các doanh nghiệp trong nước. Nhà nước cần có các chính sách nhằm bảo hộ sản xuất trong nước để sớm đưa nền công nghiệp nước ta tiến kịp các nước trong khu vực, đảm bảo tồn tại và phát triển trong điều kiện cạnh tranh thị trường.
2.3. Cải thiện các thủ tục hành chính
Nhà nước cũng cần cải thiện các thủ tục hành chính sao cho gọn nhẹ, phù hợp với hoàn cảnh thực tế để tạo môi trường kinh doanh có hiệu quả, đồng thời khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài không bị tâm lý e ngại về các thủ tục hành chính như trước đây. Nhà nước cần thay đổi thủ tục hành chính trong việc làm thủ tục xuất nhập khẩu. Theo quyết định số 1810 ngày 2/8/1995 của Tổng cục Hải Quan thì các chủ hàng phải có xác nhận của các cơ quan giám định hàng hóa để đánh thuế. Xét về nguyên tắc thì quyết định này rất đúng và cần thiết nhưng trong quá trình thực hiện thì lại gặp không ít khó khăn do khâu thủ tục hành chính của cơ quan hải quan cho nên đã làm tăng thời gian hàng lưu kho chờ giám định. Cho nên, trong thời gian tới, Nhà nước cần sớm ban hành những quy định để đơn giản hóa thủ tục nhập khẩu. Giữa bộ Thương Mại và tổng cục Hải Quan cần có sự thống nhất với nhau để thực hiện các quy định của Nhà nước một cách có hiệu quả nhằm tạo điều kiện cho Công ty trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu. Như vậy, Nhà nước cần phải sửa đổi bổ sung những qui chế trình thủ tục Hải quan theo hướng đơn giản hóa, tiêu chuẩn hóa và thống nhất hóa cho phù hợp với yêu cầu của hoạt động kinh doanh XNK nhằm đem lại hiệu quả thiết thực về kinh tế, xã hội. Đồng thời, Nhà nước cần có các biện pháp nhằm tăng cường kiểm soát việc thực hiện các chính sách ở các đơn vị quản lý Nhà nước như Tổng cục Hải quan, tổng cục Thuế, Bộ Thương mại. Cần ngăn chặn kịp thời các hiện tượng tiêu cực phát sinh gây khó khăn cho các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu.
2.4. Điều chỉnh chính sách tỷ giá
Về chính sách tỷ giá, trong thời gian qua có ý kiến cho rằng nếu loại trừ yếu tố lạm phát của USD và VND thì thực tế VND đã bị giảm khá mạnh. Tỷ giá hối đoái có tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Trong giai đoạn đổi mới hiện nay, đẩy mạnh giao lưu quốc tế đặc biệt là đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu giao thương với nước ngoài là rất cần thiết. Chúng ta cần phải thực hiện một chính sách tỷ giá linh hoạt, lấy việc ổn định giá thực tế làm mục tiêu điều chỉnh danh nghĩa. Đây là cơ sở để thực hiện thành công chiến lược mở cửa ngành kinh tế, khuyến khích hoạt động kinh doanh thương mại quốc tế và đẩy nhanh sự phát triển nền kinh tế đất nước.
2.5. Tiến hành hoàn thiện, đồng bộ các bộ Luật
Các doanh nghiệp thương mại thường có hệ số nợ khá cao, các khoản nợ thường là các khoản vay ngắn hạn và dài hạn của Ngân hàng, do đó mà việc quy định khung lãi suất của NH phải đảm bảo linh hoạt, giúp các doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả và hoàn vốn kịp thời. Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý đồng bộ, thống nhất như Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Lao động để tạo sự ổn định và tâm lý yên tâm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là cho các doanh nghiệp Xuất Nhập khẩu.
Trên đây là những ý kiến của người thực hiện khóa luận kiến nghị với Nhà nước, với Công ty nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Coalimex. Chắc chắn những biện pháp đưa ra còn nhiều thiếu sót nhưng những biện pháp này cũng phần nào đề xuất được những ý kiến của bản thân vào hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty.
KẾT LUẬN
Có thể bạn quan tâm!
- Mục Tiêu Phương Hướng Phát Triển Của Công Ty Trong Thời Gian Tới
- Bảng Tỉ Lệ % Các Khoản Mục So Với Doanh Thu Thuần
- Quản trị vốn lưu động vòng tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Coalimex - 12
Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.
Đất nước ta đang trong thời kỳ phát triển mạnh mẽ hội nhập với nền kinh tế thế giới. Sau hơn 20 năm đổi mới, cục diện nền kinh tế đã có nhiều tiến bộ tích cực trong đó phải kể đến việc hoạt động làm ăn có hiệu quả của một số công ty, tập đoàn lớn trong cả nước vào sự phát triển chung này.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Coalimex thuộc Tổng công ty than Việt Nam là một trong những doanh nghiệp thành viên được đánh giá làm ăn có hiệu quả nhất trong Tổng công ty. Điều đó có được một phần là nhờ sự tạo điều kiện của Nhà nước và Tổng công ty, đặc biệt là hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn lưu động trong công ty. Trong những năm hoạt động, công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Coalimex đã từng bước thu được những kết quả cao trong kinh doanh, dần dần mở rộng quy mô và giành được niềm tin của các đối tác. Công ty đã luôn quan tâm và chú trọng đến vấn đề nâng cao và sử dụng nguồn vốn đặc biệt vốn lưu động ròng điều đó thể hiện sự nỗ lực vươn lên và khẳng định vị thế của mình trên thị trường. Tuy nhiên, công ty vẫn còn tồn tại một số khó khăn cần phải được giải quyết để việc bộ máy quản trị tài chính ngắn hạn hiệu quả và trơn tru hơn.
Với đề tài “ Quản trị vốn lưu động ròng tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Coalimex” em mong muốn phần nào cũng suy nghĩ, nghiên cứu, tìm tòi và đóng góp ý kiến của mình vào hoạt động quản lý vốn lưu động của công ty góp phần vào sự phát triển của công ty. Trong khoảng thời gian hạn hẹp, phạm vi nghiên cứu rộng và kiến thức còn hạn chế cho nên đề tài này không tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Em rất mong sự nhận xét, đóng góp của các thầy cô để đề tài của em thực sự có ý nghĩa trên cả phương diện lý thuyết và thực tiễn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. PGS.,TS Lưu Thị Hương ( chủ biên), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, NXB Giáo dục, 2002
2. Ngô Thị Cúc, Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Thanh niên, 2000
3. Nguyễn Hải Sản, Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, 2001
4. PGS.,TS Nguyễn Đình Kiệm, TS. Bạch Đức Hiển, Giáo trình tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, 2008
5. Nguyễn Minh Kiều, Tài chính công ty, NXB Thống kê TP.HCM, 2006
6. PGS.TS Nguyễn Minh Phương (chủ biên), Giáo trình kế toán quản trị , NXB.Lao động xã hội, 2002
7. GS.PTS Nguyễn Năng Phúc, Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, NXB.Thống kê, 1998
8. GS.PTS Nguyễn Năng Phúc, Phân tích tài chính công ty cổ phần, NXB Tài chính, 2008
9. Nguyễn Tấn Bình, Giáo trình Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2000
10. Nguyễn Tấn Bình, Giáo trình Phân tích quản trị tài chính, NXB Đại học Quốc gia TP.HCM, 2002
11. Nguyễn Tấn Bình, Giáo trình Quản trị tài chính ngắn hạn, NXB Thống kê TP. HCM, 2007
12. TS. Nguyễn Văn Công, Đọc, lập, kiểm tra và phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Thống Kê, 2001
13. TS Nguyễn Văn Công, Hạch toán kế toán trong các doanh nghiệp thương mại, NXB Tài chính, 2002
14. PGS.,TS Võ Thanh Thu, Kinh tế và phân tích hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB Thống Kê
15. TS.Vũ Duy Hào, Quản trị tài chính doanh nghiệp vừa và nhỏ, NXB. Thống Kê, 1998
16. QĐ: 167/2000/QĐ – BTC ngày 25/10/2000, Chế độ báo cáo tài chính doanh nghiệp
17. Chế độ Tài chính Doanh nghiệp thành viên Tổng công ty than Việt Nam
18. Các tài liệu về tình hình hoạt động kinh doanh, các báo cáo tài chính của công ty cổ phần xuất nhập khẩu than Coalimex
19. Trang web công ty http://www.coalimex.vn
20. Trang web của bộ Tài chính http://www.mof.gov.vn
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
21. Brealey – Myers, Principles of corporate finance, Fifth Editon, McGraw Hill Companies, Inc.,1996
22. Geogre E.Pirches, Essentials of finance management, The university of Kansas, 1990
23. Higgins Robert C., Analysis for financial management, Fourth Edition, MC Graw – Hill, 1995
24. John B. Guerard, Eli Schwartz, Quantitative Corporate Finance,
http://www.ebook.edu.vn
25. Stephen A.Ross, Randolph W.Westerfield, Bradford D.Jordan,
Fundamentals of Corporate Finance, http://www.ebook.edu.vn
26. Stickney – Weil, Financial Accounting, Eighth Edition, The Dryden Press, 1997
27. Terry S.Maness- John T.Zietlow, Short-Term Financial Management, Third Edition, Thomson, 2005
28. Tony Wild, Best practice in inventory management, Second Edition
29. Briefcase book – Finance for non-financial mangers, NXB Lao động – Xã hội, 2007
30. Fulbright Economics Teaching Program, Bài giảng, giáo trình, bản dịch các môn học 1997- 2007 Gene Siciliano- Hương Giang dịch,