Đối Tượng Khách Hàng Trọng Tâm Của Một Số Ngân Hàng

Trung tâm phê duyệt:

Hiện nay, VPBank đang thực hiện cơ chế phê duyệt tín dụng tập trung toàn hệ thống. Theo đó, mọi quyết định phê duyệt tín dụng (trừ các khoản cấp tín dụng được đảm bảo bằng 100% sổ tiết kiệm, số dư tài khoản, GTCG do VPBank phát hành) không thực hiện ở Khối kinh doanh. Trong từng thời kỳ, tùy thuộc vào cơ chế tổ chức của VPBank và yêu cầu của công tác phê duyệt tín dụng, HĐQT sẽ xem xét thành lập Ủy ban/Ban tín dụng để thực hiện phê duyệt các khoản cấp tín dụng theo từng phân khúc khách hàng. Thời điểm hiện tại, đối với các khoản cấp tín dụng theo quy định của sản phẩm tín dụng do VPBank ban hành, các đơn vị kinh doanh thực hiện trình trung tâm phê duyệt tín dụng. Trung tâm phê duyệt tín dụng nằm trong Khối vận hành, thực hiện phê duyệt các khoản vay thuộc sản phẩm tín dụng đã được ban hành áp dụng tại VPBank. Tại trung tâm phê duyệt, ngân hàng phân cấp phê duyệt tín dụng (chuyên gia phê duyệt) dựa trên giá trị và đặc điểm của từng khoản xin cấp tín dụng. Trong từng thời kỳ, HĐQT giao cho Tổng giám đốc quyết định phê duyệt các khoản cấp tín dụng được đảm bảo 100% bằng sổ tiết kiệm, số dư tài khoản,GTCG do VPBank phát hành và cấp phê duyệt giải ngân (theo cấp chuyên gia phê duyệt hoặc theo chức danh) và quyết định mức thẩm quyền khác với quy định nhưng không vượt quá thẩm quyền phê duyệt tương ứng với chuyên gia phê duyệt cấp A (chuyên gia phê duyệt tín dụng cấp cao nhất tại VPBank). Đối với khoản cấp tín dụng không đầy đủ theo các quy định của các sản phẩm tín dụng hoặc không nằm trong danh mục sản phẩm tín dụng đã được VPBank ban hành, đơn vị kinh doanh thực hiện trình Hội đồng tín dụng thông qua Khối tín dụng.

Hiện nay, mô hình quản trị RRTD của VPBank đang được xây dựng dựa trên mô hình quản trị rủi ro ba tuyến phòng thủ đang được các NHTM trên thế giới áp dụng. Sau một thời gian triển khai, áp dụng mô hình phòng thủ 3 lớp tại Ngân hàng, công tác quản trị RRTD của VPBank đã dần đạt tiệm cận đến các chuẩn mực quy định của quốc tế, tạo nên văn hóa ý thức và kiểm soát rủi ro trong mỗi nhân viên của ngân hàng. Mỗi cá nhân, cán bộ trong ngân hàng, từ chuyên viên khách hàng tới nhân viên các khối hỗ trợ, đều phải tuân thủ quy định, quy trình và ý thức được trách nhiệm đánh giá, phát hiện sớm rủi ro và tìm cách ngăn ngừa các rủi ro phát sinh. Điều này có nghĩa là, quản trị rủi ro được thực hiện bởi cả hệ thống, chứ không phải là trách nhiệm riêng của khối quản trị rủi ro.

Công tác quản trị RRTD tại VPBank được tóm tắt sơ bộ như sau:

VPBank thực hiện thành lập mô hình quản trị rủi ro tín dụng theo ba tầng bảo vệ để đảm bảo cho hoạt động quản trị rủi ro mang lại kết quả tích cực, phù hợp với các quy định của Basel 2, bao gồm:

Tầng thứ nhất: Các đơn vị kinh doanh, đơn vị phê duyệt, thẩm định:

Nguyên tắc hoạt động: tất cả các cán bộ nhân viên VPBank liên quan đến hoạt động tín dụng trong các đơn vị này đều phải có trách nhiệm thực hiện quản lý rủi ro và duy trì công tác quản lý như một phần công việc không thể ủy thác; am hiểu những thay đổi, biến động của những phát sinh rủi ro trong hoạt động tín dụng, cùng những tác động của chúng đối với hoạt động kinh doanh. Điều này được hiện thực hóa qua các hoạt động như đề xuất, phê duyệt cấp tín dụng đối với mỗi khách hàng, theo đó đơn vị kinh doanh qua thực tế thẩm định khách hàng về tư cách pháp lý, khả năng tài chính, mục đích xin cấp tín dụng của khách hàng, tài sản bảo đảm cho các khoản cấp tín dụng, đánh giá của bản thân đơn vị kinh doanh đối với tính khả thi phương án kinh doanh của khách hàng. Bên cạnh đó, đơn vị kinh doanh thường xuyên tiếp xúc với khách hàng và quản lý khách hàng, vì vậy cũng sẽ phải đảm bảo phát hiện sớm được những phát sinh theo chiều hướng xấu và có ảnh hưởng đến khả năng thực hiện nghĩa vụ tín dụng của khách hàng đối với VPBank.

Qua phỏng vấn trực tiếp với cán bộ, nhân viên ngân hàng công tác tại các đơn vị thuộc vòng kiểm soát thứ nhất, tác giả được biết: Với mỗi hồ sơ cấp tín dụng đều chịu sự giám sát chặt chẽ từ các đơn vị trong hệ thống, đa số người được phỏng vấn lựa chọn từ đồng ý đến hoàn toàn đồng ý khi trả lời câu hỏi này, cụ thể: với những hồ sơ đủ điều kiện theo quy định, đơn vị kinh doanh trình phê duyệt trực tiếp từ trung tâm phê duyệt; đối với những hồ sơ không đủ điều kiện để phê duyệt trực tiếp, vượt cấp sẽ được gửi lên phòng thẩm định và xét duyệt tại Hội đồng tín dụng. Chính vì vậy, các hồ sơ xin cấp tín dụng sẽ được kiểm soát rủi ro qua nhiều tầng lớp, đảm bảo giảm thiểu rủi ro. Ngoài ra, với mỗi nhân viên thuộc vòng kiểm soát thông thường đều có những cách thức quản lý khách hàng riêng, 89,2% trong tổng số cán bộ nhân viên VPBank được khảo sát đã chọn đồng ý về nội dung này. Ví dụ: Đối với đơn vị kinh doanh: thường xuyên tiếp xúc khách hàng được cấp tín dụng, theo dõi biến động thị trường hoạt động kinh doanh của khách hàng bao gồm: tình

hình nguồn cung cấp đầu vào, số lượng khách hàng đầu ra; thông qua nguồn tin từ các tổ chức như CIC, cơ quan thuế, bảo hiểm… để nắm bắt được tình trạng tài chính của khách hàng; thực hiện nhắc nợ khi cần thiết..; Đối với đơn vị giám sát tín dụng: kiểm tra kiểm soát đối với các điều kiện phê duyệt tín dụng, yêu cầu thực hiện đầy đủ các điều kiện theo từng khoản cấp tín dụng,…

Tầng thứ hai: Khối quản lý rủi ro: đóng vai trò hỗ trợ cho các quyết định kinh doanh bao gồm việc giám sát đảm bảo tuân thủ các quy định của hoạt động quản trị rủi ro, xây dựng các chính sách và định hướng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, đảm bảo điều phối hoạt động quản trị rủi ro tín dụng giữa ba tầng Đơn vị kinh doanh – Khối quản lý rủi ro – Các ủy ban chuyên trách và kiểm toán. Tại VPBank, xây dựng nội dung quản trị rủi ro được xây dựng trên 4 bước của quy trình quản trị rủi ro bao gồm: Nhận biết rủi ro, Đo lường rủi ro tín dụng, Ứng phó rủi ro, Kiểm soát rủi ro.

Tầng thứ ba: Các ủy ban chuyên trách và kiểm toán. Với vai trò đảm bảo tuân thủ một cách độc lập bao gồm: giám sát độc lập; độc lập kiểm tra và rà soát hiệu quả của hoạt động kiểm soát; rà soát định hướng, chính sách và quá trình thực thi; đảm bảo hoạt động hiệu quả của tầng bảo vệ thứ nhất và tầng bảo vệ thứ hai; thực hiện công tác báo cáo lên cấp có thẩm quyền. Đối với tầng bảo vệ thứ 3 này, VPBank thực hiện quán triệt theo nguyên tắc phải cung cấp được báo cáo độc lập (từ cả trong và ngoài) đối với HĐQT, Ban điều hành và Ban kiểm soát về tính hiệu quả và đầy đủ của tầng thứ nhất và thứ hai; chỉ ra được những vấn đề chưa được và chưa có sự quan tâm một cách đầy đủ trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.

Việc lựa chọn mô hình quản trị RRTD có ý nghĩa quan trọng đối với hiệu quả của quản trị RRTD trong ngân hàng. Trong trường hợp ngân hàng lựa chọn mô hình quản trị RRTD theo mô hình tập trung như tại VPBank thì sẽ tạo sự đồng bộ, thống nhất đối với các chính sách quản trị RRTD, tách bạch giữa bộ phận kinh doanh và bộ phận kiểm tra, giám sát RRTD. Bộ phận quản trị RRTD sẽ không phải chịu sự ràng buộc của kết quả kinh doanh. Với mô hình này, trong hệ thống NHTM hiện nay có một số ngân hàng có quy mô tương đương với VPBank cũng đang sử dụng như VIB, Techcombank, MBBank. Bên cạnh mô hình quản trị RRTD tập trung, cũng có ngân hàng vẫn duy trì mô hình quản trị rủi ro tín dụng theo hình

thức phân tán, giao quyền phán quyết ở mức độ nào đó cho chi nhánh, vượt hạn mức chi nhánh phải trình Hội sở quyết định. Điều này được hiểu là giữa bộ phận kinh doanh và quản trị rủi ro không có sự độc lập hoàn toàn, do đó hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của ngân hàng ít nhiều cũng chịu sự ảnh hưởng của các kế hoạch kinh doanh. Về lý thuyết mô hình quản trị rủi ro này thường được áp dụng đối với những ngân hàng có quy mô nhỏ. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay do cơ chế đặc thù của hoạt động kinh doanh trước đây nên một số ngân hàng có quy mô lớn cũng vẫn đang áp dụng một phần mô hình quản trị rủi ro phân tán, có thể ví dụ như Vietinbank, SHB. Bên cạnh đó, xác định đối tượng khách hàng tín dụng trọng tâm của các ngân hàng cũng có ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến quản trị RRTD của ngân hàng có hiệu quả hay không. Qua khảo sát, tác giả thống kê được khách hàng chiến lược của một số ngân hàng như sau:

Bảng 3.5. Đối tượng khách hàng trọng tâm của một số ngân hàng


STT

Ngân hàng

Đối tượng khách hàng trọng tâm

1

ACB

Cá nhân & SME

2

VIB

Cá nhân

3

Techcombank

SME + cá nhân + Hộ kinh doanh

4

Vietinbank

SME

5

VPBank

Cá nhân

6

MBBank

Cá nhân

7

SHBank

SME

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 256 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam thịnh vượng - 12

(Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng & tổng kết của tác giả)

Đối với từng ngân hàng, trong từng thời kỳ sẽ có những lựa chọn về khách hàng ưu tiên, tập trung phát triển, chính vì vậy trong một giai đoạn phân theo từng nhóm khách hàng sẽ có sự chênh lệch trong tỷ lệ cấp tín dụng, thể hiện chiến lược phát triển đối với từng phân khúc khách hàng của mỗi ngân hàng. Do đó nếu những khách hàng này gặp rủi ro tín dụng (thông thường phát sinh do suy thoái ngành) thì các ngân hàng thường sẽ gặp rủi ro tín dụng nhiều hơn, vì vậy việc dự đoán và đưa ra kế hoạch phát triển của ngân hàng tập trung vào nhóm khách hàng nào trong các ngân hàng là điều hết sức quan trọng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây nên RRTD, ảnh hưởng đến hiệu quả của quản trị RRTD tại các ngân hàng.

Bảng 3.6. Thống kê tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM trong giai đoạn 2015-2018

Đơn vị: %


Ngân hàng

2015

2016

2017

2018

ACB

1,13

0,88

0,71

0,73

VIB

1,54

2,58

2,49

2,52

Techcombank

1,81

1,53

1,6

1,75

Vietinbank

0,86

1,02

1,14

1,56

VPBank

2,56

2,03

2,9

3,2

MB

1,33

1,32

1,21

1,21

SHB

2,22

1,93

1,9

2,2

(Nguồn: Báo cáo thường niên các ngân hàng & tổng hợp của tác giả)

Theo thống kê tỷ lệ nợ xấu tại 07 NHTM trong thời kỳ từ 2015-2018, có thể thấy được một phần ảnh hưởng của việc lựa chọn phân khúc khách hàng chiến lược và lựa chọn mô hình quản trị RRTD tới tỷ lệ nợ xấu trong các ngân hàng. Có thể thấy rằng các ngân hàng đã và đang hướng tới phát triển thị trường bán lẻ trong đó đối tượng khách hàng là các cá nhân, hộ gia đình. Đây là thị trường đem lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng tuy nhiên cũng tiềm ẩn rủi ro, do đặc trưng của các sản phẩm phục vụ cho thị trường này thường hướng tới sự đơn giản, tiện lợi, dễ dàng cho người xin cấp tín dụng. Thêm vào đó, do sự biến động không lường trước được của nền kinh tế hiện nay và đặc điểm riêng của các cá nhân không có tính chuyên nghiệp như các doanh nghiệp, vì vậy phát sinh rủi ro tín dụng đối với đối tượng khách hàng này là tương đối lớn, điều này phần nào sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng. Do đó rất nhiều ngân hàng như VPBank, VIB…phân khúc khách hàng tập trung vào cá nhân, tiêu dùng vì vậy tỷ lệ nợ xấu trong những giai đoạn này ở mức khá cao và có xu hướng tăng theo từng năm.

3.2.3. Tổ chức thực hiện quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

3.2.3.1 Nhận biết rủi ro tín dụng

Đây là bước đầu tiên mà tất cả các ngân hàng đều phải thực hiện để quản lý rủi ro tín dụng. Nhận biết rủi ro tín dụng được thực hiện trên cả hai khía cạnh đó là từ phía ngân hàng và từ khách hàng được cấp tín dụng. Thông qua dấu hiệu cảnh báo sớm, Ngân hàng sẽ nhận biết được những rủi ro tín dụng có thể phát sinh trong

các khoản cấp tín dụng của Ngân hàng. Tại VPBank nhận biết rủi ro được thực hiện cụ thể như sau:

Các dấu hiệu cảnh báo sớm (EWS) bao gồm 05 dấu hiệu sau:[36]

Dấu hiệu EWS CIC: khách hàng đang có nợ nhóm 2 trở lên tại các tổ chức tín dụng khác theo thông tin CIC cung cấp.

Dấu hiệu EWS T24: bao gồm 03 dấu hiệu:

Lịch sử thanh toán nợ vay của khách hàng trong trong vòng 03 tháng gần nhất: khách hàng phát sinh nợ quá hạn từ 5 ngày trở lên ít nhất 02 khế ước hoặc ít nhất 2 lần đối với 1 khế ước.

Sự tương quan giữa số tiền giải ngân/thu nợ của khách hàng trong 03 tháng gần nhất: khách hàng giải ngân một khế ước, đồng thời thu nợ một khế ước khác với số tiền có giá trị tương đương (95-105%) trong vòng tối đa 01 ngày trước và sau ngày giải ngân.

Dòng tiền luân chuyển qua tài khoản của khách hàng trong vòng 06 tháng gần nhất: tỷ lệ doanh số ghi có tài khoản trong vòng 06 tháng gần nhất với doanh số giải ngân trong vòng 06 tháng liền kề trước đó thấp hơn 100%.

Dấu hiệu EWS Giám sát tín dụng: các thông tin tiêu cực của khách hàng được phòng Giám sát tín dụng thu thập từ nguồn thông tin nội bộ VPBank hoặc bên ngoài: khách hàng vi phạm quy định của Vpbank theo kết luận kiểm tra của phòng giám sát tín dụng, kiểm toán nội bộ; có thông tin từ bên ngoài như cơ quan thuế về việc nợ thuế của khách hàng…

Các câu hỏi điều tra EWS: theo phụ lục số 03 [36] Quy trình cảnh báo sớm rủi ro tín dụng:

Đối với EWS CIC: Định kỳ hàng quý, phòng Giám sát tín dụng nhận thông tin của CIC về 02 danh sách: khách hàng nợ nhóm 1 tại VPBank nhưng phát sinh nợ nhóm 2 tại các TCTD khác; khách hàng đang có nợ nhóm 1 tại VPBank nhưng phát sinh nợ nhóm 3 trở lên tại các TCTD khác. Sau khi điều chỉnh lại dữ liệu, phòng giám sát tín dụng thực hiện chuyển phê duyệt danh sách này. Khi đã có phê duyệt, phòng giám sát tín dụng chuyển đến phòng Cấu trúc nợ - Khối QTRR để thực hiện các giải pháp tài chính cho khách hàng theo đúng quy định phê duyệt xử lý nợ có vấn đề; đối với danh sách khách hàng thuộc nhóm phải thu hồi nợ, phòng giám sát tín dụng thực hiện gửi danh sách đến Trung tâm quản lý và thu hồi nợ - Khối QTRR xử lý.

Đối với EWS T24/EWS giám sát tín dụng: thực hiện lập danh sách EWS T24 (hệ thống kiểm tra tự động) và EWS giám sát tín dụng (bộ phận giám sát tín dụng thực hiện thu thập); sau khi được phê duyệt danh sách khách hàng cần điều tra EWS, hệ thống sẽ gửi danh sách này đến các đơn vị kinh doanh đồng thời chuyên viên giám sát tín dụng cũng có trách nhiệm thông báo với đơn vị kinh doanh. Các chuyên viên quan hệ khách hàng tại chính nhánh thực hiện nhập tình hình tài chính tại phần mềm báo cáo tài chính, trả lời các câu hỏi điều tra EWS về tình hình tài chính của khách hàng. Thực hiện xong việc trả lời và nhập số liệu, chuyên viên quan hệ khách hàng chuyển tài liệu, hồ sơ có liên quan cho kiểm soát chi nhánh để xem xét và phê duyệt kết quả. Dựa trên kết quả phê duyệt đánh giá khách hàng, hệ thống thực hiện phân loại khách hàng theo ba tiêu chí: vàng – nguồn trả nợ bị ảnh hưởng (khách hàng không có đầy đủ thông tin tài chính), đỏ - rủi ro cao (khách hàng không được đơn vị kinh doanh hoàn tất trả lời các câu hỏi định tính), các khách hàng trả lời đầy đủ thông tin sẽ được phân loại dựa trên kết quả trả lời của tát cả các câu hỏi điều tra. Chuyên viên giám sát tín dụng thực hiện trao đổi lại kết quả với chi nhánh và thực hiện báo cáo phân luồng khách hàng (luồng giải pháp tài chính, luồng thu hồi nợ, luồng đơn vị kinh doanh tự thu hồi nợ). Danh sách này sau khi được phê duyệt sẽ thực hiện chuyển cho các đơn vị có trách nhiệm liên quan thực hiện xử lý theo chức năng, nhiệm vụ. Tại VPBank, tổng thời gian thực hiện hoạt động nhận biết rủi ro (không bao gồm thời gian thực hiện các giải pháp tài chính, tự thu hồi nợ, thu hồi nợ sớm) là trong 18 ngày làm việc. Tần suất thực hiện kiểm tra theo định kỳ hàng quý; thời điểm tính toán dữ liệu dấu hiệu T24 là 31/03, 30/06. 30/09, 31/12.

Nhận biết RRTD tại ba vòng kiểm soát:

Vòng thứ nhất: Tại VPBank, nhận biết rủi ro tại vòng kiểm soát thứ nhất chủ yếu được thực hiện trước hết thông qua việc nhận biết tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng, sự biến động trong lĩnh vực hoạt động chính của khách hàng có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của khách hàng xin và đã được cấp tín dụng hay không. Qua khảo sát đội ngũ cán bộ, nhân viên ngân hàng VPBank tại vòng kiểm soát này đều có sự lưu ý với biến động của nền kinh tế, sự phát triển và các điều kiện kinh tế bởi những yếu tố này đều có tác động rất lớn đến khả năng hoàn

thành nghĩa vụ tín dụng của khách hàng cũng như hướng kế hoạch kinh doanh của ngân hàng trong một thời kỳ. Cụ thể như sau:

Bảng 3.7. Ý kiến của nhân viên ngân hàng về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội trong hoạt động nhận biết RRTD

Đơn vị: %


Nội dung

Tỷ lệ đồng ý

Tôi quan tâm đến sự phát triển kinh tế hiện nay của đất nước

94,5

Khu vực tôi làm việc có sự phát triển mạnh mẽ

94,5

Sự phát triển môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội khu tạo điều

kiện tốt cho khách hàng phát triển kinh tế

84,1

(Nguồn: Từ kết quả khảo sát của tác giả)

Theo bảng số liệu tổng hợp nêu trên, các yếu tố liên quan đến tình hình kinh tế phát triển trong nước và khu vực, cùng đánh giá về những yếu tố này có tác động quan trọng và là điều kiện tốt cho khách hàng quan hệ tín dụng với VPBank đều được cán bộ nhân viên VPBank đánh giá ở mức cao, trên 80% số người được hỏi đều chọn ở mức đồng ý đến hoàn toàn đồng ý với những câu hỏi ở lĩnh vực này.

Mặc dù các cán bộ tại vòng kiểm soát này đã thực hiện những phương pháp quản lý khách hàng phù hợp riêng biệt, tuy nhiên thực tế do sự tăng trưởng tín dụng của VPBank trong những năm vừa qua luôn có tỷ lệ cao hơn mức tăng trưởng chung của toàn ngành ngân hàng, vì vậy số hồ sơ mỗi cán bộ quản lý thường rất nhiều, dẫn đến tình trạng có thể xảy ra sai sót, bỏ qua những hồ sơ có độ phát sinh RRTD cao. Thống kê trung bình một cán bộ tín dụng tại VPBank quản lý đối với khách hàng là doanh nghiệp, hộ kinh doanh là xấp xỉ 50 khách hàng; riêng đối với đối tượng khách hàng cá nhân, số lượng hồ sơ quản lý lên tới xấp xỉ 100- 150 khách hàng tùy thuộc vào quy mô của chi nhánh. Với khối lượng hồ sơ quản lý nhiều như vậy, có khả năng bỏ sót những hồ sơ có độ rủi ro cao, điều này cũng được thể hiện qua kết quả khảo sát cán bộ nhân viên ngân hàng khi được hỏi về vấn đề này có hơn 90% chọn đồng ý với câu hỏi có thể bỏ sót hồ sơ có độ rủi ro cao trong quá trình quản lý.

Vòng thứ hai: Đơn vị thuộc vòng kiểm soát này tại VPBank thực hiện nhận biết rủi ro thông qua các báo cáo về hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Cụ thể, qua tìm hiểu, tác giả được biết, thông thường định kỳ hàng tháng/quý/năm các đơn vị sẽ phải tập báo cáo thống kê gửi về Khối Quản trị rủi ro, báo cáo các nội dung về tỷ lệ

Xem tất cả 256 trang.

Ngày đăng: 11/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí