Quy Định Mức Độ Rủi Ro Theo Xếp Hạng Tín Dụng

cấp tín dụng với từng lĩnh vực, dư nợ, nợ quá hạn, tình trạng tài sản bảo đảm,…Tại vòng kiểm soát này, sau khi xem xét số liệu tổng hợp, Khối Quản trị rủi ro sẽ thực hiện theo dõi, cảnh báo với những khoản cấp tín dụng có vấn đề, ngoài ra, căn cứ trên những số liệu tổng hợp, Khối Quản trị rủi ro cũng sẽ tư vấn cụ thể, đề xuất và quản lý chất lượng khách hàng với Ban Lãnh đạo ngân hàng và các đơn vị chức năng. Những nghiệp vụ này được thực hiện tại các đơn vị: giám sát tín dụng, phòng RRTD KHCN, phòng RRTD SME, CMB, CIB và FI. Những nghiệp vụ chuyên môn này được các đơn vị chú trọng thực hiện theo đúng quy định, theo kết quả khảo sát của tác giả thì tại vòng kiểm soát số 2 cho thấy các hồ sơ cấp tín dụng đều được thực hiện kiểm tra, giám sát theo đúng quy định, trên 72% số cán bộ nhân viên được hỏi đều chọn đồng ý về vấn đề này. Tuy nhiên vẫn còn hơn 20% số người được hỏi lựa chọn ít đồng ý, như vậy thực tế có thẻ thấy rằng trong thực tế không phải tất cả các hồ sơ tín dụng đều sẽ được kiểm tra theo quy định mà vẫn có hồ sơ tín dụng chưa thực hiện kiểm tra.

Cũng theo kết quả khảo sát của tác giả và qua trao đổi thực tế có thể phát sinh khi thực hiện nghiệp vụ giám sát, do phát sinh quản lý nhiều hồ sơ tín dụng cùng một lúc, cán bộ thực hiện sẽ có thể ưu tiên kiểm tra, giám sát đối với những khoản tín dụng có dấu hiệu không thể thực hiện được nghĩa vụ tín dụng hoặc những khoản cấp tín dụng có dấu hiệu nợ quá hạn. Có tới 82.7% ý kiến của nhân viên VPBank cho biết chỉ thực hiện cảnh báo cho những khách hàng khi có nợ quá hạn và xấp xỉ 20% ý kiến luôn thực hiện cảnh báo nhắc nợ cho khách hàng thường xuyên mà không chờ đến lúc khách hàng có biểu hiện nợ quá hạn.

Vòng thứ ba: Đây là vòng kiểm sát cuối cùng của quản trị RRTD tại VPBank. Bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát định kỳ theo chuyên đề các hồ sơ tín dụng nhằm phát hiện sai sót, lỗ hổng, rủi ro của khách hàng và quy trình cấp tín dụng cho khách hàng của ngân hàng. Đây là một trong những cơ sở để tham mưu ban lãnh đạo trong quá trình quản trị RRTD tại VPBank. Theo kết quả khảo sát đối với đơn vị thuộc vòng kiểm soát thứ ba, cán bộ nhân viên đều đánh giá các bộ phận trong ngân hàng tuân thủ tốt nhiệm vụ trong quá trình cho vay. Tại VPBank, hàng năm UBQLRR sẽ tổ chức 04 cuộc họp định kỳ hàng quý vào tháng 1, tháng 5, tháng 8 và tháng 11, thảo luận dựa trên các báo cáo rủi ro mà khối Quản trị rủi ro tổng hợp từ đó có chỉ đạo phù hợp với các đơn vị chuyên môn, nhằm điều chỉnh, bổ sung và tăng cường việc quản lý, kiểm soát các rủi ro trọng yếu

Ngoài ra, VPBank cũng thực hiện thường xuyên rà soát, chỉnh sửa hệ thống quy định chính sách tín dụng bao gồm: chính sách cấp tín dụng; quy trình thẩm định, phê duyệt hồ sơ tín dụng; giới hạn tín dụng tối đa đối với khách hàng/nhóm khách hàng liên quan/ ngành/khu vực địa lý; …sao cho phù hợp chiến lược kinh doanh và quy định của pháp luật, NHNN trong từng thời kỳ.

3.2.3.2. Đo lường rủi ro tín dụng

Phương pháp đo lường rủi ro tín dụng tập trung:

Đối với nguồn dự phòng của ngân hàng để xử lý khi phát sinh rủi ro tín dụng, VPBank hiện nay đang sử dụng trích dự phòng theo quy định của thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và thông tư số 09/2014/TT-NHNN và số 13/2013/TT-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư số 02/2013/TT-NHNN. Ngoài ra, một căn cứ trích lập dự phòng mà ngân hàng sử dụng đó là dựa trên hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ (XHTDNB).

Theo hướng dẫn xếp hạng tín dụng của VPBank, tùy theo đối tượng khách hàng cụ thể, cán bộ tín dụng sử dụng bảng xếp hạng tín dụng phù hợp để đánh giá mức độ rủi ro của khoản tín dụng. Hiện nay, tại VPBank đã thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ theo phân khúc thị trường, cụ thể:

Đối với nhóm khách hàng cá nhân được phân khúc xếp hạng theo hai nhóm chính là khách hàng cá nhân vay tiêu dùng và khách hàng vay để đầu tư, kinh doanh.

Đối với nhóm khách hàng doanh nghiệp: xếp hạng tín dụng nội bộ được phân chia theo từng nhóm ngành, bên cạnh việc phân khúc theo nhóm ngành kinh tế, VPBank thực hiện phân khúc theo quy mô doanh nghiệp trên cơ sở đưa ra một hệ thống chỉ tiêu liên quan đến hoạt động tài chính như: chỉ tiêu thanh khoản, hoạt động, đòn cân nợ; các yếu tố khác: trình độ quản lý, giao dịch với VPBank và ngân hàng khác, triển vọng ngành, số lượng đối thủ cạnh tranh…

Mẫu phiếu xếp hạng tín dụng: Phụ lục số 05 [32]

Các bảng xếp hạng tín dụng theo đối tượng khách hàng bao gồm: Khách hàng là doanh nghiệp hoạt động chính trong lĩnh vực kinh doanh thương mại - dịch vụ, khách hàng là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, khách hàng là cá nhân, hộ kinh doanh.

Tùy theo kết quả chấm điểm tín dụng, khách hàng sẽ được chia làm 6 mức độ rủi ro tín dụng khác nhau:

Bảng 3.8. Quy định mức độ rủi ro theo xếp hạng tín dụng


Điểm

Xếp loại

Đánh giá

Nhóm rủi ro

87-100

A+

Xuất sắc

Thấp

74-86

A

Tốt

Thấp

61-73

B+

Trung bình

Trung bình

48-60

B

Dưới trung bình

Trung bình

35-47

C+

Rủi ro không thu hồi cao

Cao

0-34

C

Rủi ro không thu hồi rất cao

Cao

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng - 13

Nguồn: [6]

Đây chưa phải là nguồn dữ liệu duy nhất để đánh giá chất lượng của khoản tín dụng, Muốn xác định chất lượng của khoản tín dụng để làm căn cứ đề xuất phê duyệt tín dụng, cán bộ tín dụng còn cần phải đánh giá tài sản bảo đảm, sau đó kết hợp giữa kết quả xếp hạng rủi ro với kết quả đánh giá tài sản bảo đảm để rút ra kết luận cuối cùng về chất lượng khoản tín dụng.

Tùy theo chủng loại tài sản bảo đảm và tỷ lệ tiền vay trên giá trị tài sản bảo đảm, tài sản bảo đảm được đánh giá theo 3 mức: mạnh, trung bình và yếu theo phụ lục số 05 [32].

Cán bộ tín dụng sử dụng “ Bảng đánh giá tín dụng kết hợp” để tiến hành đánh giá :

Bảng 3.9. Bảng đánh giá tín dụng kết hợp



Xếp hạng rủi ro

A+

A

B+

B

C+

C

Rủi ro thấp

Rủi ro trung bình

Rủi ro cao

Xếp hạng TSBĐ

Mạnh

Xuất sắc

Tốt

Trung bình

Trung bình

Tốt

Trung bình

Từ chối

Yếu

Trung bình

Từ chối

Nguồn: [32]

Kết quả đánh giá tín dụng kết hợp là một trong những căn cứ để Ban tín dụng/ Hội đồng tín dụng xét duyệt khoản cấp tín dụng. Dựa trên kết quả đánh giá của từng khách hàng, cán bộ tín dụng đề xuất theo hai hướng:

Phê duyệt đối với những khoản tín dụng đạt kết quả đánh giá tín dụng kết hợp từ “Trung bình” trở lên. Ưu tiên những khoản tín dụng có mức đánh giã “Tốt” và “Xuất sắc”.

Áp dụng mức lãi suất và phí bình thường theo quy định hiện hành của Vpbank đối với khách hàng loại “ trung bình” và áp dụng mức lãi suất và phí giảm dần theo thứ tự ưu tiên đối với khách hàng thuộc các loại: Trung bình Tốt Xuất sắc.

Vốn kinh tế: theo quy định đến năm 2020 tất cả các ngân hàng sẽ áp dụng tính vốn kinh tế theo thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 về việc quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Tháng 10/2018, VPBank đã thực hiện nộp hồ sơ lên Ngân hàng Nhà nước đề xuất áp dụng theo tiêu chuẩn Basel II, kỳ vọng sẽ trở thành một trong những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam hoàn tất quá trình chuẩn bị tuân thủ Basel II. Theo quyết định của Ngân hàng Nhà nước, VPBank sẽ bắt đầu tuân thủ các quy định tại Thông tư 41 từ ngày 1/5/2019.

Qua phỏng vấn trực tiếp cán bộ, nhân viên trong ngân hàng, tác giả được biết: hoạt động xếp hạng tín dụng tại VPBank phải được thực hiện vào các thời điểm như trước khi cấp tín dụng (là một trong những cơ sở để cấp tín dụng: lãi suất, giá trị cấp tín dụng,..), định kỳ xếp hạng khách hàng (theo quý) (để đánh giá chất lượng tín dụng, nắm bắt kịp thời tình trạng của khách hàng, giúp khách hàng cải thiện được điểm tín dụng...). Thực tế, cũng qua phỏng vấn, điều tra khảo sát, cán bộ, nhân viên tại vòng kiểm soát này đánh giá các hồ sơ xét tín dụng vượt cấp có mức độ rủi ro cao (số điểm trung bình đạt được khá cao 3.6 điểm, độ lệch chuẩn là 0.92).

3.2.3.3.Ứng phó rủi ro tín dụng

Chiến lược và khẩu vị rủi ro tại VPBank

Chiến lược quản trị rủi ro tại VPBank luôn hướng tới đó là: phát triển một hệ thống quản trị rủi ro độc lập, tập trung và chuyên môn hóa, đáp ứng chuẩn mực quốc tế và gắn kết với chiến lược kinh doanh của Ngân hàng. Song song với việc thực thi những thông lệ quốc tế tốt nhất về quản trị rủi ro, VPBank cũng không ngừng hoàn thiện cơ cấu tổ chức theo chính sách quản trị ngân hàng rõ ràng và minh bạch.

Để đảm bảo ngân hàng phát triển bền vững và vận hành theo các chuẩn mực an toàn, lành mạnh, các nội dung của khẩu vị rủi ro đối với ngân hàng chính là việc

đưa ra ý chí và mong muốn về loại rủi ro và mức độ rủi ro mà mỗi ngân hàng sẵn sàng chấp nhận trong các hoạt động của mình cũng như các biện pháp kiểm soát mức độ rủi ro đó. Vì vậy, nội dung chính của khẩu vị rủi ro tại VPBank được thể hiện thông qua các nội dung sau:

(1) Các mức độ rủi ro mà ngân hàng cũng như các bộ phận tại các cấp bậc khác nhau chấp nhận và tuân thủ;

(2) Các chốt kiếm soát các rủi ro trọng yếu phát sinh từ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng bao gồm cả các giới hạn rủi ro định tính và định lượng và biện pháp kiểm soát;

(3) Cơ chế quản trị, điều hành và hệ thống thông tin báo cáo để theo dõi, đánh giá và rà soát mức độ rủi ro của ngân hàng;

(4) Trách nhiệm thực hiện của các bộ phận có liên quan.

Khẩu vị rủi ro tín dụng giúp các đơn vị kinh doanh có định hướng về những đối tượng cấp tín dụng mà VPBank không ưu tiên cấp trong từng thời kỳ, từ đó các đơn vị kinh doanh có thể sàng lọc lựa chọn đối tượng khách hàng phù hợp để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng của VPBank. Bên cạnh đó, khẩu vị rủi ro tín dụng còn là cơ sở để ngân hàng ban hành chính sách, quy trình, sản phẩm tín dụng cụ thể phù hợp với từng thời kỳ.

Theo quy định về khẩu vị rủi ro tín dụng của VPBank như sau: [33]

“Không cấp tín dụng” là trường hợp ngân hàng không cấp tín dụng cho khách hàng;

“Không khuyến khích” là những trường hợp VPBank không khuyến khích cấp tín dụng cho khách hàng;

“Thận trọng” là những trường hợp các đơn vị kinh doanh, các cá nhân/bộ phận thẩm định, phê duyệt cần thận trọng hơn khi cấp tín dụng cho khách hàng;

Những trường hợp không thuộc trường hợp nêu ở trên thì các đơn vị kinh doanh có thể cấp tín dụng bình thường, trên cơ sở tuân thủ đúng các quy định về về cấp tín dụng của pháp luật, NHNN và của VPBank.Giới hạn đối với các khách hàng thuộc nhóm “thận trọng” và “không khuyến khích” được quy định đối với khách hàng doanh nghiệp lần lượt là 10% và 5%; khách hàng cá nhân (không bao gồm nhóm khách hàng của FE credit) là 5% và 5%.

Tổng giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo các đơn vị, bộ phận có liên quan giám sát việc tuân thủ giới hạn tín dụng của khẩu vị rủi ro tín dụng, thực hiện báo cáo hàng tháng hoặc báo cáo kịp thời ngay khi phát hiện tổng dư nợ cho vay theo một nhóm khẩu vị rủi ro đạt từ trên 80% giới hạn tín dụng tối đa đặt ra cho nhóm khẩu vị rủi ro đó; trường hợp cần điều chỉnh (tăng hoặc giảm) giới hạn tín dụng liên quan đến khẩu vị rủi ro, cần kịp thời báo cáo, đề xuất trình Chủ tịch HĐQT xem xét, đề nghị UB QTRR xem xét, quyết định.

Khẩu vị tín dụng của ngân hàng cũng sẽ thể hiện sự tập trung tín dụng vào phân khúc khách hàng mà ngân hàng lựa chọn trong từng thời kỳ hoặc trong cơ cấu dư nợ theo thời gian cấp tín dụng.

Bảng 3.10. Tỷ trọng cho vay đối với một số ngành tại VPBank giai đoạn 2015 – 2019

Đơn vị: %


Ngành

2015

2016

2017

2018

2019

Công nghiệp chế biến, chế tạo

8,26

5,82

6,62

5,38

4,78

Xây dựng

5,45

4,7

4,27

8,67

8,4

Bán buôn và bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy

và xe có động cơ khác

6,64

5,4

12,13

11,1


11,5

Hoạt động kinh doanh BĐS

16,33

12,3

18,39

19,52

9,5

Hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất, dịch vụ từ tiêu

dùng của hộ gia đình


38,59


58,34


44,34


42,26


43,15

(Nguồn: Báo cáo thường niên VPBank năm 2015 đến 2019, phụ lục số 15)

Theo thống kê, tỷ trọng cho vay đối với một số ngành kinh tế trong giai đoạn 2010-2019, có thể thấy trong từng thời kỳ khác nhau, chiến lược tập trung phát triển tín dụng của từng ngành ở VPBank sẽ khác nhau, điều này thể hiện khẩu vị tín dụng của VPBank trong từng giai đoạn được điều chỉnh để vừa phù hợp với chiến lược kinh doanh vừa đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Nhìn chung, có thể thấy, hoạt động tín dụng của VPBank trong giai đoạn này tập trung vào phát triển tín dụng tiêu dùng, cá nhân vì vậy khẩu vị tín dụng đối với lĩnh vực này cũng được mở rộng hơn. Điều này thể hiện ở dư nợ tín dụng trong lĩnh vực tiêu dùng cá nhân luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ (trung bình khoảng ~46%).

Bảng 3.11. Cơ cấu cho vay theo kỳ hạn tại VPBank

Đơn vị: tỷ đồng



Nội dung


31/12/20

17


30/05/2018

Tăng giảm 30/05/2018 với

31/12/2017


30/06/2018

Tăng giảm 30/06/2018 với

31/12/2017


31/12/20

18

Tăng giảm 31/12/2018

với 31/12/2017


Số dư

Tỷ trọng

(%)

Số tuyệt đối

Tỷ lệ

%

Số dư

Tỷ trọng

(%)

Số tuyệt đối

Tỷ lệ

%


Số dư

Số tuyệt

đối

Tỷ lệ

%

Cơ cấu theo kỳ hạn gốc

182.666

148.852

100

33.814

18,5

152.756

100

29.910

16,4

221.961

39.295

21,5

- Ngắn

hạn

58.092

55.367

37

2.725

4,7

57.624

37,7

468

0,8

73.407

15.315

26,3

-

Trung hạn

80.231

31.433

21

48.798

60,8

33.141

21,7

47.090

58,7

99.662

19.461

24,3

- Dài

hạn

44.341

62.052

42

17.714

40

61.991

40,6

17.650

39,8

48.892

4.551

10,3

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2017,2018)

Dư nợ cho vay tại thị trường 1 của VPBank ở thời điểm 31/12//2018 là 221.961 tỷ đồng trong đó dư nợ cho vay trung dài hạn theo kỳ hạn gốc khoảng

148.554 tỷ đồng, chiếm 66,7% tổng dư nợ cho vay. Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn gốc của VPBank xấp xỉ tương đương tỷ lệ cơ cấu cho vay/cấp tín dụng của các TCTD cùng quy mô trong ngành. Tỷ trọng dư nợ cho vay trung dài hạn trong tổng dư nợ tín dụng của VPBank cao hơn so với tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn. Ngân hàng cần có giải pháp cân đối cơ cấu huy động, cho vay theo kỳ hạn, kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng cho vay trung dài hạn phù hợp với cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn huy động, đảm bảo tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn nằm trong giới hạn quy định của NHNN tối đa là 45%, hạn chế cấp tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro đặc biệt là cho vay vào các dự án có thời gian thu hồi vốn dài để đảm bảo sự phát triển ổn định của hoạt động tín dụng.

Chính sách quản trị rủi ro tín dụng tại VPBank

Cơ sở xây dựng chính sách quản lý rủi ro tín dụng bao gồm: Thị trường mục tiêu, mục tiêu kinh doanh của từng phân khúc khách hàng; Năng lực nội tại của VPBank; Tình hình kinh tế vĩ mô; Danh mục tín dụng tổng thể của VPBank; Giới hạn rủi ro, hệ thống quy định rủi ro tín dụng.

Nguyên tắc xác định giới hạn cấp tín dụng: VPBank tuân thủ các giới hạn cấp tín dụng theo quy định của NHNN và quy định pháp luật có liên quan trong từng thời kỳ; Giới hạn được xác định trên cơ sở đánh giá rủi ro của từng ngành, từng sản phẩm, từng nhóm khách hàng phù hợp với chiến lược rủi ro của VPBank trong từng thời kỳ; Khi cần thiết, VPBank có thể sử dụng kết quả thực hiện kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng để xác định các giới hạn cấp tín dụng.

Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng: [35]

Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro tín dụng là việc đánh giá tổn thương của danh mục tín dụng của VPBank kịch bản tín dụng. Trong mọi hoàn cảnh,VPBank thực hiện tối thiểu 9 kịch bản tín dụng chuẩn. Kịch bản tín dụng cần bao gồm tối thiểu 2 dạng kịch bản là kịch bản dự phòng rủi ro (gây tác động mạnh trực tiếp vào yếu tố phản ánh chất lượng tài sản) và kịch bản rủi ro tín dụng tập trung (liên quan đến những khoản vay lớn tập trung vào một khách hàng và nhóm khách hàng có liên quan hoặc các khoản vay lớn tập trung vào một lĩnh vực/ngành kinh tế).

Kịch bản tín dụng chuẩn tại VPBank: Giả định riêng cho từng kịch bản:

Bảng 3.12.Kịch bản tín dụng chuẩn tại VPBank


Nhóm kịch bản

Kịch bản

Giả định riêng


Nhóm 1: Kịch bản dịch chuyển nhóm nợ

Kịch bản 1:

Mức độ: nghiêm trọng

Tỷ lệ nợ nhóm 5 tăng do 7% nợ nhóm 1 chuyển sang nhóm 5 và 7%

nợ nhóm 2 chuyển sang nhóm 5

Kịch bản 2:

Mức độ: rất nghiêm trọng

Tỷ lệ nợ nhóm 5 tăng do 15% nợ nhóm 1 chuyển sang nhóm 5 và 15%

nợ nhóm 2 chuyển sang nhóm 5

Kịch bản 3: Mức độ: nhẹ

Tỷ lệ dịch chuyển nợ sang một nhóm thấp hơn là 7%, cụ thể là: 7% nợ nhóm 1 chuyển sang nợ nhóm 2, 7% nợ nhóm 2 chuyển

sang nợ nhóm 3, 7% nợ nhóm 3

chuyển sang nợ nhóm 4, 7% nợ nhóm 4 chuyển sang nợ nhóm 5.

Kịch bản 4:

Mức độ: nghiêm trọng

Tỷ lệ dịch chuyển nợ sang một nhóm thấp hơn là 15%, cụ thể là: 15% nợ nhóm 1 chuyển sang nợ nhóm 2, 15% nợ nhóm 2 chuyển

sang nợ nhóm 3, 15% nợ nhóm 3 chuyển sang nợ nhóm 4, 15% nợ nhóm 4 chuyển sang nợ nhóm 5

Kịch bản 5:

Tương tự kịch bản 3 nhưng tỷ lệ dịch

Mức độ: nghiêm trọng

chuyển nợ sang một nhóm thấp hơn bằng tỷ lệ dịch chuyển nhóm nợ trung

bình của sáu tháng liền kề trước tháng thực hiện kiểm tra, cộng thêm 7%.

Kịch bản 6:

Mức độ: rất nghiêm trọng

Tương tự kịch bản 3 nhưng tỷ lệ dịch chuyển nợ sang một nhóm thấp hơn bằng tỷ lệ dịch chuyển nhóm nợ của trung bình của sáu tháng liền kề tháng thực hiện kiểm tra, cộng

thêm 15%.


Nhóm 2: Kịch bản rủi ro tín dụng tập trung

Kịch bản 7:

Mức độ: nghiêm trọng

Sử dụng dư nợ của ngành kinh tế có tỷ trọng lớn nhất trong danh mục tín dụng: 30% nợ nhóm 1 chuyển sang nợ nhóm 5 và 30% nợ nhóm 2 chuyển sang nợ nhóm

5.

Kịch bản 8:

Mức độ: nghiêm trọng

5 trong số 10 khách hàng lớn nhất

chuyển nợ nhóm 5.

Kịch bản 9: Mức độ rất

nghiêm trọng

Toàn bộ 10 khách hàng lớn nhất

chuyển nợ nhóm 5.

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 11/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí