Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lâm - Hà Nội - 23


nguyên nhân tồn tại * Góc độ từ phía Ngân hàng

Thứ nhất: trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, vấn đề giải quyết nợ qúa hạn, nợ xấu làm lành manh tài chính luôn là mối quan tâm hàng đầu của lãnh đạo và toàn thể cán bộ trong Ngân hàng. Mặc dù Ngân hàng đã rất nỗ lực và đã có nhiều cố gắng trong công tác này nhưng nợ xấu vẫn tiềm ẩn. Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tại Ngân hàng đã khống chế được ở mức dưới 3% trong năm 2005 và 2006 (tỷ lệ tương ứng của các năm là 1,44% và 1,71%), xong lại


có xu hướng tăng nhanh và ở con số rất cao vào các năm sau, tỷ lệ này năm 2007 là 4,52% và 6,50% vào năm 2008. Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ cũng ở tình trạng tương tự vậy, có xu hướng tăng và còn ở tỷ lệ khá cao. Năm 2007 tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 2,75% và vào năm 2008 lên đến 3,56%. Điều này chứng tỏ Ngân hàng đang phải đối mặt với nguy cơ rủi ro tín dụng là rất cao.

Công tác xử lý nợ xấu, nợ quá hạn của Ngân hàng chưa thực sự hiệu


quả. Hiện nay, việc xử lý nợ quá hạn chủ yếu là gia hạn nợ hoặc cơ cấu lại thòi hạn trả nợ nhiều lần nhưng đó lại là cách tiến gần hơn tói ranh giới nợ xấu. Vì thế, tình trạng nợ gốc, nợ lãi tồn đọng nhiều làm ảnh hưởng năng lực tài chính của Ngân hàng, chưa phản ánh thực chất chất lượng hoạt động tín dụng, khả năng tiềm ẩn rủi ro ừong kinh doanh. Bên canh đó, nếu không gia hạn nữa thì việc xử lý nợ quá hạn, nợ xấu của Ngân hàng chủ yếu sử dụng quỹ dự phòng rủi ro vì việc thu hổi nợ bằng việc phát mãi tài sản thế chấp


không đạt kết quả cao do thủ tục bán tài sản khổ khăn, giá trị thu hồi không đủ bù đắp vốn vay. Sau khi sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp, ngân hàng vẫn tiếp tục thu hồi nợ vay vẫn triển khai nhung không thu được kết quả cao. Như vậy, về lâu dài nếu cứ sử dụng nhiều quỹ dự phòng rủi ro như vậy sẽ dẫn đến tình trạng quỹ dự phòng luân thiếu không đảm bảo để bù đắp tổn thất.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 341 trang tài liệu này.

Thứ hai: Công cụ quản ữị rủi ro túi dụng mà Ngân hàng đang áp dụng


Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Gia Lâm - Hà Nội - 23

chưa đầy đủ và hoàn thiện. Hiện nay, Ngân hàng đang áp dụng công cụ để đánh giá rủi ro túi dụng là chấm điểm và xếp hạng khách hàng và xây dựng giới hạn túi dụng cho khách hàng mang tính dinh tính, chưa tuân thủ nghiêm ngặt mà chủ yếu dựa vào trực quan phán đoán của nhân viên chuyên môn. Hệ thống chấm điểm và xếp hạng túi dụng mà Ngân hàng đang thực hiện theo hướng dẫn của Ngân hàng NN & PTNT Việt Nam thực chất mới trong quá trình thử nghiệm, được xây dựng chủ yếu theo mô hình nước ngoài, chưa có


hệ thống phương pháp luận cơ sở, chưa có tính thực tế cao, thời gian áp dụng còn ngắn, chưa đánh giá được hầu hết tính hiệu quả và tính phù hợp vói hoạt động túi dụng Việt Nam và đặc thù khách hàng của Ngân hàng. Việc chấm điểm xếp hạng khách hàng chưa được áp dụng triệt để đối với mọi khách hàng có nhu cầu vay vốn của Ngân hàng mà chỉ áp dụng đối với khách hàng có quan hệ tín dụng thường xuyên. Đối vói khách hàng là hộ sản xuất và cá nhân vẫn chưa áp dụng việc cho điểm để đánh giá và đưa ra quyết đinh cấp hay từ


chối cấp tín dụng mà vẫn chủ yếu dựa vào đánh giá hồ sơ của khách vay. Trong khi đó, khách hàng là hộ sản xuất lại tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất nếu công cụ quản trị rủi ro tín dụng không được áp dụng triệt để thì nguy cơ rủi ro xẩy ra là điều không thể tránh khỏi.

Thứ ba: Việc thiết lập tiêu chí chuẩn cho việc cấp tín dụng. Ngân hàng chưa xây dựng được bộ tiêu chí về mặt định tính và cả mặt định lượng chuẩn để lượng hoá rủi ro túi dụng, chưa đo lường được rủi ro túi dụng, chưa xây


dựng mô hình cảnh báo sớm rủi ro tín dụng mà thường chỉ nhận ra rủi ro khi nó thực sự xẩy ra. Vì vậy, việc nhận dạng dấu hiệu rủi ro túi dụng và việc xác định mức độ rủi ro túi dụng của khách hàng vẫn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm phán đoán, đánh giá, phân tích của cán bộ túi dụng kết hợp vói kết quả xếp hạng doanh nghiệp. Điều này sẽ bị hạn chế đối vói cán bộ túi dụng mới và đối vói cán bộ túi dụng mà trình độ chuyên môn chưa thực sự đủ tầm. Chất lượng quản trị rủi ro túi dụng một phần bị hạn chế.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/09/2023