Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hải Dương - 2


DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1. Quy trình cho vay KHCN 12

Hình 2.1. Mô hình cơ cấu tổ chức tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương 31

Hình 2.2: Cơ cấu SMEs có quan hệ tín dụng với chi nhánh theo ngành nghề kinh doanh năm 2020 35

Hình 2.2. Quy trình cho vay khách hàng SMEs 37

Hình 2.3. Cơ cấu doanh số cho vay theo TSĐB tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương giai đoạn 2017-2020 40

Hình 2.4: Cơ cấu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương giai đoạn 2017-2020 41

Hình 2.5. Cơ cấu dư nợ cho vay theo TSĐB tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương giai đoạn 2017-2020 42

Hình 2.6: Cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế tại Vietinbank – CN Đông Hải Dương giai đoạn 2017-2020 43

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


STT

Từ viết tắt

Nguyên nghĩa

1

BIDV

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam

2

CN

Chi nhánh

3

HĐQT

Hội đồng quản trị

4

KHDN

Khách hàng doanh nghiệp

5

SMEs

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

6

NHCT

Ngân hàng công thương

7

NHNN

Ngân hàng nhà nước

8

NHTM

Ngân hàng thương mại

9

NHTMCP

Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương

10

QTRR

Quản trị rủi ro

11

QTRRTD

Quản trị rủi ro tín dụng

12

RRTD

Rủi ro tín dụng

13

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

14

TMCP

Thương mại cổ phần


15

Vietinbank – CN Đông Hải

Dương

Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hải Dương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hải Dương - 2


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Tín dụng là một trong những hoạt động kinh doanh có vai trò quan trọng và mang lại nguồn thu nhập lớn cho NHTM. Trong các hoạt động tín dụng, cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất. Tuy nhiên, nó luôn gắn liền với rủi ro nên đòi hỏi công tác quản trị RRTD cần được chú trọng để kiểm soát tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra. Đứng trước những thời cơ và thách thức của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, vấn đề nâng cao khả năng cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước với các ngân hàng thương mại nước ngoài, mà cụ thể là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm thiểu rủi ro đã trở nên cấp thiết.

Hoạt động tín dụng của các ngân hàng cũng đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ. Với sự phát triển về thị trường khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa trong tín dụng ngân hàng, các ngân hàng đang hướng tới khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa như một khách hàng trung thành đầy tiềm năng. Hoạt động tín dụng phục vụ khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa đã và đang đem lại nguồn lợi nhuận cao cho ngân hàng. Tuy nhiên, lợi nhuận và rủi ro là hai mặt của một vấn đề, lợi nhuận cao cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn mà phía khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, cũng như phía chủ quan của ngân hàng đem lại. Với đặc tính là các khoản vay có giá trị lớn thì việc nhận dạng, đánh giá, kiểm tra và giám sát vô cùng quan trọng. Điều này khiến mỗi ngân hàng phải xây dựng một chiến lược quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa riêng.

Huyện Kinh Môn - Địa bàn hoạt động của Vietinbank Đông Hải Dương là nơi có nhiều DNNVV hoạt động, tiềm năng phát triển cho vay SMEs trên địa bàn là rất lớn. Chính vì thế, cho vay SMEs đang là định hướng phát triển của Vietinbank Đông Hải Dương trong thời gian tới, do đó tốc độ phát triển cho vay SMEs tại chi nhánh có xu hướng tăng nhanh qua các năm. Tuy nhiên, tình hình cạnh tranh về cho vay SMEs trên địa bàn là rất lớn, nhiều NHTM thực hiện nới lỏng tiêu chuẩn tín dụng để mở rộng quy mô cho vay, điều này sẽ gây đến rủi ro. Đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 khiến các SMEs gặp khó khăn, nhiều SMEs ngừng hoạt động, thậm chí gặp phá sản. Thêm vào đó, việc quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay


SMEs tại chi nhánh chưa thực sự hiệu quả, còn nhiều hạn chế từ khâu nhận diện rủi ro đến đo lường, giám sát và xử lý rủi ro. Vì thế yêu cầu tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay SMEs là yêu cầu cấp thiết hiện nay.

Xuất phát từ thực tế đó, việc nghiên cứu các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa là hết sức cầnthiết. Do vậy, tác giả quyết định thực hiện đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hải Dương”.

2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1. Nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng của các chi nhánh Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Quản trị RRTD là một trong những vấn đề hết sức phức tạp nhưng rất cấp thiết đối với mọi ngân hàng và luôn được quan tâm đặc biệt. Vì vậy, đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này, cụ thể là một số công trình tiêu biểu sau đây:

Nguyễn Thị Mỹ Tâm (2015), “quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Thăng Long”, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Kinh tế & QTKD – Đại học Thái Nguyên. Tác giả cho rằng quản lý danh mục tín dụng SMEs theo mức độ rủi ro KH là cách thức đảm bảo cho NH duy trì chất lượng hoạt động tín dụng. Để làm tốt công việc này, NH cần tập trung xây dựng hệ thống xếp hạng chấm điểm KH và ước tính tổn thất RRTD. Đồng thời, việc xây dựng danh mục theo kế hoạch cũng là phương thức giúp NH quản lý được danh mục tín dụng của mình. Đối với các NH mà đối tượng phục vụ chủ yếu là SMEs thì vấn đề này càng trở nên cấp thiết bởi đặc trưng kinh doanh của đối tượng này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến quyết định cấp tín dụng của NH. Hạn chế của đề tài này là đề tài chưa tách tỷ trọng nợ xấu theo nhóm và ngành, qua đó cho thấy một số ngành thường xuyên có rủi ro đặc thù ngành để xây dựng giải pháp hạn chế rủi ro phù hợp.

Nguyễn Đức Tú (2016), “Quản lý rủi ro tín dụng tại NHTMCP Công Thương Việt Nam”, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Luận án đã hệ thống và trình bày đầy đủ lý luận về RRTD và quản trị RRTD trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và sự gia tăng áp lực cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh


của NHTM. Trên cơ sở phân tích thực trạng, luận án đã chỉ ra những điểm chưa được, cần sửa đổi trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Đặc biệt, luận án đã đưa ra các mô hình có thể áp dụng để quản trị rủi ro tín dụng của NHTM theo tiêu chuẩn của hiệp ước Basel II - các nguyên tắc chung và các luật NH của ủy ban Basel về giám sát NH...Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu của luận án này là toàn bộ hệ thống của NH Vietinbank và thời gian nghiên cứu của luận án là trong các năm từ trước năm 2016.

Lê Thuỳ Linh (2017), “Quản trị hoạt động tín dụng trong tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội. Đề tài đã hệ thống những vấn đề lý thuyết cơ bản vể quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó thực hiện phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2010-2014. Xuất phát từ những hạn chế và nguyên nhân đề tài đề xuất 5 giải pháp và 2 kiến nghị đối với NHNN và 2 kiến nghị đối với Ngân hàng Vietinbank nhằm tăng cường hoạt động tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ của Vietinbank - Chi nhánh Hà Nội.

Đinh Thị Thúy Ngọc (2018), “Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Lưu Xá”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Thương mại. Luận văn hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị RRTD của NHTM. Phân tích, đánh giá thực trạng RRTD tại Vietinbank chi nhánh Lưu Xá. Trên cơ sở phân tích nguyên nhân của những hạn chế trong công tác quản trị RRTD, đề tài nêu ra một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị RRTD tại Vietinbank chi nhánh Lưu Xá trong giai đoạn tới.

Nguyễn Thị Hồng Anh (2019), “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Thương mại. Luận văn đã hệ thống hoá có chọn lọc một số lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN của NHTM. Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương giai đoạn từ năm 2015-2018. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản trị


rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN tại ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh khu công nghiệp Hải Dương đến năm 2025.

2.2. Nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng của các chi nhánh NHTM trên địa bàn tỉnh Hải Dương

Nguyễn Ngọc Khoa (2020), “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương - Chi nhánh Hải Dương”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Thương mại. Căn cứ vào những cơ sở lý thuyết liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng cho các khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng, luận văn cũng đã phân tích về thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương - Chi nhánh Hải Dương. Từ đó, tìm ra nguyên nhân để điều chỉnh và sửa đổi các vấn đề đó. Dựa trên tình hình thực tế, các mục tiêu mở rộng và phát triển trong thời gian tới, tác giả đã đưa ra các biện pháp cụ thể cho chi nhánh và đưa ra các kiến nghị với Chính phủ, NHNN và ngân hàng TM TNHH MTV Đại Dương nhằm đẩy mạnh tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng tại chi nhánh trong tương lai.

Nguyễn Thị Huyền Diệu (2018), “Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại BIDV - chi nhánh Hải Dương”, Luận văn Thạc sỹ, Đại học Thương mại. Luận văn nghiên cứu các nội dung liên quan đến vấn đề quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN, những kinh nghiệm của các chi nhánh NHTM trong nước và rút ra bài học có thể tham khảo, áp dụng đối với BIDV Hải Dương. Phân tích thực trạng và đặc thù hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay KHDN tại BIDV Hải Dương, từ đó, đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân. Đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm tăng cường, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại BIDV - chi nhánh Hải Dương.

Qua quá trình đánh giá tổng quan các nghiên cứu và các tài liệu liên quan đến quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM, hệ thống các nghiên cứu đã góp phần hình thành một cơ sở lý thuyết khá đầy đủ và rõ ràng về khái niệm rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng của các NHTM nhằm làm rõ bản chất, các nhân tố tác động đến rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng; Đánh giá thực trạng rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng của mỗi ngân hàng, từ đó tổng quát, nhận dạng các loại rủi ro tín


dụng ở NHTM và đánh giá những hạn chế của công tác này để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường quản trị rủi ro tín dụng tại mỗi ngân hàng.

Mỗi nghiên cứu ở một khía cạnh khác nhau, đã phản ánh cơ bản được ngành, lĩnh vực và đơn vị cụ thể mà mình đã nghiên cứu. Luận văn Quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – CN Đông Hải Dương được nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hải Dương, luận văn nghiên cứu thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa trong giai đoạn 2017-2020 và cũng đưa ra những đề xuất có thể áp dụng vào thực tiễn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hải Dương. Vì vậy, đề tài mang tính thực tiễn và không trùng lặp với các công trình nghiên cứu trước đây.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

3.1. Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đề xuất những giải pháp có căn cứ khoa học nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hải Dương trong thời gian tới.

3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

Để hoàn thành mục tiêu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể như sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM.

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương VN– CN Đông Hải Dương.

- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Hải Dương.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là hoạt động quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM.


4.2 Phạm vi nghiên cứu

+ Về nội dung nghiên cứu: quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa.

+ Về không gian nghiên cứu: phân tích công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Ngân hàng TMCP Công thương VN – Chi nhánh Đông Hải Dương.

+ Về thời gian nghiên cứu: giai đoạn từ năm 2017 đến năm 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Trong luận văn, các dữ liệu thứ cấp được sử dụng, thu thập từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank – CN Đông Hải Dương trong giai đoạn 2017-2020; Tài liệu báo cáo thường niên năm các năm từ 2017 đến năm 2020 và các văn bản liên quan đến công tác quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay khách hàng SMEs trong hệ thống Vietinbank. Các tài liệu lý thuyết và thực tiễn từ các sách giáo trình, nghiên cứu tương tự về đề tài, các văn bản pháp lý, các bài báo đăng tải trên các trang web… cũng được sử dụng trong luận văn.

5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu

Sau khi thu thập đầy đủ các thông tin liên quan tới nội dung đề tài nghiên cứu, cần phải sử dụng phương pháp so sánh, phương pháp biểu mẫu để phân tích, đánh giá dữ liệu. Dựa trên lý thuyết từ các giáo trình, sách, báo, …kết hợp với việc tham khảo các nguồn dữ liệu từ khảo sát thực tế tại đơn vị, quá trình nghiên cứu đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp sau: Phương pháp thống kê; Phương pháp phân tích, so sánh; Phương pháp tổng hợp, đánh giá để đưa ra kết luận, đề xuất để đạt được mục đích nghiên cứu.

Ngoài ra, luận văn còn sử dụng phương pháp khảo sát để làm rõ hơn nội dung quản trị rủi ro tín dụng trong cho vay SMEs tại Vietinbank Đông Hải Dương (tại phần Phục Lục)

Đối tượng khảo sát: Giám đốc, phó giám đốc phụ trách mảng tín dụng, trưởng/phó phòng, nhân viên các phòng ban liên quan trực tiếp đến quá trình cấp tín dụng, kiểm soát rủi ro tín dụng.

Mẫu khảo sát: 150 phiếu khảo sát được gửi thông qua gửi trực tiếp, gửi email

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 02/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí