Tình Hình Tài Sản - Nguồn Vốn Của Mb Huế Giai Đoạn 2012-2014


Ngoài số lượng cán bộ lâu năm giàu kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn, đa phần đội ngũ lao động của Ngân hàng là những nhân viên trẻ, giàu nhiệt huyết, năng động và ham học hỏi. Bên cạnh đó, MB Huế còn tổ chức những khóa bồi dưỡng ngắn hạn cho nhân viên của mình, khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Tóm lại, số lượng và kết cấu lao động đã phần nào thể hiện được chiến lược xây dựng đội ngũ nhân viên năng động, tâm huyết, hiện đại và chuyên môn của MB Huế.

2.1.3.2. Tình hình Tài sản- Nguồn vốn

Khóa luận tốt nghiệp


Bảng 2.2. Tình hình tài sản - nguồn vốn của MB Huế giai đoạn 2012-2014

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

2013/2012

2014/2013

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

+/-

%

+/-

%

A. TÀI SẢN

832.545

100

842.153

100

1.092.715

100

9.608

1,15

250.562

29,75

1. Tiền mặt

71.325

8,57

72.329

8,59

95.867

8,77

1.004

1,41

23.538

32,54

2. TG tại NHNN, TCTD

92.160

11,07

94.258

11,19

127.968

11,71

2.098

2,28

33.710

35,76

3. Cho vay KH

474.172

56,95

478.198

56,78

658.281

60,24

4.026

0,85

180.083

37,66

4. Tài sản cố định

101.213

12,16

103.231

12,26

110.128

10,08

2.018

1,99

6.897

6,68

5. Tài sản có khác

93.675

11,25

94.137

11,18

100.471

9,2

0.462

0,49

6.334

6,73

B. NGUỒN VỐN

832.545

100

842.153

100

1.092.715

100

9.608

1,15

250.562

29,75

1. Vốn huy động

780.112

93,70

801.250

95,14

1.045.117

95,64

21.138

2,71

243.867

30,44

2. Vốn vay từ NHNN, TCTD

24.291

2,92

22.571

2,68

30.128

2,76

(1.72)

(7,08)

7.557

33,48

3. Vốn và các quỹ

12.889

1,55

7.920

0,94

7.427

0,68

(4.969)

(38,55)

(493)

(6,22)

4. Nguồn vốn khác

15.253

1,83

10.412

1,24

10.043

0,92

(4.841)

(31,74)

(369)

(3,54)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Chi nhánh Huế - 7


(Nguồn: Phòng Kế toán NHTMCP Quân đội Chi nhánh Huế)


40


Nhìn chung, tình hình tài sản - nguồn vốn của Chi nhánh khá ổn định và tăng đều qua từng năm. Trong bối cảnh nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn thì đây là một tín hiệu khá tích cực. Để đạt được điều này, Ban lãnh đạo cùng toàn thể CBCNV của Chi nhánh đã rất cố gắng trong việc duy trì và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ, mở rộng địa bàn kinh doanh, đào tạo nhân viên có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao và công tác chăm sóc, phục vụ khách hàng chu đáo. Ý thức được tầm quan trọng của việc đổi mới nên trong những năm qua, MB Huế luôn là một trong những Ngân hàng hoạt động tốt và hiệu quả, đóng góp không nhỏ vào sự phát triển của địa phương.

Về tài sản: Ta thấy tổng tài sản của Chi nhánh tăng liên tục qua từng năm. Năm 2013 tổng tài sản tăng 9.608 triệu đồng, tương ứng tăng 1,15 % so với tổng tài sản năm 2012. Sang năm 2014 tổng tài sản tăng mạnh 250.562 triệu đồng, tương ứng tăng 29,75% so với tổng tài sản năm 2013. Việc tổng tài sản của Chi nhánh tăng liên tục qua 3 năm chứng tỏ Chi nhánh hoạt động ngày càng hiệu quả, sức mạnh tài chính được bổ sung đáng kể để đáp ứng quy mô hoạt động ngày càng phát triển mạnh mẽ của ngân hàng và nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Để thấy rõ hơn sự biến động của tài sản, chúng ta có thể phân tích một vài chỉ tiêu:

Tiền mặt: Năm 2012 số tiền mặt là 71.325 triệu đồng, chiếm 8,57% tổng tài sản. Năm 2013 số tiền mặt tăng 1.004 triệu đồng, tương ứng tăng 1,41% so với số tiền mặt năm 2012 và chiếm 8,59% tổng tài sản. Năm 2014 số tiền mặt tăng 23.538 triệu đồng, tương ứng tăng 32,54% so với số tiền mặt năm 2013 và chiếm 8,77% tổng tài sản. Ta thấy lượng tiền mặt tuy chỉ tiếm tỷ lệ thấp nhưng lại tăng đều qua các năm. Điều đó chứng tỏ Ngân hàng thực hiện rất hiệu quả chính sách tín dụng của mình. Tiền mặt tại Ngân hàng đảm bảo thanh khoản trong những biến động xấu nhất của thị trường, bên cạnh đó lượng tiền mặt thấp đồng nghĩa lượng tiền lưu thông trong hệ thống ngân hàng cao, giúp ngân hàng thực hiện chức năng tạo tiền, kinh doanh có hiệu quả, tạo ra nhiều lợi nhuận hơn.

Tiền gửi ở NHNN, TCTD: Qua bảng 2.1, ta thấy lượng tiền ở khoản mục này chiếm tỷ trọng thấp, xấp xỉ 11% và tăng nhẹ qua các năm. Năm 2013 lượng tiền gửi NHNN, TCTD tăng 2.098 triệu đồng, tương ứng tăng 2,28% so với lượng tiền gửi năm


2012 và chiếm 11,19% tổng tài sản. Năm 2014 lượng tiền gửi tăng 33.710 triệu đồng, tương ứng tăng 35,76% so với lượng tiền gửi năm 2013 và chiếm 11,71% tổng tài sản. Điều đó cho phép Ngân hàng không bị rơi vào tình trạng bị động vốn khi sự cố xảy ra.

Cho vay khách hàng: Năm 2012 cho vay khách hàng là 474.172 triệu đồng, chiếm 56,95 % tổng tài sản. Năm 2013 lượng cho vay tăng 4.026 triệu đồng, tương ứng tăng 0,85% so với lượng cho vay năm 2012 và chiếm 56,78% tổng tài sản. Năm 2014 lượng cho vay tiếp tục tăng 180.083 triệu đồng, tương ứng tăng 37,66% so với lượng cho vay năm 2013 và chiếm 60,24% tổng tài sản. Ta thấy đây là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng tài sản. Khoản mục này tăng đều liên tục qua 3 năm chứng tỏ năng lực làm việc của đội ngũ nhân viên rất tốt, có trình độ cao và tận tình với công việc, nhất là các cán bộ công tác ở phòng Quan hệ khách hàng. Ngoài ra, còn phải kể đến việc ngân hàng thay đổi chính sách, đẩy mạnh việc cho mở rộng cho vay ở nhiều lĩnh vực. Giai đoạn 2012-2014 là giai đoạn nền kinh tế đang dần hồi phục, vì vậy ngân hàng đã đẩy mạnh việc cho vay tiêu dùng, SXKD… góp phần không nhỏ vào việc tăng doanh số cho vay cũng như lợi nhuận từ việc cho vay của ngân hàng.

Hoạt động của ngân hàng diễn ra một cách thuận lợi và nhanh chóng là nhờ sự giúp đỡ tối đa của các thiết bị máy móc chuyên dụng. Nhìn vào bảng 2.1 ta thấy tỷ trọng tài sản cố định của ngân hàng chiếm tỷ trọng không hề nhỏ và liên tục tăng qua các năm. Năm 2012 tài sản cố định là 101.213 triệu đồng, chiếm 12,16% tổng tài sản. Năm 2013 tài sản cố định tăng 2.018 triệu đồng, tương ứng tăng 1,99% so với tài sản cố định năm 2012 và chiếm 12,26% tổng tài sản. Năm 2014 tài sản cố định tăng 6.897 triệu đồng tương ứng tăng 6,68% so với năm 2013 và chiếm 10,08% tổng tài sản. Điều này cho chúng ta thấy ngân hàng đã và đang chú trọng nhiều vào việc đổi mới thiết bị và mở thêm các phòng giao dịch.

Trong giai đoạn 2012-2014, nền kinh tế đã ổn định trở lại và bắt đầu có dấu hiệu tăng trưởng. Vì vậy, Chi nhánh đã mở rộng các hoạt động đầu tư như: chứng khoán, kinh doanh ngoại tệ... nhằm đảm bảo sự an toàn cho nguồn vốn của mình. Vì vậy khoản mục tài sản có khác của Chi nhánh liên tục tăng trong 3 năm qua. Năm 2012 tài sản có khác là 93.675 triệu đồng, chiếm 11,25% tổng tài sản. Năm 2013 tài sản có tăng 462 triệu đồng, tương ứng tăng 0,49% so với tài sản có năm 2012 và chiếm


11,18% tổng tài sản. Năm 2014 lượng tài sản có tăng 6.334 triệu đồng, tương ứng tăng 6,73% so vớ tài sản có năm 2013 và chiếm 9,2% tổng tài sản.

Về nguồn vốn: Đối với bất kỳ đơn vị SXKD nào thì vốn luôn là điều không thể thiếu, đặc biệt là đối với các TCTD. Ta thấy tổng nguồn vốn của chi nhánh tăng liên tục qua từng năm. Năm 2012 nguồn vốn là 832.545 triệu đồng, sang năm 2013 nguồn vốn đạt mức 842.153 triệu đồng, tăng 9.608 triệu đồng tương ứng tăng 1,15% so với tổng nguồn vốn năm 2012. Năm 2014 tổng nguồn vốn tăng 250.562 triệu đồng, tương ứng tăng 29,75% so với tổng nguồn vốn năm 2013. Như vậy, nguồn vốn đã tăng trưởng theo chiều hướng tốt, đảm bảo chất lượng cung cấp dịch vụ và uy tín của ngân hàng ngày càng được nâng cao.

Vốn huy động của khách hàng là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong nguồn vốn của Chi nhánh. Chỉ tiêu này có xu hướng tăng đều qua từng năm. Lý do là trong giai đoạn 2012-2014, chi nhánh luôn cố gắng đưa ra mức lãi suất phù hợp đi kèm với các hình thức khuyến mãi hấp dẫn để tăng quy mô huy động vốn. Nguồn vốn huy động của Chi nhánh chủ yếu tập trung vào tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi dân cư. Năm 2012 vốn huy động là 780.112 triệu đồng, chiếm 93,7% tổng nguồn vốn. Năm 2013, tình hình kinh tế của tỉnh nhà có nhiều khởi sắc nên đã tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp mở rộng quy mô SXKD có hiệu quả hơn; cuộc sống của người dân cũng được cải thiện hơn từ đó làm tăng lượng vốn huy động của Ngân hàng từ các đối tượng này. Vốn huy động năm 2013 tăng 21.138 triệu đồng tương ứng tăng 2,71% so với vốn huy động năm 2012 và chiếm 95,14% tổng nguồn vốn. Năm 2014, cùng với đà phục hồi của nền kinh tế, Chi nhánh tiếp tục đưa ra thêm nhiều chương trình khuyến mãi mới rất hấp dẫn đi kèm với chính sách lãi suất hợp lý đã đánh vào tâm lý của khách hàng khiến ngày càng nhiều người đến Chi nhánh gửi tiền dẫn đến vốn huy động vẫn tiếp tục tăng và đạt con số 1.045.117 triệu đồng, tăng 243.867 triệu đồng tương ứng tăng 30,44% so với vốn huy động năm 2013 và chiếm 95,64% tổng nguồn vốn.

Trong khi vốn huy động có biến động khá tốt thì các khoản mục khác: Vốn vay từ NHNN, TCTD; Vốn và các quỹ; Nguồn vốn khác có sự biến động, tăng giảm không ổn định. Tuy nhiên, do chỉ chiếm tỷ lệ rất thấp nên sự biến động của các khoản mục này không ảnh hưởng nhiều đến tổng nguồn vốn.

Khóa luận tốt nghiệp


2.1.3.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3. Tình hình kết quả kinh doanh của MB Huế giai đoạn 2012-2014

ĐVT: Triệu đồng


CHỈ TIÊU

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

2013/2012

2014/2013

Giá trị

%

Giá trị

%

Giá trị

%

+/-

%

+/-

%

1. Thu nhập

112.536

100

122.013

100

125.012

100

9.477

8,42

2.999

2,46

1.1. Thu lãi cho vay

45.231

40,19

48.020

39,36

53.592

42,87

2.789

6,17

5.572

11,60

1.2. Thu lãi điều chuyển vốn

58.976

52,41

65.006

53,28

63.688

50,95

6.030

10,22

(1.318)

(2,03)

1.3. Thu dịch vụ ngân hàng

6.952

6,18

7.511

6,16

4.913

3,93

559

8,04

(2.598)

(34,58)

1.4. Thu khác

1.377

1,22

1.476

1,2

2.909

2,25

99

7,19

1.433

97,08

2. Chi phí

106.983

100

116.003

100

118.511

100

9.020

8,43

2.508

2,16

2.1. Chi trả lãi tiền gửi

65.236

60,98

69.011

59,49

54.547

46,02

3.775

5,79

(14.464)

(20,95)

2.2. Chi trả nhân viên

8.965

8,38

9.102

7,85

10.822

9,13

137

1,53

1.720

18,89

2.3. Chi dự phòng

3.300

3,08

6.325

5,45

5.213

4,40

3.025

91,67

(1.112)

(17,58)

2.4. Chi khác

29.482

27,56

31.565

27,21

47.929

40,45

2.083

7,07

16.364

51,84

3. Lợi nhuận

5.553


6.010


6.591


548

9,87

581

9,67


(Nguồn: Phòng Kế toán Ngân hàng TMCP Quân đội Huế))


44


Ngân hàng Quân Đội Chi nhánh Huế luôn là một trong những Ngân hàng TMCP có kết quả hoạt động tốt trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh. Chi nhánh đã nhanh chóng quán triệt và thực hiện đúng đắn chủ trương của Đảng, Nhà Nước và của chính ngân hàng. Từ đó tiến hành các hoạt động tích cực, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng. Tuy mới đi vào hoạt động chưa lâu nhưng ngân hàng đã có những nỗ lực nhằm phục vụ tốt nhất cho khách hàng, tạo lập được uy tín ngày càng vững chắc trong lòng khách hàng. Điều đó có thể thấy được qua kết quả kinh doanh 3 năm qua:

Về thu nhập: Nhìn chung, tình hình thu nhập của Ngân hàng tăng trưởng ổn định trong những năm qua. Năm 2013 tổng thu nhập tăng 9.477 triệu đồng tương ứng tăng 8,42% so với tổng thu nhập năm 2012. Năm 2014 tổng thu nhập tăng 2.999 triệu đồng tương ứng tăng 2,46% so với tổng thu nhập năm 2013. Đây là con số phản ảnh khá tốt tình hình kinh doanh của ngân hàng.

Hoạt động chính của ngân hàng là huy động vốn và cho vay nên thu nhập từ lãi luôn chiếm tỷ lệ cao (xấp xỉ 40%) trong tổng thu nhập của Chi nhánh. Năm 2013 thu lãi cho vay tăng 2.789 triệu đồng tương ứng tăng 6,17% so với thu lãi cho vay năm 2012. Năm 2014 thu lãi cho vay tăng 5.571 triệu đồng tương ứng tăng 11,60% so với thu lãi cho vay năm 2013. Chi nhánh đã không ngừng hoàn thiện và phát huy những thế mạnh của mình trong công tác chăm sóc khách hàng để thu hút khách hàng mới và giữ vững khách hàng truyền thống; tăng cường đầu tư trang thiết bị kỹ thuật, các tiện ích ngân hàng để phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Đồng thời MB cũng tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các cơ quan, ban ngành địa phương trong việc tiếp cận các dự án đầu tư mới. Do đó lượng khách hàng tìm đến và tin cậy ở ngân hàng ngày càng đông, số tiền thu từ hoạt động tín dụng ngày càng tăng.

Thu lãi điều chuyển vốn là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất (luôn lớn hơn 50%) trong tổng thu nhập nhưng lại tăng trưởng không đều qua 3 năm. Năm 2012 thu lãi điều chuyển vốn là 58.976 triệu đồng chiếm 52,41% tổng thu nhập. Năm 2013 thu lãi điều chuyển vốn tăng 6.303 triệu đồng tương ứng tăng 10,22% so với mức thu lãi


năm 2012. Đến năm 2014 thu lãi điều chuyển vốn giảm 1.318 triệu đồng tương ứng giảm 2,03% so với mức thu lãi năm 2013. Có thể thấy Chi nhánh đã thực hiện khá tốt việc điều chỉnh vốn. Lượng vốn huy động dư thừa đã được Chi nhánh điều chuyển về hội sở hoặc sang Chi nhánh khác hoặc cho các tổ chức tín dụng khác vay trên thị trường liên ngân hàng là khá cao. Chi nhánh đã tránh được việc để lượng vốn dư thừa trong khi vẫn trả lãi khách hàng, do đó đảm bảo được lợi ích cho ngân hàng.

Về chi phí: Năm 2013 tổng chi phí tăng 9.020 triệu đồng tương ứng tăng 8,43% so với tổng chi phí năm 2012. Sang năm 2014, chi phí tăng 2.508 triệu đồng tương ứng tăng 2,16% so với tổng chi phí năm 2013. Nhìn chung, tổng chi phí của Chi nhánh khá cao, không chênh lệch nhiều với thu nhập. Hơn nữa, tổng chi phí liên tục tăng qua 3 năm và tốc độ tăng nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập. Đây là dấu hiệu cho thấy và chi nhánh cần có định hướng để cải thiện vấn đề này để đảm bảo lợi nhuận.

Chi trả lãi tiền gửi là khoản mục chiếm tỷ trọng lớn nhất trong chi phí. Điều này là dễ hiểu khi nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động từ trong xã hội. Ngân hàng chiếm dụng vốn của khách hàng nên phải trả lãi là điều đương nhiên. Nguồn vốn huy động được của ngân hàng liên tục tăng trong 3 năm tuy nhiên khoản tiền chi trả lãi tiền gửi cho khách hàng liên tục lại không tăng cùng xu hướng. Năm 2012 chi phí lãi tiền gửi là 65.236 triệu đồng chiếm 60,98% tổng chi phí. Năm 2013 chi phí này tăng 3.775 triệu đồng tương ứng tăng 5,97% so với chi phí năm 2012. Năm 2014 chi trả lãi tiền gửi giảm 14.464 triệu đồng tương ứng giảm 20,95% so với chi trả lãi năm 2013. Năm 2014 lượng vốn huy động tăng mạnh, tuy nhiên lượng chi trả lại giảm, nguyên nhân là do trong năm đã có nhiều đợt điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi trên toàn bộ hệ thống ngân hàng do chính sách điều chỉnh của Ngân hàng Nhà nước khiến chi phí trả lãi tiền gửi giảm xuống.

Chi trả lương cho nhân viên cũng là một khoản mục chi phí lớn của Chi nhánh. Năm 2013 chi trả lương tăng 137 triệu đồng tương ứng tăng 1,53% so với chi trả lương năm 2012. Năm 2014 chi trả lương tăng 1720 triệu đồng tương ứng tăng 18,89% so với chi trả lương năm 2013. Mức độ tăng của năm 2014 rất mạnh so với năm 2013,

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 06/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí