Các Yếu Tố Của Hoạt Động Quản Trị Tiền Mặt

Quản trị tiền mặt là quyết định mức tồn quỹ tiền mặt, cụ thể là đi tìm bài toán tối ưu để ra quyết định cho mức tồn quỹ tiền mặt sao cho tổng chi phí đạt tối thiểu mà vẫn đủ để duy trì hoạt động bình thường của doanh nghiệp.4

3.1.2. Mục đích quản trị tiền mặt

Đối với tiền mặt, có ba động cơ để một công ty duy trì tồn quỹ, đó là :

- Động cơ hoạt động, giao dịch là một việc bình thường ở mọi doanh nghiệp, mức tồn quỹ tiền mặt được hoạch định nhằm đáp ứng kịp thời các khoản chi tiêu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

- Động cơ dự trữ là một hành động dự phòng trước khả năng gia tăng nhu cầu chi tiêu do tăng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc nhanh chóng đáp ứng những cơ hội kinh doanh đột xuất.

- Động cơ đầu cơ là một phản ứng trước dự báo khan hiếm, biến động giá cả hàng hóa nguyên vật liệu hoặc sự biến động về tỉ giá hối đoái trên thị trường.

3.1.3. Các yếu tố của hoạt động quản trị tiền mặt

a. Tăng tốc độ thu hồi

Một nguyên tắc đơn giản trong quản trị tiền mặt là tốc độ thu hồi những tấm séc được nhận và chậm viết séc chi trả. Nguyên tắc này cho phép công ty duy trì mức chi tiêu tiền mặt trong nhiều giao dịch kinh doanh ở một mức thấp hơn, do đó có nhiều tiền hơn cho đầu tư. Tăng tốc độ thu hồi tiền mặt và giảm chi tiêu có liên quan chặt chẽ với nhau trong quản trị tiền mặt.

Doanh nghiệp cần áp dụng nhiều biện pháp để đảm bảo rằng một khi một khoản nợ được thanh toán thì tiền được đưa vào đầu tư càng nhanh càng tốt. Quy trình này có thể được thực hiện bằng cách thiết lập một hệ thống thanh toán tập trung qua ngân hàng. Hệ thống này là một mạng lưới các tài khoản ký thác tại các ngân hàng, những tài khoản này cho phép doanh nghiệp duy trì các tài khoản tiền gửi của họ. Đồng thời, các ngân hàng cũng mở các tài khoản chi tiêu cho doanh nghiệp nhằm thực hiện và duy trì khả năng thanh toán, chi trả của họ. Bên cạnh đó, tại nhiều quốc gia phát triển việc thực hiện các nghiệp vụ thanh toán cho các doanh nghiệp còn được phối hợp tiến hành qua các hộp thư bưu điện (nghiệp vụ chuyển, phát tiền nhanh).

b. Giảm tốc độ chi tiêu


4 Quản trị tài chính ngắn hạn – Nguyễn Tấn Bình – NXB Thống kê - 2007

Cùng với việc tăng tốc độ thu hồi tiền mặt, doanh nghiệp còn có thể thu được lợi nhuận bằng cách giảm tốc độ chi tiêu, để có càng nhiều tiền nhàn rỗi để đầu tư sinh lời càng tốt. Thay vì dùng tiền thanh toán sớm các hóa đơn mua hàng, nhà quản trị tài chính nên trì hoãn việc thanh toán, nhưng chỉ trong phạm vi thời gian mà các chi phí tài chính, tiền phạt hay sự xói mòn vị thế tín dụng thấp hơn những lợi nhuận do việc chậm thanh toán đem lại. Có một số chiến thuật mà các doanh nghiệp có thể sử dụng để chậm thanh toán các hóa đơn mua hàng. Hai chiến thuật nổi tiếng thường được sử dụng là tận dụng sự chênh lệch thời gian giữa các khoản phải thu, chi và chậm trả lương.

c. Dự báo chính xác nhu cầu tiền mặt

Dự báo dòng tiền hàng tháng được thiết lập vào đầu năm, cũng được gọi là “kế hoạch tiền mặt” . Kế hoạch này được lập dựa trên, và lệ thuộc vào kế hoạch hoạt động kinh doanh của công ty, cụ thể là dự kiến doanh thu và chi phí.

Có hai loại dự báo là dự báo định lượng và dự báo định tính. Phương pháp định tính còn gọi là dự báo chủ quan, dựa vào trực giác để điều chỉnh ngân lưu ra trong khi dự báo. Thường thì định tính được sử dụng trong dự báo rất ngắn hạn, không cần sử dụng máy tính, không có khả năng hiểu được toán thống kê bên trong các mô hình định lượng. Phương pháp định lượng sử dụng rất nhiều các mô hình dự báo và thường phải nhờ đến máy tính.

Bên cạnh đó, còn hai yếu tố của hoạt động quản trị tiền mặt là xác định nhu cầu tiền mặt và đầu tư thích hợp các khoản tiền nhàn rỗi.

3.1.4. Các mô hình quản trị tiền mặt

a. Mô hình Baumol

Nhà quản trị mong muốn tối thiểu hóa các chi phí, bao gồm chi phí giao dịch bán chứng khoán thu tiền mặt về và chi phí cơ hội do việc nắm giữ tiền mặt. Mô hình Baumol giả định rằng:

- Doanh nghiệp định kì nhận được một lượng tiền mặt nhất định, nhưng đồng thời cũng phải liên tục chi tiền ra, theo một tỷ lệ ổn định.

- Nhu cầu tiền mặt trong một kỳ đoạn cụ thể (tháng, quý, năm) của công ty có thể dự báo trước một cách chính xác.

- Khi số dư tiền mặt ban đầu giảm xuống bằng không, hay ở mức an toàn tối thiểu, thì số dư tiền mặt lập tức sẽ được tăng lên do việc bán ra chứng khoán với khối lượng xác định nhằm đạt được số dư tiền mặt ban đầu.

Tổng chi phí cho việc tồn quỹ tiền mặt sẽ gồm: chi phí giao dịch (chuyển đổi chứng khoán về tiền mặt) và chi phí cơ hội của tiền mặt tồn quỹ.

Tổng chi phí = Chi phí giao dịch + Chi phí cơ hội


Công thức: Tổng chi phí(Z) =

F T   rC


 C   2 

   

Trong đó :

T : Tổng nhu cầu tiền mặt trong kỳ

F : Chi phí giao dịch cố định cho mỗi lần mua bán hoặc bán chứng khoán

r : Chi phí cơ hội vốn do nắm giữ tiền mặt, có thể sử dụng lãi suất của chứng khoán ngắn hạn để bù đắp tồn quỹ

C : Mức tồn quỹ ban đầu và tại thời điểm chuyển điểm chuyển đổi chứng khoán để bù đắp tồn quỹ

C/2 : Mức tồn quỹ bình quân

2FT

r

T/C : Số lần giao dịch, chuyển đổi giữa chứng khoán và tiền mặt Từ công thức trên ta tính được mức tồn quỹ tối ưu C là :C =

Mô hình này cho biết quy mô tối ưu trong quản trị tiền mặt. Do tổng nhu cầu tiền mặt (T) tăng lên theo một tỷ lệ cho trước sẽ dẫn đến sự gia tăng của C nhưng với tỷ lệ nhỏ hơn. Dựa trên số dư tiền mặt C cụ thể, chúng ta có thể tính ra số dư tiền mặt bình quân C/2 và số lần giao dịch là T/C.

 Ví dụ:

Một công ty A dự báo chính xác nhu cầu tiền mặt hàng năm của mình là

1.000 triệu đồng. Chi phí môi giới chứng khoán mỗi lần là giao dịch là 0,864 triệu đồng. Trong khi cần phải duy trì mức tồn quỹ theo yêu cầu của ngân hàng, công ty cũng muốn hưởng lãi 12%/năm qua các khoản đầu tư ngắn hạn thay vì tồn quỹ tiền mặt mà không sinh lãi đồng nào.

Với tình hình công ty như trên, ta áp dụng mô hình Baumol, chúng ta tính mức tiền mặt tối ưu cho công ty trên:


Mức tồn quỹ tối ưu là: C =

, ta có: C =

= 120 triệu đồng


2FT

r

2  0,864 1000

12%

Với tổng chi phí tối thiểu Z cho quyết định quản trị tiền mặt theo mô hình này sẽ là:

 T 


 C 


1000  


120 


Z =F 

  r

  0,864 

 12%

  14,4 triệu đồng

 C 

 2 

 120 

 2 

 Đánh giá mô hình Baumol

- Ưu điểm:

+ Mô hình này giúp các nhà quản trị đưa ra quyết định về khối lượng tiền mặt trong mối tương quan với chi phí được xem là thấp nhất.

+ Dễ dàng cập nhật, do chỉ cần thay số liệu mới vào mô hình để có được kết quả mới phù hợp với tình hình thực tế hơn.

- Nhược điểm:

Những giả định trong mô hình là không thực tế, thể hiện ở ngay trong công thức tính. Vì chúng ta sẽ không thể nào biết được giá trị C có phải là mức tồn quỹ tối ưu để tổng chi phí Z đạt tối thiểu nếu như các giả định để áp dụng mô hình là không chính xác.

Sự đơn giản hóa các mô hình bắt nguồn từ việc đơn giản hóa các chi phí trong mô hình :

- Tổng nhu cầu tiền mặt T trong tương lai phụ thuộc hoàn toàn vào sự chính xác tuyệt đối của việc dự báo nhu cầu tiền mặt.

- Chi phí giao dịch F cố định cho mỗi lần giao dịch, là một giả định hoàn toàn không phù hợp với thực tế hoạt động của nhiều công ty cũng như điều kiện của thị trường tiền tệ. Nhiều loại giao dịch, chẳng hạn “tài khoản ủy thác” có chi phí giao dịch không căn cứ vào số lần mà là theo giá trị của giao dịch.

- Tiền mặt thì được nhận về theo định kỳ trong khi mức chi tiêu lại phải liên tục.

b. Mô hình Miller – Orr

Mô hình Miller – Orr được xây dựng trên hai giả định:

Giả định thứ nhất, giả định dòng ngân lưu của công ty là biến động ngẫu nhiên và hoàn toàn không thể dự báo được. Tất nhiên có những khoản chi có thể biết trước chẳng hạn như tiền lương hay trả nợ ngân hàng, nhưng hầu hết dòng tiền của công ty là không thể dự báo.

Giả định thứ hai, số dư tiền mặt chỉ dao động trong phạm vi giới hạn trên và giới hạn dưới.

Miller – Orr giải xác định hai “ mốc hành động” còn gọi là “ các giới hạn kiểm soát” của số dư tiền mặt. Hai mốc này là các tín hiệu để quyết định mua, bán chứng khoán.

Giới hạn trên U là tín hiệu mua vào một giá trị chứng khoán C đủ để làm tiền mặt dư thừa giảm xuống mức tồn quỹ tối ưu.

Giới hạn dưới L là tín hiệu bán ra một giá trị chứng khoán C đủ để làm tồn quỹ tiền mặt tăng lên đến mức tồn quỹ tối ưu.

Đồ thị minh họa


Đồ thị 1: Đồ thị minh họa mô hình Miller-Orr


Nguồn: Quản trị tài chính ngắn hạn – Nguyễn Tấn Bình – NXB Thống kê -2007

Nếu số dư tiền mặt dao động giữa hai giới hạn : giới hạn trên U và giới hạn dưới L thì sẽ không có một chứng khoán nào được mua hay bán ra cả. Trong trường hợp này, giả định là dòng tiền vào và dòng tiền ra phải có một sự biến động nhịp nhàng với nhau trong một phạm vi nào đó. Hay nói cách khác, dòng tiền vào vừa đủ trang trải cho dòng tiền ra.

Và các dòng tiền biến động một cách ngẫu nhiên theo phân phối chuẩn, không thể dự đoán trước được.

3

3F 2

4r

Công thức tính C như sau : C =3 Trong đó

C: Số tiền chuyển đổi (mua, bán chứng khoán) tối ưu F: Chi phí giao dịch chứng khoán cố định mỗi lần

 2 : Phương sai của ngân lưu ròng hàng ngày r : Chi phí sử dụng vốn (lãi suất) ngày

 Ví dụ :

Ta vẫn dùng ví dụ của công ty A trên đây, trong mô hình Baumol công ty phải dự đoán nhu cầu tiền mặt của mình một cách chính xác. Nhưng việc dự báo nhu cầu ngân lưu là không đơn giản. Khi đó, ta áp dụng mô hình Miller-Orr.

Trước hết ta tính được phương sai của ngân lưu ròng là 1000 triệu đồng, chi phí sử dụng vốn bình quân ngày là 0,33% (12% :360 ngày)


3

3F 2

4r

3 0,8641000

3

4 0,33%

Áp dụng công thức : C = = = 124,8 triệu đồng


Công ty không muốn tồn quỹ thấp hơn 5 triệu đồng. Vậy theo kí hiệu và cách gọi của mô hình này thì giới hạn dưới L = 5 triệu đồng.

Vậy tồn quỹ tối ưu là : C*= C + L = 124,8 + 8 = 129,8 triệu đồng

Và giới hạn trên U sẽ là : U = 3C + L = (3 x 124,8) + 5 = 379,4 triệu đồng

Và tồn quỹ bình quân sẽ là : CA =

4 C  L  4 124,8  5  171,4

triệu đồng

3 3

Như vậy công ty có dòng tiền không thể dự đoán nhưng nhờ vào dữ liệu quá khứ nên biết được phương sai của dòng tiền là 1000 triệu đồng. Khi số dư tiền mặt tăng lên tới 379,4 triệu đồng, công ty nên mua vào chứng khoán với số tiền là : 379,4 – 129,8 = 249,6 triệu đồng. Bất cứ lúc nào khi số dư tiền mặt giảm xuống còn 5 triệu đồng, công ty nên bán ra chứng khoán để thu về số tiền 124,8 triệu đồng, Nhằm đạt được mức tồn quỹ tối ưu : 124,8 + 5 = 129,8 triệu đồng.

 Đánh giá mô hình Miller-Orr

- Ưu điểm :

+ Mô hình này cho phép số dư tiền mặt biến động một cách ngẫu nhiên thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào con số giả định do cả năng dự báo của nhà quản trị cung cấp.

+ Mô hình này cho phép số dư tiền mặt biến động cả tăng lẫn giảm, khác với giả định mô hình Baumol là biết được chính xác thời điểm cần bổ sung tiền mặt sau khi giảm một số tiền nhất định.

- Nhược điểm:

+ Có những giả định trong mô hình đòi hỏi đáp ứng một cách nghiêm ngặt, đó là bản chất thống kê của dòng ngân lưu. Mô hình cho rằng chúng biến động theo phân phối chuẩn với phương sai cố định. Nhưng thực tế cho thấy dòng ngân lưu công ty không phải bao giờ cũng tuân theo phân phối chuẩn và có mối tương quan theo thời gian.

+ Cũng như mô hình Baumol, mô hình Miller- Orr thuộc dạng quá cứng nhắc. Ví dụ, tại sao giám đốc tài chính phải bán ra chứng khoán khi tín hiệu của mô hình xuất hiện, tức là số dư tiền mặt xuống bằng giới hạn dưới, trong khi biết rõ chỉ ngay hôm sau thôi, công ty sẽ nhận được một số tiền khá lớn từ tài khoản vãng lai.

c. Mô hình Stone

Mô hình này cải tiến tính thực tiễn của quá trình tối ưu hóa ở mô hình Miller- Orr bằng cách cho phép nhà quản trị căn cứ vào nhận thức và kinh nghiệm của mình về dòng ngân lưu công ty để lựa chọn một mô hình thích hợp.

Mô hình này hứa hẹn sẽ tiết kiệm một khoản chi phí khá lớn do sẽ có những lúc nhà quản trị nhận thấy mặc dù số dư tiền mặt xuống giới hạn dưới L nhưng không có một chứng khoán nào được bán ra, bởi vì nhà quản trị biết được công ty sẽ sớm nhận được một khoản tiền lớn.

Ngược lại, mặc dù số dư tiền mặt tăng lên đến giới hạn trên U nhưng không có một chứng khoán nào được mua vào, bởi vì nhà quản trị biết được công ty sẽ sớm phải chi ra một khoản tiền lớn.

Ngoài ra, mô hình cũng thấy chi phí thiệt hại do việc thiếu hụt tiền mặt chỉ trong một số ngày cho phép là rất nhỏ. Do đó, nhà quản trị không cần phải bán hay mua chứng khoán ngay khi thấy số dư tiền mặt vượt ra khỏi “giới hạn kiểm soát” U và L.

Nhà quản trị chỉ tiến hành giao dịch mua bán chứng khoán khi số dư tiền mặt hội tụ đủ hai điều kiện:

- Hôm nay số dư tiền mặt bắt đầu vượt ra khỏi giới hạn kiểm soát

- Số dư tiền mặt tiếp tục vượt ra khỏi giới hạn kiểm soát sau số ngày K cho phép nào đó.

 Ví dụ:

Một công ty tư vấn tài chính áp dụng mô hình Stone quản trị tiền mặt, nhưng thay đổi một chút trong nguyên tắc ra quyết định. Trước tiên, việc chuyển đổi qua lại giữa tiền mặt và chứng khoán ngắn hạn sẽ chỉ tiến hành một khi tiền mặt của công ty ở tình trạng quá cao hoặc quá thấp và tình trạng sẽ còn kéo dài thêm tối thiểu là 4 ngày. Các giới hạn trên (U) và giới hạn dưới (L) sẽ được điều chỉnh khoảng 10%. Giới hạn kiểm soát của công ty là U = 250 triệu đồng, L = 100 triệu đồng. Khoảng cách giữa U và L ta gọi là điểm khoảng kí hiệu là R = 250 – 100 = 150 triệu đồng.

Số dư tiền mặt ngày hôm nay là 200 triệu đồng. Trong 10 ngày tới, dự báo dòng ngân lưu là :


Ngày

Ngân lưu ròng dự báo

Số dư tiền mặt

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

0

90

(40)

50

10

20

(70)

(100)

80

(30)

45

200

290

250

300

310

330

260

160

240

210

255

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Quản trị vốn lưu động vòng tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Coalimex - 3


Đầu tiên ta sẽ tính số dư tiền mặt của công ty, như bảng trên. Sau đó, điều chỉnh các điểm giới hạn:

- Giới hạn L sẽ được điều chỉnh tăng 10% để tạo thêm vùng đệm an toàn: L1=100(1+10%) = 110 triệu đồng

- Giới hạn U cũng sẽ được điều chỉnh giảm 10% :

L2= 250(1-10%) = 225 triệu đồng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/09/2022