Thực Trạng Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội


được khuyến khích phát triển. Về chủ quan, hoạt động tín dụng của NHTM phải tuân thủ mục tiêu chung của quản trị tín dụng quốc gia, vì vậy, buộc NHTM phải điều chỉnh quản trị tín dụng của mình cho phù hợp với chính sách chung của Nhà nước.

- Do các biến động bất thường về tỷ giá hối đoái, lãi suất,… ngoài tầm kiểm soát của ngân hàng. Một môi trường có lạm phát, theo nguyên tắc lãi suất thực bằng lãi suất danh nghĩa trừ tỷ lệ lạm phát, buộc các NHTM phải tăng lãi suất huy động và cho vay. Lãi suất cho vay tăng làm cho khả năng tiếp nhận vốn vay giảm

- Yếu tố chính trị -xã hội đến quản trị rủi ro tín dụng của NHTM. Điều này là hiển nhiên vì hoạt động kinh tế gắn liền với hoạt động chính trị- xã hội. Kinh tế và chính trị có mối quan hệ biện chứng với nhau. Muốn kinh tế phát triển ổn định, phải có một thể chế chính trị mạnh và ổn định. Đất nước nào, khu vực nào có chính trị ổn định, trật tự xã hội duy trì tốt, kinh tế sẽ phát triển.

- Hệ thống thông tin về các doanh nghiệp do các cơ quan khác cung cấp không chính xác, trung thực.

Tóm lại, khi nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng ngân hàng, cần phải nắm được những nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động của nó. Tùy theo điều kiện phát triển kinh tế, xã hội, mức độ hoàn thiện môi trường pháp lý của từng nước; tùy theo bộ máy quản lý tổ chức, khả năng cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ, chất lượng cán bộ của mỗi NHTM mà các nhân tố này có mức độ ảnh hướng khác nhau tới quản trị tín dụng. Nói cách khác, ở mỗi hoàn cảnh lịch sử cụ thể, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến quản trị tín dụng có sự khác nhau. Vấn đề đặt ra là chúng ta phải biết vận dụng sáng tạo ảnh hưởng của các nhân tố tích cực, hạn chế những ảnh hưởng của các nhân tố tiêu cực để nâng cao việc hoạch định và tổ chức thực hiện quản trị tín dụng ngân hàng.


CHƯƠNG 2 – THỰC TRẠNG RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

CHI NHÁNH HUẾ


2.1. Giới thiệu tổng quan về Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội


2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội

Trong những năm đầu thập kỷ 90, nhu cầu vốn và các dịch vụ tài chính cho hoạt động kinh tế quốc phòng nhằm thực hiện những công trình quốc phòng, dự án quốc gia của các doanh nghiệp Quân đội là rất lớn. Tuy nhiên, việc đáp ứng nhu cầu này của các Ngân hàng còn hạn chế. Chính vì vậy, ngày 04/22/1994, Ngân hàng TMCP Quân đội đã chính thức đi vào hoạt động theo Quyết định số 00374/GP-UB của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và theo giấy phép hoạt động số 0054/NH-GP ngày 14/09/1994 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cùng với quá trình phát triển của nền kinh tế, với đường lối chính sách đúng đắn, Ngân hàng TMCP Quân đội đã đạt được nhiều thành công, không chỉ đáp ứng nhu cầu của các Doanh nghiệp Quân đội mà còn phục vụ có hiệu quả tất cả các thành phần kinh tế. Ngoài dịch vụ Ngân hàng, Ngân hàng Quân đội còn tham gia vào các dịch vụ môi giới chứng khoán, quản lý quỹ, kinh doanh địa ốc bằng cách nắm cổ phần chi phối của một số doanh nghiệp trong lĩnh vực này, với sự góp mặt của 5 công ty thành viên: Công ty cổ phần chứng khoán MB, công ty cổ phần quản lý Quỹ đầu tư MB, công ty cổ phần Việt R.E.M.A.X, công ty cổ phần địa ốc MB (MB Land), công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản ngân hàng TMCP Quân đội (MB AMC).

Với phương châm “Vững vàng tin cậy” kể từ khi thành lập, từ 20 tỷ đồng vốn điều lệ năm 1994, Ngân hàng TMCP Quân đội không ngừng tăng trưởng qua các năm, tính đến cuối năm 2014 vốn điều lệ của MB đạt gần 11.600 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế hơn 2.500 tỷ đồng, điều đó cho thấy sự phát triển ngày càng mạnh mẽ và vững chắc của MB.


Hiện nay MB có 138 điểm giao dịch trên toàn quốc với gần 6000 nhân viên. Hội sở chính hiện nay đặt tại số 21 Cát Linh, Đống Đa, Hà Nội. Website chính của Ngân hàng là https://mbbank.com.vn. Ngoài ra, Ngân hàng còn có Chi nhánh tại Lào và Campuchia.

- Chủ tịch Hội đồng quản trị hiện nay là: Thiếu tướng Lê Hữu Đức, Thứ trưởng Bộ quốc phòng.

- Tổng Giám đốc hiện nay là: Thiếu tướng Lê Công.


Hiện nay MB được đánh giá là một trong những Ngân hàng hàng đầu của Việt Nam với phương châm chiến lược là “Tăng trưởng mạnh, tạo sự khác biệt và bền vững bằng văn hóa kỷ luật, đội ngũ nhân sự tinh thông về nghiệp vụ, cam kết cao và được tổ chức khoa học”. MB đang hướng đến mục tiêu nằm trong top 3 các Ngân hàng tốt nhất Việt Nam, với định vị là một Ngân hàng cộng đồng, có đội ngũ nhân viên thân thiện và điểm giao dịch thuận lợi.

2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Huế

Vào ngày 12/02/2007, MB Huế chính thức được khai trương và đi vào hoạt động, theo quy mô Chi nhánh cấp một của Ngân hàng TMCP Quân đội. Trụ sở chính hiện đặt tại 11 Lý Thường Kiệt, TP Huế. Hiện nay, MB Huế đã mở được 3 phòng giao dịch là:

- Phòng giao dịch Bắc Trường Tiền - số 67 Đinh Tiên Hoàng, Huế.

- Phòng giao dịch Nam Trường Tiền - số 03 Hùng Vương, Huế.

- Phòng giao dịch Nam Vỹ Dạ - số 109 Phạm Văn Đồng, Huế.


MB Huế đã gặp phải rất nhiều khó khăn trong những ngày đầu thành lập, bởi lý do MB là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên có mặt trên địa bàn Thừa Thiên Huế, thêm vào đó là tâm lý e ngại trước sự thay đổi của người dân Huế, trước đây họ chỉ quen giao dịch với các NHTM Quốc doanh, hoặc thậm chí không muốn tiếp xúc với Ngân hàng. Mặc dù vậy, bằng những năng lực và chính sách khách hàng của mình, MB Huế đã tháo gỡ được những khó khăn ban đầu, tạo được hình ảnh tốt đẹp trong lòng người dân Huế. Với đội ngũ nhân lực trẻ, tinh thông về nghiệp vụ, quan tâm


nhiều hơn vào đối tượng khách hàng cá nhân, tận tâm trong phục vụ đối tượng doanh nghiệp, mang đến cho khách hàng những giải pháp tài chính- ngân hàng khôn ngoan với chi phí tối ưu và sự hài lòng mĩ mãn.

Có thể nói hiện nay MB Huế đã trở thành một trong những Ngân hàng có uy tín trên địa bàn tỉnh. Tuy vậy, chưa bằng lòng với kết quả đạt được, MB Huế luôn cố gắng hoàn thiện dịch vụ hiện có nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đồng thời tạo đà cho sự phát triển và hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế. Để đạt được điều đó, Ngân hàng luôn chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, áp dụng công nghệ mới và mở rộng thị trường. MB Huế đang nỗ lực phấn đấu để trở thành một Ngân hàng thuận tiện với khách hàng, tiếp tục duy trì tốt hiệu quả hoạt động, với mạng lưới tối ưu tại các khu vực kinh tế trọng điểm gắn bó chặt chẽ với khách hàng và cộng đồng, mang đến các dịch vụ chuyên nghiệp, thuận tiện theo phương châm tăng trưởng nhanh, khác biệt, bền vững và hiệu quả.

2.1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Huế

MB Huế là Chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng TMCP Quân đội, do Giám đốc phụ trách, trợ giúp cho Giám đốc là 2 Phó giám đốc và các phòng ban chức năng sau:

- Phòng Quan hệ khách hàng

- Phòng Quản lý tín dụng

- Phòng Kế toán và Dịch vụ khách hàng

- Phòng Hành chính Tổng hợp

- Phòng Giao dịch Bắc Trường Tiền

- Phòng Giao dịch Nam Trường Tiền

- Phòng Giao dịch Nam Vỹ Dạ

Bộ máy tổ chức của MB Huế được thể hiện theo sơ đồ sau:

Khóa luận tốt nghiệp


Phó Giám đốc

Kinh doanh

Giám đốc

Phó Giám đốc

Phòng QHKH Cá nhân

Phòng Back Office

Phòng Quản lý tín dụng

Phòng hành chính tổng hợp

Phòng QHKH Doanh nghiệp

Vận hành


PGD Bắc Trường Tiền


Bộ phận kế toán – kho quỹ


Bộ phận QHKH

PGD Nam Trường Tiền



Bộ phận kế toán – kho quỹ

PGD

Nam Vỹ Dạ


Bộ phận kế toán – kho quỹ


Bộ phận QHKH

Phòng Kế toán



Kế toán nội bộ


Sàn giao dịch


Kho quỹ



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Huế - 6


Bộ phận QHKH

Bộ phận thẻ

Sơ đồ 2.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của MB Huế

(Nguồn: Phòng tín dụng Ngân hàng TMCP Quân đội chi nhánh Huế)


35


2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban


Ban Giám đốc: Giám đốc là người lãnh đạo cao nhất, có quyền quyết định và giải quyết mọi công việc trong ngân hàng, điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của ngân hàng theo đúng kế hoạch chỉ tiêu của ngân hàng. Giám đốc phụ trách chung về các hoạt động tín dụng, thanh toán, về kế toán tài vụ, kho quỹ, nguồn vốn, tài sản.. Giúp việc cho Giám đốc là Phó Giám đốc kinh doanh và Phó Giám đốc Vận hành, là người được Giám đốc ủy quyền quản lý, điều hành các hoạt động của ngân hàng khi Giám đốc vắng mặt, chỉ đạo một số nghiệp vụ do Giám đốc phụ trách và tham gia bàn bạc với Giám đốc trong việc phát triển ngân hàng.

Phòng Kinh doanh – QHKH: Nghiên cứu, xây dựng các chiến lược khách hàng tín dụng, thẩm định và đề xuất cho vay các đối tượng, thường xuyên theo dõi kiểm tra, kiểm soát việc sử dụng vốn vay và thu nợ vốn vay. Thường xuyên phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của đối tượng vay vốn, phân tích kinh tế để lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao.

Phòng Quản lý tín dụng: Tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý tín dụng: cơ chế, chính sách, chế độ, quy trình tín dụng, bảo lãnh, giới hạn tín dụng; quản lý và xử lý nợ xấu. Giám sát tình hình thực hiện công tác tín dụng tại Chi nhánh. Giúp việc cho Giám đốc, Phòng Kinh doanh trong các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động tín dụng.

Phòng Kế toán và Dịch vụ khách hàng: Bao gồm bộ phận kế toán nội bộ, sàn giao dịch và kho quỹ. Trực tiếp hạch toán nghiệp vụ, thanh toán và cung cấp các dịch vụ Ngân hàng cho khách hàng. Kho quỹ thực hiện các nghiệp vụ thu và phát tiền theo quy định của Giám đốc hoặc người được ủy quyền.

Phòng Hành chính – Tổng hợp: Dưới sự chỉ đạo của Giám đốc, quản lý công tác nhân sự, bố trí sắp xếp mạng lưới cán bộ hợp lý. Thực hiện các chế độ lương, thưởng, phụ cấp… Chăm lo đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho cán bộ nhân viên. Tư vấn pháp chế về giao kết hoặc tranh chấp liên quan đến cán bộ công nhân viên, tài sản của Ngân hàng. Phòng Hành chính – Tổng hợp cũng gồm cả bộ phận IT thực hiện nhiệm vụ lắp đặt, bảo dưỡng và sửa chữa máy móc, thiết bị tin học và dịch vụ tin học.


Các phòng giao dịch: Hoạt động như Chi nhánh nhưng với quy mô nhỏ, chịu sự quản lý và điều hành của Chi nhánh.

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Huế

2.1.3.1. Tình hình lao động


Bảng 2.1. Tình hình lao động tại MB Huế giai đoạn 2012-2014


ĐVT: Lao động



Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

2013/2012

2014/2013

Số

lượng


%

Số

lượng


%

Số

lượng


%

Số

lượng


%

Số

lượng


%

1. Phân theo giới tính

65

100

63

100

62

100

(2)

(3,08)

(1)

(1,59)

- Nam

32

49,23

30

47,62

28

45,16

(2)

(3,08)

(2)

(6,67)

- Nữ

33

50,77

33

52,38

34

54,84

0

0,00

1

3,03

2. Phân theo trình độ

65

100

63

100

62

100

(2)

(3,08)

(1)

(1,59)

- ĐH & Trên ĐH

64

98,46

57

90,48

56

90,32

(7)

(10,94)

(1)

(1,75)

- CĐ & TC

1

1,54

3

4,76

3

4,84

2

200

0

-

- Phổ thông

0

0,00

3

4,76

3

4,84

3

-

0

-


(Nguồn: Phòng Kế toán Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Huế)


Nhận xét:


Dựa vào bảng 2.1, có thể thấy rằng tổng số lao động tại MB Huế giảm nhẹ qua các năm. Cụ thể: năm 2012 tổng số lao động của Chi nhánh là 65 người, sang năm 2013 số lượng lao động này giảm xuống còn 63 người, tương ứng giảm 3,08% so với tổng số lao động năm 2012, sang năm 2014 số lao động tiếp tục giảm 1 người còn 62 người, tương ứng giảm 1,59% so với số lao động năm 2013. Nguyên nhân thứ nhất của việc giảm nhân viên này là do trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng, Ngân hàng đã tiến hành chọn lọc nhân


viên, loại bớt các nhân viên không đáp ứng được yêu cầu công việc, làm việc không hiệu quả. Nguyên nhân thứ hai là có một số nhân viên đã chuyển công tác sang các Chi nhánh khác của Ngân hàng. Tuy nhiên, nhìn chung số lượng lao động vẫn ổn định, đáp ứng đủ nhân lực cho các hoạt động của Ngân hàng.

Xét về giới tính: Qua các năm, tỷ lệ giữa lao động nam và nữ có sự cân bằng và ít có thay đổi lớn. Số lao động nữ có sự thay đổi rất nhỏ và luôn chiếm tỷ trọng trên 50%, năm 2014 số lao động nữ tăng 1 người, tương ứng tăng 3,03% so với số lao động nữ năm 2013 và 2012. Bên cạnh đó, số lao động nam chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 50% và biến động hơn lao động nữ. Năm 2013, số lao động nam giảm 2 người, tương ứng với giảm 3,08% so với số lao động nam năm 2012. Sang năm 2014, số nam tiếp tục giảm 2 người, tương ứng với giảm 6,67% so với số nam năm 2013. Đây có lẽ là xu hướng tất yếu trong ngành dịch vụ, cần số lượng nữ lớn để thực hiện giao dịch và quá trình chăm sóc khách hàng. Tuy nhiên, do địa bàn trải rộng, cán bộ tín dụng phải đi lại nhiều, thường xuyên gặp khách hàng lớn nên cán bộ nam sẽ lợi thế hơn, cần tăng cường số lượng cán bộ nam để phù hợp nhu cầu công việc của ngân hàng.

Xét về trình độ: Ban lãnh đạo luôn quan tâm đến việc tăng cường trình độ của CBCNV nên nhìn chung qua các năm, số lượng lao động có trình độ Đại học & trên Đại học đều chiếm tỷ lệ rất cao. Cụ thể, năm 2012 số lao động trình độ Đại học trở lên là 64 người chiếm 98,46% số CBCNV. Năm 2013 số lao động nhóm này giảm 7 người tương ứng giảm 10,94% so với số lao động có trình độ cao năm 2012. Năm 2014 số lao động nhóm này tiếp tục giảm 1 người, tương ứng giảm 1,75% so với năm 2013. Nguyên nhân là do một số cán bộ nghỉ hưu cũng như Chi nhánh sa thải một số nhân viên làm việc không hiệu quả. Với trình độ Cao đẳng & Trung cấp: năm 2013 số lao động tăng 2 người tương ứng tăng 200% so với số lao động năm 2012 và sang năm 2014 không có sự thay đổi. Số lao động trình độ phổ thông chiếm tỷ trọng thấp trong tổng số lao động làm việc tại Ngân hàng. Ở đây cho thấy tỷ lệ lao động thuộc trình độ Đại học và trên Đại học chiếm tỷ lệ cao nhất, điều này chứng tỏ sự chú trọng về chất lượng trong công tác tuyển dụng của ngân hàng, quan tâm với chất lượng đầu vào đồng nghĩa với việc sẽ đáp ứng cao hơn nhu cầu của công việc.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/11/2023