theo phương pháp vòng quay hàng tồn kho

- Theo mô hình sản lượng đặt hàng hiệu quả nhất EOQ

2.1.2.1. Phương pháp vòng quay hàng tồn kho

Bảng 8: Chỉ tiêu đánh giá hàng tồn kho của công ty Coalimex


Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Số vòng quay hàng tồn kho

Số ngày hàng tồn kho

12,29 vòng

52 ngày

29 vòng

8,28 ngày

6,98 vòng

43 ngày

Đối với doanh nghiệp thương mại như công ty cổ phần Coalimex thì hàng tồn kho chủ yếu là dự trữ hàng hóa để bán. Hàng tồn kho của công ty chủ yếu là máy móc thiết bị chuyên dụng cho sản xuất như máy xúc đá, mũi khoan xoay cầu, thép chồng lò… Việc quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp có chiều hướng xấu đi

trong 2 năm trở lại đây. Tuy nhiên, con số này cũng không phải là quá lớn so với các doanh nghiệp cùng ngành. Do các doanh nghiệp thương mại nói chung đều chịu ảnh hưởng ít nhiều của nền kinh tế thế giới, với công ty Coalimex, do đặc trưng kinh doanh hợp tác với nước ngoài nên việc kinh doanh cũng gặp khó khăn hơn trong tình hình kinh tế hiện nay. Năm 2006, công ty làm ăn phát đạt, với nhiều hợp đồng làm ăn lớn nên lượng dự trữ hàng tồn kho là không lớn, số vòng quay hàng tồn kho nhanh với số ngày tồn kho là 29 ngày, hai năm tiếp theo số ngày tồn kho có tăng lên với năm 2007 là 52 ngày và năm 2008 là 43 ngày. Tuy hàng tồn kho chiếm tỷ lệ không lớn trong tổng vốn lưu động ròng của doanh nghiệp như đã phân tích ở trên, tuy nhiên nếu quản lý không tốt khoản mục này sẽ khiến cho công ty bị ứ đọng vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn lưu động ròng. Công ty nên tiến hành nghiên cứu thị trường kĩ hơn để tránh dự trữ quá nhiều hàng hóa trong kho.

2.1.2.2. Mô hình sản lượng đặt hàng hiệu quả

Công ty đã tiến hành quản lý hàng tồn kho theo mô hình EOQ để xác định được lượng đặt hàng tối ưu cho doanh nghiệp. Khi quản trị hàng tồn kho, công ty chú trọng đến việc tính toán xác định chi phí hàng tồn kho và chi phí đặt hàng, tiến hành quản lý hàng tồn kho một cách hiệu quả.

Như đã phân tích ở trên, năm 2007 Công ty quản trị hàng tồn kho khá tốt do áp dụng mô hình EOQ để xác định lượng hàng đặt tối ưu cho doanh nghiệp.

Tổng nhu cầu nhập hàng trong kỳ (D) năm 2007 là 5 triệu tấn than Chi phí cho mỗi lần đặt hàng (than) là 5 triệu

Chi phí bình quân để duy trì một tấn than tồn kho là : 266.700 đồng Từ đó ta tính được lượng đặt hàng tối ưu theo công thức:


2  5.000 .000  5.000 .000

266 .700

EOQ = = 13.692 triệu tấn


Từ đó, ta lập bảng tính các thành phần công thức và vẽ đồ thị để theo dõi tình hình tồn kho của Công ty năm 2007 như sau:

Lượng đặt

hàng

Số lần đặt

hàng

Chi phí đặt

hàng

Lượng tồn

kho

Chi phí tồn

kho

Tổng chi

phí

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 09/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí