- Tăng trưởng và phát triển toàn diện các mặt hoạt động phù hợp với diễn biến của thị trường nhưng vẫn đảm bảo nguyên tắc thận trọng. Tất cả vì sự phát triển an toàn và bền vững. Thực hiện mục tiêu phát triển an toàn - hiệu quả - bền vững thông qua việc thiết lập hệ thống các công cụ quản lý, tuân thủ các giới hạn, các cơ cấu theo chuẩn mực và thông lệ, cụ thể xây dựng và hoàn thiện sổ tay tín dụng, các quy chế quy trình, các chính sách cho các lĩnh vực hoạt động. Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động theo hướng đổi mới công nghệ với cấu trúc phương thức quản lý của một ngân hàng hiện đại.
- Đối tượng khách hàng doanh nghiệp: Giữ vững thị phần hoạt động tín dụng và nền tảng khách hàng doanh nghiệp truyền thống vững chắc theo hướng thu hút doanh nghiệp nhỏ và vừa,... Đẩy mạnh cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh đặc biệt là khách hàng bán lẻ nhằm chuyển dịch cơ cấu nợ vay, tăng dư nợ bán lẻ. Chọn lọc nhóm khách hàng doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả và tập trung cho vay doanh nghiệp sử dụng nhiều dịch vụ của ngân hàng. Mở rộng thị trường hoạt động tín dụng tới mọi lĩnh vực, mọi đối tượng doanh nghiệp mà luật pháp Việt Nam cho phép, phát huy ngành nghề truyền thống trong đầu tư phát triển, điều chỉnh lại cơ cấu tín dụng hợp lý và phù hợp với thực tế. Bám sát các chương trình phát triển kinh tế của địa phương để tập trung đầu tư , mở rộng cho vay tiêu dùng, xây dựng cơ sở hạ tầng và một số lĩnh vực khác.
- Chất lượng tín dụng: Hoàn thiện hệ thống tính điểm tín dụng, đảm bảo an toàn, thống nhất tiêu chuẩn tín dụng tiêu dùng và tiết kiệm thời gian xử lý. Đo lường và quản trị được rủi ro trong hoạt động đầu tư, tín dụng. Nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả hoạt động tín dụng, tăng chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra trong hoạt động tín dụng.
- Chú trọng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo tiền đề vững chắc cho việc khẳng định uy tín kinh doanh của ngân hàng; gia tăng năng lực cạnh tranh, hướng đến việc trở thành lựa chọn ưu tiên hàng đầu của khách hàng trong việc sử dụng sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; đảm bảo tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập chính đáng cho người lao động.
Với những mục tiêu chung như trên, các NHTM cần xác định những mục tiêu cụ thể như sau:
- Tích cực tăng trưởng tín dụng đầu tư, phát triển dư nợ mới, khách hàng doanh nghiệp mới, đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả và bền vững. Mở rộng và triển khai hoạt động tín dụng nhằm vào khách hàng doanh nghiệp có tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, phát triển, tài chính lành mạnh, xây dựng cơ cấu tín dụng có khả năng sinh lời cao với mức an toàn lớn nhất. Phấn đấu đến cuối năm 2017 tỷ lệ nợ trung và dài hạn
chiếm 40% tổng dư nợ, duy trì tỷ lệ này cho những năm tiếp theo để ổn định cơ cấu dư nợ. - Tiếp tục thực hiện định hướng “tăng trưởng tín dụng hợp lý, có chọn lọc an toàn và hiệu quả”, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Chính phủ và các chỉ thị của NHNN đảm bảo chất lượng toàn diện hoạt động kinh doanh. Công tác phát triển tín dụng phải đi đôi với công tác huy động vốn; Phát triển tín dụng phải gắn với chất lượng tín dụng, trong đó chất lượng tín dụng phải đi trước. Công tác phát triển tín dụng phải đảm bảo khai thác tối ưu các dịch vụ của ngân hàng cung cấp cho khách hàng nhằm đạt hiệu quả thu nhập tốt nhất, góp phần dịch chuyển tăng thêm doanh thu từ dịch vụ ngoài hoạt động cho vay.
- Tích cực thu hồi các khoản nợ xấu, giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu đến từng cán bộ tín dụng và xem đây là căn cứ để đánh giá chất lượng hoàn thành công tác của từng cán bộ tín dụng. Về chất lượng tín dụng, ngân hàng phấn đấu giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ xuống còn dưới 2% giai đoạn gần đây; hướng đến mục tiêu giảm tỷ lệ nợ xấu xuống còn dưới 1% những năm tiếp theo và duy trì đến năm 2020.
Trên cơ sở Báo cáo tình hình thực hện các chỉ tiêu kinh doanh; các chỉ tiêu kinh tế - xã hội vĩ mô và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Thống đốc NHNN; các NHTM hướng các chỉ tiêu cơ bản kế hoạch kinh doanh năm 2017 và những năm tiếp theo như sau:
Bảng 4.1 Bảng chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh
Chỉ tiêu | |
1. | Vốn huy động tăng từ 13%-18% |
2. | Dư nợ cho vay nền kinh tế tăng từ 18%-20% |
3. | Tỷ trọng dư nợ cho vay trung, dài hạn trên tổng dư nợ tối đa 40% |
4. | Tỷ lệ nợ xấu dưới 2% |
5. | Trích lập dự phòng rủi ro và xử lý nợ xấu theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam - 16
- Các Biến Và Các Giả Thuyết Cần Kiểm Định Cho Hệ Thống Nhtm
- Chạy Mô Hình Pooled Ols Sau Khi Thêm Biến Lạm Phát Và Tăng Trưởng Kinh Tế
- Đẩy Nhanh Quá Trình Tái Cơ Cấu (Vòng 2) Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
- Tranh Thủ Sự Ủng Hộ Của Các Định Chế Tài Chính Và Tạo Điều Kiện Cho Các Nhà Đầu Tư Trong Và Ngoài Nước Tham Gia Vào Quá Trình Xử Lý Nợ Xấu
- Cập Nhật Và Sử Dụng Thông Tin Tín Dụng Để Hạn Chế Rủi Ro Tín Dụng Đối Với Doanh Nghiệp Tại Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.
Nguồn: Tổng hợp từ các Ngân hàng thương mại
Trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại NHTM, rủi ro tín dụng có thể xảy ra từ những nguyên nhân chủ quan và khách quan, từ chính bản thân ngân hàng, từ khách hàng doanh nghiệp và từ cả môi trường kinh tế bên ngoài. Nhận diện được những nguyên nhân trên là điều kiện cơ bản để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Trong giai đoạn 2012-2017, các NHTM đã thực hiện khá nhiều giải pháp hiệu quả để giảm thiểu rủi ro tín dụng.
Tuy nhiên, hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp là một quá trình liên tục của NHTM nên để hoạt động một cách bền vững thì phải không ngừng
đề ra các giải pháp để nâng cao hơn nữa hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp. Các NHTM muốn giảm thiểu rủi ro cho mình thì nhất thiết phải có một hệ thống giải pháp chủ động ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ những nguyên nhân chủ quan nội bộ cũng như hạn chế sự ảnh hưởng từ phía khách hàng vay doanh nghiệp. Sự chủ động này được thể hiện ngay từ khi xây dựng chính sách cho vay, quy trình cho vay, thực hiện quy trình và kể cả các biện pháp kỹ thuật để ngăn chặn gian lận từ khách hàng cũng như đảm bảo vốn cho ngân hàng khi khách hàng gặp rủi ro.
Hiện nay, sau kinh nghiệm xử lý sau khủng hoảng kinh tế thế giới và khu vực, không chỉ ở Việt Nam mà trên bình diện toàn thế giới vấn đề mấu chốt trong quản trị rủi ro tín dụng đối với khách hàng là doanh nghiệp vay vốn các NHTM chính là giải quyết và xử lý nợ xấu. Một khi xử lý và đảm bảo một tỷ lệ nợ xấu thấp, chấp nhận được trong tùy nền kinh tế và cùng với các doanh nghiệp phát triển thì nền kinh tế mới phục hồi phát triển bền vững ổn định. Tháng 3/2017, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TW ngày 01/11/2016 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành TW Đảng khóa XII và Nghị quyết số 24/2016 ngày 08/11/2016 của Quốc hội về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 về vấn đề nợ xấu, chương trình hành động của Chính phủ đặt mục tiêu phấn đấu năm 2020 đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống các TCTD, nợ xấu đã bán cho VAMC và nợ xấu đã thực hiện biện pháp phân loại nợ xuống dưới 3%, trong đó không bao gồm nợ xấu của các NHTM yếu kém được Chính phủ xử lý theo phương án riêng.
Mới đây, Nghị quyết số 42/2017/QH14 được Quốc hội thông qua là cơ sở pháp lý rất quan trọng để Chính phủ có khuôn khổ tạo điều kiện cho các TCTD đẩy nhanh tiến độ xử lý nợ xấu và TSBĐ của các khoản nợ xấu. Điểm mới trong Nghị quyết số 42 này là các TCTD Chi nhánh nước ngoài, tổ chức mua bán nợ xấu được bán nợ xấu, TSBĐ của khoản nợ xấu công khai minh bạch theo giá thị trường có thể cao hoặc thấp hơn dư nợ gốc của khoản nợ đồng thời tổ chức mua bán xử lý nợ xấu được bán nợ xấu cho pháp nhân, cá nhân bao gồm cả pháp nhân, cá nhân có đăng ký kinh doanh mua bán nợ cùng với việc Chính phủ nới room sở hữu cho các nhà đầu tư nước ngoài tại các TCTD trong nước có thể lên tới 40% là việc các nhà đầu tư nước ngoài không muốn chỉ là nhà đầu tư thụ động, tức là chỉ nắm quyền sở hữu cổ phiếu tại NHTM. Họ cũng muốn có chân trong Hội đồng quản trị và tham gia vào quá trình quản trị rủi ro ở NHTM nơi họ đầu tư. Những chính sách của Nhà nước và Chính phủ trên sẽ nâng tầm quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp của các NHTM, đồng thời đó cũng là định hướng quan trọng trong quản trị rủi ro tín dụng đói với hoạt động ngân hàng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nói riêng tại các NHTM Việt Nam.
4.2. Các giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại Việt Nam
Để đạt hiệu quả cao trong công tác quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp thì việc mở rộng quy mô tín dụng, nâng cao năng lực quản trị, phòng ngừa rủi ro tín dụng phải đi liền với nhau. Nếu quá chú trọng đến mở rộng tín dụng mà coi nhẹ đến khâu nâng cao chất lượng tín dụng, quản lý và phòng ngừa rủi ro sẽ dẫn đến nợ quá hạn cao, nợ xấu nhiều, ngân hàng ngày càng thua lỗ. Đến một thời điểm nào đó, nếu không có biện pháp giải quyết hiệu quả thì Ngân hàng sẽ đứng trước nguy cơ phá sản. Ngược lại, nếu quá xiết chặt trong khâu quản lý và phòng ngừa rủi ro tín dụng mà xem nhẹ khâu mở rộng quy mô tín dụng, làm cho ngân hàng mất dần khách hàng, giảm thị phần và cũng đến một lúc nào đó làm cho thu nhập của ngân hàng bị thu hẹp dần sẽ đứng trước nguy cơ phá sản. Vì vậy, mục tiêu cao nhất của Ngân hàng là mở rộng tín dụng nằm trong tầm kiểm soát, quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp đạt hiệu quả cao nhất trong khả năng của bản thân. Để đạt hiệu quả cao trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp tại các NHTM qua phân tích trên có thể kể đến một số giải pháp sau:
4.2.1. Nhóm giải pháp vĩ mô
4.2.1.1. Tiếp tục thực hiện các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và tái cấu trúc nền kinh tế từ chiều rộng sang chiều sâu nhằm phát huy mọi nguồn lực nhằm thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) giai đoạn 2016-2020
Tốc độ tăng trưởng kinh tế là chìa khóa cho nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó tác động đáng kể đến tốc độ tăng trưởng tín dụng và từ đó tác động mạnh đến rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng. Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của sản phẩm quốc nội GDP (Gross Domestic Product) là giá trị tính bằng tiền của tất cả các sản phẩm dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ, GDP bao gồm: Tiêu dùng + đầu tư + Chi tiêu Chính phủ + xuất khẩu ròng.
Đối với Việt Nam, mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2020 bình quân 6,5-7%, trong đó năm 2017 là 6,7%, lạm phát khoảng 4%, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng 6-7%, tỷ lệ nhập siêu so với tổng kim ngạch xẩu khẩu khoảng 3,5%; tỷ lệ bội chi ngân sách nhà nước không quá 3,5% GDP, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội khoảng 31,5% GDP. Nhiệm vụ cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020 đã được Quốc hội thông qua nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh, cùng với đó là quá trình tiếp tục thực hiện 3 đột phá chiến lược, tạo cơ sở phát triển bền vững nền kinh tế.
Yêu cầu tái cơ cấu nền kinh tế rất cao với mục tiêu năng suất các nhân tố tổng hợp đóng góp khoảng 30-35% vào tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu về môi trường kinh doanh theo tiêu chuẩn Asean - 4 (Singapore, Malaysia, Philippines, Thái Lan). Tách thức lớn và trực diện nhất là sức ép cạnh tranh gay gắt ở cả 3 cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia. Theo đó, không gian chính sách mang tính hỗ trợ riêng cho từng doanh nghiệp, ngành hàng cũng sẽ bị hạn chế. Điều đó có nghĩa là đổi mới, cải cách thể chế, trong đó có chính sách tài chính sẽ tập trung và tạo thuận lợi cho môi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, giữa các hình thức sở hữu. Các yêu cầu này đặt ra những thách thức không nhỏ đối với chính sách tài khóa trong bối cảnh không gian chính sách đang bị thu hẹp.
Trong năm 2016-2017, xu hướng kinh tế phục hồi rõ nét và tăng trưởng tích cực qua các quý, quý sau cao hơn quý trước, tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6,21%. Một phần là nhờ sự phát triển khá tốt của khu vực dịch vụ trong khi đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chỉ tăng 1,36% thấp nhất trong 5 năm gần đây. Tuy nhiên, kết quả này vẫn thấp hơn năm 2015 và chưa có nhiều cải thiện so với năm 2014. Trong đó, khu vực dịch vụ tăng tốc và là đầu tàu cho tăng trưởng kinh tế năm 2016, tăng 6,98% so với cùng kỳ năm 2015, đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng; công nghiệp và xây dựng duy trì mức tăng trưởng khá ở mức 7,57% nhưng vẫn thấp hơn năm 2015 (9,64%). Cơ cấu kinh tế có xu hướng chuyển dịch tích cực khi tỷ trọng nông nghiệp đã giảm từ 17% năm 2015 xuống 16,3% năm 2016, dịch vụ tăng từ 39,75% năm 2015 lên 40,9% năm 2016.
Ổn định kinh tế vĩ mô năm 2017 tiếp tục được củng cố, lạm phát ở mức 2,5%, thị trường tiền tệ tích cực, tổng cầu và tổng cung cải thiện tốt hơn. Trong đó, về phía tổng cầu, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ, vốn đầu tư toàn xã hội tăng, thị trường bất động sản đang phục hồi, giải ngân FDI cao nhất từ trước đến nay, đạt 15,8 tỷ USD và khu vực FDI tiếp tục đóng vai trò quan trọng nhất cho xuất khẩu của Việt Nam và khu vực FDI tiếp tục đóng vai trò quan trọng nhất cho xuất khẩu của Việt Nam với mức xuất siêu 23,7 tỷ USD. Tổng kim ngạch xuất khẩu là 179,2 tỷ USD và lần thứ 2 có xuất siêu trên 2 tỷ USD (năm 2014 là 2,37 tỷ USD, năm 2017 là 2,68 tỷ USD). Về phía tổng cung, sản xuất công nghiệp tăng trưởng khả quan, tồn kho diễn biến tích cực; tăng trưởng tín dụng được cải thiện, lãi suất cho vay duy trì ở mức thấp, giá cả các nguyên liệu đầu vào giảm, nhất là giá các mặt hàng năng lượng góp phần hỗ trợ doanh nghiệp tiết giảm chi phí nâng cao sức cạnh tranh. Tình hình hoạt động của khu vực doanh nghiệp tư nhân có những chuyển biến tích cực khi số doanh nghiệp thành lập mới tăng kỷ lục (110,1 ngàn doanh nghiệp) trong khi số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động là gần 27 ngàn doanh nghiệp, tăng 24,1% so với năm 2015.
Giai đoạn 2016-2017 tiếp tục đánh dấu cho những nỗ lực của Chính phủ trong việc cải thiện môi trường kinh doanh, phát triển doanh nghiệp và nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia. Các nhóm giải pháp cụ thể tại Nghị quyết số 19/2016/NQ-CP ngày 28/4/2016 và Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/5/2016 của Chính phủ đã nâng cao tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, giảm thời gian và chi phí tuân thủ cho người dân và doanh nghiệp, tăng cường tính công khai và minh bạch.
Báo cáo môi trường kinh doanh 2017 của Ngân hàng Thế giới cho thấy năm 2016 Việt Nam tiếp tục tăng 9 bậc so với năm 2015 và xếp hạng 82/190 nền kinh tế nhờ sự cải thiện của 5 chỉ số: Tiếp cận điện năng (tăng 5 bậc), bảo vệ nhà đầu tư nhỏ (tăng 31 bậc), nộp thuế (11 bậc), thương mại quốc tế (15 bậc).
Những kết quả này là nhờ nỗ lực cải cách trong việc nâng cao vai trò của các cổ đông trong quản trị công ty, trách nhiệm của ban điều hành, đơn giản hóa thủ tục khai thuế và nộp thuế, thực hiện thủ tục hải quan điện tử…
Để tiếp tục tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, gắn với nhiệm vụ tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn từ năm 2016 - 2020, kế hoạch tài chính - ngân sách giai đoạn từ năm 2016 - 2020, hoàn thành 3 đột phá chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chính sách tài chính năm 2017 cần tập trung vào một số giải pháp ưu tiên. Tiếp tục hoàn thiện chính sách tài chính tạo môi trường kinh doanh bình đẳng, ổn định, minh bạch, thông thoáng thông qua việc tháo gỡ các rào cản, vướng mắc về thuế, hải quan, chế độ kế toán, kiểm toán, thủ tục hành chính trong lĩnh vực tài chính. Thực hiện có hiệu quả chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, các nghĩa vụ tài chính về đất đai, nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đồng thời chuẩn bị các điều kiện để thực hiện Hiệp định tạo thuận lợi thương mại của WTO theo Quyết định số 1969/QĐ-TTg ngày 13/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ. Tập trung nguồn lực để phát triển các tiền đề cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách tài chính để khuyến khích sự tham gia của các thành phần kinh tế trong đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, cung cấp dịch vụ công và trong đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên như đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là các dự án áp dụng công nghệ cao, công nghệ chế biến sau thu hoạch, dự án đầu tư vào các vùng đặc biệt khó khăn. Xây dựng cơ chế tài chính đặc thù áp dụng cho các vùng kinh tế trọng điểm, tạo động lực để các vùng kinh tế trọng điểm thực sự là đầu tàu tăng trưởng kinh tế của cả nước. Đẩy mạnh cơ cấu lại thu, chi ngân sách, bảo đảm an toàn nợ công và tài chính quốc gia. Thực hiện đúng Luật NSNN, các luật về thuế, phí và lệ phí. Thực hành tiết kiệm chi tiêu trong khả năng của nền kinh tế. Tăng cường quản lý,
sử dụng hiệu quả vốn vay, chỉ vay trong khả năng trả nợ; kiểm soát chặt khoản vay của chính quyền địa phương, doanh nghiệp nhà nước.
Khả năng huy động vốn từ thị trường tài chính trong nước cũng rất khó khăn. Yêu cầu vay nợ năm 2017 là khá lớn với mức vay bù đắp bội chi và vay đảo nợ là
340.157 tỷ đồng (trong đó vay bù đắp bội chi là 172.300 tỷ đồng), cộng với 50.000 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ. Đây là áp lực khá lớn đối với thị trường tài chính Việt Nam khi đang phải thực hiện quá trình xử lý nợ xấu, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, đảm bảo vốn cho tăng trường kinh tế với mức tăng trưởng tín dụng bình quân khoảng 18 - 20%/năm, trong khi đó tỷ lệ tiết kiệm hằng năm chưa đến 30% GDP, trung bình giai đoạn 2011 - 2015 là 27,6% GDP. Xử lý nhanh và dứt điểm nợ xấu ngân hàng. Quá trình tái cơ cấu nền kinh tế đòi hỏi một nguồn lực khá lớn để thực hiện, nhất là việc xử lý các doanh nghiệp nhà nước thua lỗ, thậm chí có thể phải phá sản, xử lý các dự án đầu tư không hiệu quả, cần xử lý nhanh và dứt điểm nợ xấu ngân hàng thương mại để đến năm 2020 không quá 3%.
Ngoài những vấn đề nội tệ cố hữu của nền kinh tế nội địa, tình hình kinh tế thế giới đầy bất trắc cũng sẽ tác động không nhỏ tới Việt Nam, trước hết việc Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tăng lãi suất cơ bản, đồng thời gợi mở có khả năng có 3 đợt tăng lãi suất trong năm 2017. Động thái này không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế Mỹ mà còn ảnh hưởng tới kinh tế toàn cầu.
Một trong những thay đổi rõ rệt nhất là sự lên giá của đồng USD, trong khi đó VNĐ hiện vẫn đang được neo giữ với USD và có xu hướng tăng giá so với các đồng tiền còn lại. Điều này có thể gây ra những tác động tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu và làm trầm trọng hơn tình trạng thâm hụt cán cân thương mại năm 2017 và những năm tiếp theo. Việt Nam có thể phải tăng lãi suất tiền gửi để giữ giá trị tiêu dùng. Điều này có thể khiến mặt bằng lãi suất tăng, từ đó tác động lên thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, các nước xuất khẩu dầu đồng thuận cắt giảm sản lượng, điều đó có thể có lợi cho xuất khẩu nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ lạm phát.
Tất cả những phân tích như trên, cho thấy, Chính phủ Việt Nam hơn bao giờ hết phải tập trung mọi nguồn lực nhằm thúc đẩy tăng trưởng nền kinh tế, tạo đà cho mọi lĩnh vực phát triển, nhất là hoạt động tài chính tín dụng từ đó ảnh hưởng chi phối đến công tác quản trị rủi ro tín dụng nói chung và quản trị rủi ro tín dụng đối với doanh nghiệp nói riêng.
4.2.1.2. Thực hiện nghiêm túc đồng bộ việc áp dụng các chuẩn mực quốc tế (Basel II) vào giám sát các Ngân hàng thương mại Việt Nam
Việc Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng các chuẩn mực quốc tế vào giám sát các NHTM là việc làm cần thiết và càng sớm thì nền kinh tế sớm phát triển ổn định. Theo đó, các NHTM Việt Nam như được liều thuốc kháng sinh, mệt khi sử dụng nhưng hiệu quả tích cực sau khi sử dụng.
Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Hiệp ước về vốn Basel II được trình bày như một tập hợp các quy định được đề xuất mà có thể sẽ mang đến một loạt các thách thức về tuân thủ cho các ngân hàng trên thế giới. Tuy nhiên điều quan trọng hơn là hàng loạt các tác động kinh doanh và các thách thức về quản lý rủi ro Basel II có thể mang đến cho các ngân hàng, đối thủ cạnh tranh phi ngân hàng, khách hàng doanh nghiệp, cơ quan đánh giá và cuối cùng là các thị trường vốn toàn cầu của họ. Sự phức tạp của Hiệp ước mới, cũng như phụ thuộc lẫn nhau của nó với Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế và các quy định của từng nơi trên toàn thế giới, làm cho triển khai Basel II là một dự án có độ phức tạp cao.
Phát triển và triển khai Basel II
Năm 1988, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã giới thiệu một khung rủi ro tín dụng (Basel I) xác định các tiêu chuẩn về vốn để hạn chế rủi ro kinh doanh của các ngân hàng và tăng cường hệ thống tài chính. Để đáp ứng các yêu cầu của phát triển liên tục trong ngành ngân hàng, các quy định này đã được sửa đổi và vào tháng Sáu năm 2004, một hiệp ước về vốn mới (Basel II) được ban hành. Để có thể triển khai Basel II hiệu quả, tất cả các ngân hàng sẽ cần phải xác định lại chiến lược kinh doanh của họ cũng như các rủi ro tiềm ẩn. Trên thực tế, việc tính toán nhu cầu vốn theo Hiệp Ước Mới đã yêu cầu ngân hàng thực hiện khung rủi ro toàn diện trên toàn bộ tổ chức.
Basel II cũng khuyến khích trên những cải tiến đang diễn ra trong đánh giá và giảm nhẹ rủi ro. Như vậy, qua thời gian, nó cung cấp cho các ngân hàng cơ hội để đạt được lợi thế cạnh tranh bằng cách phân bổ vốn cho các quy trình, phân đoạn và các thị trường chứng minh một tỷ lệ rủi ro/hiệu quả mạnh mẽ. Phát triển một sự hiểu biết rõ hơn về mối qua lại rủi ro/hiệu quả về vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp cụ thể, khách hàng, sản phẩm và quy trình là một trong những lợi ích kinh doanh tiềm năng quan trọng nhất ngân hàng có thể bắt nguồn từ việc tuân thủ, như hình dung của Ủy ban Basel. Basel II được thiết kế như một khung tiến hóa, vì vậy theo thời gian các cập nhật sẽ được thực hiện để bắt kịp với sự phát triển liên tục trong ngành tài chính.