Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV - AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của Nghệ An, 2008 - 2012 - 2


NCMT Nghiện chích ma túy

NTCH Nhiễm trùng cơ hội

OR Odds Ratio - Tỷ suất chênh

PEPFAR The United States President’s Emergency Plan for AIDS Relief Chương trình hỗ trợ khẩn cấp của Tổng thống Hoa Kỳ

PKNT Phòng khám ngoại trú

PNBD Phụ nữ bán dâm

QTC Dự án "Quỹ Toàn cầu phòng chống HIV/AIDS"

TCMT Tiêm chích ma túy

TVCSHT Tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ TVXNTN Tư vấn xét nghiệm tự nguyện

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 152 trang tài liệu này.

UNAIDS The Joint United Nations Programme on AIDS Chương trình phối hợp của Liên hiệp quốc về AIDS

WHO World Health Organization Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Phân bố lũy tích nhiễm HIV/AIDS tại Nghệ An tính đến 31/12/2013….. 8 Bảng 1.2. Phân bố bệnh nhân điều trị ARV tại các cơ sở điều trị tỉnh Nghệ An. 25

Bảng 1.3. Ưu điểm và hạn chế của tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm

HIV/AIDS dựa vào cộng đồng so với dựa vào cơ sở y tế. 33

Bảng 2.1. Liệt kê các hoạt động đào tạo tập huấn cho mạng lưới tham gia. 49

Bảng 2.2. Liệt kê các hoạt động tư vấn, xét nghiệm tại các phòng tư vấn sức khỏe

cộng đồng. 50

Bảng 2.3. Liệt kê các hoạt động tư vấn, hỗ trợ tại cộng đồng và dự phòng lây

truyền mẹ - con. 51

Bảng 2.4. Liệt kê các hoạt động truyền thông và can thiệp giảm hại. 52

Bảng 2.5. Phân bố đối tượng được chọn vào nghiên cứu tại các địa bàn… 54

Bảng 3.1. Phân bố người nhiễm HIV theo tuổi, giới tính và dân tộc… 61

Bảng 3.2. Phân bố theo tình trạng hôn nhân và người sống cùng… 63

Bảng 3.3. Thời gian nhiễm HIV và nhận biết lý do nhiễm HIV… 64

Bảng 3.4. Nội dung, chất lượng và loại hình tư vấn xét nghiệm HIV… 65

Bảng 3.5. Tần suất, nội dung tư vấn hỗ trợ sau nhiễm HIV và xét nghiệm HIV của

bạn tình 66

Bảng 3.6. Chăm sóc, hỗ trợ của gia đình đối với người nhiễm HIV/AIDS… 68

Bảng 3.7. Các tổ chức, đơn vị chăm sóc tại nhà cho người nhiễm HIV/AIDS… 70

Bảng 3.8. Tiếp cận chăm sóc, điều trị trong vòng 6 tháng trước điều tra… 72

Bảng 3.9. Biểu hiện triệu chứng lâm sàng của người nhiễm HIV/AIDS… 73

Bảng 3.10. Tiếp cận dịch vụ giảm tác hại và thông tin phòng chống AIDS 6 tháng trước điều tra… 73

Bảng 3.11. Hành vi tiêm chích ma túy không an toàn của người nhiễm HIV/AIDS. 74 Bảng 3.12. Quan hệ tình dục và loại bạn tình của nam nhiễm HIV 75

Bảng 3.13. Hành vi quan hệ tình dục không an toàn của nữ nhiễm HIV/AIDS…… 76 Bảng 3.14. Các yếu tố liên quan đến hành vi dùng chung bơm kim tiêm của đối

tượng nghiên cứu năm 2008. 78

Bảng 3.15. Các yếu tố liên quan đến tỷ lệ luôn luôn sử dụng bao cao su khi quan

hệ tình dục với các loại bạn tình của đối tượng nghiên cứu năm 2008… 81 Bảng 3.16. Phân tích đa biến các yếu tố liên quan đến tỷ lệ luôn sử dụng BCS khi

QHTD với các loại bạn tình của đối tượng nghiên cứu năm 2008. 83

Bảng 3.17. Thay đổi tiếp cận dịch vụ giảm tác hại và thông tin truyền thông… 87

Bảng 3.18. Thay đổi về hành vi QHTD không an toàn của nam và nữ nhiễm với

bạn tình thường xuyên 89

Bảng 3.19. Thay đổi về hành vi sinh con sau nhiễm 90 HIV…………………………..

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn của người nhiễm HIV/AIDS… 62

Biểu đồ 3.2. Phân bố nghề nghiệp của người nhiễm HIV/AIDS 62

Biểu đồ 3.3. Kết quả xét nghiệm HIV của bạn tình thường xuyên 67

Biểu đồ 3.4. Tình trạng vệ sinh ăn uống của người nhiễm HIV/AIDS 67

Biểu đồ 3.5. Thái độ của gia đình đối với người nhiễm HIV/AIDS… 69

Biểu đồ 3.6. Thái độ của cộng đồng đối với người nhiễm HIV/AIDS 69

Biểu đồ 3.7. Mong muốn/nhu cầu của người nhiễm HIV/AIDS…………………. 71

Biểu đồ 3.8. Biểu hiện triệu chứng của người nhiễm HIV/AIDS 71

Biểu đồ 3.9. Tình trạng không dùng BCS lần QHTD gần nhất và không thường

xuyên dùng BCS 12 tháng qua với bạn tình của nam nhiễm HIV. 75

Biểu đồ 3.10. Người gợi ý dùng BCS khi QHTD với bạn tình của nam nhiễm HIV 76

Biểu đồ 3.11. Tình trạng không dùng BCS lần QHTD gần nhất và không thường

xuyên dùng BCS 12 tháng qua với bạn tình của nữ nhiễm HIV. 77

Biểu đồ 3.12. Một số đặc điểm sinh con của người nhiễm HIV… 78

Biểu đồ 3.13. Thay đổi chất lượng hoạt động tư vấn xét nghiệm HIV 84

Biểu đồ 3.14. Thay đổi nhu cầu tiếp cận dịch vụ tư vấn xét nghiệm và hành vi

nguy cơ sau tư vấn xét nghiệm HIV… 84

Biểu đồ 3.15. Thay đổi thói quen và ý thức vệ sinh dinh dưỡng… 85

Biểu đồ 3.16. Thay đổi thái độ của gia đình và cộng đồng 85

Biểu đồ 3.17. Thay đổi sự chăm sóc, hỗ trợ của gia đình và cộng đồng… 86

Biểu đồ 3.18. Thay đổi tiếp cận dịch vụ chăm sóc, điều trị của người nhiễm HIV... 86 Biểu đồ 3.19. Thay đổi hành vi tiêm chích ma túy không an toàn 88

Biểu đồ 3.20. Thay đổi hành vi QHTD không an toàn của nam nhiễm với GMD… 88


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ


Hình 1.1. Hình dạng HIV… 4

Hình 1.2. Ước tính số còn sống nhiễm HIV/AIDS toàn cầu đến cuối năm 2012….. 6 Sơ đồ 1.1. Khung lý thuyết các nội dung cơ bản của chăm sóc người nhiễm

HIV/AIDS tại cộng 35

đồng………………………………………………..

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ triển khai nghiên cứu… 43

Sơ đồ 2.2. Sơ đồ biện pháp can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm tại cộng đồng 45


ĐẶT VẤN ĐỀ


Năm 1996 trường hợp nhiễm HIV đầu tiên tại Nghệ An được phát hiện và từ đó cho tới nay con số người nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn liên tục tăng. Tính đến 31/12/2013, số người nhiễm HIV/AIDS được phát hiện tại Nghệ An đã lên tới 7.294 người, trong đó 4.323 người biểu hiện AIDS và 2.571 người đã chết do AIDS. Hiện tại, Nghệ An là tỉnh xếp thứ 6 của cả nước về số người nhiễm HIV/AIDS còn sống với khoảng 5.545 người [82], [83].

Nhận thức được mối hiểm hoạ to lớn của đại dịch HIV/AIDS, nhằm ngăn chặn sự lan truyền của HIV. Trong những năm qua, nhiều hoạt động phòng chống HIV/AIDS đã được triển khai thực hiện. Đặc biệt, từ năm 2007, sau khi Nghệ An được đưa vào một trong 7 tỉnh trọng điểm của chương trình PEPFAR Hoa Kỳ thì các hoạt động phòng chống HIV/AIDS thực sự chuyển biến mạnh mẽ và thu được những kết quả bước đầu đáng khích lệ [82].

Về hoạt động tư vấn, chăm sóc và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS tại Nghệ An. Tính đến 31/12/2013, có 9 PKNT được triển khai ngoài cộng đồng (trong đó có 1 PKNT trẻ em), 2 cơ sở điều trị trong trung tâm 05 - 06 và 2 cơ sở điều trị trong trại giam. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có 11 phòng tư vấn, 12 nhóm GDVĐĐ, 5 câu lạc bộ người nhiễm và nhiều dịch vụ khác như dự phòng lây truyền mẹ - con, khám và điều trị BLTQĐTD, khám và điều trị Lao/HIV... Có thể nói với sự hỗ trợ tích cực của các chương trình, dự án, sự vào cuộc mạnh mẽ của các cấp ủy đảng, chính quyền, trong thời gian qua hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS đã có sự chuyển biển mạnh mẽ với hàng ngàn người được TVXNTN, người nhiễm HIV/AIDS đã chủ động công khai danh tính để hưởng thụ các dịch vụ và tham gia vào các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, được quản lý và được tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ tại nhà, tham gia sinh hoạt tại các câu lạc bộ và nhiều hoạt động hỗ trợ khác từ các tổ chức, ban ngành, đoàn thể trên địa bàn. Tính đến cuối 2013, số người nhiễm HIV/AIDS đang được điều trị ARV tại các phòng khám ngoại trú là 2.223 người, trong đó có 105 là trẻ em [82].

Tuy nhiên, hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại Nghệ An vẫn còn một số tồn tại, như: độ bao phủ của các dịch vụ chưa cao, nhiều huyện vùng xa, miền núi cao việc tiếp cận với các dịch vụ của người nhiễm HIV/AIDS còn nhiều khó khăn, hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ và điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS còn nhiều bất cập; lây nhiễm HIV vẫn chưa có dấu hiệu thuyên giảm, số người nhiễm HIV tiến triển thành AIDS và nhu cầu chăm sóc, điều trị ngày càng nhiều [82].

Thực trạng hành vi nguy cơ lây truyền HIV và tư vấn, chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV/AIDS đã được một số nghiên cứu đề cập, nhưng chưa đầy đủ, chưa có tính đại diện để làm cơ sở cho việc chăm sóc người nhiễm và khống chế sự lan truyền HIV. Mặt khác, hoạt động phòng chống HIV/AIDS tại cộng đồng và hiệu quả của nó tại Nghệ An chưa có nghiên cứu nào phân tích, đánh giá. Từ thực tế trên, chúng tôi đề xuất nghiên cứu: "Hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng ở 5 huyện của Nghệ An, 2008 - 2012" với các mục tiêu sau:

1. Mô tả hoạt động tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng và hành vi nguy cơ trước can thiệp tại 5 huyện của Nghệ An năm 2008.

2. Đánh giá hiệu quả can thiệp tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS tại cộng đồng, 2008 - 2012.


Chương 1


TỔNG QUAN


1.1. MỘT SỐ THÔNG TIN CƠ BẢN VỀ HIV/AIDS


1.1.1. Khái niệm nhiễm HIV/AIDS


HIV là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh " Human Immunodeficiency Virus", là vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người, làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh [68].

AIDS được viết tắt từ tiếng Anh "Acquired Immunodeficiency Syndrome", có nghĩa là "hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải" do nhiễm vi-rút gây suy giảm miễn dịch ở người - HIV (Human Immunodeficiency Virus). HIV tấn công, tiêu huỷ dần các tế bào miễn dịch và làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể. AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV, khi cơ thể không còn khả năng chống đỡ, nên dễ mắc thêm nhiều loại bệnh cơ hội dẫn đến tử vong [68].

1.1.2. Tác nhân gây bệnh


HIV có 2 týp huyết thanh HIV-1 và HIV-2 do Montagnier cùng cộng sự (Viện Pasteur Paris) tìm ra năm 1983 - 1986 tại Trung Phi. Đây là các Retrovius (vi rút sao mã ngược) có vật liệu di truyền ARN, thuộc họ Lentivirus (vi rút chậm). Đích tấn công của HIV là các tế bào miễn dịch có điểm tiếp nhận CD4 (tế bào Lympho T, niêm mạc ruột ưa crôm, niêm mạc đường hô hấp, đệm thần kinh và tế bào thượng bì). HIV lây nhiễm, nhân lên và tiêu diệt tế bào miễn dịch của cơ thể. Hàng ngày, có hàng tỷ HIV được tạo thành và cũng có hàng tỷ tế bào miễn dịch của cơ thể bị tiêu hủy [47], [86], [88], [110].

Trên kính hiện vi điện tử, HIV có cấu trúc hình cầu, đường kính trung bình khoảng 110 nm (dao động từ 70 - 130 nm). HIV có đặc điểm chung của họ Retroviridae. Hạt vi rút hoàn chỉnh (virion) có cấu tạo gồm 3 lớp: vỏ ngoài, vỏ trong và lõi [47], [88], [110].

Hình 1 1 Hình dạng HIV 1 1 3 Nhiễm HIV là nhiễm suốt đời Đối với các nhiễm 1


Hình 1.1. Hình dạng HIV


1.1.3. Nhiễm HIV là nhiễm suốt đời


Đối với các nhiễm trùng thông thường, mầm bệnh chỉ tồn tại một thời gian ngắn trong cơ thể. Riêng HIV, một khi đã tích hợp vào bộ gen của tế bào chủ, sẽ tồn tại cùng với vật chủ suốt đời, vì vậy người nhiễm HIV/AIDS có thể truyền bệnh cho người khác suốt cả đời mình [45], [55], [106], [114].

1.1.4. Dịch HIV/AIDS là một dịch ẩn


Thời gian từ khi một người nhiễm HIV đến khi diễn biến thành AIDS trung bình khoảng 5 - 7 năm. Trong thời gian này, mặc dù không có triệu chứng gì trên lâm sàng, nhưng người nhiễm HIV vẫn luôn có khả năng lây nhiễm cho người khác. Đến khi có biểu hiện của AIDS thì người nhiễm đã có thể gây bệnh cho nhiều người. Do vậy, dịch HIV/AIDS là một dịch ẩn rất khó phòng, chống [7], [42].

1.2. TÌNH HÌNH NHIỄM HIV TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

1.2.1. Trên thế giới


Kể từ khi ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Los Angeles, Hoa Kỳ vào năm 1981, đến 31/12/2012, UNAIDS và WHO đã công bố có khoảng 35,3 triệu người nhiễm HIV/AIDS còn sống, trong đó có 32,1 triệu người lớn và 3,3 triệu trẻ em. Riêng trong năm 2012, 3,3 triệu người nhiễm HIV/AIDS được phát hiện và 1,6 triệu người tử vong do AIDS, có gần 1/7 số chết là trẻ em. Mỗi ngày trôi qua, trên thế giới có thêm 6.300 người mới nhiễm HIV, 95% các trường hợp này ở các nước có thu nhập thấp và trung bình. Số người

Xem tất cả 152 trang.

Ngày đăng: 03/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí