Trình Bày Được Khái Niệm Nguy Cơ Và Truyền Thông Nguy Cơ.


4.10.4. Chọn các phương tiện truyền thông đại chúng

Các phương tiện truyền thông đại chúng ngày càng phát triển rộng rãi. Khi thực hiện các nội dung giáo dục sức khỏe trong phạm vi rộng, cần chuyển tải các thông tin nhanh, cán bộ truyền thông - giáo dục sức khỏe cần liên hệ, phối họp với các cơ quan thông tin đại chủng để lồng ghép, sử dụng các phương tiện như: đài, ti vi, báo chí, các trang mạng xã hội phù họp internet cho mục đích truyền thông giáo dục sức khỏe, cần phải chuẩn bị nội dung chu đáo, lập kế hoạch thời gian chặt chẽ để thu hút được sự quan tâm của công chúng. Đặc biệt cần chú ý đến phạm vi và đối tượng có khả năng tiếp cận được với các phương tiện truyền thông đại chủng để quyết định lựa chọn phương tiện phù hợp với chương trình TT-GDSK.

Tóm lại, người thực hiện TT-GDSK cần rèn luyện rất nhiều kỹ năng để đảm bảo cho hoạt động TT-GDSK thu được kết quả tốt. Các kỹ năng này phải được rèn luyện lâu dài trong suốt quá trình hành nghề của các cán bộ y tế, cán bộ TT-GDSK. Các cán bộ y tế, cán bộ TT-GDSK phải căn cứ vào điều kiện thực tế, biết sử dụng phối hợp các kỹ năng, sử dụng giao tiếp bằng lời và không lời, truyền thông trực tiếp và gián tiếp qua phương tiện thông tin đại chúng một cách họp lý để có thể đạt được hiệu quả cao nhất trong thực hiện nhiệm vụ TT-GDSK, góp phần nâng cao sức khỏe nhân dân.


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Nêu các mục đích chính của truyền thông.

2. Vẽ sơ đồ các khâu cơ bản của truyền thông.

3. Trình bày các bước của quá trình truyền thông.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

4. Vẽ và giải thích sơ đồ các giai đoạn ảnh hưởng của truyền thông đến đối tượng đích của truyền thông.

5. Trình bày các yêu cầu cần có của cán bộ truyền thông giáo dục sức khỏe.

6. Nêu 6 yêu cầu đối với thông điệp giáo dục sức khỏe.

7. Nêu các yêu cầu đối với kênh truyền thông.

8. Phân tích các kỹ năng truyền thông giao tiếp cơ bản cần rèn luyện để thực hiện TT- GDSK hiệu quả.


KHÁI NIỆM TRUYỀN THÔNG NGUY CƠ


MỤC TIÊU

1. Trình bày được khái niệm nguy cơ và truyền thông nguy cơ.

2. Trình bày được tầm quan trọng và vai trò của truyền thông nguy cơ.


NỘI DUNG


1. KHÁI NIỆM VỀ NGUY CƠ VÀ NHẬN THỨC VỀ NGUY CƠ

1. Nguy cơ: là khái niệm về sự kết hợp giữa khả năng có thể xảy ra một sự kiện và những hậu quả xấu do sự kiện đó gây ra.

Thuật ngữ “nguy cơ” hàm chứa hai ngụ ý là khả năng có thể xảy ra và hậu quả xấu. Ví dụ: tai nạn giao thông là nguy cơ có thể xảy ra bất cứ khi nào khi tham gia giao thông và hậu quả gây chấn thương hoặc chết người; dịch bệnh mới nổi là nguy cơ vì có thể xảy ra do biến đổi chủng vi khuẩn hoặc vi rút gây bệnh cho nhiều người.

Có những nguy cơ do thiên tai gây ra như bão, lũ, sóng thần, dịch bệnh... có những nguy cơ do con người gây ra như tai nạn giao thông, các vụ cháy nổ, sạp hầm lò, vũ khí sinh học...

2. Nhận thức nguy cơ: là đánh giá chủ quan của mọi người (có thể là cá nhân, nhóm, xã hội) về khả năng xuất hiện nguy cơ hay tính chất, độ lớn và mức độ nghiêm trọng của một nguy cơ và thời gian chịu tác động của nguy cơ. Cụm từ này thường được sử dụng nhiều nhất khi đề cập tới các nguy cơ và đe dọa tự nhiên đối với môi trường hay sức khỏe.

- Nguy cơ ở mỗi nơi, mỗi thời kỳ là khác nhau và có các nguyên nhân khác nhau.

- Hậu quả do nguy cơ gây ra có thể với nhiều mức độ khác nhau. Có thể chỉ ảnh hưởng tới một nhóm người tiếp xúc với nguy cơ như những vùng thường bị động đất... nhưng cũng có thể gây hại cho nhiều người, nhiều vùng như biến đổi khí hậu.

Nhận thức nguy cơ của con người là khác nhau: các nguy cơ xảy ra khác nhau về địa lý, thời gian, nguyên nhân nên nhận thức về nguy cơ của các nhóm người ở các địa phương khác nhau cũng khác nhau, nhận thức của mỗi cá nhân trong cùng một địa phương đối với các nguy cơ cũng có thể khác nhau.

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức nguy cơ:

+ Mức nhu cầu cá nhân.


+ Trình độ phát triển cá nhân và xã hội.

+ Văn hóa.


+ Trình độ học vấn.


+ Các yếu tố làm tổn thương.


+ Ai là người bị tác động và họ bị tác động như thế nào?


+ Mức độ kiểm soát tình hình.


+ Những kinh nghiệm đã từng trải.

2. KHÁI NIỆM VỀ TRUYỀN THÔNG NGUY CƠ


2.1. Khái niệm truyền thông nguy cơ

- Truyền thông nguy cơ là để ngăn chặn hoặc giảm bớt các hậu quả tiêu cực của cuộc khủng hoảng và do đó có thể bảo vệ các cơ quan, tổ chức, các bên liên quan và ngành công nghiệp tránh khỏi thiệt hại (Coombs, 1999 - nguồn WHO).

- Truyền thông nguy cơ là tương tác bằng lời nói, hình ảnh và/hoặc bằng văn bản giữa các tổ chức và các bên liên quan (thường thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng) trước, trong và sau khi xảy ra tình trạng xấu/tiêu cực (Feam - Banks, 2002 - nguồn WHO).

- Truyền thông nguy cơ là kết hợp xác định những rủi ro đối với sức khỏe người dân và nỗ lực thuyết phục người dân thực hiện nhiều hơn các hành vi lành mạnh, giảm các hành vi nguy cơ (Freimuth et al, 2000 - nguồn WHO). Đơn giản nhất nên hiểu là quá trình liên kết các bên liên quan để họ cùng hiểu chung về nguy cơ, xác nhận của họ về nguy cơ và hành động cần thiết để làm giảm nguy cơ.

Như vậy, truyền thông nguy cơ phải là quá trình liên kết giữa các nhà lãnh đạo với cộng đồng để cùng hiểu chung về nguy cơ, cùng xác nhận nguy cơ và cùng hành động cần thiết để làm giảm nguy cơ.

Bản chất của truyền thông nguy cơ là giáo dục sức khỏe, quản lý sự hoảng loạn sợ hãi và truyền thông hạn chế khủng hoảng.

Đối với một nguy cơ, người ta thường chia ra 3 giai đoạn: trước khi có nguy cơ, khi xảy ra nguy cơ và sau khi xảy ra nguy cơ ở người và lây truyền nhanh chóng gây tình trạng đau ốm.

Truyền thông nguy cơ cung cấp các mối liên kết chủ yếu giữa:

- Phân tích nguy cơ.

- Quản lý nguy cơ (đưa ra quyết định).

- Cộng đồng tham gia (phù hợp với các nhu cầu và giá trị xã hội).


2.2. Phân tích nguy

Là phương pháp xác định bản chất và mức độ của nguy cơ bằng cách phân tích những mối hại tiềm tàng và đánh giá những điều kiện có thể gây hại về người, tài sản, dịch vụ, sự tồn tại và môi trường.

Phân tích nguy cơ có ý nghĩa thực tiễn đối với mỗi địa phương là hiểu rõ nguy cơ để có


được những bước chuẩn bị hành động ứng phó với nguy cơ.


2.3. Quản nguy

Là phương pháp tiếp cận và tập luyện/thực hành xử trí tình trạng không an toàn để giảm thiểu những mối nguy hại và tổn thất có thể xảy ra.

Việc chuẩn bị sẵn sàng ứng phó với nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của cộng đồng là cách quản lý nguy cơ hiệu quả. Những hoạt động cụ thể chuẩn bị cho công đồng sẵn sàng ứng phó cần được chủ động đề xuất và đưa vào kế hoạch hoạt động truyền thông thường xuyên tại địa phương với nội dung phù họp với nguy cơ thực sự của địa phương mình.

2.4. Cộng đồng tham gia

Thực hiện quản lý nguy cơ phải được thể hiện bằng những hành động cụ thể, do những nhà lãnh đạo điều hành, hướng dẫn để cộng đồng tham gia, thực hiện theo sự điều hành thông quan những quyết định phù họp với nhu cầu của cộng đồng, giảm thiểu thiệt hại cộng đồng.

2.5. Đánh giá nguy

Nguy cơ sức khỏe là khả năng xảy ra những bất lợi cho sức khỏe và mức độ nghiêm trọng của tác động đó liên quan đến mối nguy khi có sự phơi nhiễm hoặc có thể hiểu nguy cơ sức khỏe là khả năng xảy ra những bất lợi cho sức khỏe với các mức độ khác nhau (nhiều hay ít; nặng hay nhẹ), điều này phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan.

Đánh giá nguy cơ là một quá trình có hệ thống thông qua thu thập, đánh giá và thông tin để nhận định mức độ nguy cơ, bản chất nguy cơ. Đây là cơ sở để xác định chiến lược hành động quản lý và giảm tác động tiêu cực của các nguy cơ sức khỏe cộng đồng (WHO, Rapid Risk Assessment of Acute Public Health, 2012).

Việc đánh giá nguy cơ được thực hiện 4 bước:

- Xác định mối nguy

- Mô tả mối nguy

- Đánh giá mức độ phơi nhiễm

- Mô tả nguy cơ


3. TẦM QUAN TRỌNG VÀ VAI TRÒ CỦA TRUYỀN THÔNG NGUY CƠ

3.1. Yêu cầu của quản lý truyền thông

Quản lý các hoạt động Truyền thông - giáo dục sức khỏe có mục đích để đảm bảo cho các hoạt động truyền thông được thực hiện theo đúng kế hoạch và đạt được mục tiêu đề ra, vì vậy phải đạt được các yêu cầu sau:

- Có sự chỉ đạo của Chính phủ thông qua Ban chỉ đạo liên ngành các cấp đề huy động hiệu quả nguồn lực và tổ chức các hoạt động truyền thông phòng chống dịch bệnh.


- Mạng lưới truyền thông - giáo dục sức khỏe phải đủ mạnh để làm nòng cốt để triển khai các hoạt động truyền thông một cách toàn diện và kịp thời.

- Thực hiện phối họp liên ngành giữa ngành Y tế và cơ quan truyền thông đại chúng, các bộ, ngành và các cơ quan liên quan trong truyền thông phòng chống bệnh dịch, đặc biệt đối với bệnh dịch mới nổi có nguồn lây liên quan đến động vật.

- Thực hiện hợp tác đa phương với các quốc gia trong khu vực và các tổ chức quốc tế trong truyền thông chia sẻ thông tin và phối họp hành động.

- Xây dựng và triển khai các kế hoạch truyền thông: phối họp hiệu quả giữa các cách tiếp cận truyền thông thay đổi hành vi và truyền thông nguy cơ để ứng phó thích hợp với các giai đoạn của bệnh dịch; chú trọng kế hoạch dự phòng sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp.


3.2. Thách thức trong truyền thông ngày nay

- Sự xuất hiện của các trang mạng xã hội internet: Làm thế nào để đủ nhanh?

- Nguồn thông tin đa dạng: có thông tin đáng tin, thông tin không đáng tin cậy, thông tin được kiểm soát và không được kiểm soát.

- Cần uyển chuyển và linh hoạt và không thể “một loại dùng cho tất cả” hoặc “nhắc đi đi nhắc lại”.

- Nhu cầu thông tin của công chúng rất cao.

Thách thức trong truyền thông trong tình huống y tế khẩn cấp.


+ Áp lực về thời gian: truyền thông cần nhanh, rộng.

+ Sự bất định của dịch, thiên tai và lo lắng của cộng đồng là một thách thức trong việc duy trì niềm tin.

+ Khó tiêp cận nhóm dân sô nguy cơ.

+ Không có được các thông tin quan trọng trong nhiều tuần đầu: ví dụ: trong tình huống dịch bệnh xảy ra: khi mới xuất hiện lần đầu luôn luôn không chủ động, thiếu thông tin đầy đủ về bản chất của sự kiện hay bệnh dịch.

+ Cùng một lúc phải tập trung cho nhiều nhóm đối tượng.

+ Nếu không có thông tin chính thống thì sẽ phải dựa vào các thông tin không chính thức, sai lệch; nhiễu thông tin; cạnh tranh thông tin.

+ Cạnh tranh về lợi ích (kinh tế, y tế công cộng).

+ Truyền thông gặp khó khăn vì các chuyên gia và cộng đồng có nhận thức khác nhau về nguy cơ.

+ Người phát ngôn không thoải mái khi đưa những thông tin tác động đến môi trường xã

hội.


+ Mục tiêu của truyền thông: người dân nhận thức được nguy cơ và thực hiện hành vi an

toàn.


3.3. Vai trò của truyền thông nguy cơ


rld Health Organization


Truyền thông chủ động trong

Kiểm soat lây nhiễm

Đáp ừng Y té Công cộng nhanh chóng, bao gồm truyền thông chủ đọng về nguy cơ có

50 -


V

90 80 70 thật và tiềm tàng 60 40 só ca nhièm Ngay Hình 8 1 Truyền thông chủ động 1

-

90 80 - 70thật và tiềm tàng

60

40 -


só ca nhièm


Ngay

Hình 8.1. Truyền thông chủ động trong kiểm soát bệnh truyền nhiễm

Nguồn: Trích dẫn từ Hình 2, trang VII, Báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, 2007

- Giúp các nhóm cộng đồng có nguy cơ về vấn đề liên quan đến dịch bệnh đưa ra những quyết định trên cơ sở hiểu biết khoa học.


- Khuyến khích các hành vi lành mạnh có lợi cho sức khỏe.

- Bổ sung các hệ thống giám sát hiện có.

- Điều phối giữa các đối tác ngành y tế và ngoài ngành Y tế.

- Giảm thiểu sự thiệt hại về y tế và xã hội.

- Xây dựng lòng tin cần thiết để chuẩn bị, ứng phó và vượt qua những đe dọa y tế công cộng nghiêm trọng.

Yêu cầu truyền thông trong tình trạng khẩn cấp:

- Ảnh hưởng lớn.

- Áp lực thời gian rất lớn.

- Sự tham gia của nhiều tổ chức.


3.4. Những đặc điểm khi tình trạng khẩn cấp xảy ra

- Các sự kiện xảy ra thường không dự đoán trước được.



bệnh).

- Hành vi của mỗi người là điểm quan trọng liên quan đến sự lây truyền (ví dụ: dịch


- Dễ gây mất ổn định xã hội và kinh tể.

- Không có giới hạn về địa lý, chính trị.

- Gây lo lắng cho nhiều nhóm người: những người có nguy cơ, người không có nguy cơ,

nhà quản lý, người ra quyết định.


3.5. Mục đích của truyền thông nguy cơ

- Vận động và xây dựng chính sách.

- Thông tin và giáo dục nhằm khuyến khích thay đổi hành vi.

- Thông tin khẩn cấp để hành động ứng phó.

- Đề phòng sử dụng nguồn lực không đúng chỗ và cạn kiệt nguồn lực.

- Giảm tỷ lệ mắc, tổn thương và tử vong.


3.6. Lọi ích của truyền thông nguy cơ

- Làm giảm thiết hại về người và sức khỏe.

- Làm giảm thiệt hại kinh tế.

- Hạn chế sự bất ổn về chính trị.


CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Hãy trình bày được khái niệm nguy cơ và truyền thông nguy cơ; phân tích và quản lý nguy cơ.

2. Hãy trình bày được tầm quan trọng và vai trò của truyền thông nguy cơ.


NĂM NGUYÊN TẮC VÀ BA THÀNH TỐ


CỦA TRUYỀN THÔNG NGUY CƠ BÙNG PHÁT VỤ DỊCH BỆNH


MỤC TIÊU

1. Trình bày được 5 nguyên tắc của truyền thông nguy cơ.

2. Trình bày nội dung 3 thành tổ của truyền thông nguy cơ.


NỘI DUNG


1. NĂM NGUYÊN TÁC CỦA TRUYỀN THÔNG NGUY co

1.1. Thông báo sớm: Phạm vi của lòng tin được gây dựng khi đưa ra tuyến bố chính thức ĐẦU TIÊN về dịch bệnh. Chủ động truyền thông về một nguy cơ y tế tiềm ẩn hay có thực trong việc cảnh báo công chúng và các bên liên quan và giảm thiểu hiểm họa.

Trong thời kỳ toàn cầu hoá và thông tin nối mạng ngày nay, không ai có thể dấu diếm công chúng những thông tin về các nguy cơ dịch. Sớm hay muộn thì nguy cơ dịch sẽ được thông báo, do vậy cách tốt nhất để ngăn ngừa các tin đồn, thông tin sai lệch và định hướng thông tin là thông báo càng sớm càng tốt, có thể ngay cả khi chưa có thông tin đầy đủ. Việc chậm công bố sẽ ăn mòn lòng tin của công chúng vào khả năng xử trí bùng phát dịch của các cơ quan y tế. Công chúng thường có xu hướng nghiêm trọng hoá nguy cơ nếu các thông tin bị che dấu. Các bằng chứng đã chỉ ra rằng thời gian thông tin bị các nhà chức trách che dấu càng lâu thì tính chất thông tin càng trở nên nghiêm trọng khi bị tiết lộ đặc biệt là khi nó bị tiết lộ bởi một nguồn tin bên ngoài.

Tuyên bố cần phải đưa ra khi hành vi của công chủng có the giúp giảm nguy cơ, hay góp phần khoanh vùng nguy cơ.

Phạm vi dịch nhỏ hay việc thiếu thông tin là những lý do không đầy đủ để biện minh việc trì hoãn công bố thông tin. Có những lúc dù chỉ là một trường họp thôi cũng có thể cần công bố sớm.

Nhưng có những vần đề tiềm ẩn:

Công bố sớm có thể khiến cho các đối tác chính sửng sốt và có thể không đồng ý với các nhận định ban đầu. Việc này có thể được hạn chế nhờ các mối quan hệ tốt đã được gây dựng với các đối tác chính và tiềm năng này. Cơ chế đối tác này nên được thừ nghiệm trong trao đổi công tác thường kỳ và qua các bài diễn tập tại chỗ.


Thông báo sớm thường dựa trên các thông tin chưa được đầy đủ và có thể mắc lỗi. Do

Xem tất cả 88 trang.

Ngày đăng: 05/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí