Chỉ Tiêu Hệ Số Sử Dụng Vốn Tại Bidv - Chi Nhánh Nam Thái Nguyên Giai Đoạn 2015 - 2017


+Kiểm tra biện pháp tổ chức triển khai và tiến độ thực hiện dự án, phương án, đánh giá hiệu quả của dự án, phương án vay vốn.

+ Kiểm tra hiện trạng, tình hình biến động, thay đổi tài sản đảm bảo tiền vay (số lượng, giá trị...).

+ Kiểm tra nguồn thu nhập của khách hàng vay (từ dự án, tiền lương, thu nhập khác...), đánh giá tiến độ và khả năng trả nợ.

+ Kiểm tra, xác định mức độ thiệt hại của dự án, phương án đầu tư của khách hàng vay khi gặp rủi ro bất khả kháng (bão lụt, cháy nổ, dịch bệnh...)

- Phân loại nợ quá hạn:

Ngân hàng BIDV- Chi nhánh Nam Thái Nguyên thực hiện việc phân loại và quản lý các khoản nợ theo 5 nhóm và khách hàng thuộc từ nhóm 2 đến nhóm 5 được xếp vào nợ quá hạn, cụ thể như sau:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

+ Các khoản nợ trong hạn của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển nơi cho vay đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn.

+ Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển nơi cho vay đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc, lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại.

* Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày.

+ Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu (đối với khách hàng là doanh nghiệp, tổ chức thì Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển nơi cho vay phải có hồ sơ đánh giá khách hàng về khả năng trả nợ đầy đủ nợ gốc và lãi đúng kỳ hạn được điều chỉnh lần đầu.

* Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu, trừ các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu phân loại vào nhóm 2 theo quy định.

+ Các khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo hợp đồng tín dụng.

+ Các khoản nợ phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn dưới 30 ngày.


* Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai.

+ Các khoản nợ phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn từ 30 ngày đến 90 ngày.

* Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

+ Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai.

+ Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, kể cả chưa bị quá hạn hoặc đã quá hạn.

+ Các khoản nợ phải thực hiện nghĩa vụ theo cam kết quá hạn từ 91 ngày trở lên.

+ Các khoản nợ khoanh, nợ chờ xử lý.

+ Các khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định

Việc phân loại nợ và kết hợp với trích lập DPRR đã giúp ngân hàng chủ động đối phó với những rủi ro tín dụng phát sinh, và những rủi ro tín dụng tiềm ẩn. Hiện tại BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên đang thực hiện trích dự phòng chung và dự phòng cụ thể đầy đủ theo quy định của Ngân hàng Nhà nước ứng với từng nhóm nợ (Bảng 3.9).

- Phân tích, đánh giá và xử lý nợ quá hạn:

Khi xảy ra nợ quá hạn, công tác xử lý nợ của BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên có thể được áp dụng các cách sau:

+ Bổ sung tài sản đảm bảo cho khoản vay;

+ Cơ cấu lại thời hạn trả nợ: là việc BIDV chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. Cụ thể Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ là việc BIDV chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay


của kỳ hạn trả nợ đã thoả thuận (bao gồm cả trường hợp không thay đổi về số kỳ hạn trả nợ đã thỏa thuận), thời hạn cho vay không thay đổi; Gia hạn nợ là việc BIDV chấp thuận kéo dài thêm một khoảng thời gian trả nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay, vượt quá thời hạn cho vay đã thoả thuận;

+ Giảm hoặc miễn lãi suất, chỉ yêu cầu trả nợ gốc;

+ Xử lý tài sản đảm bảo hoặc sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để xóa bỏ khoản nợ

+ Đối với các khách hàng có thái độ thiếu hợp tác, thoái thác trách nhiệm trả nợ, thì kiên quyết thực hiện các biện pháp pháp lý, khởi kiện ra tòa để tăng cường khả năng thu hồi nợ. Thực tế, năm 2017 BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên cũng hoàn thiện hồ sơ để khởi kiện 3 khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng, lạm dụng tín nhiệm, lừa đảo. Trong đó đã có quyết định xét xử 2 vụ, 1 vụ tạm đình chỉ.

c. Đo lường rủi ro tín dụng: Đo lường rủi ro theo các chỉ tiêu phản ánh rủi ro tín dụng

- Quy mô tín dụng chung:

Bảng 3.13. Chỉ tiêu hệ số sử dụng vốn tại BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017

Đơn vị: tỷ đồng



Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Tổng dư nợ cho vay

1692

2785

3050

Tổng vốn huy động

2410

2280

2306

Dư nợ cho vay/Vốn huy động

70.21%

122.15%

132.26%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Thái Nguyên - 10

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2015-2017 của BIDV Nam Thái Nguyên) Kết hợp bảng 3.2: Kết quả kinh doanh của BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017, cho thấy doanh số cho vay tại BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên qua các năm đều tăng, cụ thể năm 2016 tăng trưởng 64.6% so với năm 2015, năm 2017 tăng trưởng 9.515 % so với năm 2016. Trong khi đó tỷ lệ tăng trưởng huy động vốn ở mức thấp, thậm chí còn giảm trong năm 2016, giảm 5,394% so với năm 2015 tương đương số tuyệt đối là 130 tỷ đồng. Mặt khác, số dư nợ cho vay trong giai đoạn năm 2016 và năm 2017 đều cao hơn nhiều nguồn vốn huy động, tỷ lệ dư nợ cho vay trên vốn huy động đều lớn hơn 1. Chứng tỏ, ngân


hàng đang tận dụng được nguồn vốn huy động để cho vay, tuy nhiên, sự sụt giảm nguồn vốn huy động cũng cho thấy BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên cần hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn vốn huy động của một số khách hàng lớn, nên tập trung tăng nguồn tiền gửi dân cư - nguồn tiền gửi mang tính chất ổn định hơn, tạo tiền đề cho sự phát triển tín dụng vững chắc.

- Cơ cấu tín dụng bán lẻ:

+ Cơ cấu tín dụng theo thời hạn cho vay: Tỷ lệ dư nợ ngắn hạn trên tổng dư nợ qua các năm 2015-2017 luôn trên 60% (bảng 3.5). Việc cho vay ngắn hạn, giúp cho ngân hàng có thể kiểm soát được luồng tiền của khách hàng và thuận lợi hơn trong việc phát hiện các rủi ro. Tuy nhiên, tỷ lệ cho vay ngắn hạn quá cao làm cho dư nợ tín dụng của ngân hàng không ổn định do phụ thuộc vào nhu cầu vốn vay của khách hàng theo mùa vụ, đặc biệt là vào các thời điểm cuối năm, cuối quý. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sử dụng vốn, kế hoạch phát triển tín dụng ngân hàng, gây áp lực lên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, tìm kiếm khách hàng.

+ Cơ cấu tín dụng theo TSBĐ: Dư nợ cho vay không có TSBĐ tại chi nhánh chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ, và xu hướng giảm qua các năm, năm 2017 chỉ còn 12.34%. (Bảng 3.6). Hướng thay đổi trong cơ cấu tín dụng theo TSĐB như vậy giúp giảm thiểu rủi ro cho hoạt động tín dụng bán lẻ.

+ Cơ cấu tín dụng theo hoạt động sử dụng: BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên cho vay theo hướng đa dạng, tuy nhiên, trong đó nổi bật nên là tỷ trọng dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, cho vay sản xuất kinh doanh đòi hỏi cán bộ quản lý phải có kinh nghiệm, thường xuyên tìm hiểu nắm bắt khách hàng, theo sát hoạt động sử dụng vốn, nếu không sẽ mang lại rủi ro cao cho ngân hàng.

- Nợ quá hạn, nợ xấu:

Theo bảng 3.8, ta có tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ và tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ có xu hướng tăng qua các năm từ 2015 - 2017. Đặc biệt, trong nợ quá hạn thì tỷ lệ nợ xấu ở nhóm 3 rất cao, cho thấy chất lượng tín dụng chưa được đảm bảo, xuất hiện những dấu hiệu không tốt.

- Dự phòng rủi ro:

Dự phòng RRTD của BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên tăng cả về quy mô và tỷ trọng (bảng 3.8), cụ thể trích lập dự phòng cụ thể năm 2016 cao hơn năm 2015


số tuyệt đối là 2.971 tỷ đồng tương đương tăng 563.757 %; năm 2017 phải trích lập dự phòng cụ thể hơn năm 2016 là 1.344 tỷ đồng tương đương 38.422 %. Nguyên nhân này là do nợ quá hạn tăng với tốc độ lớn hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là tỷ lệ gia tăng nợ xấu. BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên đã thực hiện trích đủ số dự phòng theo thông tư 02/2013/TT - NHNN ngày 21/01/2013 và thông tư 09/2014/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung TT02.

- Đo lường rủi ro theo hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ:

Theo chỉ đạo của Hội sở chính, BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên đã và đang thực hiện đánh giá, chấm điểm xếp hạng của một khách hàng, căn cứ vào số điểm đã chấm để phân loại khách hàng vào hạng rủi ro phù hợp, đồng thời là căn cứ để đưa ra quyết định cấp tín dụng.

Ngân hàng sẽ đánh giá khách hàng đó theo các nhóm chỉ tiêu về nhân thân, nghề nghiệp, tài sản bảo đảm, khoản vay, năng lực tài chính của người tham gia trả nợ cùng, quan hệ với BIDV và các tổ chức tín dụng khác tại thời điểm vay vốn và hiệu quả của phương án kinh doanh.

Bảng 3.14. Thang điểm xếp hạng KHCN theo HTXHTD nội bộ tại BIDV


STT

Kết quả xếp hạng

Quyết định cho vay

1

AAA


Cho vay nhanh

2

AA+

3

AA

4

AA-


Cho vay có điều kiện cụ thể

5

A+

6

A

7

A-

8

BBB

Không cho vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm

9

BB

10

B

- Đo lường rủi ro theo thông tư 02/2013/TT-NHNN

Tại BIDV Nam Thái Nguyên, việc đo lường rủi ro tín dụng bán lẻ còn được đo lường định tính và định lượng theo điều 10, điều 11 thông tư 02/2013 TT-NHNN


ngày 21/01/2013 của Ngân hàng Nhà nước - Thông tư quy định về phân loại tài sản Có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Hoạt động này được thể hiện bằng năm chu trình nghiệp vụ nối tiếp nhau: Phân loại nợ - Trích lập dự phòng - Xử lý rủi ro - Thu hồi nợ sau xử lý rủi ro - Xuất toán. Trong năm nghiệp vụ này, nghiệp vụ phân loại nợ được quan tâm hàng đầu và được triển khai theo 2 góc độ định lượng theo điều 10 và định tính theo điều 11 của Thông tư

02. Phân loại theo định lượng chủ yếu thực hiện theo số ngày quá hạn và số lần cơ cấu lại thời hạn trả nợ của khoản vay, còn phân loại theo định tính được thực hiện theo hạng của khách hàng tính theo mô hình tính điểm do ngân hàng xác lập.

d. Quản lý và giám sát rủi ro tín dụng bán lẻ

BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên đã tập trung vào một số biện pháp chủ yếu sau đây:

- Quản lý khoản vay

Ngân hàng có chính sách thường xuyên đánh giá lại tình trạng khoản vay ít nhất mỗi năm một lần. Riêng với những món vay lớn hoặc khi có dấu hiệu bất thường xuất hiện thì việc đánh giá lại được thực hiện thường xuyên hơn (ít nhất mỗi lần một quý hoặc đột xuất). Việc đánh giá được thực hiện bởi phòng khách hàng và phòng quản lý rủi ro thông qua thông tin tài chính của khách hàng, tình hình sử dụng vốn vay theo cam kết, luồng tiền… Kết quả đánh giá sẽ là cơ sở quan trọng để ngân hàng thực hiện những hành động cần thiết nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng liên quan đến khoản vay như điều chỉnh giới hạn tín dụng, thay đổi điều khoản hợp đồng cho vay hay chấm dứt giải ngân vốn vay, chấm dứt hợp đồng cấp tín dụng…

- Xây dựng và quản lý được một số giới hạn rủi ro:

Căn cứ vào chỉ đạo của chung của Hội sở chính, BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên cũng đã xây dựng và chỉ đạo trong chỉ tiêu kế hoạch hàng năm, như: cho vay không quá 15% vốn tự có vào một khách hàng theo luật các TCTD; giới hạn về tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm; tỷ lệ cho vay trung dài hạn trên tổng dư nợ; tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ và khống chế cả về số tuyệt đối.


- Mức thẩm quyền phán quyết của BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên

Mức thẩm quyền phán quyết được Hội sở chính xây dựng dựa trên khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng của chi nhánh, năng lực quản lý của Ban giám đốc chi nhánh. Từ ủy quyền của Hội sở chính, BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên xây dựng mức ủy quyền cho các cấp lãnh đạo phòng ban theo chuyên môn, năng lực.

- Phân loại tín dụng

Theo thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 và thông tư 09/2014/TT- NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của thông tư 02 “Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, khi một khoản vay được giải ngân, sẽ phải trích lập dự phòng chung và dự phòng cụ thể theo tỷ lệ NHNN quy định. Cụ thể là theo điều 12, mục 2, thông tư 02/2013/TT- NHNN ngày 21/01/2013. Trong đó, quy định rõ số tiền phải dự phòng cụ thể với từng KH và tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ: nhóm 1 là 0%, nhóm 2 là 5%, nhóm 3 là 20%, nhóm 4 là 50%, nhóm 5 là 100%; tỷ lệ trích lập dự phòng chung là 0,75%. Việc phân loại nợ mới của NHNN vừa dựa vào tiêu chí thời gian quá hạn của khoản vay, vừa dựa vào tiêu chí rủi ro của khoản vay đã làm cho các NHTM phái đánh giá lại thực sự các khoản nợ đã cho KH vay và có thể đánh giá chính xác hơn về chất lượng tín dụng

- Xử lý nợ xấu

Định hướng chung của BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên trong xử lý nợ xấu là thực hiện các giải pháp hợp lý trên cơ sở phân tích tình hình của từng khách hàng cụ thể như:

+ Đối với các khoản nợ xấu, các CBQLKH của BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên sẽ tiến hành theo dõi chặt chẽ hơn tình hình hoạt động và tình hình tài chính của khách hàng, đôn đốc khách hàng thực hiện cam kết trong hợp đồng cho vay. Đồng thời, căn cứ vào tình trạng TSBĐ, CBQLKH phối hợp với phòng Quản lý rủi ro của ngân hàng phân tích khả năng thu hồi để lựa chọn biện pháp xử lý nợ xấu thích hợp trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt.


+ Đối với các khoản vay bằng nguồn vốn tài trợ, ủy thác của bên thứ ba mà bên thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra và các khoản cho vay bằng nguồn vốn góp đồng tài trợ của tổ chức tín dụng khác mà ngân hàng không chịu bất cứ rủi ro nào thì ngân hàng không phải trích lập dự phòng rủi ro nhưng phải phân loại nợ nhằm đánh giá đúng tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng phục vụ cho công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ.

+ Đối với các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay và chấp nhận thanh toán, ngân hàng phải phân loại vào nợ nhóm 1 để quản lý, giám sát tình hình tài chính, khả năng thực hiện nghĩa vụ của khách hàng và trích lập dự phòng chung.

Tuy nhiên, chủ trương của BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên là thực hiện thương lượng, phối hợp với KH trong xử lý nợ xấu để quá trình triển khai được nhanh chóng và ít tốn thời gian. Đối với các KH có thái độ thiếu hợp tác, thoái thác trách nhiệm trả nợ, thì kiên quyết thực hiện các biện pháp pháp lý, khởi kiện ra tòa để tăng cường khả năng thu hồi nợ. Việc quyết định lựa chọn biện pháp xử lý nợ xấu phải được sự xét duyệt của giám đốc chi nhánh, cần thiết phải có chỉ đạo và văn bản hướng dẫn của tổng giám đốc.

- Kiểm soát rủi ro tín dụng:

BIDV đã xây dựng một hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ có chức năng, nhiệm vụ kiểm tra, theo dõi việc tuân thủ các yêu cầu về tín dụng. Song song với đó, ngân hàng cũng đã chú trọng xây dựng hệ thống xử lý các khoản tín dụng xấu. Điều này đã phần nào đi theo đúng định hướng của các nguyên tắc về kiểm soát RRTD mà Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã đề xuất.

Tại BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên, khi có các yếu tố vượt ngưỡng kiểm soát như: quy mô tín dụng tăng quá nhanh vượt quá khả năng quản lý, hay cơ cấu tín dụng tập trung quá mức vào một ngành, một lĩnh vực rủi ro, hoặc có nợ quá hạn, nợ xấu có dấu hiệu vượt qua ngưỡng cho phép, BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên sẽ báo cáo lên Ban Quản lý rủi ro tín dụng của trụ sở chính để xin phương án giải quyết như không hoặc hạn chế cấp tín dụng, điều chỉnh cơ cấu dư nợ, tập trung xử lý khi có dấu hiệu nợ nhóm 2, nợ xấu...

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/10/2023