Phân Loại Nhóm Nợ Tín Dụng Bán Lẻ Tại Bidv- Chi Nhánh Nam Thái Nguyên Giai Đoạn 2015 - 2017


Bảng 3.10. Phân loại nhóm nợ tín dụng bán lẻ tại BIDV- Chi nhánh Nam Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017


Chỉ tiêu

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Số tiền (Tỷ đồng)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền (Tỷ

đồng)

Tỷ trọng

(%)

Số tiền (Tỷ

đồng)

Tỷ trọng

(%)

Nợ nhóm 1

739.053

99.469

875.0512

98.320

1064.541

98.024

Nợ nhóm 2

2.691

0.362

1.996

0.224

3.323

0.306

Nợ nhóm 3

0.810

0.109

11.4168

1.283

16.126

1.485

Nợ nhóm 4

0.431

0.058

0.843

0.095

1.119

0.103

Nợ nhóm 5

0.015

0.002

0.693

0.078

0.891

0.082

Tổng dư nợ

bán lẻ

743

100

890

100

1086

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Nam Thái Nguyên - 9

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của BIDV- Chi nhánh Nam Thái Nguyên 2015 - 2017)

Nợ quá hạn bán lẻ liên tục tăng, trong đó phải kể đến nợ xấu (nợ nhóm 3, 4, 5). Đặc biệt hết năm 2016, nợ xấu tăng mạnh từ 1.256 tỷ đồng lên 12.9528 tỷ đồng, tương đương tăng ròng 11.6968 tỷ đồng và nâng tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ thành 1.455% năm 2016. Năm 2017, tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là 1.67 %. Trong các nhóm nợ xấu thì nợ nhóm 3 có xu hướng gia tăng mạnh nhất cả về quy mô và tỷ trọng. Cụ thể năm 2015, nợ nhóm 3 chỉ dừng ở con số khiêm tốn là 0.810 tỷ đồng, chiếm 0.109% tổng dư nợ bán lẻ, sang đến năm 2016 nợ nhóm 3 đã tăng mạnh khi lên tới 11.4168 tỷ đồng, chiếm 1.283% tổng dư nợ bán lẻ, và hết năm 2017 thì chỉ tiêu này đã chiếm 1.485 %. Đặc biệt với một chi nhánh mới như BIDV Nam Thái Nguyên thì việc xuất hiện nợ nhóm 5 với giá trị không nhỏ là 0.891 tỷ, tương ứng chiếm 0.082 % tổng dư nợ bán lẻ năm 2017 là điều mà ban lãnh đạo cần quan tâm nhiều hơn. Tuy tỷ lệ này vẫn nằm trong mức cho phép của chính phủ, nhưng việc tăng trưởng dư nợ tín dụng mạnh trong khoảng thời gian ngắn, đã không tránh khỏi những rủi ro và cho thấy chi nhánh cần nhánh chóng có những biện pháp kiểm soát nợ quá hạn tốt hơn trong thời gian tới.

Số lượng khách hàng nợ quá hạn liên tục tăng từ 9 khách hàng năm 2015 lên thành 21 khách hàng năm 2016 và hết năm 2017 đã có 30 khách hàng quá hạn,


tương đương là 3.3 lần so với năm 2015. Kết quả tất yếu của việc tăng số lượng khách hàng quá hạn là giá trị nợ quá hạn tăng lên như phân tích trên.

Việc trích lập DPRR tại BIDV- Chi nhánh Nam Thái Nguyên được thực hiện hàng quý, theo tỷ lệ NHNN quy định. Cụ thể: theo điều 12, mục 2, thông tư 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định rõ số tiền phải dự phòng cụ thể với từng khách hàng và tỷ lệ trích lập dự phòng đối với từng nhóm nợ: nhóm 1 là 0%, nhóm 2 là 5%, nhóm 3 là 20%, nhóm 4 là 50%, nhóm 5 là 100%; tỷ lệ trích lập dự phòng chung là 0,75%. Trên cơ sở kết quả kinh doanh, tình hình phân loại nợ, BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên tính toán số trích lập dự phòng tổn thất.

3.3 Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại BIDV- Chi nhánh Nam Thái Nguyên

3.3.1. Thực trạng thực hiện quy định về quản trị rủi ro tín dụng

BIDV- Chi nhánh Nam Thái Nguyên luôn thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước cũng như quy định của BIDV Việt Nam về quy chế cho vay và quản trị nợ quá hạn đã đề ra. Cụ thể:

3.3.1.1. Quy định của Nhà nước

- Bộ luật dân sự số 33/2005/QH11 được Quốc Hội ban hành ngày 14/06/2005, có hiệu lực ngày 01/01/2006. Bộ luật dân sự số 91/2015/QH13 được ban hành ngày 24/11/2015 có hiệu lực ngày 01/01/2017 để thay thế bộ luật dân sự năm 2005. Đây là bộ luật điều chỉnh các quan hệ dân sự. Là cơ sở xây dựng các bộ luật khác, trong đó có nhiều quy định về giao dịch dân sự, về nghĩa vụ dân sự, về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, về giao kết hợp đồng dân sự, hợp đồng tài sản, hợp đồng tín dụng

.... là những quy định chung nhất làm cơ sở pháp lý cho hoạt động tín dụng bán lẻ.

- Nghị quyết số: 42/2017/QH14 do Quốc Hội ban hành ngày 21/06/2017 về việc thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng có hiệu lực thi hành từ 15/08/2017. Thời gian hiệu lực 5 năm.

- Luật các TCTD: Luật các TCTD số 47/2010/QH12 ngày 17/06/2010 có hiệu lực từ ngày 01/01/2011 là văn bản pháp lý hiện hành điều chỉnh các hoạt động của TCTD. Đây là Luật chuyên ngành, quy định các vấn đề liên quan đến hoạt động của TCTD.

- Các quy định về quy chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước: Thông tư 1627/TT-NHNN ban hành ngày 31/12/2001 quy định về Quy chế cho vay của Tổ


chức tín dụng đối với khách hàng và các văn bản sửa đổi, bổ sung. Đến tháng 3/2017, thông tư trên được thay thế bằng Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ban hành ngày 30/12/2016, quy định về hoạt động cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng. Thông tư số 02/2013 TT-NHNN ban hành ngày 21/01/2013 quy định phân loại tài sản Có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

3.3.1.2. Quy định của BIDV

Trên cơ sở các quy định của Ngân hàng Nhà nước và các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động tín dụng, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã ban hành quy định số: 1722/QĐ-HĐQT ngày 12/10/2013 về ban hành quy chế cho vay đối với khách hàng, hiện tại được thay thế bằng quy định số 350/QĐ- BIDV ban hành ngày 14/03/2017, nhằm đảm bảo hoạt động tác nghiệp nghiệp vụ cho vay được thực hiện thống nhất, khoa học, tạo cơ chế giám sát hiệu quả, hạn chế, phòng ngừa rủi ro, xác định trách nhiệm của bộ phận liên quan trong từng bước thực hiện tác nghiệp nghiệp vụ cho vay, bảo đảm tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng, quy chế của BIDV.

3.3.2. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại ngân hàng BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên

3.3.2.1. Mô hình quản trị chung quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ

Thực tế, hiện nay ở Ngân hàng BIDV đang sử dụng mô hình quản trị rủi ro tín dụng phân tán. BIDV đã thành lập Ban Quản lý rủi ro tín dụng để QTRR một cách hệ thống trên quy mô toàn ngân hàng, đảm bảo tính cạnh tranh lâu dài, xây dựng chính sách QTRR thống nhất cho toàn hệ thống, thiết lập và duy trì môi trường QTRR đồng bộ, phù hợp với quy trình quản lý gắn với hoạt động của các bộ phận kinh doanh nâng cao năng lực đo lường giám sát rủi ro.

Tuy nhiên, chính sách mà Hội sở chính ban hành mới chỉ mang tính chất định hướng, chưa có hướng dẫn cụ thể theo quy trình về công tác QTRR tín dụng. Hội sở chính quản lý theo phương thức từ xa, dựa trên số liệu chi nhánh báo cáo lên hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng. Trong trường hợp cần thiết sẽ yêu


cầu chi nhánh gửi hồ sơ khách hàng lên Hội sở chính để thẩm định hoặc cử cán bộ xuống kiểm tra khách hàng cùng chi nhánh.

3.3.2.2. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng bán lẻ tại BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên

a. Xây dựng kế hoạch kiểm soát và quản trị rủi ro

Dựa trên sự chỉ đạo chung của BIDV, BIDV- Chi nhánh Nam Thái Nguyên luôn xây dựng những kế hoạch, mục tiêu nợ quá hạn và quản trị nợ quá hạn một cách cụ thể, chặt chẽ trước mỗi năm tài khóa. Trong quá trình hoạt động, Ban lãnh đạo luôn theo sát chỉ tiêu và có sự đánh giá định kỳ giữa các quý hoặc đột xuất nếu cần thiết. Cụ thể:

Bảng 3.11. Kế hoạch kiểm soát nợ quá hạn của BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên giai đoạn từ 2015 - 2017

TT

Chỉ tiêu

KH 2015

KH 2016

KH2017

I

Tăng trưởng bình quân tổng dư nợ




1

Dư nợ tín dụng doanh nghiệp

Tăng 15%

Tăng 18%

Tăng 20%

2

Dư nợ tín dụng cá nhân (bán lẻ)

Tăng 18%

Tăng 20%

Tăng 22%

II

Chất lượng tín dụng




1

Tỷ lệ nợ nhóm 2/TDN (%)

1%

1%

<1,5%

2

Tỷ lệ nợ xấu (%)

<1%

<1%

<2%

3

Tỷ lệ nợ quá hạn/TDN

<2%

<2%

<3%


Tỷ lệ DPRR chung

0,75%

0,75%

0,75%

(Nguồn: Phòng QLNB - BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên)

Dựa trên kế hoạch kiểm soát nợ quá hạn đầu năm, giúp BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên chuẩn bị tốt hơn cho việc tiếp nhận các món nợ vay quá hạn trong năm một cách chủ động, đảm bảo chất lượng tín dụng theo đúng yêu cầu vận hành của toàn hệ thống và trong giới hạn cho phép của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước. Mặt khác, với kế hoạch kiểm soát nợ quá hạn như trên cũng đòi hỏi Ban lãnh đạo cũng như các cán bộ quản lý khách hàng cần tích cực vận dụng những quy định về xử lý nợ xấu mà Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đã ban hành để xử lý sớm, dứt điểm những khoản nợ quá hạn tiềm ẩn, những khoản nợ quá hạn đã có


hướng xử lý tích cực để đưa hoạt động tín dụng của ngân hàng về ngưỡng an toàn, bền vững.

b. Nhận diện rủi ro tín dụng: Xây dựng quy trình cho vay, quản lý nợ vay:

Quy trình nhận biết sớm rủi ro tín dụng với hồ sơ của khách hàng phải được thẩm định qua phòng Khách hàng cá nhân và các phòng giao dịch có cấp tín dụng qua các bước sau:

- Tiếp nhận hồ sơ vay vốn: CBQLKH chủ động tiếp thị khách hàng, tìm hiểu nhu cầu tín dụng của khách hàng hoặc khi khách hàng có nhu cầu đề nghị ngân hàng cung cấp các sản phẩm tín dụng, CBQLKH sẽ trao đổi, xác định nội dung:

+ Khách hàng có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật hay không?

+ Mục đích sử dụng vốn có hợp pháp hay không?

+ Bề mặt hồ sơ tài sản đảm bảo có hợp pháp hay phải chỉnh sửa sai sót?

+ Tài sản đảm bảo có đáp ứng theo quy định cho vay của BIDV không?

+ Nguồn trả nợ của khách hàng từ đâu?...

- Thẩm định hồ sơ tín dụng:

+ Thẩm định khách hàng vay vốn: Tìm hiểu và phân tích về khách hàng, tư cách khả năng điều hành, quản lý sản xuất kinh doanh, mô hình tổ chức, bố trí lao động trong hoạt động kinh doanh. Đánh giá năng lực tài chính của khách hàng. Phân tích quan hệ tín dụng của khách hàng với ngân hàng mình và tổ chức tín dụng khác.

+ Thẩm định phương án vay vốn:

Đối với cho vay ngắn hạn cán bộ phải đánh giá về tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kỳ trước, khả năng tăng trưởng doanh thu, sản lượng kỳ này; Các khoản nợ phải thu; Tính toán vốn tự có và vốn vay tham gia trong tổng chi phí; Phân tích thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra; Đánh giá khả năng cung cấp nguyên liệu và các yếu tố đầu vào; Đánh giá, nhận xét các nội dung về phương diện kỹ thuật; Xem xét thời gian thu hồi vốn; Đánh giá rủi ro khi thực hiện... Từ đó đưa ra nhận xét về hiệu quả tài chính của phương án.


Đối với cho vay trung, dài hạn: cán bộ cũng phải đánh giá tương tự như khi xem xét các khoản vay ngắn hạn tuy nhiên cần xem xét thêm một số vấn đề như: Sự cần thiết của việc đầu tư; Tiến độ triển khai thực hiện dự án; Nguồn lợi nhuận thực thu về qua mỗi giai đoạn; Đánh giá rủi ro về lâu dài của dự án... Từ đó đưa ra nhận xét về hiệu quả tài chính.

+ Thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay:

Bảo đảm tiền vay là việc khách hàng dùng các loại tài sản của mình hoặc của bên thứ ba để cầm cố, thế chấp, bảo lãnh nhằm đảm bảo thực hiện nghĩa vụ với ngân hàng. Tài sản đảm bảo là cơ sở để xác lập trách nhiệm người vay, bên bảo đảm, được coi là nguồn trả nợ thứ hai trong cho vay. Cần lưu ý không coi đây là điều kiện duy nhất để đảm bảo an toàn vốn vay. Cụ thể khi xem xét: Kiểm tra tình trạng thực tế của tài sản đảm bảo tiền vay. Phân tích, thẩm định bảo đảm tiền vay: tùy thuộc vào loại tài sản bảo đảm mà kiểm tra các yếu tố thích hợp (về nguồn gốc pháp lý, giấy tờ về quyền sở hữu ...) và định giá bảo đảm tiền vay.

Sau đó, CBQLKH sẽ lập tờ trình đề xuất tín dụng trình lãnh đạo phòng tín dụng/phòng giao dịch tại BIDV- Chi nhánh Nam Thái Nguyên phê duyệt về việc quyết định cấp tín dụng hay không cấp tín dụng cho khách hàng. Ngoài ra, cán bộ cũng có thể nêu đánh giá, phân tích và đưa ra các điều kiện đi kèm với việc cấp tín dụng để hạn chế rủi ro, đảm bảo khả năng an toàn vốn vay cho ngân hàng.

Sau khi nhận được tờ trình, lãnh đạo phòng tín dụng/phòng giao dịch sẽ trực tiếp làm việc với khách hàng để kiểm tra, rà soát tờ trình thẩm định một lần nữa.

Giới hạn tín dụng có thể cấp cho khách hàng căn cứ vào ba nhân tố chủ yếu:

* Nhu cầu vay vốn đã nêu trong hồ sơ đề nghị vay vốn

* Thẩm quyền phán quyết của chi nhánh

* Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng

- Thẩm định rủi ro tín dụng độc lập

Đối với các khoản vay nằm ngoài thẩm quyền phán quyết của lãnh đạo phòng tín dụng/phòng giao dịch cần phải được chuyển phòng Quản lý rủi ro để thẩm định


RRTD độc lập theo quy định của ngân hàng. CBQLKH sẽ phải cung cấp đầy đủ hồ sơ về khách hàng và bổ sung thông tin cần thiết theo yêu cầu của phòng Quản lý rủi ro phục vụ cho mục đích thẩm định độc lập một lần nữa. Kết quả chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng cũng được bộ phận này rà soát lại. Ngoài thẩm định cụ thể từng hồ sơ xin cấp tín dụng, phòng Quản lý rủi ro còn xem xét đến các giới hạn quản lý rủi ro như các tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, các tỷ lệ về cơ cấu tín dụng theo loại bảo đảm, kỳ hạn… theo quy định của BIDV từng thời kỳ.

- Quản lý và giải ngân tín dụng

Căn cứ trên tờ trình thẩm định của CBQLKH, quyết định phê duyệt hoặc từ chối hồ sơ xin cấp tín dụng cùng với giới hạn tín dụng (trong trường hợp chấp nhận) sẽ chính thức đưa ra. BIDV quy định cụ thể và niêm yết công khai thời hạn tối đa phải thông báo quyết định cho vay hoặc không cho vay đối với khách hàng, kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn và thông tin cần thiết của khách hàng. Trường hợp quyết định không cho vay, BIDV sẽ thông báo cho khách hàng bằng văn bản, trong đó nêu rõ căn cứ từ chối cho vay.

Đối với một số hợp đồng tín dụng, do thời gian dài hoặc do giá trị khoản vay quá lớn hoặc do thỏa thuận giữa hai bên mà khoản tín dụng có thể được giải ngân thành nhiều lần khác nhau. Trong trường hợp đó, nguyên tắc quản trị rủi ro là cần phải theo dõi chặt chẽ giữa các lần giải ngân để nhận biết kịp thời các dấu hiệu bất thường như:

+ Khách hàng rút ra một lượng tiền lớn bất thường hoặc rút tiền liên tục

+ Các khoản nợ khác của khách hàng có dấu hiệu khó đòi.

+ Những khó khăn về nhân sự hoặc biến động lớn theo hướng bất lợi của ngành kinh doanh mà khách hàng đang hoạt động

Thực trạng kết quả thẩm định cho vay tại BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên giai đoạn năm 2015 - 2017 như sau:


Bảng 3.12. Kết quả thẩm định cho vay tại BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017

Chỉ tiêu

ĐVT

2015

2016

2017

So sánh

2016/2015

2017/2016

Số lượng KH vay vốn

Người

903

1251

1630

1.385

1.303

Số lượng KH thẩm định

Người

874

1226

1597

1.403

1.303

Số lượng KH được vay

Người

853

1202

1565

1.409

1.302

Số lượng KH không được vay

Người

21

24

32

1.143

1.333

Tổng số tiền đã được thẩm định

Tỷ đồng

632

739

903

1.169

1.222

Số tiền đã giải ngân

Tỷ đồng

597

695

850

1.164

1.223

Số tiền không giải ngân

Tỷ đồng

35

45

53

1.154

1.178

(Nguồn: Báo cáo nội bộ BIDV Nam Thái Nguyên giai đoạn 2015 - 2017)

Trong giai đoạn từ năm 2015-2017, số lượng khách hàng cá nhân vay vốn tại ngân hàng BIDV - Chi nhánh Nam Thái Nguyên đã không ngừng tăng lên đáng kể, cụ thể năm 2017 có 1630 khách hàng gấp 1.303 lần so với năm 2016, và gấp 1.805 lần so với năm 2015. Số lượng khách hàng được giải ngân cũng như số tiền giải ngân được tăng trưởng khá nhiều, vòng quay của vốn khá ổn định. Bên cạnh đó, vẫn có nhiều khách hàng không được thẩm định và không được vay, có thể do hồ sơ pháp lý ban đầu chưa được đảm bảo hoặc vi phạm điều kiện cho vay của ngân hàng. Điều này bước đầu cho thấy kết quả công tác thẩm định và xét duyệt cho vay của ngân hàng.

- Kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay của khách hàng:

Kiểm tra và giám sát khoản vay là quá trình thực hiện các bước công việc sau khi cho vay nhằm hướng dẫn, đôn đốc người vay sử dụng vốn đúng mục đích, đảm bảo hiệu quả và hoàn trả nợ gốc, lãi vay đúng hạn, đồng thời thực hiện các biện pháp thích hợp nếu người vay không thực hiện đầy đủ, đúng hạn các cam kết. Việc kiểm tra giám sát có thể được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất, một lần hoặc nhiều lần tùy theo đồ an toàn của tài khoản vay.

- Nội dung kiểm tra bao gồm:

+ Kiểm tra việc sử dụng vốn vay thực tế so sánh với mục đích đã ghi trong hợp đồng tín dụng.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 18/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí