những tài nguyên có thể phát triển hoạt động DLST. Riêng nhà vườn Huế là một sáng tạo độc đáo trong việc tạo nên sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người. Mỗi nhà vườn Huế đều có một đặc điểm riêng về kiến trúc như nhà vườn An Hiên nổi tiếng với nghệ thuật kiến trúc phong cảnh và sự đa dạng của các loài hoa; phủ Ngọc Sơn Công Chúa tiêu biểu cho lối kiến trúc theo kiểu nhà rường truyền thống v.v… Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế ngoài một số nhà hiện nay đang phục vụ du lịch thì có khoảng 315 nhà vườn nếu đựơc đầu tư đúng mức c ó thể đưa vào phục vụ du lịch.
Tóm lại: Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng về hệ sinh thái và sinh học với đầy đủ các dạng địa hình: biển, núi, đồi, đầm phá, sông, suối, hồ v.v... trong đó có nhiều tài nguyên đã trở nên nổi tiếng trong và ngoài nước, đi vào tâm thức người dân VDLBTB. Ngoài ra, các điểm tài nguyên thiên nhiên trên địa bàn VDLBTB được phân bố ở mật độ khá tập trung bên cạnh nhiều điểm tài nguyên văn hóa. Chính điều này là nguồn tiềm năng vô cùng to lớn để phát triển họat động du lịch nói chung cũng như DLST nói riêng trên địa bàn VDLBTB.
3.1.2 Nghiên cứu tiềm năng du lịch sinh thái tại một số trọng điểm Vùng du lịch Bắc Trung Bộ
Để có kế hoạch khai thác hợp lý tiềm năng DLST của VDLBTB, đặc biệt là tại các trọng điểm của vùng cần phải đánh giá được tiềm năng DLST của các tài nguyên. Việc đánh giá là nhằm xác định chính xác khả năng thuận lợi (tốt, trung bình, kém) của các loại tài nguyên du lịch đối với hoạt động du lịch, khả năng khai thác các loại hình du lịch, quy mô hoạt động (quốc tế, quốc gia, địa phương) để trên cơ sở đó làm căn cứ cho việc định hướng khai thác chúng một cách có hiệu quả nhất. Trong phần này, chúng tôi đã đưa vào đánh giá các tài nguyên trọng điểm và cả các tài nguyên kết hợp (nằm trong khu vực trọng điểm).
Áp dụng phương pháp cho điểm (xem phụ lục 3a, 3b) để đánh giá chất lượng của các điểm tài nguyên du lịch tự nhiên của VDLBTB. Tuy nhiên cần xác định hệ số nhân đối với từng tiêu thức. Việc xác định hệ số nhân này, thông qua các nghiên cứu về nhu cầu du khách và các nghiên cứu trước đây , ngoài ra được trắc nghiệm lại qua phương pháp chuyên gia cho ý kiến (xem phụ lục16a).
Xác định hệ số nhân đối với từng tiêu thức
Nhìn chung việc xác định hệ số nhân này đã đ ược thực hiện trong một số đề tài và dự án đã được triển khai tại VDLBTB trong những năm qua như đề tài nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Du lịch kết hợp với Sở Du lịch Thừa Thiên Huế (2002) [92]; một số dự án triển khai đánh giá khả thi các điểm du lịch như núi Bạch Mã , biển Lăng Cô – Cảnh Dương, núi Bà Nà... Trong đó hệ số nhân được quy định đối với tính hấp dẫn là “3”; cơ sở hạ tầng, tính liên kết, tính bền vững, tính thời vụ là “2”; sức chứa là “1”.
Riêng về tính an toàn, qua nghiên cứu của chúng tôi, tính an toàn đ ược du khách đặt lên rất cao. Kết quả này được thể hiện tại phần 3.4.1 chương 3 trong đó tính an toàn có hệ số ảnh hưởng (+) cao nhất và ý nghĩa thống kê cao. Đ iều này có nghĩa điều kiện về đảm bảo an toàn càng cao thì càng có khả năng thu hút khách, nhất là trong điều kiện hiện tại có nhiều biến động về tình hình an ninh trên thế giới. Do đó, chúng tôi xác định hệ số nhân của nó là “3”. Việc xác định hệ số nhân này cũng đã đượ c thông qua 06 chuyên gia và đã được các chuyên gia đồng ý (phụ lục 16 a).
Tổng hợp điểm
Dựa vào điểm của 16 chuyên gia với hệ số nhân được xác định. Chúng tôi đã tổng hợp điểm về khả năng thu hút và khả năng khai thác theo phương pháp tính tổng điểm (xem phần 2.2.4.4). Nhìn chung, các chuyên gia cho điểm khá phù hợp, không có sự bất đồng quá lớn. Kết quả đánh giá thể hiện tại bảng 3.1, trong đó:
- Tiểu vùng I: Tài nguyên được đánh giá cao nhất là VQG Phong Nha – kẻ
Bàng (Quảng Bình) có số điểm 34,44/40 điểm và tài nguyên được đánh giá thấp
nhất là Bàu Tró (Quảng Bình) có số điểm là 20,25/40 điểm.
- Tiểu vùng II: Tài nguyên được đánh giá cao nhất là biển Lăng Cô – Cảnh Dương (Thừa Thiên Huế) có số điểm 35,50/40 điểm và tài nguyên được đánh giá thấp nhất là Núi Sữa (Quảng Ngãi) có số điểm là 19,78/40 điểm.
Bảng 3.1: Tính điểm các tài nguyên du lịch sinh thái
VỀ KHẢ NĂNG THU HÚT | VỀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC | |||||||||||||||
Tính hấp dẫn | Tính an toàn | CSHT & CSVC | Tính liên kết | Cộng điểm | Tính thời vụ | Tính bền vững | Sức chứa | Cộng điểm | ||||||||
Điểm | HS | Điểm | HS | Điểm | HS | Điểm | HS | Điểm | HS | Điểm | HS | Điểm | HS | |||
TIỂU VÙNG I: QUẢNG BÌNH – PHÍA BẮC THỪA THIÊN HUÊ |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Khu Vực Và Tài Nguyên Trọng Điểm Vùng Du Lịch Bắc Trung Bộ Giai Đoạn Từ Nay Đến 2020
- Trình Tự Nghiên Cứu Và Phương Pháp Nghiên Cứu
- Hệ Thống Chỉ Tiêu Đánh Giá Tiềm Năng Du Lịch Sinh Thái
- Điểm Đánh Giá Khả Năng Thu Hút Và Khai Thác Tài Nguyên Tiểu Vùng I
- Công Tác Tổ Chức Quảng Bá Phát Triển Thị Trường Khách Du Lịch Sinh Thái
- Số Dự Án Về Du Lịch Sinh Thái Đã Và Đang Triển Khai Tại Vùng Du Lịch Bắc Trung Bộ Từ Năm 2006 – 2010
Xem toàn bộ 249 trang tài liệu này.
1. VQG Phong Nha - Kẻ Bàng 3,44 3 3,25 3 3,19 2 4 2 34.44 3,31 2 3,31 2 4 1 17,25
2. Bàu Tró 1,92 3 2,00 3 1,25 2 3 2 20.25 3,17 2 2,25 2 1 1 11,83
3. Đèo Ngang 2,00 3 2,00 3 2,94 2 4 2 25.88 3,13 2 2,75 2 2 1 13,75
4. Biển Nhật Lệ - Cảnh Dương 3,21 3 3,14 3 3,07 2 4 2 33.21 3,14 2 3,29 2 4 1 16,86
5. Vũng Chùa-Đảo Yến 2,83 3 2,92 3 3,17 2 4 2 31.58 3,17 2 3,25 2 4 1 16,83
6. Phá Hạc Hải 3,00 3 2,73 3 1,27 2 4 2 27.73 3,00 2 2,64 2 3 1 14,27
7. Suối khoáng Bang 2,13 3 3,00 3 2,13 2 4 2 27.67 3,73 2 2,60 2 3 1 15,67
8. Biển Cửa Tùng, Cửa Việt 3,21 3 3,07 3 3,29 2 4 2 33.43 3,00 2 3,36 2 4 1 16,71
9. Đảo Cồn Cỏ 3,38 3 3,08 3 2,69 2 4 2 32.76 2,92 2 3,54 2 4 1 16,92
10. Biển Vinh Thanh – Vĩnh Kim 2,92 3 3,00 3 1,25 2 3 2 26.25 3,17 2 3,58 2 4 1 17,50
11. Hồ Ái Tử 2,00 3 2,82 3 2,00 2 3 2 24.45 2,82 2 3,18 2 1 1 13,00
12. Rừng nguyên sinh Rú Lịnh 2,92 3 2,15 3 1,23 2 3 2 23.69 2,69 2 2,31 2 1 1 11,00
13. Biển Phong Điền – Quảng Điền 3,17 3 2,25 3 1,55 2 3 2 25.34 3,17 2 3,25 2 4 1 16,83
TIỂU VÙNG 2: PHÍA BẮC T HỪA THIÊN HUẾ - QUẢNG NGÃI
1. VQG Bạch Mã 3,40 3 3,13 3 3,27 2 4 2 34.13 3,20 2 3,40 2 4 1 17,20
2. Biển Lăng Cô – Cảnh Dương 3,44 3 3,19 3 3,81 2 4 2 35.50 3,81 2 3,50 2 4 1 18,63
3. Núi Hải Vân 2,13 3 2,13 3 2,13 2 4 2 25.00 3,13 2 3,19 2 3 1 15,63
4. Phá Tam Giang – Cầu Hai 3,23 3 3,15 3 2,15 2 4 2 31.46 2,85 2 3,38 2 4 1 16,46
VỀ KHẢ NĂNG THU HÚT | VỀ KHẢ NĂNG KHAI THÁC | ||||||||||||||
Tính hấp dẫn | Tính an toàn | CSHT & CSVC | Tính liên kết | Cộng điểm | Tính thời vụ | Tính bền vững | Sức chứa | Cộng điểm | |||||||
Điểm | HS | Điểm | HS | Điểm | HS | Điểm | HS | Điểm | HS | Điểm | HS | Điểm | HS |
5. Suối Voi – Nhị Hồ 1,75 3 2,83 3 1,83 2 3 2 23,42 2,83 2 2,67 2 1 1 12,00
6. Núi Bà Nà – Suối Mơ 3,13 3 3,07 3 3,87 2 4 2 34,33 3,87 2 3,20 2 4 1 18,13
7. Bán đảo Sơn Trà 3,14 3 3,21 3 2,14 2 3 2 29,36 3,93 2 3,36 2 4 1 18,57
8. Biển Nam Ô – Xuân Thiều 3,07 3 3,13 3 3,33 2 4 2 33,27 3,93 2 3,40 2 4 1 18,67
9. KV biển Mỹ Khê – Non Nước 3,36 3 3,50 3 3,93 2 4 2 36,43 3,93 2 3,36 2 4 1 18,57
10. Biển Thanh Bình 3,17 3 3,07 3 3,58 2 4 2 33,38 3,92 2 3,25 2 3 1 17,33
11. Cù Lao Chàm 3,40 3 3,29 3 3,33 2 3 2 32,72 3,21 2 3,26 2 4 1 16,94
12. Biển Điện Ngọc (Quảng Nam) 3,08 3 3,17 3 3,08 2 4 2 32,92 3,92 2 3,33 2 4 1 18,50
13. Biển Cửa Đại (Hội An) 3,08 3 2,85 3 3,38 2 4 2 32,55 3,85 2 3,15 2 4 1 18,00
14. Biển Tam Thanh – Tam Hải 3,08 3 2,42 3 1,33 2 3 2 25,17 3,92 2 3,33 2 4 1 18,50
15. Suối Tiên 1,90 3 2,00 3 1,20 2 3 2 20,10 3,00 2 2,40 2 1 1 11,80
16. Biển Mỹ Khê – Cử Đại (Q.Ngãi) 3,20 3 3,20 3 2,50 2 3 2 30,20 4,00 2 3,50 2 4 1 19,00
17. Biển Rạng – Dung Quất 2,31 3 3,00 3 3,38 2 3 2 28,69 4,00 2 2,46 2 4 1 16,92
18. Đảo Lý Sơn 2,89 3 2,11 3 2,11 2 1 2 21,22 2,22 2 3,33 2 3 1 14,11
19. Núi Sữa 1,78 3 2,00 3 1,22 2 3 2 19,78 3,33 2 2,22 2 1 1 12,11
(Nguồn: Điều tra và tổng hợp của tác giả)
Ghi chú: - Khu vực biển Mỹ khê – Non Nước gồm dải bờ biển: Mỹ Khê - Bắc Mỹ An – Non Nước; khu vực biển Phong Điền – Quảng Điền
tình luôn cả khu vực làng cổ Phước Tích ; biển Cửa Đại (Hội An - Quảng Nam) tính luôn khu vực biển Hà Mi – Cửa Đại - Hà Bình.
Dựa vào bảng 3.1 , chúng ta có việc tổng hợp điểm và phân hạng các tài nguyên cụ thể như sau:
3.1.2.1 Về khả năng thu hút
Dựa vào kết quả đánh giá, để phân hạng về khả năng thu hút và khả năng khai thác, chúng tôi áp dụng công thức (2) (xem phần 2.2.4.4). Kết quả xác định khoảng cách các hạng về khả năng thu hút là (S = (40 – 10)/4 = 7,5). Dựa vào khoảng cách các hạng, kết quả phân hạng được thể hiện tại bảng 3.2, trong đó:
- Loại 1: Là các tài nguyên có số điểm từ 32,5 đến 40 điểm. Đây là các điểm
tài nguyên có khả năng thu hút rất cao.
- Loại 2: Là các tài nguyên có số điểm từ 25 đến 32,4 điểm. Đây là các tài
nguyên có khả năng thuận lợi trong thu hút khách.
- Loại 3: Là các tài nguyên có số điểm dưới 25 điểm. Đây là những tài nguyên ít thuận lợi cho việc thu hút khách.
Bảng 3.2: Phân hạng khả năng thu hút của các tài nguyên
LOẠI TIỂU VÙNG TÀI NGUYÊN
Loại 1
(từ 32,5
đến 40
Tiểu vùng I
VQG Phong Nha - Kẻ Bàng, biển Nhật Lệ - Cảnh Dương
(Quảng Bình), biển Cửa Tùng - Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ
(Quảng Trị).
Biển Lăng Cô - Cảnh Dương, VQG Bạch Mã (Thừa Thiên Huế), núi Bà Nà - suối Mơ, biển Nam Ô - Xuân Thiều, biển
điểm) Tiểu vùng II
Tiểu vùng I
Loại 2
(từ 25 đến
32,4 điểm Tiểu vùng II
Mỹ Khê – Non Nước, biển Thanh Bình (Đà Nẵng) , biển Điện Ngọc; Cù Lao Chàm, biển Cửa Đại (Quảng Nam).
Vũng Chùa - đảo Yến, phá Hạc Hải, suối khoáng Bang, đèo Ngang (Quảng Bình), biển Vĩnh Thanh – Vĩnh Kim (Quảng Trị).
Phá Tam Giang – Cầu Hai (Thừa Thiên Huế), bán đảo Sơn Trà, Hải Vân (Phía địa giới Đà Nẵng) , biển Tam Thanh – Tam Hải (Quảng Nam), biển Mỹ Khê – Cửa Đại, biển Rạng
– Dung Quất (Quảng Nam).
Loại 3
(dưới 25
Tiểu vùng I Bàu Tró (Quảng Bình), hồ Ái Tử, rừng nguyên sinh Rú Lĩnh (Quảng Trị).
điểm) Tiểu vùng II Suối Voi – Nhị Hồ (Thừa Thiên Huế), suối Tiên (Q uảng
Nam), đảo Lý Sơn, núi Sữa (Quảng Ngãi).
(Nguồn: Điều tra và tổng hợp của tác giả)
Về khả năng thú hút của các tài nguyên tại Tiểu vùng I : VQG Phong Nha – Kẻ Bàng được các chuyên gia đánh giá có số điểm cao nhất (34,44 điểm), đặc biệt là tính hấp dẫn, với sự đa dạng sinh học của nguồn tài nguyên động thực vậ t, hệ thống địa mạo, địa tầng phong phú có khả năng tổ chức nhiều loại hình DLST rất đặc trưng như du lịch khám phá hang động, DLST nghiên cứu động, thực vật, du lịch mạo hiểm v.v… Tính liên kết của tài nguyên cũng được đánh giá cao (4 điểm) vì có thể liên kết với nhiều tài nguyên khác trong khu vực . Tuy nhiên, ở tính an toàn, vẫn còn nhữn g hiện tượng như bán hàng rong… hoạt động mạnh. Đây là những cơ sở thực tế để xem xét trong việc đưa ra các giải pháp.
Các tài nguyên khác được đánh giá với số điểm khá cao như biển Cửa Tùng
– Cửa Việt (33, 43 điểm), biển Nhật Lệ - Cảnh Dương (33,21 điểm) , đảo Cồn Cỏ (32,76 điểm), vũng Chùa – Đảo Yến (31,58 điểm). Đây là những tài nguyên có độ hấp dẫn khá cao, nhiều tài nguyên có vị trí thuận lợi. Các tài nguyên khác phần lớn được đánh giá ở mức khá. Riêng một số tài nguyên như Bàu Tró (Quảng Bình), hồ Ái Tử, rừng nguyên sinh Rú Lĩnh (Quảng Trị) được cho điểm ở mức thấp chủ yếu do tính hấp dẫn của tài nguyên, điều kiện CSVCKT còn hạn chế. Đây là các tài nguyên có quy mô nhỏ về diện tích so với các tài nguyên khác trong tiểu vùng.
Đối với Tiểu vùng II, có rất nhiều tài nguyên được cho điểm rất cao như biển Mỹ khê – Non Nước (36,43 điểm) (Đà Nẵng), biển Lăng Cô – Cảnh Dương (Thừa Thiên Huế) (35,50 điểm) v.v… Đây là những tài nguyên có độ hấp dẫn cao và nằm trong khu vực có nhiều tài nguyên đa dạng như biển Mỹ khê (Đ à Nẵng) được tạp
chí Forbes (3/2010) bình chọn là một trong sáu bờ biển quyến rũ nhất thế giới. Khu
vực biển Lăng Cô đã được Hội các Vịnh đẹp Thế giới đưa vào danh sách là một trong những vịnh đẹp thế giới. Bãi biển Lăng Cô được tập đ oàn Fujken (Nhật Bản) đánh giá là một trong 12 bãi biển đẹp, có lợi thế về phát triển du lịch trên thế giới (Tập đoàn Fujiken - Nhật Bản, 1998) [44]. Ngoài ra, đây là các tài nguyên được đầu tư lớn và nằm tại các địa phương phát triển về du lịch. Vì vậy, có lợi thế rất lớn trong việc thu hút khách.
Các tài nguyên khác tại Tiểu vùng II cũng được đánh giá ở mức khá (loại II), trong đó có một số tài nguyên có tính hấp dẫn cao nhưng mới ở g iai đoạn đầu của việc đầu tư. Một số tài nguyên Suối Voi – Nhị Hồ (Thừa Thiên Huế); Suối Tiên
(Quảng Nam); Núi Sữa (Quảng Ngãi) được xếp loại 3 do quy mô nhỏ, sức thu hút chưa cao, chưa được đầu tư bài bản để phát triển DLST.
3.1.2.2 Về khả năng khai thác
Dựa vào kết quả tổng hợp điểm được thể hiện tại bảng 3.1. Kết quả xác định khoảng cách các hạng về khả năng khai thác (S = (20 – 5)/4 = 3,75). Kết quả phân hạng được thể hiện tại bảng 3.3, trong đó:
- Loại 1: Là các tài nguyên có số điểm từ 16, 25 đến 20 điểm. Đây là các tài
nguyên có khả năng khai thác cao.
- Loại 2: Là các tài nguyên có số điểm từ 12,5 đến 16,24 điểm. Đây là những tài nguyên có khả năng khai thác thuận lợi.
- Loại 3: Các tài nguyên có điểm dưới 12,5 điểm. Đây là những tài nguyên có khả năng khai thác thấp hơn.
Bảng 3.3: Phân hạng khả năng khai thác của các tài nguyên
LOẠI TIỂU VÙNG TÀI NGUYÊN
Loại 1
(từ 16, 25
đến 20 điểm)
Tiểu vùng I
Tiểu vùng II
VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, biển Nhật Lệ - Cảnh Dương,
vũng Chùa – đảo Yến (Quảng Bình), biển Cửa Tùng – Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ, Biển Vĩnh Thanh – Vĩnh Kim (Quảng Trị), Biển Phong Điền – Quảng Điền (Thừa Thiên Huế).
VQG Bạch Mã, biển Lăng Cô – Cảnh Dương, phá Tam Giang
– Cầu Hai (Thừa Thiên Huế), núi Bà Nà – Suối Mơ, bán đảo Sơn Trà, biển Nam Ô – Xuân Thiều, biển Mỹ Khê – Non Nước, biển Thanh Bình (Đà Nẵng) , Cù lao Chàm, biển Điện Ngọc, biển Cửa Đại, biển Tam Thanh – Tam Hải, suối Tiên (Quảng Nam), biển Mỹ Khê – Cửa Đại, biển Rạng – Dung Quất (Quảng Ngãi).
Loại 2
(từ 12,5 đến
Tiểu vùng I Đèo Ngang, phá Hạc Hải, suối khoáng Bang (Quảng Bình), hồ Ái Tử (Quảng Trị).
16,24 điểm) Tiểu vùng II Núi Hải Vân (phía Đà Nẵng), đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi)
Loại 3
(dưới 12,5
Tiểu vùng I Bàu Tró (Quảng Bình), rừng nguyên sinh Rú Lĩnh (Quảng Trị).
điểm) Tiểu vùng II Suối Voi - Nhị Hồ (Thừa Thiên Huế), suối Tiên (Quảng
Nam), núi Sữa (Quảng Ngãi) .
(Nguồn: Điều tra và tổng hợp của tác giả)
Trong khả năng khai thác, tiêu chí về tính thời vụ được các chuyên gia cho
điểm khác nhau ở các tài nguyên. Do nhiều tài nguyên mặc dù nằm trong cùng một
vùng khí hậu giống nhau. Tuy nhiên, tính thời vụ của tài nguyên còn phụ thuộc vào quy mô, khả năng tổ chức các loại hình du lịch, mức độ CSHT&CSVC đã có.
Đối với tiểu vùng I, một số tài nguyên có khả năng khai thác cao như VQG
Phong Nha – Kẻ Bàng (17,25 điểm), biển Nhật Lệ - Cảnh Dương, vũng Chùa – Đảo Yến (16,83 điểm) (Quảng Bình), biển Cửa Tùng – Cửa Việt (16,71 điểm), đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) (16,93 điểm) v.v… Đây là những tài nguyên cũng có khả năng khai thác cao, cần tập trung để đầu tư phát triển DLST. Một số tài nguyên khác được đánh giá có khả năng khai thác thuận lợi (xem bảng 3.3). Tuy nhiên, một số tài nguyên như Bàu Tró (11,83 điểm) (Quảng Bình), rừng nguyên sinh Rú Lĩnh (11,00 điểm) (Quảng Trị) được đánh giá loại 3 chủ yếu do tính bền vững và sức chứa nhỏ.
Đối với tiểu vùng II, nhiều tài nguyên có khả năng khai thác cao. Do quy mô và tính da dạng có thể tổ chức nhiều loại hình DLST, lại nằm cạnh các tài nguyên tự nhiên và văn hóa khác như biển Biển Lăng Cô – Cảnh Dương (18,63 điểm), núi Bà Nà – Suối Mơ (18,13 điểm), biển Nam Ô – Xuân Thiều (18,67 điểm) (Đà Nẵng), biển Điện Ngọc (Quảng Nam) (18,50 điểm), biển Mỹ Khê – Cửa Đại (19,00 điểm) (Quảng Ngãi) v.v… Đây là những cơ sở để đưa ra những gi ải pháp về đầu tư, khai thác tại vùng. Các tài nguyên có khả năng khai thác thấp (loại 3) là suối Voi - Nhị Hồ (12,00 điểm) (Thừa Thiên Huế), suối Tiên (11,80 điểm) (Quảng Nam), núi Sữa (12,11 điểm) (Quảng Ngãi) là những tài nguyên có khả năng thu hút thấp . Những tài nguyên nay do sức chứa nhỏ, tính bền vững không cao nhưng có thể đầu tư, phát triển để liên kết với các tài nguyên khác nên cần tính toán hợp lý trong việc đầu tư, phát triển.
Xem xét kết hợp khả năng thu hút và khả năng khai thác .
Việc xem xét các tiêu chí trên sẽ cho chúng ta thấy bức tranh toàn cảnh về
tiềm năng DLST của vùng, trong đó nhiều tài nguyên có lợi thế lớn, cụ thể:
- Đối với Tiểu vùng I:Nhiều tài nguyên có khả năng thu hút và khả năng khai thác cao (loại 1) có thể phát triển các khu DLST tổng hợp, với nhiều loại hình hấp dẫn và độc đáo được thể hiện tại sơ đồ 3.1 như VQG Phong Nha – Kẻ Bàng, biển Nhật Lệ - Cảnh Dương (Quảng Bình), biển Cửa Tùng – Cửa Việt, đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị). Đây là những tài nguyên cần được ưu tiên phát tri ển cao.
Một số tài nguyên có khả năng thu hút thuận lợi (loại 2) nhưng có khả năng khai thác cao (loại 1) hoặc ngược lại như vũng Chùa – đảo Yến, biển Vĩnh Thanh – Vĩnh Kim (Quảng Trị), biển Phong Điền – Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) (xem