One-sided | One-sided | ||
Breusch-Pagan | 17.95305 | 6.564186 | 24.51724 |
(0.0000) | (0.0104) | (0.0000) | |
Honda | 4.237104 | 2.562067 | 4.807740 |
(0.0000) | (0.0052) | (0.0000) |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Định Hướng Cấp Tín Dụng Doanh Nghiệp Tại Các Nhtm (Giai Đoạn 2016-2018)
- Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 16
- Các Biến Và Các Giả Thuyết Cần Kiểm Định Cho Hệ Thống Nhtm
- Các Giải Pháp Tăng Cường Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Đối Với Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Đẩy Nhanh Quá Trình Tái Cơ Cấu (Vòng 2) Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Tranh Thủ Sự Ủng Hộ Của Các Định Chế Tài Chính Và Tạo Điều Kiện Cho Các Nhà Đầu Tư Trong Và Ngoài Nước Tham Gia Vào Quá Trình Xử Lý Nợ Xấu
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
Kết quả cho thấy với Prob đều nhỏ hơn 5%, do đó chưa có cơ sở bác bỏ Ho, hay nói cách khác, mô hình Pooled OLS là phù hợp.
Kết luận. Như vậy, mô hình Pool là phù hợp, do vậy không cần sử dụng mô hình FEM hay REM.
3.4.5. Chạy mô hình Pooled OLS sau khi thêm biến lạm phát và tăng trưởng kinh tế
Bảng 3.6. Kết quả hồi quy Pooled OLS mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng và các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng của ngân hàng (có yếu tố vĩ mô)
Dependent Variable: CREDITRISK Method: Pooled Least Squares Date: 02/27/18 Time: 18:41 Sample: 2012 2017
Included observations: 120
Cross-sections included: 19
Total pool (balanced) observations: 2280
Coefficient | Std. Error | t-Statistic | Prob. | |
C | -0.111306 | 0.013721 | -8.111857 | 0.0000 |
BANKSIZE | 0.025695 | 0.001499 | 17.14704 | 0.0000 |
CREDITGR | 0.009309 | 0.001811 | 5.140030 | 0.0000 |
ROE | -0.215176 | 0.009100 | -23.64613 | 0.0000 |
STL | 0.010853 | 0.002969 | 3.655360 | 0.0003 |
LTD | -0.013460 | 0.002202 | -6.112826 | 0.0000 |
EQUITY | 0.147361 | 0.016090 | 9.158446 | 0.0000 |
GDPGR | -1.195691 | 0.111908 | -10.68454 | 0.0000 |
INF | 0.029334 | 0.029890 | 0.981394 | 0.3265 |
R-squared 0.338089 Mean dependent var 0.024984
Hệ số R2= 0.338089 cho biết các biến độc lập trong mô hình giải thích được 33.8% các biến phụ thuộc.
Kết quả cho thấy chỉ duy nhất biến lạm phát là không có tương quan với rủi ro tín dụng doanh nghiệp (Prob = 0.3265). Với mức ý nghĩa 5%, tất cả các biến (trừ lạm phát) đều có tương quan với rủi ro tín dụng doanh nghiệp.
Cụ thể: (1) quy mô ngân hàng. Với hệ số β dương (0.025695) cho thấy tác động của BANKSIZE tới rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp là cùng chiều; (2) tốc độ tăng trưởng tín dụng. Với hệ số β dương (0.009309) cho thấy CREDITGR có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng doanh nghiệp; (3) tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu. Với hệ số β âm (-0.215176) thì ROE có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng doanh nghiệp; (4) tỷ lệ dư nợ ngắn hạn. Với hệ số β dương (0.010853) cho thấy tác động của STL tới rủi ro tín dụng là cùng chiều; (5) tỷ lệ dư nợ/vốn huy động. Với hệ số β âm (-0.013460) LTD có quan hệ ngược chiều với rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp; (6) Tỷ lệ vốn chủ sở hữu. Với hệ số β dương (0.147361) EQUITY tác động cùng chiều tới rủi ro tín dụng doanh nghiệp. (7) Tốc độ tăng trưởng. Với hệ số β âm (-1.195691) cho thấy tác động mạnh và ngược chiều của GDP tới rủi ro tín dụng.
Kết quả tại Bảng 3.3 và Bảng 3.6. cho thấy tính bền vững của mô hình hồi quy bởi khi thêm các biến vĩ mô vào vẫn đạt được sự nhất quán trong các giá trị ước lượng. Theo đó, cả yếu tố đặc thù (vi mô) và yếu tố vĩ mô đều tác động đến chất lượng khoản vay của các NHTM Việt Nam.
Thông qua các chỉ tiêu Pvalue (Prob) và hệ số chặn cho thấy: (1) quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn, tỷ lệ vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều tới rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp; (2) tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, tỷ lệ dư nợ/vốn huy động, tốc độ tăng trưởng kinh tế tác động mạnh và ngược chiều tới rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp. Kết quả này phù hợp với giả thuyết nghiên cứu, kết quả nghiên cứu chấp nhận các giả thuyết đã nêu trong mô hình nghiên cứu.
Riêng tỷ lệ vốn chủ sở hữu và tỷ lệ dư nợ ngắn hạn tác động cùng chiều tới rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp. Kết quả này ngược so với dấu kỳ vọng trong nghiên cứu quá khứ và giả thuyết nghiên cứu, khi hầu hết các nghiên cứu tìm thấy mối tương quan ngược chiều. Tuy nhiên, thực tế đối với giai đoạn 2012-2017 của Việt Nam lại đúng là như vậy bởi đây là giai đoạn mà các NHTM Cồ phần được thành lập quá dễ, NHNN chưa có đủ kinh nghiệm cũng như các văn bản quy định chặt chẽ về thành lập ngân hàng như hiện nay và theo đó việc quản lý bằng các quy định về hệ số CAR, ICOR, ROA, ROE,… chưa chặt chẽ, nhiều NHTM mới ra đời có vốn chủ sở hữu vừa đủ mức tối thiểu nhưng huy động vốn và cho vay vượt ngưỡng trần nhiều lần. Mặt
khác trong giai đoạn này, các NHTM mở rộng tín dụng ngắn hạn, đặc biệt với lĩnh vực rủi ro cao, tỷ lệ nợ xấu càng gia tăng, rủi ro tín dụng tăng. Chính vì thế mà trong giai đoạn này kết quả nghiên cứu ngược với kỳ vọng và giả thuyết ban đầu: tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ dư nợ ngắn hạn tác động ngược chiều rủi ro tín dụng.
Yếu tố tỷ lệ lạm phát không có ý nghĩa thống kê đủ lớn để thừa nhận, do trong giai đoạn nghiên cứu mối quan hệ giữa yếu tố này với rủi ro tín dụng doanh nghiệp chưa thể hiện rõ.
Như vậy, kết quả kiểm định theo mô hình cho thấy, quy mô ngân hàng theo kết quả ước lượng có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp. Điều này trái với giả thuyết “đa dạng hóa danh mục cho vay” nhưng lại phù hợp với giả thuyết “quá lớn nên không thể bị sản”, các ngân hàng chấp nhận rủi ro quá mức bằng cách tăng sử dụng vốn cho vay của mình, do đó rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp (nợ xấu) sẽ nhiều hơn. Tại Việt Nam, NHTM có quy mô lớn hơn thường có hệ thống Chi nhánh, công ty con tăng lên nhưng trình độ quản lý yếu kém, khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng không theo kịp với quy mô nên nợ xấu chiếm tỷ lệ cao. Ngoài ra các NHTM có quy mô lớn như: Vietcombank, BIDV, Vietinbank, Agribank cho các doanh nghiệp vay với dư nợ lớn (chiếm trên 70% tổng dư nợ của hệ thống), trong khi các doanh nghiệp này thường có hiệu quả kinh doanh thấp, thủ tục thẩm định cho vay các doanh nghiệp không chặt chẽ, dẫn đến rủi ro tín dụng gia tăng.
Tốc độ tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp phù hợp với nghiên cứu của Jimenz và Saurina (2006) và giả thuyết “Tín dụng có tính chu kỳ”. Kết quả cũng phù hợp với thực tế tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu, do áp lực cạnh tranh giữa các NHTM dẫn đến việc tăng trưởng tín dụng liên tục tăng cao qua các năm. Theo số liệu của NHNN, tăng trưởng tín dụng trung bình của cả hệ thống giai đoạn 2012-2017 là 18,25%. Do mục tiêu lợi nhuận và hạ thấp các tiêu chuẩn cấp tín dụng để chú trọng tăng trưởng tín dụng, điều này làm gia tăng rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp của các NHTM.
Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp. Kết quả này ngược với hầu hết các nghiên cứu trong quá khứ. Tuy nhiên, đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu thì khá phù hợp. Giai đoạn này là giai đoạn khó khăn nền kinh tế, chứng khoán và bất động sản đi xuống, doanh nghiệp kinh doanh khó, nên hoạt động tín dụng rủi ro, ngân hàng cho vay ngắn hạn nhiều sẽ bị nợ xấu nhiều, rủi ro tín dụng tăng.
Tiếp theo, tỷ lệ vốn chủ sở hữu có tác động cùng chiều với rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp. Kết quả này ngược với hầu hết các nghiên cứu trong quá khứ. Tuy
nhiên, đối với nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu thì khá phù hợp. Vốn chủ sở hữu ngân hàng nhiều, ngân hàng huy động vốn để cho vay và làm dịch vụ ngân hàng nhiều hơn. Trong giai đoạn 2012-2017 nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng từ tình hình quốc tế phức tạp, kinh tế Việt Nam chịu tác động của suy giảm kinh tế năm 2008, khủng hoảng tài chính từ Mỹ năm 2010, khủng hoảng nợ công tại Châu Âu từ năm 2011, vì thế hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp của ngân hàng sẽ bị rủi ro nhiều.
NHTM nào có mức vốn hóa cao thì rủi ro danh mục cho vay cao, do đó rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tăng. Mặt khác, khi các ngân hàng tăng vốn chủ sở hữu cho mục đích đầu tư tăng năng lực hạ tầng (đầu tư xây dựng trụ sở, đầu tư cho công nghệ…) và tăng vốn để tăng năng lực tài chính nhằm nâng cao cạnh tranh và đảm bảo các hệ số an toàn vốn đáp ứng cho việc ngân hàng tăng trưởng nóng tín dụng và tài sản có rủi ro khác trong tổng tài sản. Tuy nhiên, do yêu cầu quy định về vốn tối thiểu với các ngân hàng và mong muốn tăng nâng lực cạnh tranh của mình, một số ngân hàng đã tăng vốn bằng mọi giá và không bằng chính thực lực của mình, thực hiện luân chuyển vốn lòng vòng để có thể tăng vốn và đó cũng là nguyên nhân khó khăn về tài chính của các ngân hàng dẫn đến rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tăng.
Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu (ROE) có tác động ngược chiều với rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp phù hợp với giả thuyết “Quản lý kém” của Berger và DeYoung (1997). Nguyên nhân cũng là do quản trị ngân hàng kém dẫn đến nhiều hoạt động rủi ro và làm nợ xấu gia tăng. Ngược lại, ngân hàng nào có suất sinh lời cao, kiểm soát tốt nợ xấu hay kiểm soát tốt chi phí kinh doanh thì tỷ lệ nợ xấu giảm. Tuy nhiên, tại Việt Nam trong giai đoạn 2012-2017, một số NHTM có thể cung cấp số liệu thiếu chính xác theo hướng giảm nợ xấu, từ đó giảm trích lập dự phòng rủi ro tín dụng để tăng cường lợi nhuận.
Biến yếu tố vĩ mô là tăng trưởng kinh tế GDP có tác động mạnh và ngược chiều rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp đúng kỳ vọng của nghiên cứu. Tăng trưởng kinh tế càng cao thì rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp càng giảm, điều này được giải thích là do khi kinh tế tăng trưởng tốt, các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, tăng khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn cho ngân hàng làm tỷ lệ nợ xấu giảm xuống.
Tuy nhiên, khác với kết quả nghiên cứu trước, biến không có ý nghĩa thống kê là tỷ lệ lạm phát. Điều này có thể là do trong giai đoạn nghiên cứu mối quan hệ giữa yếu tố này với tỷ lệ nợ xấu, rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp của các NHTM Việt Nam chưa thể hiện rõ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Tại đây, Luận án nghiên cứu xác định các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng đối với nghiệp của hệ thống NHTM Việt Nam được thực hiện trên 20 NHTM trong giai đoạn 2012-2017. Thông qua các kỹ thuật ước lượng dữ liệu bảng như Pooled OLS, kiểm định mô hình chọn Pooled OLS hay FEM, REM nghiên cứu phát hiện: quy mô ngân hàng; tốc độ tăng trưởng tín dụng; tỷ lệ dư nợ ngắn hạn; tỷ lệ vốn chủ sở hữu tác động cùng chiều rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp. Còn tỷ lệ lợi nhuận/vốn chủ sở hữu, tỷ lệ dư nợ/vốn huy động và tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP là những nhân tố chính có tác động ngược chiều đến rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp của hệ thống NHTM Việt Nam.
Đồng thời nghiên cứu cũng cung cấp tỷ lệ lạm phát không có ý nghĩa thống kê do trong giai đoạn nghiên cứu mối quan hệ giữa yếu tố này với rủi ro tín dụng doanh nghiệp chưa thể hiện rõ.
Kết quả nghiên cứu cần được xem xét thận trọng vì nó mang tính cảnh báo sớm cho hệ thống NHTM. Quản lý tốt được đo bằng suất sinh lời của giai đoạn trước dẫn đến làm giảm rủi ro tín dụng, mức độ chịu đựng rủi ro quá mức (được đo bằng tốc độ tăng trưởng tín dụng) góp phần vào rủi ro tín dụng cao hơn trong giai đoạn tiếp theo.
Kết quả nghiên cứu xác định các yếu tố tác động đến rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp của hệ thống NHTM Việt Nam là phù hợp với lý luận đã được trình bày ở Chương 2 và cơ bản phù hợp với thực trạng và đánh giá thực trạng ở Chương 3. Đó là những công cụ khách quan để kiểm chứng lý thuyết lẫn thực tế.
CHƯƠNG 4
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
4.1. Định hướng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại
4.1.1. Định hướng chung
Thứ nhất, công tác quản trị rủi ro tín dụngphải được thực hiện một cách toàn diện, nhất quán và đồng bộ
Toàn diện trong nhận dạng chính xác và đầy đủ các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng đặc biệt là các nguyên nhân gốc rễ để có giải pháp phòng ngừa và hạn chế có hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng. Nhận diện một cách toàn diện các rủi ro tín dụng là một yêu cầu không dễ dàng bởi tính đa dạng của các nguyên nhân gây ra rủi ro, cũng như do bản chất của hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn tồn tại thông tin bất cân xứng. Quản trị rủi ro tín dụng cần được hiểu nhất quán là công cụ hữu hiệu để đảm bảo mở rộng đầu tư tín dụng một cách có hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng chứ không phải nguyên nhân gây ra tình trạng thu hẹp đầu tư tín dụng, e ngại không căn cứ dẫn đến tình trạng co cụm tín dụng, sợ trách nhiệm, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Hai là, các NHTM chú trọng đến yếu tố con người trong xây dựng các giải pháp để nâng cao hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụngđối với nghiệp
Con người là yếu tố trung tâm, vừa là nền tảng để phát hiện, đánh giá và hạn chế kịp thời những rủi ro tín dụng nhưng đồng thời cũng là những nguyên nhân gây ra tổn thất tín dụng từ những rủi ro xuất phát từ yếu tố đạo đức, năng lực yếu kém. “khả năng kiểm soát và phòng ngừa các rủi ro từ thiên tai, dịch họa, những rủi ro hệ thống không thể đa dạng hóa được thuộc về bản chất gắn liền với mỗi ngành nghề kinh doanh nhất định là rất hạn chế. Vì vậy, chỉ có thể “nâng cao hiệu quả trong việc quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp bằng cách sử dụng con người là yếu tố tiên quyết trong vận hành cơ chế quản trị rủi ro tín dụng. Một mô hình quản trị rủi ro tín dụng có hoàn hảo, một quy trình cấp tín dụng có chặt chẽ đến mấy nhưng những con người cụ thể để vận hành mô hình đó bị hạn chế về năng lực hoặc không đáp ứng được các yêu cầu về đạo đức thì sự thiệt hại, tổn thất tín dụng vẫn xảy ra, thậm chí là rất nặng nề.
Ba là, các NHTM cần quan tâm đến yếu tố đặc thù của ngân hàng khi xây dựng mô hình quản trị để hạn chế rủi ro tín dụngđối với doanh nghiệp
Nguyên tắc Basel về quản lý nợ xấu cũng lưu ý đến tính đặc thù khi xây dựng bộ máy tổ chức cũng như quy trình xét duyệt khoản vay để đảm bảo tính phù hợp với điều kiện riêng có của mỗi ngân hàng. Một mô hình quản trị rủi ro tốt là mô hình có khả năng vận hành tốt trong môi trường hoạt động của mình (Con người, văn hóa, các đặc tính cá nhân trong tổ chức), có thể phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp một cách hiệu quả, đồng thời phải đáp ứng yêu cầu tăng trưởng. Một sự bất hợp lý trong xây dựng mô hình quản lý rủi ro tín dụng có nguy cơ phá hỏng mọi nỗ lực đổi mới nhằm tiếp cận những tiến bộ để nâng cao chất lượng tín dụng.
Bốn là, việc quản trị rủi ro tín dụngđối với doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại phải hướng đến chuẩn mực quốc tế
Các NHTM cần nghiên cứu chọn lọc các nguyên tắc, kinh nghiệm, công nghệ về phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Đây là một đòi hỏi khách quan trong quá trình hội nhập kinh tế để đáp ứng các yêu cầu trong môi trường kinh doanh đa dạng và tiềm ẩn nhiều rủi ro. Học tập có chọn lọc kinh nghiệm của các ngân hàng trên thế giới là con đường ngắn nhất để tiếp cận và hướng đến các chuẩn mực quốc tế. Sự hội nhập ngày càng sâu rộng của nền kinh tế toàn cầu đã đặt ra yêu cầu phải chuẩn hóa theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Nếu không các NHTM sẽ khó lòng cạnh tranh được, có nguy cơ mất đi những thị phần tín dụng an toàn, buộc phải lao vào những phân khúc thị trường đầy rủi ro. Với định hướng phát triển thành lập một tạp đoàn tài chính đa năng, tầm hoạt động không chỉ bó gọn trong phạm vi quốc gia mà phát triển ra khu vực và thế giới thì phát triển theo các chuẩn mực quốc tế là đòi hỏi cần thiết để hội nhập và cạnh tranh trên thương trường của các ngân hàng.
4.1.2. Định hướng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại
4.1.2.1. Yêu cầu đối với quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại
- Về quy trình quản trị rủi ro tín dụngđối với doanh nghiệp, bộ máy tổ chức quản trị rủi ro tín dụngđối với doanh nghiệp
Việc xây dựng một quy trình quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp hiệu quả và phù hợp với từng ngân hàng là điều không hề dễ dàng. Việc này phải được thực
hiện trong một quá trình lâu dài, đúc kết kinh nghiệm trong thực tế đã áp dụng thì mới có một quy trình quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp hiệu quả nhất được. Các NHTM cần rà soát, tổng kết kinh nghiệm định kỳ cho việc này.
Đề xuất việc xây dựng và hoàn thiện bộ máy tổ chức quản trị rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế, học hỏi mô hình nước ngoài đảm bảo tất cả các lĩnh vực hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đều có cơ chế, chuẩn mực điều hành, giám sát theo nguyên tắc rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm và có quyền hạn trách nhiệm rõ ràng đảm bảo sự công bằng đối với tất cả cán bộ, nhân viên.
- Về công nghệ
Hoạt động của ngân hàng với đặc thù là hoạt động với số liệu rất lớn, vì thế một trong những công cụ cực kỳ quan trọng trong việc quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp là việc áp dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình quản trị. Công nghệ là công cụ cho quá trình đánh giá tín dụng, thẩm định món vay, tính điểm khách hàng chính xác và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên điều này cũng phải được cảnh báo rằng, rủi ro về công nghệ sẽ xảy ra nếu công nghệ quá tồi không đáp ứng được yêu cầu quản trị và chúng ta không xử lý theo đúng quy trình và kiểm soát lỏng lẻo.
- Về chiến lược
Triển khai hệ thống quản trị rủi ro để đảm bảo ngân hàng luôn được chuẩn bị tốt và vững vàng để đối mặt với những rủi ro ngày càng gia tăng trong hoạt động ngân hàng thời kỳ hội nhập và cạnh tranh quốc tế, đồng thời giữ cho hoạt động tín dụng tăng trưởng với tốc độ hợp lý so với nguồn huy động và tài sản thực có của ngân hàng. Tiếp tục đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng và dịch vụ, đặc biệt là phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn làng nghề, …đảm bảo phát triển khách hàng nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát rủi ro hợp lý. Ngoài ra, hướng tới việc mở rộng phát triển chi nhánh của ngân hàng, dịch vụ mạnh mẽ hơn nữa.
4.1.2.2. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng doanh nghiệp của các Ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2020
Trên cơ sở phát huy những thành tựu đạt được trong giai đoạn vừa qua cũng như những điểm yếu cần phải nhanh chóng khắc phục, các NHTM xác định những mục tiêu cần phải phấn đấu trong thời gian tới như sau:
- Phấn đấu xây dựng ngân hàng mình trở thành một tập đoàn tài chính ngân hàng mạnh, hiện đại, có uy tín trong nước, vươn tầm ảnh hưởng ra thị trường tài chính khu vực và thế giới, đặc biệt đối với các NHTM lớn như: Agribank, Vietcombank, Vietinbank và BIDV.