Dư nợ thương mại dịch vụ năm 2016 (10.937 triệu đồng) cao hơn năm 2015 (5.314 triệu đồng) là 5.623 triệu đồng tỷ lệ tăng 105.81%. So với năm 2014 có dư nợ 4.467 triệu đồng thì năm 2016 cao hơn 6.470 triệu đồng.
Dư nợ công nhân viên chức năm 2015 (11.485 triệu đồng) tăng so với năm 2014 ( 10.790 triệu đồng ) là 695 triệu đồng tỷ lệ tăng 6.44%. Năm 2016 có dư nợ 26.457 triệu đồng tăng so với năm 2015 là 14.972 triệu đồng với tỷ lệ tăng 130.36%.
3.7.3.3. Dư nợ cho vay KHCN theo tài sản đảm bảo.
BẢNG 3.11. DƯ NỢ CHO VAY KHCN THEO TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI NHN0&PTNT HUYỆN VĨNH THUẬN QUA 3 NĂM 2014-2016
ĐVT: Triệu đồng
Năm | Chênh lệch | ||||||
2014 | 2015 | 2016 | 2014 -2015 | 2015 - 2016 | |||
Số tiền | Tỷ lệ (%) | Số tiền | Tỷ lệ (%) | ||||
Có tài sản đảm bảo | 154.865 | 160.733 | 231.478 | 5.868 | 3.79 | 70.745 | 44.01 |
Không có tài sản đảm bảo | 45.620 | 52.815 | 72.171 | 7.195 | 15.77 | 19.356 | 36.65 |
Tổng | 200.485 | 213.548 | 303.649 | 13.063 | 6.52 | 90.101 | 42.19 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kết Quả Kinh Doanh Của Nhn 0 &ptnt Chi Nhánh Vĩnh Thuận Kiên Giang Trong 3 Năm (2014 – 2016).
- Doanh Số Cho Vay Khcn Theo Thời Hạn Tại Nhn 0 &ptnt Huyện Vĩnh Thuận Qua 3 Năm 2014-2016
- Doanh Số Thu Nợ Cho Vay Khcn Theo Mục Đích Sử Dụng Vốn.
- Chỉ Tiêu Nợ Quá Hạn Khcn Tại Nhn 0 & Ptnt Huyện Vĩnh Thuận Qua 3 Năm 2014-2016
- Quản trị rủi ro tín dụng KHCN tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Vĩnh Thuận Kiên Giang - 13
- Quản trị rủi ro tín dụng KHCN tại Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông thôn Việt Nam chi nhánh Vĩnh Thuận Kiên Giang - 14
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
(Nguồn: Phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh)
ĐVT: Triệu đồng
BIỂU ĐỒ 3.10. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN DƯ NỢ CHO VAY KHCN THEO TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI NHN0&PTNT HUYỆN VĨNH THUẬN QUA 3 NĂM 2014-2016
Dư nợ theo tài sản đảm bảo có hướng tăng qua các năm. Dư nợ theo khoản có tài sản đảm bảo của năm 2016 là 231.478 triệu đồng cao hơn so với năm 2015 (160.733 triệu đồng) là 70.745 triệu đồng tỷ lệ tăng 44.01%. So với năm 2014 (154.865 triệu đồng) dư nợ năm 2016 cao hơn 76.613 triệu đồng tỷ lệ tăng 49.47%.
Dư nợ theo khoản mục không có tài sản đảm bảo cũng tăng đều qua 3 năm, năm 2016 có dư nợ 72.171 triệu đồng cao hơn so với năm 2015 (52.815 triệu đồng) là 19.356 triệu đồng tỷ lệ tăng 36.65%. So với năm 2014 có dư nợ 55.620 triệu đồng thì năm 2016 cao hơn 26.551 triệu đồng với tỷ lệ tăng 58.20%.
3.8. Thực trạng rủi ro tín dụng của NHN0&PTNT chi nhánh Vĩnh Thuận Kiên Giang qua 3 năm ( 2014 – 2016 ).
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHN0&PTNT chi nhánh Vĩnh Thuận được thể hiện qua tình hình nợ quá hạn và nợ xấu.
3.8.1. Tình hình nợ quá hạn của NHN0&PTNT chi nhánh Vĩnh Thuận Kiên Giang qua 3 năm ( 2014 – 2016 ).
Hoạt động tín dụng luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của NHTM và đem lại phần lớn thu nhập cho các NHTM. Do vậy một trong những phương hướng hoạt động cơ bản của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay là nâng cao chất lượng tín dụng, giảm tỷ lệ nợ quá hạn xuống thấp.Trong quan hệ tín dụng việc phát sinh nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi. Nhưng nợ quá hạn phát sinh vượt quá tỷ lệ cho phép sẽ dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán của NHTM.
BẢNG 3.12. NỢ QUÁ HẠN VÀ TỶ LỆ NỢ QUÁ HẠN KHCN TẠI NHN0&PTNT HUYỆN VĨNH THUẬN QUA 3 NĂM 2014-2016
ĐVT: Triệu đồng
Năm | ||||||
Năm 2014 | Năm 2015 | Năm 2016 | ||||
Dư nợ | % | Dư nợ | % | Dư nợ | % | |
Nhóm 2 | 628 | 28% | 700 | 26% | 1,586 | 49% |
Nhóm 3 | 59 | 3% | 7 | 0% | 270 | 8% |
Nhóm 4 | 0 | 0% | 47 | 2% | 32 | 1% |
Nhóm 5 | 38 | 2% | 41 | 2% | 29 | 1% |
Tổng | 725 | 33% | 795 | 29% | 1,917 | 59% |
(Nguồn: Phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh
Thông qua bảng dư nợ quá hạn của Agribank chi nhánh Vĩnh Thuận thì dư nợ quá hạn còn tương đối cao trong 3 năm, đặc biệt trong năm 2016 dư nợ quá hạn tăng 59% so với tổng dư nợ cho vay của ngân hàng, đây là dư nợ quá hạn ở mức cảnh báo cao cần có biện pháp cấp bách để giảm thiểu mức dư nợ quá hạn xuống. Mặc dù dư nợ quá hạn nằm chủ yếu ở nhóm 2, đây là nhóm nợ cần chú ý, vì vậy rủi ro trong nhóm nợ này cũng tương đối cao ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trong năm 2015 là năm có mức dư nợ quá hạn với tỷ lệ 29% thấp hơn so với năm 2014 và năm 2016.
Nợ quá hạn của chi nhánh phát sinh không do những món vay quá hạn trong năm mà còn do các món vay đã quá hạn từ những năm trước. Qua bảng số liệu cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn của chi nhánh tăng lên nhiều qua các năm. Hoạt động kinh doanh của chi nhánh chưa thực sự hiệu quả trong việc áp dụng các biện pháp kiểm soát và thu nợ ngay đối với các khoản nợ có vấn đề.
Nợ quá hạn rơi vào nhóm nợ có khả năng mất vốn của ngân hàng luôn có dấu hiệu tăng qua các năm và năm có mức nợ cao nhất là năm 2015 với 41 triệu đồng chiếm 2% trong tổng dư nợ cho vay. Vào năm 2016 có dấu hiệu giảm nhưng vẫn còn ở mức cao là 29 triệu đồng chiếm 1% tổng dư nợ quá hạn. Ngân hàng phải có các biện pháp khắc phục và xử lý nhóm nợ này vì thời gian càng
kéo dài càng gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng, nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng sẽ bị tồn đọng trong những khoản nợ này.
Nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày chiếm một tỷ lệ khá cao trong tổng dư nợ quá hạn của ngân hàng và tỷ lệ này tăng không đồng đều qua các năm. Năm 2014 là 628 triệu đồng chiếm 28% tổng dư nợ quá hạn, năm 2015 là 700 triệu đồng chiếm 26% tổng dư nợ quá hạn, năm 2016 là 1.586 triệu đồng chiếm 49% tổng dư nợ quá hạn. Nợ quá hạn có thời gian rút ngắn thì ngân hàng có khả năng quay vòng vốn nhanh, nguồn vốn của ngân hàng được luân chuyển liên tục có thể tạo ra lợi nhuận lớn cho ngân hàng. Đây là điều đáng mừng vì các khoản nợ quá hạn có thời gian càng ngắn thì ngân hàng có thể luân hồi vốn càng nhanh, không gây tình trạng ứ đọng vốn quá lâu, ảnh hưởng lớn đến khả năng thanh toán của ngân hàng.
Như vậy, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng có chiều hướng chuyển biến khá tốt. Nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều vấn đề đáng quan tâm vì tương ứng với mỗi khoản nợ quá hạn ngân hàng phải trích lập quỹ dự phòng rủi ro để phòng ngừa, xử lý nợ quá hạn gây lên tình trạng vốn tồn động, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
3.8.2. Tình hình nợ xấu của NHN0&PTNT chi nhánh Vĩnh Thuận Kiên Giang qua 3 năm ( 2014 – 2016 ).
Nợ xấu tại Agribank chi nhánh Vĩnh Thuận có nhiều biến động trong giai đoạn 2014 -2016, cả về tổng dư nợ cũng như tỷ trọng giữa các nhóm nợ. Để biết cụ thể về tình hình chung của nợ xấu tại Agribank chi nhánh thể hiện ta xem xét qua bảng 3.13
BẢNG 3.13. NỢ XẤU VÀ TỶ LỆ XẤU KHCN TẠI NHN0&PTNT HUYỆN VĨNH THUẬN QUA 3 NĂM 2014-2016
ĐVT: Triệu đồng
Năm | ||||||
2014 | 2015 | 2016 | ||||
Dư nợ | % | Dư nợ | % | Dư nợ | % | |
Nhóm 3 | 59 | 2.7% | 7 | 0.3% | 270 | 8.3% |
Nhóm 4 | 0 | 0% | 47 | 1.7% | 32 | 1.0% |
Nhóm 5 | 38 | 1.7% | 41 | 1.5% | 29 | 0.9% |
Tổng | 97 | 4.4% | 95 | 3.5% | 331 | 10.2% |
(Nguồn: Phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh)
ĐVT: Triệu đồng
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
300
250
200
150
100
50
0
2014
2015
2016
BIỂU ĐỒ 3.11. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN NỢ XẤU TẠI NHN0&PTNT HUYỆN VĨNH THUẬN QUA 3 NĂM 2014-2016
Dư nợ xấu tại Agribank Vĩnh thuận tương đối cao đặc biệt trong năm 2016 chịu sự ảnh hưởng của nền kinh tế khó khăn và trong lĩnh vực ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh tăng lên 10.2% so với tổng dư nợ cho vay. Năm 2014 tổng dư nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) là 97 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 4.4% trên tổng dư nợ, năm 2015 là 95 triệu đồng với tỷ lệ 3.5%, năm 2016 là 331 triệu đồng với tỷ lệ là 10.2% trên tổng dư nợ cho vay so với mặt bằng chung của toàn tỉnh Kiên Giang thì Agribank Vĩnh Thuận có nhiều khởi sắc hơn.
Mặc dù công tác thu nợ của ngân hàng được tổ chức và quản lý tốt, nhưng khi đồng ý cho vay và giao một khoản tiền cho khách hàng, cũng là lúc ngân hàng phải có chịu rủi ro, ngoài những rủi ro thấy được còn có các rủi ro tiềm ẩn khác trong quá trình cho vay. Dù đã cố gắng hạn chế khả năng tăng tỷ lệ nợ xấu ngay từ công tác thẩm định hồ sơ nhưng do môi trường kinh doanh trên địa bàn còn khá nhiều bất cập, khiến cho khách hàng gặp khó khăn trong việc tạo ra nguồn thu nhập, nên khả năng trả nợ đúng hạn còn hạn chế.
3. 8.2.1. Rủi ro tín dụng theo loại hình cho vay.
Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu theo thời hạn.
BẢNG 3.14. NỢ XẤU VÀ TỶ LỆ NỢ XẤU THEO THỜI HẠN TẠI NHN0&PTNT HUYỆN VĨNH THUẬN QUA 3 NĂM 2014-2016
ĐVT: Triệu đồng
Năm | ||||||
2014 | 2015 | 2016 | ||||
Dư nợ | % | Dư nợ | % | Dư nợ | % | |
Ngắn hạn | 12 | 12.4 | 52 | 54.7 | 329 | 99.40 |
Trung dài hạn | 85 | 87.6 | 43 | 45.3 | 2 | 0.60 |
Tổng | 97 | 100 | 95 | 100 | 331 | 100 |
(Nguồn: Phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh)
ĐVT: Triệu đồng
350
300
250
200
150
Ngắn hạn
Trung dài hạn
100
50
0
2014
2015
2016
BIỂU ĐỒ 3.12. BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN NỢ XẤU KHCN THEO THỜI HẠN VAY TẠI NHN0&PTNT HUYỆN VĨNH THUẬN QUA 3 NĂM 2014-2016
Theo bảng phân tích tình thì nợ xấu ngắn hạn của ngân hàng có chiều hướng tăng mạnh qua 3 năm , năm 2014 12 triệu, năm 2015 là 52 triệu đồng và với mức tăng cao trong năm 2016 là 329 triệu đồng làm cho tỷ lệ nợ xấu ngắn hạn trong năm 2016 chiếm 99.40% tổng dư nợ. Nguyên nhân tăng mạnh là do hiện nay ngân hàng chú trọng đến việc cho vay ngắn hạn nhiều để nhằm thu hồi vốn nhanh nhưng khách hàng với thời hạn là ngắn hạn không tạo ra đủ nguồn thu nhập để trả nợ cho ngân hàng. Ngược lại, tình hình nợ xấu của trung – dài hạn có tín hiệu giảm đáng kể và giảm mạnh vào năm 2016 với 2 triệu đồng và chiếm 0.60% trên tổng dư nợ.
Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn.
BẢNG 3.15. NỢ XẤU VÀ TỶ LỆ NỢ XẤU KHCN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG VỐN TẠI NHN0&PTNT HUYỆN VĨNH THUẬN QUA 3 NĂM 2014-2016
ĐVT: Triệu đồng
Năm | ||||||
2014 | 2015 | 2016 | ||||
Dư nợ | % | Dư nợ | % | Dư nợ | % | |
Sản xuất nông nghiệp | 25 | 25.77 | 23 | 24.21 | 165 | 49.85 |
Nuôi trồng thủy sản | 12 | 12.37 | 15 | 15.79 | 60 | 18.13 |
Công, thương nghiệp | 2 | 2.06 | 4 | 4.21 | 40 | 12.08 |
Tiêu dùng | 34 | 35.05 | 32 | 33.68 | 27 | 8.16 |
Thương mại dịch vụ | 7 | 7.22 | 6 | 6.32 | 15 | 4.53 |
Công nhân viên chức | 8 | 8.25 | 10 | 10.53 | 12 | 3.63 |
Khác | 9 | 9.28 | 5 | 5.26 | 12 | 3.63 |
Tổng | 97 | 100 | 95 | 100 | 331 | 100 |
(Nguồn: Phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh)
Với kết quả phân tích nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn của bảng 3.15 thì nợ xấu của ngân hàng năm 2014 chủ yếu phát sinh từ sản xuất nông nghiệp
chiếm 25.77%, nuôi trồng thủy sản chiếm 12.37% và tiêu dùng chiếm cao nhất là 35.05% trên tổng số dư nợ. Sản xuất nông nghiệp chiếm 49.85% trên tổng số dư nợ năm 2016 cao nhất so với các nghành, nuôi trồng thủy sản chiếm 18.13% và công, thương nghiệp chiếm 12.08% trên tổng số dư nợ.
Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu theo tài sản đảm bảo.
BẢNG 3.16. NỢ XẤU VÀ TỶ LỆ XẤU THEO TÀI SẢN ĐẢM BẢO TẠI NHN0&PTNT HUYỆN VĨNH THUẬN QUA 3 NĂM 2014-2016
ĐVT: Triệu đồng
Năm | ||||||
2014 | 2015 | 2016 | ||||
Dư nợ | % | Dư nợ | % | Dư nợ | % | |
Có tài sản đảm bảo | 73 | 75.26 | 72 | 75.79 | 249 | 75.23 |
Không có tài sản đảm bảo | 24 | 24.74 | 23 | 24.21 | 82 | 24.77 |
Tổng | 97 | 100 | 95 | 100 | 331 | 100 |
(Nguồn: Phòng Kế Hoạch – Kinh Doanh)
Theo phân tích bảng 3.16 cho thấy hầu hết nợ xấu là tài sản đảm bảo, chỉ một phần nhỏ không có tài sản đảm bảo là cho vay tín chấp công nhân viên chức vi phạm quy chế lao động bị đuổi việc,không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng, ngoài ra Agribank cũng cho vay tín chấp đối với các tổ chức, đoàn thể nhưng không có khả năng trả nợ. Theo bảng phân tích thì ngân hàng rất chú trọng đến việc cho vay có tài sản đảm bảo.
Nhìn một cách tổng thể nợ xấu đang là mối quan tâm của các ngân hàng và nhiều chuyên gia, thế nhưng nợ xấu ở nước ta nói chung và NHN0 & PTNT CN Vĩnh Thuận Kiên Giang nói riêng chưa có quy chuẩn chung để đo lường chính xác rủi ro, với hai phương pháp xác định nợ xấu như hiện nay là phương pháp định tính và phương pháp định lượng để đưa ra con số chính xác về nợ xấu của hệ thống Ngân hàng còn nhiều hạn chế.
3.9. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng KHCN tại NHN0 & PTNT CN Vĩnh Thuận Kiên Giang.
Với trách nhiệm của một nhà quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thì có thể đánh giá một số chỉ tiêu sau: