Kết Quả Kinh Doanh Của Nhn 0 &ptnt Chi Nhánh Vĩnh Thuận Kiên Giang Trong 3 Năm (2014 – 2016).


các thông tin cơ bản của khách hàng, và hướng dẫn khách hàng cung cấp các chứng từ có liên quan đến hồ sơ vay vốn. Với các thông tin thu thập được cán bộ tín dụng chọn lọc các thông tin của khách hàng, đồng thời khai thác thông tin từ Trung tâm thông tin (CIC) đối với khách hàng mới quan hệ tín dụng lần đầu với ngân hàng.

Bước 2: Kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng, thẩm định và lập báo cáo thẩm định cho vay.

Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ vay của khách hàng, nếu không đủ thông tin phải đề nghị khách hàng cung cấp thêm. Trong trường hợp hồ sơ khách hàng không đủ điều kiện vay vốn thì lập thông báo từ chối cho vay trình cấp trên duyệt và gửi cho khách hàng.

Khi hồ sơ đủ điều kiện cho vay cán bộ tín dụng thực hiện đăng kí thông tin vào hệ thống IPCAS. Tham khảo kết quả chấm điểm, xếp hạng tín dụng khách hàng.

Tiến hành thẩm định hồ sơ khách hàng về năng lực pháp lý; thẩm định mục đích vay vốn; thẩm định khả năng, năng lực tài chính của khách hàng; thẩm định tính khả thi của phương án, dự án; thẩm định về biện pháp bảo đảm tiền vay. Sau khi hoàn tất quá trình thẩm định cán bộ tín dụng tiến hành lập báo cáo thẩm định cho vay đối với khách hàng.

Bước 3: Phê duyệt khoản vay.

Khi hồ sơ vay vốn hoàn tất thì được chuyển cho trưởng phòng kế hoạch - kinh doanh, và trưởng phòng kế hoạch – kinh doanh có trách nhiệm kiểm tra về thông tin, rà soát danh mục hồ sơ, nếu còn thiếu hoặc thì yêu cầu cán bộ tín dụng bổ sung hoặc sửa lại các thông tin còn thiếu cho hoàn thiện hồ sơ.

Hồ sơ khi được kiểm tra, kiểm soát từ trưởng phòng kế hoạch – kinh doanh sẽ trình lên Giám đốc hoặc người được ủy quyền của Giám đốc để phê duyệt cho khoản vay.

Bước 4: Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ vay, tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bão lãnh trước khi giải ngân.

Sau khi khách hàng đã hoàn thiện bộ hồ sơ vay, bổ sung hồ sơ đúng theo yêu cầu hoặc đã đăng ký giao dịch đảm bảo và nhập kho giữ tài sản thì cán bộ tín dụng kiểm tra hồ sơ lại lần cuối.


Bước 5: Giải ngân

Phát tiền vay cho khách hàng, số lượng tiền được giải ngân phải đúng với số tiền trong hồ sơ. Kiểm tra, xác định mục đích sử dụng tiền vay, phương thức thanh toán, từ đó quyết định hình thức phát tiền vay bằng tiền mặt hay chuyển khoản, khi giải ngân phải đảm bảo nguyên tắc thanh toán trực tiếp không qua trung gian.

Bước 6: Theo dòi và kiểm tra giám sát khoản vay.

Cán bộ chịu trách nhiệm cho khoản vay phải giám sát theo dòi khoản vay, đôn đốc việc trả nợ gốc và lãi của khách hàng đầy đủ. Làm biên bản kiểm tra sau khi vay cho món vay.

Bước 7: Thu hồi nợ, gia hạn nợ.

Ngân hàng chỉ được thu hồi nợ gốc, lãi khi khách hàng quá hạn 10 ngày kể từ ngày đến hạn. Trong thời gian 10 ngày vào ngày thứ 5 cán bộ phụ trách có trách nhiệm nhắc nhở khách hàng thực hiện việc trả lãi hoặc gốc. Với trường hợp khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ sau 10 ngày thì cán bộ tín dụng phải làm giấy báo nợ quá hạn trình lãnh đạo ký và gửi đến khách hàng. Khách hàng khi nhận giấy báo nợ phải gặp trực tiếp cán bộ phụ trách khoản vay để làm cam kết xin gia hạn nợ.

Bước 8: Xử lý rủi ro.

Với các khoản nợ đã có biện pháp xử lý và gia hạn nợ mà khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì cán bộ phụ trách phải xử lý rủi ro căn cứ vào chế độ văn bản theo quy định, lập đầy đủ hồ sơ pháp lý, hợp đồng tín dụng, hợp đồng thế chấp để trình lên lãnh đạo Ngân hàng phê duyệt.

Bước 9: Thanh lý hợp đồng.

Sau khi khách hàng hoàn thành nghĩa vụ trả nợ gốc và lãi hoặc dư nợ đã được cấp phải có cấp thẩm quyền cho phép xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro hoặc xóa nợ, giao dịch viên và cán bộ kế toán đối chiếu, tất toán khoản vay của món nợ.

3.6. Kết quả kinh doanh của NHN0&PTNT chi nhánh Vĩnh thuận Kiên giang trong 3 năm (2014 – 2016).

Đóng vai trò là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, tín dụng và dịch vụ, NHN0&PTNT chi nhánh Vĩnh thuận là một trong những chi nhánh đầu tư vốn lớn vào lĩnh vực nông nghiệp – nông thôn của tỉnh Kiên Giang. Có mục tiêu chính là phục vụ cho sự nghiệp phát triển nông nghiệp – nông thôn theo chủ


trương, chính sách của Đảng nhằm tạo ra công việc cho người dân, tăng thu nhập cho dân cư nông thôn. Qua ba năm hoạt động tín dụng của Agribank luôn đạt kết quả khá cao, thu nhập đủ để bù đắp cho chi phí và có tích lũy. Kết quả đạt được là do việc mở rộng hoạt động tín dụng không ngừng, để xem xét kết quả đạt được ra sao, ta tiến hành phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua 3 năm 2014 - 2016 qua bảng 3.1:

BẢNG 3.1.KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHN0&PTNT HUYỆN VĨNH THUẬN 3 NĂM 2014-2016



Chỉ tiêu

Năm

Chênh lệch


2014


2015


2016

2014 -2015

2015 - 2016

Số tiền

Tỷ lệ (%)

Số tiền

Tỷ lệ (%)

Thu nhập

43.860

46.653

42.268

2.793

6.37

-4.385

-9.4

Thu nhập từ TD


42.370


45.233


40.287


2.863


6.76


-4.946


-10.93

Thu nhập khác


1.490


1.420


1.981


-70


-4.7


561


39.51

Chi phí

34.619

34.963

34.297

344

0.99

-666

-1.9

Chi phí lãi

29.071

28.347

25.881

-724

-2.49

-2.466

-8.7

Chi phí khác

5.548

6.616

8.416

1.068

19.25

1.800

27.21

Lợi nhuận

9.241

11.690

7.971

2.449

26.5

-3.719

-31.81

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng KHCN tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Vĩnh Thuận Kiên Giang - 8

(Nguồn: Phòng kế hoạch - kinh doanh)


ĐVT: Triệu đồng


BIỂU ĐỒ 3.1. KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHN0&PTNT HUYỆN VĨNH THUẬN 3 NĂM (2014-2016)

a. Thu nhập

Chỉ số thu nhập qua 3 năm 2014 – 2016 có sự tăng giảm không ổn định với độ chênh lệch tương đối. Năm 2014 với số tổng thu nhập đạt 43.860 triệu đồng có chênh lệch tăng so với năm 2015 đạt tổng thu nhập 46.653 triệu đồng, mức chênh lệch tăng của năm 2014 so với năm 2015 là 2.793 triệu đồng tương đương với 6.37%. Tuy nhiên, tỷ trọng tăng trong thu nhập không còn tiếp tục tăng mà có hướng giảm giữa năm 2016 so với năm 2015 với tỷ lệ là 9.40% tương đương với số tiền 4.385 triệu đồng. Chỉ số thu nhập được tính từ tổng của khoản thu nhập từ tín dụng và khoản thu nhập khác, khoản thu nhập từ tín dụng có sự thay đổi theo hướng cùng chiều với thu nhập, còn khoản thu nhập khác thay đổi ngược chiều với thu nhập từ năm 2014 – 2016 cụ thể như sau:

Trong chỉ số thu nhập tỷ trọng thu nhập từ tín dụng chiếm phần lớn hơn khoảng 96.6% so với thu nhập khác chỉ chiếm 3.4%. Chiếm tỷ trọng cao trong phần thu nhập nhưng chỉ tiêu thu nhập từ hoạt động tín dụng vẫn có sự tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2015 chỉ số thu nhập từ hoạt động tín dụng đạt

45.233 triệu đồng có xu hướng tăng so với 2014 chỉ đạt 42.370 triệu đồng chênh lệch tăng với số tiền 2.863 triệu đồng và tỷ trọng chênh lệch là 6.76%. Tuy nhiên, kết quả thu nhập từ hoạt động tín dụng của năm 2016 giảm so với 2015 là 10.93% tương đương với 4.946 triệu đồng. Thu nhập từ tín dụng không ổn định giữa các năm nên ngân hàng cần có các biện pháp quản lý khâu thu nhập tín dụng hiệu quả hơn để góp phần tăng tổng thu nhập cho ngân hàng.

Thu nhập khác chiếm một phần nhỏ trong thu nhập cho ngân hàng chỉ 3.4%. Năm 2015 yếu tố thu nhập khác có xu hướng giảm so với 2014 là 70 triệu


đồng với khoảng 4.70%, nhưng đến năm 2016 thu nhập khác có hướng tăng nhiều so với 2015 chiếm 39.51% (tương đương 561 triệu đồng) tỷ trọng tăng gấp 8,5 lần so với giai đoạn 2014-2015. Với tỷ trọng của giai đoạn 2015-2016 tăng gấp nhiều lần so với giai đoạn 2014 – 2015 chứng tỏ dịch vụ của ngân hàng ngày càng có chất lượng và hoàn thiện.

Năm 2015 đánh dấu một bước ngoặt lớn trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam khi đã hoàn tất đàm phán hàng loạt các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Kết quả này tạo nhiều cơ hội và động lực phát triển kinh tế, tạo thêm lực đẩy cho quá trình tái cơ cấu nền kinh tế. Những điểm sáng trong bức tranh kinh tế nước ta năm 2015 được thể hiện qua các chỉ số vĩ mô tương đối ổn định: Lạm phát được kiểm soát tốt và luôn giữ ở mức thấp; chính sách tiền tệ, tài khóa được điều hành linh hoạt, hiệu quả và phù hợp với diễn biến của thị trường; hệ thống tài chính, ngân hàng đạt được một số thành công ban đầu nhờ thực hiện nhiều biện pháp quan trọng để nâng cao tính ổn định và hiệu quả trong hoạt động; dự trữ ngoại tệ đạt mức cao; tín dụng tăng trưởng khá; môi trường thể chế đang dần được cải thiện; xu hướng kinh doanh của khu vực doanh nghiệp có nhiều tín hiệu khả quan, phản ánh niềm tin của các nhà đầu tư được củng cố và tăng lên; tái cấu trúc kinh tế bước đầu có chuyển biến; xuất khẩu duy trì mức tăng khá; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao; tổng cầu nội địa mạnh hơn. Công tác an sinh xã hội được tăng cường, việc làm của người lao động tăng lên, nhờ đó thu nhập và đời sống dân cư được cải thiện hơn.Với tình hình kinh tế tăng trưởng và phát triển theo hướng tích cực là yếu tố tác động đến việc tăng trưởng thu nhập của ngân hàng. Năm 2016 được dự đoán sẽ là một năm có nhiều thách thức đối với nước ta ngân hàng cũng chịu không ít tác động nhưng với sự nỗ lực của toàn thể cán bộ ngân hàng tình hình thu nhập của ngân hàng không giảm nhiều so với nền kinh tế.

b. Chi phí

Khoảng chi phí của ngân hàng trong 3 năm không có nhiều biến động tăng giảm giữa các năm. Năm 2015 so với 2014 chi phí có phần tăng nhưng tăng với tỷ trọng thấp 0.99% tương đương với 344 triệu đồng. Năm 2016 được xem là năm có chi phí thấp so với 2 năm còn lại với năm 2015 thì chi phí năm 2016 giảm 666 triệu với tỷ trọng đạt được là 1.90%. Cụ thể cho từng loại chi phí thể hiện trong bảng 3.1.

Chi phí lãi của 3 năm mang hướng giảm nhiều qua các năm 2015 chi phí lãi là 28.347 triệu đồng giảm 724 triệu đồng so với 2014 là 29.071 triệu đồng tương đương tỷ lệ giảm là 2.49%. Năm 2016 so với năm 2015 giảm 2.466 triệu đồng với mức tỷ trọng giảm là 8.70%. Tỷ trọng chi phí lãi giảm qua các năm nhưng nó vẫn


chiếm tỷ trọng cao trong tổng chi phí của ngân hàng, do lãi suất qua 3 năm có sự biến động mạnh nên chi phí cho phần lãi cao hơn so với chi phí khác.

Trái ngược với sự suy giảm của chi phí lãi thì chi phí cho các khoản khác thì có chiều hướng tăng đều qua 3 năm. Năm 2015 tăng so với năm 2014 là 1.068 triệu đồng với tỷ trọng 19.25%, mang chiều hướng tăng cho năm 2016 so với 2015 là 1.800 triệu đồng (tăng 27.21%), tỷ trọng của giai đoạn 2015-2016 tăng cao hơn so với giai đoạn 2014 -2015 là7.96%. do ngân hàng có sự phân bổ hợp lý trong các loại chi phí, mặc dù có xu hướng tăng nhưng vẫn tăng đều.

c. Lợi nhuận

Lợi nhuận trong việc kinh doanh của ngân hàng không ổn định qua 3 năm, giai đoạn từ năm 2014-2015 lợi nhuận tăng từ 9.241 triệu đồng lên 11.690 triệu đồng với mức chênh lệch tăng là 2.449 triệu đồng tương đương tỷ trọng là 26.50%

. nhưng lợi nhuận không còn phát triển theo chiều hướng tăng mà xu hướng giảm mạnh vào giai đoạn 2015-2016 với số tiền chênh lệch giảm là 3.719 triệu đồng với tỷ trọng chênh lệch lên đến 31.81%, năm 2016 là năm có lợi nhuận thấp hơn 2 năm còn lại.

Năm 2016 là năm nước ta gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng có dấu hiệu chững lại, sản xuất công nghiệp và xuất khẩu đạt thấp, tình hình xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán ở miền Trung, Tây Nguyên tiếp tục diễn biến phức tạp đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống nhân dân. Nên phần nào lợi nhuận của ngân hàng có phần suy giảm trước những khó khăn mà nền kinh tế đang gặp phải.

3.7. Tình hình cho vay khách hàng cá nhân tại NHN0&PTNT chi nhánh Vĩnh thuận Kiên giang qua 3 năm ( 2014 – 2016 ).

Nghiệp vụ tín dụng là một nghiệp vụ quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ tài sản có của ngân hàng. Đây là nghiệp vụ hình thành từ huy động vốn của khách hàng, do vậy ngân hàng cần phải sử dụng có hiệu quả nguồn vốn, nghĩa là cho vay phải đảm bảo thu hồi được nợ để trả cho người gửi tiền và thu lãi để bù đắp chi phí. Là một ngân hàng phục vụ cho chính sách nông nghiệp nông thôn NHN0&PTNT Vĩnh thuận ngoài nghiệp vụ huy động vốn thì ngân hàng còn hoạt động tín dụng cho vay. Để hiểu rò hơn về tình hoạt động cho vay của ngân hàng qua 3 năm đạt được kết quả như thế nào thì ta xét cụ thể qua bảng 3.2.


BẢNG 3.2. TÌNH HÌNH CHO VAY KHCN TẠI NHN0&PTNT HUYỆN VĨNH THUẬN QUA 3 NĂM 2014-2016

ĐVT: Triệu đồng



Khoản mục

Năm

Chênh lệch


2014


2015


2016

2014 -2015

2015 - 2016


Số tiền

Tỷ lệ (%)


Số tiền

Tỷ lệ (%)

Doanh số cho vay


334.272


406.923


486.957


72.651


21.73


80.034


19.67

Trong đó KHCN


302.728


320.322


455.876


17.594


5.81


135.554


42.32

Doanh số thu nợ


300.270


352.653


422.143


52.383


17.45


69.490


19.70

Trong đó KHCN


260.630


277.634


394.745


17.004


6.52


117.111


42.18

Dư nợ cho vay


222.508


271.263


324.504


48.755


21.91


53.241


19.63

Trong đó KHCN


200.485


213.548


303.649


13.063


6.52


90.101


42.19

Nợ quá hạn


725


795


1.917


070


9.66


1.122


141.13

Trong đó KHCN


659


738


1.669


079


11.99


931


126.15

Nợ xấu cho vay


97


95


331


-2


-2.06


236


248.42

Trong đó KHCN


97


95


331


-2


-2.06


236


248.42

(Nguồn: Phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh)


Qua bảng số liệu cho thấy doanh số cho vay của ngân hàng tăng liên tục qua 3 năm điều đó cho thấy lượng khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng ngày càng tăng lên, trong đó cho vay KHCN chiếm 90% trong tổng số cho vay của ngân hàng. Doanh số cho vay tăng đều qua 3 năm: năm 2014 là 334.272; năm 2015 là 406.923; năm 2016 là 486.957 triệu đồng, đồng thời doanh số cho vay KHCN tăng qua các năm và giai đoạn 2015 -2016 (19.67%) có phần tăng nhẹ hơn so với giai đoạn 2014 – 2015 ( 21.73%). Mục tiêu chính của chi nhánh là đầu tự phát triển kinh tế nông nghiệp nhằm từng bước thúc đẩy các thành phần kinh tế tham gia vào quá trình sản xuất hàng hóa nên chi nhánh tập trung cho vay kinh tế hộ để phát triển sản xuất, nhằm khai thác tối đa tiềm năng đất đai và lao động sẵn có của địa phương nên các khoản cho vay tăng lên qua 3 năm.

Với thông tin số liệu trong bảng cho thấy bên cạnh việc đầu tư cho vay mở rộng sản xuất kinh doanh phát triển kinh tế, ngân hàng đặc biệt chú trọng đến công tác thu hồi nợ góp phần làm lành mạnh hóa tín dụng, tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng, mang lại hiệu quả đầu tư tín dụng, nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng nên doanh số thu nợ của ngân hàng từ năm 2014 đến năm 2016 luôn tăng. Năm 2014 với số tiền thu nợ là 300.270 triệu đồng con số này tăng lên

52.383 triệu đồng vào năm 2015 với tỷ lệ tăng 17.45% . Do công tác thu nợ càng được chú trọng nên doanh số thu nợ của ngân hàng càng tăng cao trong năm 2016 (Tăng 69.490 triệu đồng so với năm 2015 và tăng 121.873 triệu đồng so với năm 2014). Doanh số thu nợ đối với nhóm KHCN cũng tăng đều theo công tác thu nợ của ngân hàng, thu nợ KHCN năm 2014 chiếm gần 87% doanh số thu nợ chung của chi nhánh, trong năm 2015 (277.634 triệu đồng) doanh số thu nợ của KHCN tăng nhẹ so với năm 2014 (260.630 triệu đồng) với số tiền chênh lệch là

17.004 triệu đồng (tỷ lệ tăng 6.52%). Công tác thu nợ ngày càng đạt hiệu quả thể hiện qua doanh số thu nợ KHCN năm 2016 (422.143 triệu đồng) tăng so với năm 2015 với tỷ lệ tăng mạnh 42.18%.

Cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay, mức dư nợ cho vay của từng năm cũng có hướng tăng theo. Mức dư nợ cho vay của năm 2014 là 222.509 triệu đồng cho đến 2015 mức dư nợ tăng lên 271.263 triệu đồng với mức chênh lệch của 2 năm là 48.755 triệu đồng (tỷ lệ tăng 21.91%). Vào năm 2016, tỷ lệ của dư nợ thấp hơn năm 2015 là 19.63% tuy thấp về tỷ lệ nhưng số tiền tăng của năm 2016 cao hơn so với năm 2015 là 53.241 triệu đồng dư nợ cho vay của ngân hàng tăng nên dư nợ cho vay của KHCN tăng cùng chiều với dư nợ cho vay. Năm 2015 (200.485 triệu đồng ) có dư nợ cho vay của KHCN cao hơn năm 2014 (213.548 triệu đồng) 13.063 triệu đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là 6.52%. Song song với mức tăng của doanh số cho vay KHCN năm 2016 dư nợ cho vay KHCN

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022