quản trị rủi ro hối đoái bằng các giao dịch ngắn hạn có bảo hiểm. Nhưng sau đó nó đã nhận thực được những ảnh hưởng của rủi ro tiền tệ trên phương diện kinh tế đối với công ty. Chiến lược mới của nó đã tính toán đến rủi ro hối đoái trong mỗi dự án đầu tư.
Nghiên cứu thất bại của Rolls-Royce, chúng ta có thể nhận được bài học về sự thận trọng khi ký các hợp đồng cung cấp mà đồng tiền thanh toán không phải là nội tệ. Tỷ giá có thể thay đổi không theo như dự đoán của nhà quản trị và hậu quả là những thiệt hại rất lớn về mặt lợi nhuận của công ty. Rolls-Royce định giá sản phẩm của nó bằng đồng Đô la Mỹ trong khi chi trả các chi phí hoạt động của nó (quản lý, nguyên vật liệu, trả nợ) bằng đồng Bảng Anh. Nhưng vấn đề ở chỗ các hợp đồng bán sản phẩm của công ty này lại xác định một tỷ giá hối đoái cố định. Đây chính là sai lầm rất lớn của nó. Theo những dự đoán của các nhà quản trị tài chính tại Rolls-Royce, đồng Bảng Anh sẽ mất giá trong thời gian đó, do đó họ không đưa điều khoản rủi ro hối đoái vào hợp đồng. Nhưng thực tế lại không như vậy, đồng Đô la giảm giá gây ra khoản thua lỗ nặng nề cho công ty. Trong thế giới kinh doanh toàn cầu, những rủi ro, biến động là liên tục và không lường trước được. Vì thế các nhà quản trị nên thận trọng thay vì quá tin tưởng vào phán đoán của mình.
Từ việc nghiên cứu cách mà tập đoàn mỹ phẩm Avon đã đối phó với cuộc khủng hoảng tiền tệ ở châu Á năm 1997, ta lại tìm được bài học phải luôn luôn sẵn sàng đối phó với rủi ro vì dù có tầm nhìn chiến lược đến đâu, các công ty không thể dự đoán những rủi ro có thể xảy ra. Và đối phó với rủi ro không phải là trách nhiệm của riêng giám đốc tài chính. Rủi ro tiền tệ có ảnh hưởng tới mọi mặt hoạt động của một công ty. Khi đối phó với nó, các giám đốc kinh doanh cần có các đề xuất về sản xuất và marketing để đảm bảo khả năng sinh lợi trong dài hạn. Họ phải có được những lựa chọn chiến lược dự phòng mang tính chủ động chứ không phải thụ động để có được lợi thế cạnh tranh quốc tế.
Điều mấu chốt để quản trị hiệu quả rủi ro là gắn việc phân tích những biến động tiền tệ với quá trình quản trị chung. Một biện pháp mà rất nhiều các công ty đa quốc gia áp dụng nhằm phát huy sự phối kết hợp giữa các giám đốc chịu trách nhiệm từng mảng khác nhau của việc quản trị rủi ro hối đoái là thành lập một ủy ban thực hiện việc quản trị rủi ro ngoại hối. Bên cạnh các giám đốc tài chính, cac ủy ban nên và thường bao gồm nhân viên cấp cao của công ty như phó chu tịch – phụ trách mảng quốc tế, giám đốc marketing và sản xuất, giám đốc kế hoạch và tổng giám đốc điều hành. Việc sắp xếp này là rất hợp lý bởi vì các giám đốc sẽ cùng tham gia quản trị rủi ro hối đoái, do vậy họ có thể có những cân nhắc trên phương diện hối đoái trước khi đưa ra những quyết định của mình.
Trong chương trình kiểm soát rủi ro hối đoái kiểu này, vai trò của các giám đốc tài chính gấp thêm 4 lần: (1) cung cấp những dự đoán về lạm phát và tỷ giá hối đoái cho hoạt động quản trị kinh doanh trong nước, (2) nhận định và làm rõ nguy cơ rủi ro cạnh tranh, (3) cơ cấu những tiêu chí đánh giá để các giám đốc kinh doanh không được quá ngợi khen hay bị khiển trách do những tác động không được dự đoán của biến động tiền tệ và (4) tính toán và bảo hiểm những rủi ro kinh doanh còn tồn tại sau khi những chiến lược sản xuất và marketing đã được triển khai.
CHƯƠNG III: KHẢ NĂNG ÁP DỤNG KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH CỦA CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA TẠI VIỆT NAM
I. Thực trạng quản trị tài chính của doanh nghiệp Việt Nam
1. Tình hình phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung
Nói về tình hình phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay ta có thể thấy một bức tranh toàn cảnh xen kẽ những gam màu sang tối. Các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian gần đây đã đạt được một sự tăng trưởng đáng kể. Đã xuất hiện trong nền kinh tế Việt Nam những tập đoàn kinh tế hoạt động trên nhiều lĩnh vực với doanh thu lớn, lợi nhuận cao và tốc độ tăng trưởng ổn định. Mới đây, Ngày 15/11/2007, Báo điện tử VietNamNet kết hợp với Công ty Cổ phần Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) lần đầu tiên công bố bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam về doanh thu (VNR500) theo mô hình của Fortune 500. Đơn vị tổ chức mong muốn sẽ duy trì một bảng xếp hạng doanh nghiệp có uy tín của Việt Nam theo chuẩn mực quốc tế. Hàng năm, thông qua số liệu điều tra về doanh nghiệp trên toàn quốc của Tổng cục Thống kê như: Tổng tài sản, doanh thu, lợi nhuận, tốc độ tăng trưởng, số lao động… kết hợp với điều tra của Vietnam Report và số liệu cung cấp từ các doanh nghiệp, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ được đánh giá, xếp hạng thông qua các tiêu chí được công bố công khai, đảm bảo tính khoa học, khách quan và độc lập. Đây là một động thái tích cực thể hiện sự phát triển của các doanh nghiệp Việt Nam. Chúng ta đang dần hướng tới những chuẩn mực quốc tế trong đánh giá quy mô và tầm cỡ của một doanh nghiệp. Điều đó chứng tỏ các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang vươn ra thị trường thế giới và khẳng định vị thế của mình.
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Quản Trị Tài Chính Của Một Số Công Ty Đa Quốc Gia Điển Hình Trên Thế Giới
- Kinh Nghiệm Của Nestlé Và Novo Industri Trong Việc Ra Quyết Định Tài Trợ
- Kinh Nghiệm Của Kodak, Rolls-Royce Và Avon Trong Việc Quản Trị Rủi Ro Tài Chính
- Các Doanh Nghiệp Việt Nam Chưa Đánh Giá Đúng Tầm Quan Trọng Của Quản Trị Tài Chính
- Quản trị tài chính công ty đa quốc gia - 12
- Quản trị tài chính công ty đa quốc gia - 13
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Qua nghiên cứu phân tích bảng xếp hạng VNR500 năm 2007, các chuyên gia đã đưa ra một số nhận định không phải là hoàn toàn sáng sủa nhưng có rất nhiều nét khả quan8:
- Nền kinh tế Việt Nam đang bị chi phối mạnh bởi khu vực Nhà nước. Có tới 270 trên 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước. Ngành nghề tập trung chủ yếu là các doanh nghiệp khai thác kinh doanh tài nguyên khoáng sản như: dầu khí, than và các ngành kinh tế nhà nước nắm thế độc quyền như: hàng không, ngân hàng, tài chính, viễn thông, điện lực…
- Nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập mạnh và gắn kết với nền kinh tế thế giới được thể hiện ở sự góp mặt của 140 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong danh sách Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Hơn nữa, phần lớn các doanh nghiệp nước ngoài trong bảng xếp hạng thuộc lĩnh vực chế tạo và sản xuất, lĩnh vực đòi hỏi tính cạnh tranh cao về công nghệ, vốn và trình độ quản lý. Qua đây cũng phản ánh phần nào khả năng cạnh tranh yếu của các doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực này.
- Khối doanh nghiệp tư nhân mặc dù có những bước phát triển đáng khích lệ, song vẫn chưa đủ mạnh, thể hiện ở sự góp mặt của 90 doanh nghiệp trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Tuy nhiên các doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam đã thể hiện tính năng động và hiệu quả ở việc có rất nhiều doanh nghiệp nằm trong bảng xếp hạng thuộc về nhóm ngành chế tạo và sản xuất, lĩnh vực có tính cạnh tranh cao trong môi trường cạnh tranh toàn cầu.
- Với kết quả xếp hạng nói trên, có thể thấy doanh thu của các doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam cũng chỉ gần tương đương doanh thu của các doanh nghiệp nằm trong 10 doanh nghiệp cuối bảng xếp hạng của Fortune 500
8 Công bố xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam, Vietnamnet.com.vn, 15/11/2007
(2006). Qua đây, có thể nhận thấy rằng điều quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam muốn vươn lên tầm quốc tế không phải ở doanh thu lớn mà mấu chốt cho sự phát triển là khả năng cạnh tranh, đổi mới công nghệ, hiệu quả trong quản lý kinh doanh, quảng bá xây dựng thương hiệu.
Như vậy có thể thấy rằng các doanh nghiệp Việt Nam thực sự đang phát triển mạnh mẽ. Mặc dù còn có rất nhiều khó nhăn phía trước nhưng sự hội nhập với nền kinh tế thế giới là tương lai không xa. Khi đó tại Việt Nam sẽ hình thành những công ty, tập đoàn lớn mà hoạt động của nó không chỉ trên thị trường nội địa. Đó là tương lai thuộc về các công ty đa quốc gia có quốc tịch Việt Nam.
2. Tình hình phát triển của các tập đoàn kinh tế Việt Nam
Các tập đoàn kinh tế trên thế giới hiện đang được tổ chức, tái cơ cấu theo xu thế sáp nhập và mua lại. Theo số liệu của hãng thông tin Dealogic, tổng giá trị của những vụ sáp nhập trong năm 2006 đã lên tới 3.460 tỉ đô la Mỹ với 28.312 thương vụ. Tổ chức đánh giá tín nhiệm quốc tế Standard & Poor’s gọi đây là “hội chứng sáp nhập”. Hội chứng này rất có thể tạo ra một thời kỳ mới trong nền kinh tế thế giới - thời của các tập đoàn.
Ở nước ta, trong hầu hết các chính sách phát triển kinh tế, đã thể hiện quan điểm hình thành các tập đoàn kinh tế đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên quan điểm này mới chỉ được thể chế hóa ở khu vực kinh tế nhà nước. Cơ sở pháp lý cho việc hình thành tập đoàn kinh tế nhà nước là Nghị định 153/2004/NĐ-CP ngày 9-8-2004 của Chính phủ. Và trong năm 2006 và đầu năm 2007 tám tập đoàn kinh tế quốc gia trong các lĩnh vực mũi nhọn nhất đã được thành lập. Đó là các tập đoàn Bưu chính - Viễn thông, Than - khoáng sản, Dầu khí, Điện lực, Công nghiệp tàu thủy, Dệt may, Cao su, Tài chính - bảo hiểm. Các tập đoàn này được thành lập trên cái nền là các Tổng công ty Nhà nước cho nên có những lợi thế đặc thù và sự hậu thuẫn của Chính phủ. Tất cả các tập đoàn kinh tế Nhà nước được ra đời bằng một quyết
định và nhanh chóng được thừa nhận và có vị thế riêng. Tuy nhiên đó là chuyện của khu vực doanh nghiệp Nhà nước.
Trong khi đó, khu vực kinh tế tư nhân, nơi đóng góp đến 39% GDP và một phần ba tổng đầu tư toàn xã hội, cũng cho thấy một sức sống mạnh mẽ, thực sự là động lực phát triển đất nước. Mỗi doanh nghiệp, dù nhỏ, đều có một hoặc một số thế mạnh, có thể là vốn, công nghệ, mạng lưới phân phối, thương hiệu... Tích hợp, liên kết các thế mạnh đó vào một doanh nghiệp, đó chính là tập đoàn kinh tế. Đã có một số tập đoàn kinh tế tư nhân hình thành theo mô hình này. Tiêu biểu như FPT, Đồng Tâm, Kinh Đô, Hòa Phát, Hanaka... Các tập đoàn này đều có vốn góp, cổ phần chi phối lẫn nhau ở các công ty con, công ty liên kết, ngân hàng, đối tác chiến lược trong và ngoài nước với hàng ngàn cổ đông và đang có xu hướng mở rộng quy mô và ngành nghề thông qua phát triển nội sinh, mua bán sáp nhập hay liên kết. Tập đoàn kinh tế tư nhân được hình thành bằng chính sự tăng trưởng quy mô và mở rộng phạm vi hoạt động của chính các doanh nghiệp. Việc hình thành tập đoàn hoàn toàn là do nhu cầu và nội lực của doanh nghiệp và không có bất cứ một quyết định chuyển đổi hay sắp xếp hành chính nào. Đây chính là con đường tự nhiên để một doanh nghiệp phát triển thành một tập đoàn.
Tuy nhiên, việc hình thành tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam mới khởi đầu và đang vấp phải nhiều vấn đề khó khăn. Trên thực tế về pháp lý, mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân hiện nay chưa được thừa nhận. Các tập đoàn hiện nay buộc phải mang cái tên không chính danh “công ty cổ phần tập đoàn” (hoặc công ty TNHH tập đoàn). Luật Doanh nghiệp 2005 được đánh giá là “luật để hội nhập” thì cả luật và các văn bản hướng dẫn đều chưa tạo được hành lang pháp lý cho việc hình thành các tập đoàn kinh tế tư nhân. Chúng ta chỉ có một nghị định hướng dẫn một số điều của Luật Doanh nghiệp về đăng ký kinh doanh và cũng không có bất cứ đề cập nào đến việc hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam.
73
2. Một số nhận xét đánh giá về hoạt động quản trị tài chính trong các doanh nghiệp nói chung và các tập đoàn kinh tế Việt Nam nói riêng
2.1 Thực trạng khung pháp luật đối với quản trị doanh nghiệp
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, tại Việt Nam rất nhiều công ty được thành lập có quy mô lớn nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, trừ một số doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có 100% vốn nước ngoài còn lại đại đa số các doanh nghiệp đều chưa chia hình thành bộ phận quản trị tài chính và chức danh giám đốc tài chính. Trong nhiều doanh nghiệp, những nhiệm vụ, chức năng của giám đốc tài chính và bộ phận quản trị tài chính đã mặc nhiên giao cho một phó giám đốc và kế toán trưởng làm thay. Do đó, có khá nhiều việc kế toán trưởng làm cũng không được mà không làm cũng ... vô can. Sự “làm thay tự nguyện” này chính là một trong những nguyên nhân tạo ra một “khoảng trống về quản trị tài chính” trong các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay. Nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là sự nhầm lẫn chức năng giữa bộ phận kế toán và bộ phận tài chính doanh nghiệp, không chỉ có trong nhận thức của các chủ doanh nghiệp mà cả trong tư duy của không ít nhà làm luật.
Tại Việt Nam hiện nay chưa có một văn bản pháp luật chính thức quy định về hoạt động quản trị doanh nghiệp. Trong hoạt động quản trị cua mình, các doanh nghiệp thường chỉ dựa vào Luật doanh nghiệp, Luật kế toán, Luật kiểm toán. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) về quản trị công ty tháng 6/2006, Việt Nam đã có những bước tiến mới quan trọng trong việc xây dựng khuôn khổ quản trị công ty. Tuy nhiên, nếu so sánh với các chuẩn mực, nguyên tắc quản trị của các nhà quản trị quốc tế thì hầu hết các chuẩn mực, các nguyên tắc ấy, đặc biệt là tính minh bạch và công bố thông tin, không được tuân thủ hoặc căn bản chỉ tuân thủ được một phần. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nền quản trị doanh nghiệp nói chung của Việt Nam cũng như sự phát triển bền vững của các doanh nghiệp nói riêng.
Trước tình hình đó, các cơ quan chức năng cũng như các nhà làm luật Việt Nam đã có một số động thái để hỗ trợ cho việc phát triển nền quản trị doanh nghiệp Việt Nam. Ngày 27/12/2006, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ra Quyết định số 1392 công nhận thành lập Ban Vận động thành lập Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam. Ngày 4/7/2007, Bộ trưởng Bộ Nội vụ cũng đã ký Quyết định thành lập Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đó, Ban vận động đã xây dựng Dự thảo điều lệ của Hội Các nhà quản trị doanh nghiệp Việt Nam theo 5 mục tiêu. Một trong những mục tiêu lớn nhất của Hội là xây dựng nguyên tắc quản trị doanh nghiệp ở Việt Nam ngày càng phù hợp với thông lệ quốc tế.
Riêng về những văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động quản trị doanh nghiệp, chúng ta chỉ dựa vào Luật kế toán và các điều lệ, chuẩn mực liên quan. Thế nhưng, theo Điều lệ kế toán trưởng các doanh nghiệp quốc doanh còn đang có hiệu lực, kế toán trưởng lại không có những chức năng nhiệm vụ của giám đốc tài chính. Thậm chí, trong luật kế toán cũng vậy. Cho đến nay, trong hệ thống văn bản pháp quy về kế toán chưa có một văn bản nào quy định về giám đốc tài chính. Trong một số công ty liên doanh, khi tồn tại song song hai chức danh giám đốc tài chính và kế toán trưởng, nếu giám đốc tài chính là người nước ngoài và kế toán trưởng là người Việt Nam thì thông thường kế toán trưởng chỉ tồn tại trên hình thức. Cho nên mọi hoạt động liên quan đến quản trị tài chính trong doanh nghiệp đều do bản thân các doanh nghiệp tự xoay xở miễn là không trái với quy định trong các văn bản pháp luật khác có liên quan. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp trong quá trình hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính đang được kêu gọi rất nhiều ở Việt Nam hiện nay. Và nó đòi hỏi sự quan tâm của các cơ quan chức năng để nâng cao chất lượng quản trị nói chung và quản trị tài chính nói riêng của Việt Nam.